Công văn 274/HTQTCT-QT

Công văn 274/HTQTCT-QT năm 2017 về tiếp nhận hồ sơ về quốc tịch do Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 274/HTQTCT-QT 2017 tiếp nhận hồ sơ về quốc tịch


BỘ TƯ PHÁP
CỤC HỘ TỊCH, QUỐC TỊCH, CHỨNG THỰC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 274/HTQTCT-QT
V/v tiếp nhận hồ sơ về quốc tịch

Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2017

 

Kính gửi: Sở Tư pháp các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương

Thời gian qua, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực nhận được từ các địa phương và phản ánh của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về yêu cầu của những người hiện đang có Quốc tịch Đức, Quốc tịch Trung Quốc (Đài Loan) muốn được cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam, cũng như hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam đối với trẻ em đang có quốc tịch Trung Quốc (Đài Loan). Theo quy định, đối với hồ sơ yêu cầu cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam, cơ quan tiếp nhận phải có văn bản đề nghị Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực tra cứu xem người đó đã được thôi/mất quốc tịch Việt Nam hay chưa. Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu về những người được thôi quốc tịch Việt Nam hiện đang được quản lý tại Bộ Tư pháp cũng chỉ là một trong những căn cứ/cơ sở để xác định tình trạng quốc tịch của một người và hoàn toàn không phải là cơ sở pháp lý cần và đủ để căn cứ vào đó cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam đối với những người yêu cầu mà không có tên trong cơ sở dữ liệu. Đề nghị các Sở Tư pháp đặc biệt lưu ý điểm này trong quá trình thực hiện. Đồng thời, để bảo đảm chặt chẽ khi giải quyết yêu cầu này, Cục Hộ tịch, quốc tịch chứng thực đã có văn bản trao đổi và nhận được Công hàm trả lời của Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội (số VN0029 ngày 10/02/2017) và của Đại sứ quán CHLB Đức tại Hà Nội (số 096/2017 ngày 01/3/2017). Trên cơ sở nội dung trả lời từ 02 Công hàm này, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực xin chính thức thông báo để các Sở Tư pháp quán triệt thực hiện một số điểm như sau:

1. Đối với yêu cầu tra cứu quốc tịch Việt Nam để cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam của người đang có quốc tịch Đức, quốc tịch Trung Quốc (Đài Loan)

Công hàm của Đại sứ quán CHLB Đức đã nêu rõ: trường hợp công dân Việt Nam là người thành niên xin nhập quốc tịch Đức thì trước khi được nhập quốc tịch Đức phải nộp văn bản chứng minh về việc đã thôi quốc tịch Việt Nam, không có trường hợp ngoại lệ. Công hàm của Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Đài Bắc cũng nêu rõ: đối với công dân Việt Nam muốn nhập quốc tịch Trung quốc (Đài Loan) thì bắt buộc phải thôi quốc tịch Việt Nam, không có trường hợp ngoại lệ.

Như vậy, đối với trường hợp người đang có quốc tịch Đức, quốc tịch Trung Quốc (Đài Loan) mà yêu cầu tra cứu quốc tịch Việt Nam để cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam thì đề nghị Sở Tư pháp không tiếp nhận hồ sơ. Riêng đối với trường hợp người có quốc tịch Đức chứng minh được có quốc tịch Đức từ thời điểm chưa thành niên thì đề nghị Sở Tư pháp chụp toàn bộ hồ sơ của người đó gửi Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực để trao đi với Đại sứ quán Cộng hòa liên bang Đức.

2. Đối với việc trẻ em là công dân Trung Quốc (Đài Loan) xin nhập quốc tịch Việt Nam

Công hàm của Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội đã nêu rõ, trẻ vị thành niên (dưới 20 tuổi) sẽ không được thôi quốc tịch Trung Quốc (Đài Loan), trừ trường hợp được Bộ Nội chính phê chuẩn cho thôi quốc tịch Trung Quốc (Đài Loan) cùng cha, mẹ. Do đó, đề nghị các Sở Tư pháp không thụ lý hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam của trẻ vị thành niên có quốc tịch Trung Quốc (Đài Loan), trừ trường hợp trong hồ sơ có sự phê chuẩn của Bộ Nội chính Đài Loan về việc cho phép trẻ được thôi quốc tịch Trung Quốc (Đài Loan) cùng cha/mẹ, như đã nêu trên.

Trên đây là thông báo của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực liên quan đến đề nghị tra cứu quốc tịch Việt Nam đối với người đang có quốc tịch Đức, quốc tịch Trung Quốc (Đài Loan) và việc xin nhập quốc tịch Việt Nam của trẻ em là công dân Trung quốc (Đài Loan), đề nghị các Sở Tư pháp quán triệt, thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- TT Nguyễn Khánh Ngọc (để b/cáo);
- Cục Lãnh sự -BNG (đ
p/hợp);
- C
ng TTĐT BTP và Trang TTĐT Cục (để đăng tải);
- Lưu: VT, (Th
o).

CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Công Khanh

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 274/HTQTCT-QT

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu274/HTQTCT-QT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành27/03/2017
Ngày hiệu lực27/03/2017
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Quyền dân sự
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Công văn 274/HTQTCT-QT 2017 tiếp nhận hồ sơ về quốc tịch


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 274/HTQTCT-QT 2017 tiếp nhận hồ sơ về quốc tịch
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu274/HTQTCT-QT
                Cơ quan ban hànhquốc tịch, chứng thực, Cục Hộ tịch
                Người ký***, Nguyễn Công Khanh
                Ngày ban hành27/03/2017
                Ngày hiệu lực27/03/2017
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Quyền dân sự
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Công văn 274/HTQTCT-QT 2017 tiếp nhận hồ sơ về quốc tịch

                            Lịch sử hiệu lực Công văn 274/HTQTCT-QT 2017 tiếp nhận hồ sơ về quốc tịch

                            • 27/03/2017

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 27/03/2017

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực