Nội dung toàn văn Công văn 27/BXD-KHTK lập Đề án chung sống an toàn với lũ tại các tỉnh ven biển miền Trung
BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27/BXD-KHTK | Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2008 |
Kính gửi: | Uỷ ban nhân dân các Tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. |
Thực hiện Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP ngày 03/12/2007 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng được giao chủ trì nghiên cứu và xây dựng Đề án chung sống an toàn với lũ tại các tỉnh miền Trung. Đề án này được thực hiện sẽ có ý nghĩa kinh tế xã hội rất quan trọng, góp phần giảm thiểu hậu quả lũ lụt đối với các tỉnh miền Trung.
Hiện nay, Bộ Xây dựng đang xúc tiến các bước chuẩn bị lập Đề án chung sống an toàn với lũ tại các tỉnh miền Trung báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Để việc lập Đề án phù hợp với tình hình thực tế tại từng địa phương và đạt hiệu quả cao trong quá trình triển khai, Bộ Xây dựng đề nghị UBND các Tỉnh chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan tiến hành điều tra, khảo sát sơ bộ, phân tích đánh giá tình hình lũ lụt tại các địa phương trong những năm qua (kể cả những trận lũ, lụt lịch sử) và làm báo cáo tổng hợp theo các nội dung sau:
1. Vùng, khu vực thường xuyên bị lũ, lụt ( Huyện, xã): Diện tích bị ngập, cao độ (độ sâu bị ngập), thời gian, tần suất, …
2. Số hộ, số dân trong khu vực thường xuyên bị lũ lụt (xã, thôn …)
3. Đánh giá sơ bộ các nguyên nhân chủ yếu gây ra lũ lụt, nêu các biện pháp đã và đang sử dụng để hạn chế và phòng tránh lũ lụt.
4. Sơ bộ đề xuất các giải pháp phòng chống lâu dài; đề xuất các dự án đầu tư xây dựng nhằm khắc phục lũ lụt tại địa phương: Khơi thông dòng chảy, di dời dân cư, chỉnh trị lòng sông, các cửa phân lưu, hành lang thoát lũ, xây dựng các đập, hồ, công trình thuỷ điện, …
5. Đề xuất việc huy động các nguồn lực và các cơ chế chính sách để thực hiện Đề án.
Bộ Xây dựng giao Viện Quy hoạch đô thị nông thôn cử cán bộ phối hợp với các địa phương hướng dẫn việc điều tra khảo sát (cung cấp, hướng dẫn thực hiện thống nhất các biểu mẫu báo cáo), đồng thời thực hiện điều tra cơ bản, phân tích, đánh giá, tổng hợp tình hình và chuẩn bị đề cương Đề án.
Nhận được công văn này, Uỷ ban nhân dân các Tỉnh chỉ đạo các Sở, ban, ngành và các địa phương khẩn trương thực hiện, tổng hợp báo cáo gửi về Bộ Xây dựng (liên hệ Vụ Kế hoạch - Thống kê và Viện Quy hoạch đô thị nông thôn) trước ngày 31/01/2008 để Bộ Xây dựng có thể tiến hành lập Đề án, trình Thủ tướng Chính phủ./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
MẪU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CÁC KHU VỰC BỊ ẢNH HƯỞNG BÃO LŨ, LỤT MIỀN TRUNG (TỪ THANH HÓA ĐẾN PHÚ YÊN )
(Kèm theo công văn số:27/BXD-KHTK ngày 07/01/2008 của Bộ Xây dựng)
ĐỀ CƯƠNG NỘI DUNG BÁO CÁO
ĐIỀU TRA KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CÁC KHU VỰC BỊ ẢNH HƯỞNG BÃO LŨ, LỤT MIỀN TRUNG (TỪ THANH HÓA ĐẾN PHÚ YÊN )
Thuộc Đề án Chung sống an tòan với lũ tại các tỉnh miền Trung do Thủ tướng Chính phủ quyết định tại Nghị quyết 60/2007/NQ-CP
1. TỔNG QUAN CHUNG:
- Tổng quan tình hình thiên tai bão lũ của Tỉnh trong vòng khỏang 20 năm đến nay
- Các thiệt hại về người, cơ sở vật chất qua các thời kỳ
2. HIỆN TRẠNG VỀ BÃO, LŨ, LỤT KHU VỰC TỈNH.....
2.1. Diễn biến lũ lụt từ 1999 đến nay và các trận lũ, lụt lịch sử
2.2. Các khu vực bị ảnh hưởng chính:
2.2.1. Các vùng, các khu vực bị ảnh hưởng
- Vùng núi (diện tích, dân số, mức độ thiệt hại so với các vùng khác)
- Vùng trung du (Diện tích, dân số, mức độ thiệt hại so với các vùng khác)
- Vùng đồng bằng và ven biển (Diện tích, dân số, mức độ thiệt hại so với các vùng khác)
- Các thông tin tổng quát về thiệt hại các huyện
2.2.2. Các thông tin chi tiết về các TP, Thị xã, huyện bị ảnh hưởng (tại các mốc lũ lụt quan trọng từ 1999 - nay)
a./ Huyện A...
- Các khu vực bị lũ, lụt
+ Số xã bị lũ, lụt, thiên tai
+ Thời gian ngập lụt trung bình
+ Thời gian lũ trung bình
+ Độ sâu nước ngập lớn nhất, thấp nhất
+ Thời gian ngập lâu nhất
+ Các khu vực bị ảnh hưởng nhất (diện tích, thời gian ngập, lũ...)
