Công văn 2770/BTC-NSNN

Công văn 2770/BTC-NSNN 2023 vướng mắc trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

Nội dung toàn văn Công văn 2770/BTC-NSNN 2023 vướng mắc trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia


BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2770/BTC-NSNN
V/v trả lời vướng mắc trong thực hiện các CTMTQG giai đoạn 2021-2025

Hà Nội, ngày 27 tháng 03 năm 2023

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thực hiện Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, Bộ Tài chính trả lời một số vướng mắc của các địa phương tại phụ lục kèm theo.

Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu, thực hiện theo đúng quy định pháp luật./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- PTTg Trần Lưu Quang (để b/c);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan: KH&ĐT, NN&PTNT, LĐ-TB&XH, Ủy ban Dân tộc (để p/h);
- STC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Lưu: VT, NSNN(68b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Võ Thành Hưng

PHỤ LỤC

(Kèm theo Công văn số 2770/BTC-NSNN ngày 27/03/2023 của Bộ Tài chính)

1. Kiến nghị STT 07 (tỉnh Lào Cai): Trung ương quyết định giao dự toán bổ sung có mục tiêu vốn sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, CTMTQG giảm nghèo bền vững chi tiết theo từng lĩnh vực chi, trong khi CTMTQG xây dựng nông thôn mới thì không giao chi tiết. Điều này gây khó khăn cho địa phương, nhiều nội dung giao không phù hợp với nhu cầu chi địa phương, có lĩnh vực chi bị thừa, có lĩnh vực chi bị thiếu.

Kiến nghị STT 22 (tỉnh Sơn La): Nguồn vốn sự nghiệp ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương thực hiện Chương trình được phân chi tiết theo từng Dự án và theo từng sự nghiệp. Các tiểu dự án, dự án thuộc Chương trình có nhiều nội dung chi, các tính chất sự nghiệp khác nhau, có dự án cấp nguồn kinh phí không phù hợp với nội dung chi gây khó khăn cho địa phương trong việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán nguồn kinh phí.

Kiến nghị STT 26 (tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Quảng Trị, Quảng Nam, Ninh Thuận, Kiên Giang): Tỉnh Lai Châu nhận được Công văn số 1656/UBDT-CTMTQG ngày 04/10/2022 của Ủy ban Dân tộc, theo đó Ủy ban Dân tộc đang kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền không phân bổ vốn sự nghiệp cho địa phương theo lĩnh vực chi, ủy quyền cho Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định chi tiết lĩnh vực chi của các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần, đảm bảo mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình.

Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 42 của Luật Ngân sách nhà nước: “Quốc hội quyết định tổng số chi ngân sách trung ương được phân bổ; chi đầu tư phát triển theo từng lĩnh vực; chi thường xuyên theo từng lĩnh vực;...”;

Đồng thời, khoản 2 Điều 42 quy định: “Dự toán chi thực hiện các CTMTQG được lập căn cứ vào danh mục các chương trình, tổng mức kinh phí thực hiện CTMTQG trong từng giai đoạn do Quốc hội quyết định, mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và chi tiết các dự án thành phần đối với từng CTMTQG”.

Như vậy, theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, dự toán chi các CTMTQG trình các cấp có thẩm quyền quyết định yêu cầu phân bổ kinh phí CTMTQG cụ thể theo từng lĩnh vực chi, và theo từng dự án cụ thể để làm căn cứ Quốc hội quyết định.

Riêng CTMTQG xây dựng nông thôn mới: Theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 1 Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội và khoản 2 Điều 6 Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ: “Căn cứ tổng mức vốn ngân sách trung ương hỗ trợ, cùng với nguồn vốn ngân sách địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân bổ, bảo đảm đồng bộ, không chồng chéo, không trùng lặp với CTMTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và CTMTQG Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025”. Đồng thời, tại Quyết định số 263/QĐ-TTg chỉ nêu các mục tiêu, nội dung thực hiện của 11 nội dung thành phần, không quy định cụ thể kinh phí thực hiện của từng nội dung thành phần.

Theo quy định tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt CTMTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I; từ năm 2021 đến năm 2025, Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình, dự kiến kinh phí gửi cơ quan chủ trì dự án, tiểu dự án thành phần, cơ quan chủ trì quản lý Chương trình để tổng hợp, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền; vì vậy, đề nghị các địa phương khi xây dựng kế hoạch cần đề xuất nhu cầu kinh phí phù hợp đối với từng dự án, tiểu dự án thành phần của Chương trình để gửi các bộ chủ Chương trình để tổng hợp; gửi Bộ Tài chính sẽ tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.

Vì vậy, đề nghị các địa phương thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Quốc hội quyết định và Thủ tướng Chính phủ giao.

2. Kiến nghị STT 08 (tỉnh Yên Bái): Chưa có nguồn kinh phí thực hiện các hoạt động khoán quản lý bảo vệ rừng năm 2021 cho các cộng đồng, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại các xã khu vực II, khu vực III tham gia nhận khoán bảo vệ rừng theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg .

Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Trên cơ sở đề nghị của Ủy ban Dân tộc, dự toán năm 2021 Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội nguồn thực hiện các CTMTQG giai đoạn 2021-2025 và các nhiệm vụ thuộc các chương trình mục tiêu giai đoạn 2016- 2020 được tiếp tục triển khai giai đoạn 2021-2025 (trong đó có CTMTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi) là 12.577 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đến cuối năm 2021 các Quyết định phê duyệt đầu tư Chương trình (Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021) và Quyết định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương (Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30/12/2021) mới được ban hành; vì vậy, Bộ Tài chính chưa đủ cơ sở để trình cấp có thẩm quyền giao bổ sung dự toán kinh phí thực hiện CTMTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong năm 2021.

3. Kiến nghị STT 13 (tỉnh Bắc Cạn): Hiện nay, Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc chương trình, tuy nhiên chưa được cấp kinh phí để thực hiện.

Kiến nghị STT 34 (tỉnh Quảng Nam, Bình Định): Ngân sách trung ương chưa phân bổ thực hiện tiểu Dự án 2 - Dự án 3 về Cải thiện dinh dưỡng và Dự án 5 về Hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo xây dựng, sửa chữa nhà ở.

Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Căn cứ Nghị quyết số 24/2021/QH15 của Quốc hội, Quyết định số 90/QĐ-TTg và trên cơ sở ý kiến của các Bộ (Lao động, Thương binh và Xã hội1, Xây dựng2 và Y tế3), và ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái4, Bộ Tài chính đã có các Tờ trình số 175/TTr-BTC ngày 05/8/2022, số 210/TTr- BTC ngày 19/9/2022 và số 235/TTr-BTC ngày 07/10/2022 và các Công văn số các Văn bản số 11347/BTC-NSNN ngày 03/11/2022, số 13588/BTC-NSNN ngày 23/12/2022 báo cáo Thủ tướng Chính phủ hoàn thiện dự tháo Tờ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc bổ sung dự toán năm 2022 thực hiện 02 nhiệm vụ “Cải thiện dinh dưỡng” và “Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo” thuộc CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Trên cơ sở báo cáo đó, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 167/NQ-CP ngày 28/12/2022 về việc bổ sung dự toán NSNN năm 2022 thực hiện 02 nhiệm vụ này.

Tuy nhiên, do đã hết niên độ ngân sách năm 2022 nên việc sử dụng nguồn sự nghiệp y tế, dân số và gia đình và sự nghiệp kinh tế của năm 2022 như đã trình Chính phủ là không phù hợp, vì vậy, Bộ Tài chính đã có Văn bản số 903/BTC-NSNN ngày 01/02/2023 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc hoàn thiện dự thảo Tờ trình ban Thường vụ Quốc hội, theo đó, 700 tỷ đồng kinh phí thực hiện 02 nhiệm vụ nêu trên được bổ sung trong năm 2023.

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại Văn bản số 948/VPCP-KTTH ngày 16/02/2023 của Văn phòng Chính phủ “Bộ Tài chính lấy kiến của các Bộ, cơ quan liên quan về nội dung đề xuất; trên cơ sở đó, tiếp thu, giải trình, hoàn thiện, trình Chính phủ xem xét, quyết định theo đúng quy định; Bộ Tài chính đã có Văn bản số 1674/BTC-NSNN ngày 23/02/2023 lấy ý kiến các Bộ, cơ quan liên quan về nội dung dã báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 903/BTC-NSNN nêu trên. Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các bộ, cơ quan liên quan, Bộ Tài chính sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ để bổ sung kinh phí thực hiện cho các địa phương.

4. Kiến nghị STT 29 (tỉnh Nam Định): Địa phương gặp khó khăn trong xác định phân bổ kinh phí thực hiện Tiểu Dự án 2 của Dự án 7 thuộc sự nghiệp giáo dục - đào tạo dạy nghề có được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ chi cho giám sát, đánh giá các dự án thuộc lĩnh vực khác của Chương trình hay chỉ được dùng để giám sát đánh giá đối với nhiệm vụ phục vụ cho giáo dục, đào tạo, dạy nghề.

Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Nội dung này Bộ Tài chính đã có Văn bản số 11265/BTC-NSNN ngày 01/11/2022 trả lời Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nam Định, theo đó: đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nam Định phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là Bộ chủ chương trình đồng thời là đơn vị chủ trì xây dựng phương án phân bổ chi tiết kinh phí sự nghiệp đối với nguồn kinh phí nêu trên để rà soát, thực hiện theo đúng quy định; trường hợp nội dung “kiểm tra, giám sát các dự án thuộc lĩnh vực khác của CTMTQG giảm nghèo bền vững” không thuộc sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nam Định phản ánh vướng mắc về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn cụ thể./.



1 Văn bản số 1415/LĐTBXH-VPQGGN ngày 05/5/2022 và số 3059/LĐTBXH-VPQGGN ngày 10/8/2022.

2 Văn bản số 2098/BXD-QLN ngày 13/6/2022 và số 2651/BXD-QLN ngày 18/7/2022

3 Văn bản số 4114/BYT-BM-TE ngày 02/8/2022.

4 Văn bản số 5455/VPCP-KTTH ngày 23/8/2022; Thông báo số 299/TB-VPCP ngày 25/9/2022; Thông báo số 383/TB-VPCP ngày 20/12/2022

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 2770/BTC-NSNN

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu2770/BTC-NSNN
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành27/03/2023
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Tài chính nhà nước, Thương mại
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhậtnăm ngoái
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Công văn 2770/BTC-NSNN

Lược đồ Công văn 2770/BTC-NSNN 2023 vướng mắc trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 2770/BTC-NSNN 2023 vướng mắc trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu2770/BTC-NSNN
                Cơ quan ban hànhBộ Tài chính
                Người kýVõ Thành Hưng
                Ngày ban hành27/03/2023
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Tài chính nhà nước, Thương mại
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhậtnăm ngoái

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Công văn 2770/BTC-NSNN 2023 vướng mắc trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

                            Lịch sử hiệu lực Công văn 2770/BTC-NSNN 2023 vướng mắc trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

                            • 27/03/2023

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực