Nội dung toàn văn Công văn 285-V24 bổ nhiệm thanh tra viên công an các cấp
BỘ NỘI VỤ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 285-V24 | Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 1992 |
CÔNG VĂN
CỦA THANH TRA BỘ NỘI VỤ SỐ 285-V24 NGÀY 1 - 9 - 1992
Kính gửi: | - Lãnh đạo các Tổng cục, Bộ tư lệnh, Giám đốc CA tỉnh, thành trực thuộc TW |
Thực hiện Nghị định 191-HĐBT, ngày 18-6-1991 của Hội đồng bộ trưởng và các văn bản hướng dẫn số 134, 583, 106 của Tổng Thanh tra Nhà nước. Ngày 31-7-1992 Bộ đã có thông tư số 5/TT-BNV hướng dẫn việc bổ nhiệm thanh tra viên các cấp trong lực lượng công an nhân dân và báo cáo số 210-BC-BNV (V11) ngày 22-7-92 của Bộ đã quy định trong năm 1992 phải: "Bổ nhiệm đủ thanh tra viên công an các cấp".
Thanh tra Bộ hướng dẫn thực hiện cụ thể như sau:
1. Các đơn vị, địa phương cần làm cho lãnh đạo các đơn vị, địa phương và cán bộ thanh tra thông suốt chủ trương của Nhà nước, của Bộ về việc bổ nhiệm thanh tra viên công an các cấp là nhằm từng bước tiêu chuẩn hoá cán bộ thanh tra; để xứng đáng là những cán bộ được Nhà nước giao trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo quy định của pháp luật. Là người phẩm chất chính trị, trung thực, công minh, có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, pháp lý và có hiểu biết cần thiết về quản lý kinh tế, xã hội, quản lý Nhà nước.
Trên cơ sở đó, đảm bảo sự chỉ đạo chặt chẽ của thủ trưởng các đơn vị, địa phương; sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan xây dựng lực lượng và đề cao trách nhiệm của thanh tra các cấp nhằm bổ nhiệm đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn chất lượng và đủ về số lượng thanh tra viên để phục vụ có hiệu quả công tác thanh tra theo yêu cầu của tình hình nhiệm vụ mới mà Đảng và Nhà nước giao phó. Đồng thời, qua bổ nhiệm thanh tra viên các cấp lần này để xây dựng, củng cố thêm một bước tổ chức thanh tra công an nhân dân ngày càng trưởng thành, vững mạnh và có hiệu lực hoạt động theo pháp luật.
2. Trình tự công việc cần làm trong quá trình bổ nhiệm TTV :
Bước 1:
- Chánh Thanh tra đơn vị, địa phương làm tốt chức năng tham mưu cho thủ trưởng đơn vị tổ chức quán triệt Nghị định 191-HĐBT của HĐBT; Quyết định 134, Thông tư 3, công văn 503, 106 của Thanh tra Nhà nước và Thông tư số 5 của Bộ đối với lãnh đạo các Tổng cục, Bộ tư lệnh, lãnh đạo Công an tỉnh, thành phố trực thuộc TW; lãnh đạo cơ quan xây dựng lực lượng các đơn vị, địa phương và lãnh đạo thanh tra nắm vững mục đích, yêu cầu, đối tượng, tiêu chuẩn, thủ tục, quyền hạn và trách nhiệm tiến hành việc bổ nhiệm thanh tra viên.
- Chánh Thanh tra đơn vị, địa phương tổ chức cho cán bộ thuộc đối tượng trong diện được xét bổ nhiệm thanh tra viên nghiên cứu, thảo luận quán triệt các văn bản của Hội đồng bộ trưởng, của Thanh tra Nhà nước, của Bộ như nội dung đã nêu ở phần trên; trọng điểm là phần mục đích, yêu cầu, đối tượng, tiêu chuẩn để giúp cho mỗi cán bộ đánh giá đúng bản thân, xác định được trách nhiệm tham gia thực hiện đúng đắn chủ trương bổ nhiệm, tăng cường được đoàn kết, phấn khởi trong nội bộ và nâng cao được tinh thần phấn đấu vươn lên của mỗi cán bộ thanh tra.
Bước 2:
- Thủ trưởng và Chánh Thanh tra các đơn vị, địa phương kết hợp chủ trương kiện toàn tổ chức theo chỉ thị số 3 của Bộ để bố trí ổn định đội ngũ cán bộ thanh tra; đồng thời tiến hành việc rà soát lại trong tổ chức thanh tra của mình để xác định đúng cán bộ trong diện xét bổ nhiệm thanh tra viên ở cấp mình.
- Căn cứ vào tiêu chuẩn nghiệp vụ của từng cấp thanh tra viên, tập thể lãnh đạo thanh tra đơn vị, địa phương xem xét, đánh giá, có kết luận cụ thể với từng người trong diện được xét bổ nhiệm trong đơn vị mình, đảm bảo tính khách quan, chính xác, toàn diện. Kết luận phải lập thanh văn bản nghị quyết cuộc họp của tập thể lãnh đạo.
- Danh sách dự kiến đề nghị bổ nhiệm thanh tra viên các cấp ở đơn vị, địa phương đều được công bố công khai trong đơn vị cho đối tượng trong diện được xét bổ nhiệm để tham khảo bằng lấy phiếu trưng cầu ý kiến và trao đổi với cơ quan TCCB cùng cấp.