- Các thiệt hại do lũ lụt.
+ Số nhà ở, công trình trong vùng lũ lụt
+ Số dân cư trong vùng bị ảnh hưởng lũ lụt thiên tai
+ Các vấn đề khác do thiên tai, bãi lũ
+ Thông tin về thiệt hại người, vật chất của huyện
- Các phân tích đánh giá
+ Nguyên nhân chính của thiệt hại (Do lũ quét, do ngập, do triều cường, do sụt lún, do phá hủy công trình, do chủ quan con người....).
+ Bản đồ sơ bộ ngập lụt của huyện (vùng ngập, hành lang lũ, khu vực trượt lở đất, cao trình ngập từng khu vực, thời gian ngập, các xã ngập nặng, các điểm tái định cư đã có đến 2007 và dự kiến của địa phương)
b./ Huyện B....
c./ Huyện C....
3. CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ THIÊN TAI, LŨ LỤT ĐÃ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI KHU VỰC TỈNH.....
3.1. Các giải pháp đối phó trước mắt cho từng mùa mưa bão:
- Di dời dân cư tránh bão
- Xây nhà kiên cố
- Xây nhà phòng chống bão lũ
- Các giải pháp tổ chức cứu hộ, phòng tránh
- Giải pháp truyền thông
- Các giải pháp khác....
3.2. Các kinh nghiệm phòng chống bão lũ khác của địa phương
3.3. Các điều tra, nghiên cứu, quy hoạch phòng chỗng lũ lụt đã triển khai
- Nghiên cứu, điều tra
- Quy hoạch sắp xếp dân cư
- Đề án, dự án
3.4. Các giải pháp mang tính chiến lược lâu dài
- Trồng rừng
- Cải tạo dòng chảy, xây kè, đê...
- Trị thủy đầu nguồn, xây hồ, đập, thủy điện...
- Sắp xếp, bố trí dân cư
- Nâng cấp hạ tầng cơ sở
- Các giải pháp khác....
Các giải pháp trên đã áp dụng được đến mức nào?; Kết quả như thế nào với phòng chống lũ lụt, thiên tai. Các dự án cụ thể đang tiến hành.
4. CÁC KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT VỚI CHÍNH PHỦ
- Đề xuất về khả năng huy động nguồn lực (người dân, chính quyền, TW, nước ngòai)
- Đề xuất về cơ chế chính sách đặc thù cho vùng thường xuyên bị thiên tai
- Các chương trình đề xuất (đã có và đề xuất bổ xung)
- Các dự án đề xuất (đã có và đề xuất bổ xung)
Ví dụ: + Dự án về khai thông dòng chảy
+ Dự án sắp xếp lại dân cư vùng ngập lụt, lũ quét, sạt lở....
+ Dự án chỉnh trị dòng chảy, hành lang thóat lũ, hồ đập....
+ Dự án cải tạo hạ tầng, mở thêm cống, ngầm trên các tuyến giao thông..
+ Dự án........
Nội dung báo cáo được tổng hợp thành hồ sơ gồm:
- Báo cáo (Viết theo đề cương)
- Các chương trình, dự án, đề tài đã có (pho tô gửi kèm)
- Các bản đồ ngập, lũ huyện, thị xã, TP (Có thể sơ phác bằng tay trên tỷ lệ 1/10.000 - 1/25.000 hoặc 1/50.000)
PHIẾU ĐIỀU TRA TỔNG HỢP TÌNH HÌNH NGẬP LỤT CÁC XÃ TẠI ĐỢT LŨ LỤT
THÁNG...... NĂM .....
Thuộc Đề án Chung sống an tòan với lũ tại các tỉnh miền Trung Do Thủ tướng Chính phủ quyết định tại Nghị quyết 60/2007/NQ-CP
Tỉnh.............
Huyện..........
TT | Nội dung điều tra | Xã A | Xã B | Xã C | Xã .... | Tổng |
1 | Xã bị ngập lụt, lũ |
|
|
|
|
|
2 | Số hộ bị lũ quét |
|
|
|
|
|
3 | Số hộ dân bị ngập lụt trong xã |
|
|
|
|
|
4 | Độ sâu ngập cao nhất trong xã |
|
|
|
|
|
5 | Độ sâu ngập thấp nhất trong xã |
|
|
|
|
|
6 | Thời gian ngập lâu nhất trong xã |
|
|
|
|
|
7 | Thời gian ngập thấp nhất trong xã |
|
|
|
|
|
8 | Số người thiệt mạng |
|
|
|
|
|
11 | Số nhà bị phá hủy |
|
|
|
|
|
14 | Số km đường giao thông của huyện, xã bị phá hủy, hư hỏng nặng |
|
|
|
|
|
15 | Số trường học bị phá hủy, hư hỏng |
|
|
|
|
|
16 | Số khu tái định cư cho dân đã xây dựng cho đến hết 2007 |
|
|
|
|
|
17 | Tổng quy mô các khu tái định cư đã xây dựng (ha/người) |
|
|
|
|
|
18 | Số khu tái định cư dự kiến sẽ xây dựng tiếp sau 2007 |
|
|
|
|
|
19 | Tổng quy mô các khu tái định cư dự kiến (ha/người) |
|
|
|
|
|
Ghi chú: Phiếu điều tra được áp dụng riêng cho 03 đợt lũ năm 1999, 2006 và 2007