Công văn 337/CV-TTr1

Công văn hướng dẫn thực hiện quy chế giám sát từ xa đối với các ngân hàng và tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam

Nội dung toàn văn Công văn 337/CV-TTr1 hướng dẫn quy chế giám sát từ xa ngân hàng và tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 337/CV-TTr1

Hà Nội, ngày 14 tháng 6 năm 1997

 

HƯỚNG DẪN

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 337/CV-TTR1 NGÀY 14 THÁNG 6 NĂM 1997 THỰC HIỆN QUY CHẾ GIÁM SÁT TỪ XA ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG VÀ TỔ CHỨC TÍN DỤNG HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM

 

Để triển khai "Quy chế giám sát từ xa đối với các ngân hàng và Tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt nam" ban hành theo quyết định số 137/QĐ - NH3 ngày 24 tháng 05 năm 1997 của Thống đốc Ngân hàn Nhà nước, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc thực hiện như sau:

I- VỀ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁM SÁT TỪ XA (CĂN CỨ CÁC BIỂU PHÂN TÍCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT TỪ XA ĐỂ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ)

A- ĐỐI VỚI TOÀN HỆ THỐNG CỦA NGÂN HÀNG QUỐC DOANH, CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG CỔ PHẦN (TỪ ĐÂY GỌI TẮT CHUNG LÀ TỔ CHỨC TÍN DỤNG, VIẾT TẮT LÀ TCTD)

1- Diễn biến về cơ cấu tài sản Nợ và tài sản Có:

1.1 Tài sản Nợ:

Tài sản Nợ của tổ chức tín dụng được phân bổ thành 5 mục chính:

- Vốn huy động từ khách hàng không phải là tổ chức tín dụng;

- Tiền gửi, tiền vay ở Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các TCTD khác;

- Vốn và các quỹ của TCTD;

- Tài sản Nợ khác;

- Lãi trong kinh doanh của TCTD.

Trong các mục chính có các chỉ tiêu cụ thể, mỗi chỉ tiêu được phân theo nội tệ và ngoại tệ (biểu số 01).

1.2 Tài sản Có:

a) Tài sản Có nội bảng được phân thành 6 mục chính:

- Quan hệ với khách hàng không phải là TCTD;

- Quan hệ với các TCTD khác;

- Tiền mặt, chứng từ có giá, vàng;

- Tài sản cố định, thiết bị;

- Tài sản Có khác;

- Lỗ trong kinh doanh.

Trong các mục chính có các chỉ tiêu cụ thể, mỗi chỉ tiêu được phân theo nội tệ và ngoại tệ (biểu số 02).

b) Tài sản Có ngoại bảng, gồm:

- Các khoản bảo lãnh;

- Giá trị các hợp đồng cam kết cho vay (chỉ tiêu thống kê ngoài cân đối).

Biểu phân tổ tài sản Nợ (biểu số 01), tài sản Có (biểu số 02) được xây dựng thống nhất cho tất cả các TCTD. Trong đó, quy định cụ thể số hiệu tài khoản trong các mục và phương pháp lấy số liệu của từng chỉ tiêu.

1.3 - Đánh giá cơ cấu tài sản Nợ và tài sản Có:

a) Vốn huy động: Được tính toán theo Quyết định 107/QĐ - NH5 ngày 9/6/1992 "Quy chế bảo đảm an toàn trong kinh doanh tiền tệ - tín dụng đối với TCTD" và Thông tư số 10/TT - NH5 ngày 6/7/1992 của Thông đốc Ngân hàng Nhà nước. Trong quá trình phân tích, cần so sánh số liệu của ít nhất 6 tháng trước đó, và cùng kỳ năm trước để có nhận xét về diễn biến cơ cấu tài sản Nợ.

