Công văn 3276 TCT/NV2

Công văn số 3276 TCT/NV2 ngày 30/08/2002 của Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế về những vấn đề liên quan đến quyết toán thuế

Nội dung toàn văn Công văn 3276 TCT/NV2 quyết toán thuế


BỘ TÀI CHÍNH
 TỔNG CỤC THUẾ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 3276 TCT/NV2
V/v Những vấn đề liên quan đến quyết toán thuế

Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2002

 

Kính gửi: Thời báo kinh tế Sài Gòn

Tổng cục thuế nhận được thư đề ngày 13/8/2002 của Thời báo kinh tế Sài Gòn về việc trả lời các câu hỏi cho bài phỏng vấn liên quan đến vấn đề quyết toán thuế. Về vấn đề này, Tổng cục thuế trả lời như sau:

Câu1: Tất cả các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đều phải nộp thuế, do đó họ đều có quan hệ với cơ quan thuế. Quyết toán thuế là công việc mà các doanh nghiệp đều phải thực hiện. Tại sao việc tự kê khai thuế và nộp thuế theo kê khai của doanh nghiệp chưa được cơ quan thuế chấp nhân, mà phải đợi quyết toán thuế được duyệt.

Trả lời:

Theo quy trình quản lý thuế hiện hành, doanh nghiệp được tự tính, tự khai và nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế, và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác về việc tính và khai báo của mình.

Đối với quyết toán thuế một năm cũng do doanh nghiệp tự lập và tự chịu trách nhiệm về quyết toán đó. Có quyết toán thuế mới xác định được nghĩa vụ đầy đủ trong một năm kinh doanh của doanh nghiệp với NSNN.

Việc cơ qua thuế kiểm tra quyết toán thuế của doanh nghiệp cũng là nhằm  xem xét lập quyết toán của doanh nghiệp đã chính xác chưa? Đã xác định và nộp đủ thuế cho Nhà nước chưa? Trên thực tế, với nhiều lý do khác nhau, việc kê khai quyết toán thuế chưa đầy đủ, chưa chính xác. Nếu không có việc kiểm tra lại thì vừa thất thu cho Ngân hàng Nhà nước, vừa mất công bằng giữa người nộp đủ thuế và người không nộp đủ thuế. Đặc biệt là những người cố tình tránh thuế, trốn thuế sẽ không có cơ sở xử lý. Vì vậy theo quy định của các Luật thuế hiện hành, cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra quyết toán của doanh nghiệp.

Câu 2: Việc quyết toán thuế cho từng doanh nghiệp như hiện nay đòi hỏi cơ quan thuế phải kiểm tra vừa mất nhiều công sức, vừa tốn kém thời gian. Thực tế cơ quan thuế thường duyệt quyết toán thuế chậm cả 6 tháng đến nửa năm. Như vậy cả doanh nghiệp và cơ quan thuế đều phải đợi. Liệu chúng ta có thể áp dụng biện  pháp nào thuận tiện hơn cho cả hai phí dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau hay không.

Trả lời

Nếu doanh nghiệp quyết toán đầy đủ, chính xác thì dù kiểm tra lúc nào cũng được. Các nước trên thế giới, có khi 2-3 năm sau mới kiểm tra đến. Do vậy không có việc gì phải “đợi” cả. Cơ quan thuế cũng không nhất thiết và không đủ điều kiện để kiểm tra quyết toán thuế ngay một lúc 100% doanh nghiệp trên địa bàn. Mà căn cứ vào dấu hiệu mất thuế ở đâu nhiều thì kiểm tra ở đó. Khi mà doanh nghiệp hoàn toàn tự giác, tự mình chấp hành đầy đủ thuế nói riêng mới có thể đơn giản hoá được.

Câu 3: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều phải tiến hành kiểm toán độc lập theo quy định của Nhà nước. Trong trường hợp này, vì sao kết quả kiểm toán chưa được cơ quan thuế chấp nhận? Doanh nghiệp nói họ kiểm toán cứ kiểm toán, còn cơ quan thuế chỉ tin tưởng ở quyết toán thuế mà thôi. Vì sao có hiện tượng này.

Trả lời

Sở dĩ chưa thể lấy kết quả kiểm toán để thay thế cho việc kiểm tra quyết toán thuế vì hai lẽ:

- Cơ quan kiểm toán chưa chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả và chất lượng kiểm toán của mình.

Thực tế, nhiều kết quả kiểm toán chưa chính xác, phản ánh không đúng nghĩa vụ thuế với Nhà nước.

 Câu 4: Theo ông, liệu có thể tìm một tiếng nói chung giữa kiểm toán và quyết toán thuế không? Nếu có, vì  sao? Nếu không, cũng xin giải thích rõ vì sao?