- Trên cơ sở, Chánh Thanh tra làm báo cáo lên Tổng cục, Bộ Tư lệnh, Giám đốc xin ý kiến theo 4 loại danh sách sau đây:
1. Danh sách đề nghị bổ nhiệm đợt đầu
2. Danh sách tiếp tục xét bổ nhiệm vào các đợt tiếp theo
3. Danh sách chưa bổ nhiệm: đối với những người chưa đạt được tiêu chuẩn về trình độ được đào tạo, nhưng còn trong độ tuổi và còn khả năng bồi dưỡng nâng cao trình độ thì để một thời gian đào taọ, bồi dưỡng, khi nào đạt tiêu chuẩn sẽ bổ nhiệm.
4. Danh sách không bổ nhiệm: đối với những người hiện tại và lâu dài không đáp ứng được tiêu chuẩn quy định, không có năng lực hoàn thành nhiệm vụ, không còn khả năng bồi dưỡng nâng cao trình độ hoặc không đảm bảo về phẩm chất cán bộ.
Các danh sách trên đều phải gửi vè Bộ (V24) để theo dõi.
Bước 3:
Trên cơ sở được lãnh đạo Tổng cục, Bộ tư lệnh, Giám đốc nhất trí, Chánh Thanh tra cần hoàn chỉnh hồ sơ bổ nhiệm thanh tra viên gồm có:
1/ Phiếu thanh viên do người được xét bổ nhiệm thanh tra viên ghi; có cơ quan tổ chức cán bộ (Cục chính trị ở Tổng cục, Bộ tư lệnh; Phòng TCCB ở tỉnh, thành phố trực thuộc TW) xác nhận:
2/ Ba kiểu ảnh 3 x 4 để dán vào hồ sơ và thẻ thanh tra viên.
3/ Bản nhận xét cán bộ, nội dung nhận xét phải thể hiện đầy đủ các mặt: phẩm chất, trình độ, năng lực thực tiễn; nêu bật những công việc đã và đang làm, kết quả cụ thể, khả năng hoàn thành nhiệm vụ.
Chánh thanh tra nhận xét đối với cán bộ trong đơn vị; có ký xác nhận của thủ trưởng (Tổng cục, Bộ tư lệnh, Giám đốc).
Tổng cục, Bộ tư lệnh, Giám đốc nhận xét đối với Chánh thanh tra, Phó chánh thanh tra thuộc mình quản lý.
4/ Công văn đơn vị, địa phương đề nghị bổ nhiệm từng cấp thanh tra viên do Tổng cục, Bộ tư lệnh, Giám đốc ký.
Hồ sơ bổ nhiệm thanh tra viên cấp III được lập thành 3 bộ; cấp II lập thành 2 bộ, cấp I lập thành 1 bộ (gửi thêm 1 phiếu thanh tra viên để báo cáo Thanh tra Nhà nước) gửi về Thanh tra Bộ để làm thủ tục bổ nhiệm lên lãnh đạo Bộ và Tổng Thanh tra Nhà nước.
Chánh Thanh tra Bộ trao đổi ý kiến với Tổng cục Xây dựng lực lượng và thủ trưởng các đơn vị, địa phương có đề nghị bổ nhiệm trước khi trình Bộ trưởng bổ nhiệm thanh tra viên cấp I và trao đổi với Thanh tra Nhà nước (Vụ TCCB) trước khi trình Bộ trưởng làm thủ tục đề nghị bổ nhiệm thanh tra viên cấp II, cấp III.
Trong tháng 10 năm 1992, các đơn vị, địa phương phải tập trung xét và hoàn thành việc đề nghị bổ nhiệm đối với các đồng chí Chánh, Phó Thanh tra, trưởng, phó phòng, đội trưởng, đội phó và một số cán bộ cốt cán của các đơn vị thanh tra có đủ tiêu chuẩn để bổ nhiệm trước. Sau đó sẽ tiến hành làm tiếp việc xét bổ nhiệm đối với cán bộ khác có đủ tiêu chuẩn xét bổ nhiệm.
Nhận được công văn hướng dẫn này, đề nghị các đồng chí thủ trưởng và đồng chí Chánh thanh tra đơn vị, địa phương khẩn trương triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện có gì khó khăn phản ánh kịp thời về Thanh tra Bộ (V24) để giải quyết.
| Phan Văn Lai (Đã ký) |
Bộ Nội Vụ | Mẫu số 1 DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ BỔ NHIỆM THANH TRA VIÊN ĐỢT ĐẦU |
TT | Họ và tên | Năm | Nguyên | Chức | Mức | Trình độ đào tạo | Đánh | Đề nghị bổ nhiệm | ||||
|
| sinh | quán | vụ hiện tại | lương đang hưởng | Sơ | Trung cấp | Đại học | giá nhận xét | Cấp | Cấp | Cấp III |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày.... tháng.... năm 199...
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên đóng dấu)
BỘ NỘI VỤ | Mẫu số 2 DANH SÁCH KHÔNG BỔ NHIỆM THANH TRA VIÊN |
TT | Họ và tên | Năm sinh | Nguyên quán | Mức lương | Trình độ | Trình độ | Trình độ | Nêu rõ lý do trình độ | |||
|
|
|
|
| Sơ học | Trung học | Chưa học | Sơ học | Chưa học năng lực kém | Chưa đủ | năng lực kèm không xét bổ nhiệm được |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày.... tháng.... năm 199...
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên đóng dấu)