b) Nguồn vốn có kỳ hạn, thường có ưu điểm hơn nguồn vốn không kỳ hạn. Nếu tỷ lệ vốn có kỳ hạn càng cao thì cơ cấu nguồn vốn càng vững chắc. Tuy nhiên, phải xem xét đến các yếu tố khách quan có ảnh hưởng đến việc huy động vốn, như: lãi suất, tỷ lệ lạm phát, sự biến động của thị trường v.v...

c) Tài sản Có sinh lời, là giá trị những tài sản Có đem lại lợi nhuận trong hoạt động của TCTD, bao gồm: dư nợ cho vay có khả năng thu được lãi, tiền gửi ở TCTD khác, các khoản hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần và các khoản đầu tư khác. Tổng giá trị tài sản Có sinh lời càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng rõ.

d) Đánh giá cơ cấu tài sản Có, có hợp lý và đem lại hiệu quả không, có thể hạn chế được rủi ro không (cần xem xét một cách toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường đầu tư, như: chính sách lãi xuất, cơ cấu nguồn vốn của TCTD và cơ cấu đầu tư theo khu vực kinh tế. ...).

e) Tài sản Nợ, tài sản Có khác, càng thấp thì mới có điều kiện tập trung vốn vào hoạt động kinh doanh.

2- Chất lượng tín dụng, bảo lãnh, hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần v.v...

2.1 - Chất lượng tín dụng:

a) Hoạt động giám sát của thanh tra NHNN về chất lượng tín dụng được thực hiện hàng tháng, qua phân tích số liệu từ báo cáo do TCTD gửi đến. Thanh tra Ngân hàng Nhà nước sẽ phân tích và phân loại theo một số tiêu thức (biểu số 03, biểu số 04) và theo dõi chi tiết về khách hàng có nợ quá hạn lớn (từ 50 triệu đồng trở lên). Căn cứ kết quả giám sát về chất lượng tín dụng. Thanh tra NHNN sẽ yêu cầu TCTD có những giải pháp để hạn chế rủi ro, hoặc hạn chế kinh doanh ở các lĩnh vực đang có chất lượng kém.

b) Theo quy định hiện hành tất cả các loại nợ quá hạn, TCTD phải hạch toán đầy đủ trên sổ sách kế toán phù hợp với quy chế phân loại nợ, theo quyết định số 299/ QĐ - NH7 ngày 13 tháng 11 năm 1996 của Thống đốc NHNN. Khi thực hiện giám sát, Thanh tra NHNN cần lưu ý kiểm tra để đảm bảo số liệu đó được phản ánh đầy đủ, chính xác.

- Nợ quá hạn của TCTD phải được khống chế ở tỷ lệ hợp lý so với tổng dư nợ của TCTD. Chất lượng tín dụng được đánh giá tốt, khi tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ thấp. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhưng trong đó nợ quá hạn không có khả năng thu hồi chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ quá hạn hoặc giá trị tài sản thế chấp không đủ để thu hồi nợ thì tín dụng vẫn không được coi là tốt.

Nếu nợ quá hạn của TCTD cao, hoặc có chiều hướng gia tăng, Thanh tra NHNN sẽ áp dụng những biện pháp cần thiết như: yêu cầu giải trình, tự kiểm tra để báo cáo, hoặc tiến hành thanh tra tại chỗ để chấn chỉnh hoạt động của TCTD đó. Trong trường hợp xu hướng diễn biến ngày càng xấu thêm, Thanh tra NHNN sẽ kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước áp dụng biện pháp hạn chế về hoạt động tín dụng hoặc các biện pháp cần thiết khác.