Trả lời

Chúng tôi cũng đang nghiên cứu điều đó, nhưng chắc chắn phải là lúc này. Vì vấn đề phải nâng cao chất lượng kiểm toán và trách nhiệm pháp luật của cơ quan kiểm  toán trước. Tuy nhiên, trong thực tế cơ quan thuế có thể sử dụng một số kết quả kiểm toán vào quyết toán thuế.

Câu 5: Có bao nhiêu phần trăm doanh nghiệp được cơ quan thuế tin tưởng chấp nhận cho đóng thuế theo như tự khai thuế mà không cần phải đợi quyết toán thuế? Muốn được cơ quan thuế tin tưởng, doanh nghiệp phải hội đủ những điều kiện như thế nào?

Trả lời

Việc nộp thuế được tiến hành hàng tháng, quý theo quy định của từng sắc thuế, và chủ yếu dựa vào khai báo của doanh nghiệp. Không phải đợi gì cả. Việc quyết toán thuế là để tổng kết lại, nộp thừa thì Nhà nước thoái lại, nộp thiếu thì nộp thêm,100% doanh nghiệp thực hiện theo quy trình trên.

Câu 6: Được biết ông đã từng nhiều năm công tác tại Tổng cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp (nay là Cục Tài chính doanh nghiệp), theo ông vấn đè công khai tài chính của doanh nghiệp có liên quan như thế nào đến quyết toán thuế?

Trả lời

Công khai tài chính doanh nghiệp là khái niệm rộng, quyết toán thuế là một bộ phận của tài chính doanh nghiệp.

Quyết toán thuế có thể dựa vào một chỉ tiêu công khai tài chính doanh nghiệp để xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Nhưng không nên nhầm lẫn là 1 vì theo thông lệ quốc tế cúng như ở nước ta, phạm trù kế toán quản trị kinh doanh có điểm không đồng nhất với kế toán thuế. Nhiều khoản thực chi được hạch toán vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhưng lại không được thừa nhận để xác định thu nhập chịu thuế

Câu 7: Có nhiều ý kiến cho rằng đã xảy ra nhiều hiện tượng tiêu cực khi cán bộ thuế xuống doanh nghiệp kiểm tra và duyệt quyết toán thuế. Có trường hợp doanh nghiệp “mua” cán bộ thuế để được “du di”, giảm bớt số thuế phải nộp. Ông có suy nghĩ gì về vấn đề này? Với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành thu, ông xử lý những trường hợp cấp dưới có tiêu cực.

Trả lời

Tôi không phản bác điều đó. Nhưng cũng phải nói rằng, nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình đã có hành vi mua chuộc, hối lộ cán bộ thuế. Để ngăn chặn hiện tượng tiêu cực, chúng tôi đang nghiên cứu để quy định thật rõ ràng trong việc xác định các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ thông qua quá trình kiểm tra quyết toán thuế. Hoàn thiện quy trình kiểm tra quyết toán thuế và công khai quy trình kiểm tra này đến các đối tượng nộp thuế biết để họ có thể giám sát công việc kiểm tra của cán bộ thuế. Mặt khác phải tăng cường công tác giáo dục đi đôi với quản lý, kiểm tra đạo đức, phong cách và trách nhiệm của cán bộ thuế. Nếu ai lợi dụng công việc quyết toán thuế để phiền là, nhũng nhiễu, vụ lợi hoặc buông lỏng trách nhiệm đều phải xử phạt nghiêm minh

Tổng cục thuế thông báo để Thời báo kinh tế Sài Gòn được biết./.

 

 

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ




Nguyễn Văn Ninh

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 3276 TCT/NV2

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu3276 TCT/NV2
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành30/08/2002
Ngày hiệu lực30/08/2002
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThuế - Phí - Lệ Phí, Kế toán - Kiểm toán
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật15 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Công văn 3276 TCT/NV2

Lược đồ Công văn 3276 TCT/NV2 quyết toán thuế


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 3276 TCT/NV2 quyết toán thuế
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu3276 TCT/NV2
                Cơ quan ban hànhTổng cục Thuế, Bộ Tài chính
                Người ký***, Nguyễn Văn Ninh
                Ngày ban hành30/08/2002
                Ngày hiệu lực30/08/2002
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThuế - Phí - Lệ Phí, Kế toán - Kiểm toán
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật15 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Công văn 3276 TCT/NV2 quyết toán thuế

                            Lịch sử hiệu lực Công văn 3276 TCT/NV2 quyết toán thuế

                            • 30/08/2002

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 30/08/2002

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực