Nội dung toàn văn Công văn 2948/LĐTBXH-BTXH triển khai thực hiện Chỉ thị số 07/2000/CT-TTg
BỘ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2948/LĐTBXH-BTXH |
Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm 2000 |
Kính gửi: Văn phòng Chính phủ
Thực hiện Chỉ thị số 07/2000/CT-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giữ gìn trật tự an ninh và vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan du lịch, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức họp bàn biện pháp thực hiện với sự tham gia của Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Du lịch và Uỷ ban Bảo vệ, chăm sóc trẻ em Việt Nam. Các đại biểu có ý kiến thống nhất như sau:
1. Vấn đề trẻ em lang thang kiếm sống, đeo bám khách du lịch, là một vấn đề xã hội bức xúc, để giải quyết đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương, có giải pháp đồng bộ và tiến hành một cách kiên trì, lâu dài; phải được thực hiện từ cơ sở xã, phường nơi có điểm tham quan du lịch thắng cảnh là chính. Do vậy về lâu dài phải gắn lợi ích của địa phương có điểm tham quan du lịch, thắng cảnh với lợi ích của ngành du lịch và tăng cường thực hiện các giải pháp tại chỗ.
- Để có giải pháp cấp thiết theo tinh thần Chỉ thị đòi hỏi phải có điều kiện và nguồn tài chính, phương tiện và con người nhất định. Theo cơ chế tài chính hiện hành thì rất khó cho việc tổ chức thực hiện.
- Liên Bộ đã thống nhất Du lịch là cơ quan chủ trì giải quyết vấn đề trật tự an ninh tại các điểm tham quan, du lịch... theo Chỉ thị số 07/2000/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm hướng tới năm Quốc tế về du lịch, Ngành du lịch cần xây dựng đề án tổng thể với sự tham gia của các ngành chức năng thì vấn đề mới có thể giải quyết được.
2. Tình trạng người lang thang xin ăn đã thường xuyên được ngành Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết theo tinh thần Quyết định 167/QĐ-TTg ngày 8 tháng 4 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định 07/2000/NĐ-CP ngày 9 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ.
Với các biện pháp cụ thể như sau:
+ Đối với người lang thang xin ăn tại các thành phố, thị xã, khu du lịch, khu công nghiệp tập trung hoặc tiến hành tập trung phân loại và xử lý theo 2 hướng:
- Đối với người có địa chỉ rõ ràng thì được tổ chức đưa về địa phương và giao cho chính quyền địa phương quản lý, được hỗ trợ để ổn định đời sống tại gia đình.
- Đối với người không còn gia đình, không có điều kiện trở về cộng đồng thì đưa vào cơ sở BTXH để nuôi dưỡng tập trung.
+ Ngoài ra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội còn thường xuyên phối hợp với các lực lượng công an, Văn hóa - Thông tin, Giao thông công chính, Môi trường đô thị ở các tỉnh, thành phố có khu đô thị lớn, có điểm tham quan du lịch tiến hành tập trung phân lợi đối tượng lang thang để xử lý theo các hướng sau:
- Người lang thang được tập trung phân loại trong thời gian tối đa là 15 ngày và được ngân sách cấp 5.000đ/người/ngày để có tiền ăn trong thời tập trung.
- Những đối tượng và hộ gia đình có khó khăn về kinh tế có nguy cơ đi lang thang hoặc lang thang đã hồi gia, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo các tỉnh, thành phố xếp các hộ đó thuộc diện đói nghèo, được hỗ trợ vốn, dạy nghề, chuyển giao công nghệ... theo chương trình XĐGN và chương trình việc làm quốc gia.
Ngoài chế độ hiện hành nêu trên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã kết hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Công an tích cực tìm các nguồn trợ giúp quốc tế, cộng đồng để hỗ trợ các hộ có trẻ em lang thang hồi gia hay hộ có trẻ em có nguy cơ đi lang thang thông qua các mô hình dự án hỗ trợ giáo dục, dạy nghề tại cộng đồng, ngân hàng bò...
Tuy nhiên, do kinh phí hạn hẹp nên việc tổ chức thực hiện chưa được liên tục, thiếu đồng bộ và quy mô nên kết quả còn rất hạn chế.
3. Khuyến nghị Chính phủ.
Đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép các ngành được giao nhiệm vụ có điều kiện nguồn lực tài chính để xử lý. Trước hết Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Chính phủ cho phép thực hiện đề án phòng ngừa và giải quyết vấn đề trẻ em lang thang theo tinh thần Chỉ thị số 06/1999/CT-TTg và Quyết định số 134/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 5 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ.
Trên đây là tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị và kiến nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đề nghị Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét và có ý kiến chỉ đạo.
|
K/T.
BỘ TRƯỞNG |