2.2 - Bảo lãnh, hùn vốn liên doanh, mua cổ phần: Đây là những lĩnh vực hoạt động còn mới đối với hệ thống ngân hàng nước ta. Trong điều kiện môi trường pháp lý chưa đủ và chưa ổn định, thông tin tài chính chưa kịp thời, chính xác, thì vẫn còn những khó khăn trong việc giám sát đối với các hoạt động trên. Hệ thống giám sát của Thanh tra NHNN căn cứ vào báo cáo do TCTD gửi đến và những thông tin tài chính có liên quan để kiểm soát theo những quy định và giới hạn cụ thể cho từng nghiệp vụ của TCTD đó.

a) Đánh giá chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh:

- Tổng số tiền bảo lãnh của TCTD phải được phản ánh đầy đủ trên sổ sách kế toán (tài sản Có ngoại bảng) và phải báo cáo đầy đủ cho NHNN theo quy định (số tiền bảo lãnh cho một khách hàng so với vốn tự có của TCTD, 10 khách hàng lớn nhất so với tổng số bảo lãnh phải ở tỷ lệ cho phép của Thống đốc NHNN).

- Nghiệp vụ bảo lãnh được đánh giá tốt khi tổ chức tín dụng và doanh nghiệp chấp hành đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.

b) Đánh giá chất lượng nghiệp vụ hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần:

- Số tiền dùng cho việc hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần phải được kiểm soát nhằm bảo đảm thực hiện quy định của Thống đốc ngân hàng Nhà nước.

- Đánh giá về việc chấp hành các quy định về hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần có tốt hay không, ngoài yếu tố về việc chấp hành quy định của NHNN, còn phải căn cứ vào lợi nhuận thu được từ các hoạt động trên; lợi nhuận thu được phải so sánh với số vốn bỏ ra, so sánh lợi nhuận thu được của 1 đồng vốn trong nghiệp vụ này với 1 đồng vốn bỏ ra cho hoạt động tín dụng.

3 - Việc đảm bảo khả năng thanh toán:

3.1 - Khả năng thanh toán ngay (đảm bảo khả năng chi trả): Các tổ chức tín dụng phải thường xuyên duy trì tài sản Có động dễ chuyển đổi thành tiền để đảm bảo chi trả các khoản nợ đến hạn một cách bình thường trong 3 ngày làm việc (theo điều 4 Quy chế bảo đảm an toàn trong kinh doanh tiền tệ - tín dụng đối với TCTD, ban hành theo quyết định số 107/QĐ-NH5 ngày 9/6/1992) là đảm bảo khả năng chi trả bình thường. Khả năng thanh toán ngay là một chỉ số phải được kiểm soát thường xuyên. Để đảm bảo khả năng thanh toán ngay, tránh những bất thường không có lợi cho hoạt động kinh doanh, thì TCTD phải thường xuyên tiến hành cân đối vốn và sử dụng vốn, là việc rất quan trọng; đồng thời TCTD phải đảm bảo chất lượng tín dung tốt, có uy tín trong hoạt động kinh doanh...

- Khả năng thanh toán ngay, được xác định cụ thể theo các tiêu thức ở biếu số 07.

Nếu tài sản Có động thường xuyên lớn hơn tài sản Nợ dễ biến động, chứng tỏ TCTD vẫn đảm bảo khả năng thanh toán bình thường (tỷ lệ tài sản Có động so với tài sản nợ dễ biến động lớn hơn 100%).

Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này quá lớn, phải xem xét khả năng đọng vốn của TCTD.

3.2.- Khả năng thanh toán dài hạn (hệ số H), thực hiện công thức sau:

Vốn tự có

/Hệ số H = > = 5%

Tổng tài sản có

(Tại Điều 3 Quy chế bảo đảm an toàn trong kinh doanh tiền tệ - tín dụng đối với TCTD, ban hành theo Quyết định 107/QĐ-NH5 ngày 9/6/1992 của Thống đốc NHNN).

4 - Tình hình thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh:

4.1 - Thu nhập, chi phí phản ánh kết quả kinh doanh của TCTD. Để tồn tại và phát triển, các TCTD kinh doanh có lãi (phải là thực lãi). Nếu tổng thu nhập lớn hơn tổng chi phí thì hoạt động của TCTD mới được coi là có lãi (lãi trước thuế), ngược lại nếu nhỏ hơn thì hoạt động của TCTD đang bị thua lỗ.

4.2 - Việc giám sát của Thanh tra NHNN về kết quả kinh doanh đối với TCTD được thiết lập chi tiết đến từng yếu tố cấu thành thu nhập và chi phí (biểu số 06), trong đó xác định cụ thể các tài khoản và cách lấy số liệu. Các khoản thu hoặc chi từ hoạt động kinh doanh vàng, hoạt động kinh doanh ngoại tệ... cũng được tính vào kết quả kinh doanh của TCTD.

Khi giám sát các yếu tố thu nhập và chí phí, phải so sánh, phân tích các nguồn thu, chi lớn, mối quan hệ giữa thu nhập và chi phí của từng loại nghiệp vụ, mối quan hệ giữa số vốn sử dụng với thu nhập từ hoạt động đó, qua đó xác định loại nghiệp vụ nào đang kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên, một hoạt động nào đó có thu nhập lớn, thường sẽ tiềm ẩn một khả năng rủi ro cao, vì vậy, phải xác định nguồn thu chủ yếu của TCTD nằm trong lĩnh vực nào; nếu bị lỗ thì cần phân tích nguyên nhân, những khoản chi nào chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt chú ý đến các khoản chi khác.

4.3 - Hệ thống giám sát từ xa thiết lập một số chỉ tiêu sau đây để đánh giá hiệu quả kinh doanh của TCTD:

+ Tổng thu về hoạt động kinh doanh chính so với bình quân tài sản Có sinh lời;

+ Lợi nhuận ròng trước thuế so với vốn tự có;

+ Lợi nhuận ròng trước thuế so với vốn cổ phần;

+ Lợi nhuận ròng trước thuế so với tổng tài sản Có.

5 - Việc thực hiện các chỉ tiêu an toàn trong kinh doanh:

5.1 - Thanh tra NHNN giám sát một số chỉ tiêu chủ yếu đối với từng TCTD có liên quan đến việc chấp hành các chỉ tiêu số lượng về đảm bảo an toàn trong kinh doanh quy định trong Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính và các quy chế của NHNN. Cụ thể là giám sát 14 chỉ tiêu (biểu số 09), đây là những chi tiêu trọng yếu nhất và có tính chung nhất cho tất cả các TCTD. Những chỉ tiêu này, tập trung vào việc kiểm soát về giới hạn huy động và sử dụng vốn, những quy định đảm bảo an toàn trong các hoạt động kinh doanh. Việc tính toán các chi tiêu giám sát này, thực hiện theo quy định tại Quy chế ban hành theo quyết 107/QĐ - NH5 ngày 9/6/1992 và thông tư hướng dẫn số 10/TT - NH5 ngày 6/7/1992 (nếu có thay đổi quy chế, sẽ bổ sung phương pháp tính toán).

5.2 - Ngoài 14 chỉ tiêu giám sát việc đảm bảo am toàn trong kinh doanh, hệ thống giám sát còn xác lập 24 chỉ tiêu phản ánh thực trạng hoạt động và xu hướng phát triển của từng TCTD (biểu số 08).

B - ĐỐI VỚI CHI NHÁNH CỦA TCTD (BAO GỒM CHI NHÁNH CỦA NGÂN HÀNG QUỐC DOANH VÀ CHI NHÁNH CỦA TCTD CỔ PHẦN ĐẶT TẠI ĐỊA BÀN QUẢN LÝ CỦA CHI NHÁNH NHNN MÀ HỘI SỞ CHÍNH - TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH CỦA TCTD ĐÓ Ở TỈNH, THÀNH PHỐ KHÁC):

1/ Thanh tra chi nhánh NHNN giám sát từ xa đối với chi nhánh của TCTD theo những nội dung sau đây:

- Diễn biến về cơ cấu tài sản Nợ và tài sản Có;

- Chất lượng tín dụng, bảo lãnh; - Việc đảm bảo khả năng chi trả;

- Các chỉ số phản ánh thực trạng hoạt động của chi nhánh TCTD (biểu số 08, trừ chỉ tiêu 1 và chỉ tiêu 18)

Những nội dung giám sát từ xa trên đây dối với chi nhánh TCTD được thực hiện tương tự như giám sát từ xa đối với toàn hệ thống TCTD (về nội dung biểu mẫu, cách lấy số liệu). Tuy nhiên, cách đánh giá đối với chi nhánh TCTD có một số điểm khác với đánh giá toàn hệ thống TCTD. Khi giám sát từ xa đối với chi nhánh TCTD, phải chú ý phân tích số liệu với việc xem xét và đánh giá những vấn đề có liên quan khác, thông qua việc thu nhập thông tin từ chi nhánh của TCTD và các thông tin có liên quan khác, hoặc yêu cầu chi nhánh đó báo cáo giải trình bổ sung.

2 - Sau đây là một số vấn đề cần lưu ý:

2.1 - Đánh giá cơ cấu tài sản Nợ và tài sản Có:

a) Vốn huy động: Là nguồn vốn được huy động trên địa bàn và do Hội sở trung tâm chuyển về bằng phương thức điều hoà vốn. Qua nguồn vốn này, cho thấy khả năng huy động vốn trên địa bàn của chi nhánh, uy tín của chi nhánh trên thị trường địa phương. Trong quá trình giám sát, cần so sánh với số liệu ít nhất của 6 tháng trước đó, và cùng kỳ năm trước để có nhận xét đúng về diễn biến vốn huy động và cơ cấu tài sản Nợ.

b) Đánh giá việc sử dụng nguồn vốn có kỳ hạn của chi nhánh, thường phải xem xét đến các yếu tố khác có ảnh hưởng đến việc huy động vốn, như: sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên, nhận vốn điều hoà, v.v...

c) Tài sản Có sinh lời: Giá trị tài sản Có sinh lời so với tổng tài sản Có càng cao chứng tỏ vốn đưa vào kinh doanh lớn, khả năng hiệu quả sẽ cao. Tuy nhiên, tổng giá trị tài sản Có sinh lời có thể thấp hơn, do chi nhánh TCTD phải điều vốn đi nơi khác, theo sự chỉ đạo của Trung tâm điều hành của TCTD.

d) Đánh giá cơ cấu tài sản Có của mỗi TCTD có hợp lý và đem lại hiệu quả hay không, cần xem xét thêm sự điều hành từ Trung tâm điều hành của TCTD.

2.2 Giám sát chất lượng tín dụng:

a) Nợ quá hạn của chi nhánh TCTD phải được kiểm soát thường xuyên. Nếu nợ quá hạn của chi nhánh TCTD ở mức cao, Thanh tra NHNN sẽ áp dụng biện pháp để theo dõi các hoạt động của chi nhánh như đối với toàn hệ thống của TCTD nêu ở điểm 2 mục A trên đây.

b) Việc đánh giá chất lượng tín dụng cũng tiến hành như đối với toàn hệ thống của TCTD, đã nói ở điểm 2.1, Mục A trên đây.

2.3 - Đánh giá việc đảm bảo khả năng thanh toán ngay (khả năng chi trả): Chi nhánh TCTD phải duy trì tài sản Có động lớn hơn tài sản Nợ dễ biến động ở mức độ phù hợp để đảm bảo khả năng chi trả thường xuyên. Tuy nhiên, tỷ lệ này là bao nhiêu cho phù hợp, còn phụ thuộc vào sự chỉ đạo của Trung tâm điều hành từng TCTD. Trong một số trường hợp, chi nhánh TCTD được cấp trên điều hoà vốn để đảm bảo chi trả bình thường. Vì vậy, khi đánh giá về khả năng thanh toán ngay của chi nhánh, phải xem xét đến sự điều hoà vốn của Trung tâm điều hành TCTD.

2.4 - Đánh giá về tình hình thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh:

Thu nhập, chi phí tại chi nhánh về cơ bản phản ánh kết quả kinh doanh đến một thời điểm nhất định. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của chi nhánh còn chịu ảnh hưởng của những yếu tố có tác động đến kết quả kinh doanh như: việc điều hành của cấp trên về vốn và sử dụng vốn, sự điều chỉnh về lãi xuất cho vay, về hạn mức tín dụng do cấp trên giao...

II - THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VỚI THANH TRA NHNN TRUNG ƯƠNG:

A - PHƯƠNG PHÁP LẬP VÀ GỬI BÁO CÁO:

Hàng quý, Thanh tra chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố phải gửi về Thanh tra NHNN Trung ương kết quả giám sát và phân tích các TCTD và chi nhánh của TCTD trên địa bàn (được phân công giám sát, theo Khoản 2, Điều 4 của "Quy chế giám sát từ xa đối với các Ngân hàng và TCTD hoạt động tại Việt nam" và hướng dẫn tại Điểm B, mục I văn bản này. Cụ thể có hai loại báo cáo sau đây, phải gửi về Thanh tra NHNN Trung ương:

1/ Báo cáo bằng văn bản:

a) Kết quả giám sát, phân tích đối với từng TCTD mà Hội sở chính (Trung tâm điều hành) đặt tại địa bàn quản lý của chi nhánh NHNN:

- Về nguồn vốn:

+ Những biến động không bình thường về huy động vốn, đặc biệt là tiền gửi của khách hàng không phải là TCTD;

+ Biến động tăng, giảm về vốn điều lệ một cách không bình thường, việc chuyển nhượng cổ phần phát sinh trong kỳ.

- Về sử dụng vốn:

+ Những biến động bất thường ảnh hưởng tới tỷ trọng vốn đầu tư ở thị trường I;

+ Sự mất cân đối lớn giữa sử dụng vốn với nguồn vốn.

- Về chất lượng tín dụng:

+ Tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ;

+ Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

+ Nợ quá hạn khó đòi;

- Khả năng thanh toán (bao gồm cả khả năng thanh toán ngay và hệ số H về khả năng thanh toán dài hạn).

- Thu nhập và chi phí:

+ Ngân hàng đang kinh doanh có lãi (thu > chi) hay bị lỗ;

+ Những khoản chi lớn hoặc tăng đột biến làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của TCTD.

- Những vi phạm quy chế an toàn trong kinh doanh của TCTD.

(Các chỉ tiêu phân tích trên, cần nêu diễn biến qua các tháng trong quý).

b) Đối với từng chi nhánh của Ngân hàng Quốc doanh và chi nhánh của Tổ chức Tín dụng cổ phần trên địa bàn mà Hội sở chính của TCTD đó ở tỉnh, thành phố khác:

- Về nguồn vốn: Những biến động không bình thường về huy động vốn, đặc biệt là tiền gửi ở thị trường I.

- Về sử dụng vốn:

+ Những biến động bất thường ảnh hưởng tới tỷ trọng vốn đầu tư ở thị trường 1;

+ Sự mất cân đối lớn giữa sử dụng vốn với nguồn vốn và điều hoà vốn từ Hội sở chính của TCTD.

- Về chất lượng tín dụng:

+ Tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ;

+ Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

+ Nợ quá hạn khó đòi.

- Khả năng thanh toán:

+ Tỷ lệ tài sản Có động so với tài sản Nợ dễ biến động;

+ Khả năng huy động vốn trên thị trường 1 và uy tín của chi nhánh TCTD đó trên thị trường.

- Thu nhập và chi phí:

+ Đang kinh doanh có lãi (thu > chi) hay bị lỗ;

+ Những khoản chi lớn và tăng đột biến làm ảnh hưởnh tới kết quả kinh doanh của chi nhánh TCTD.

(Các chỉ tiêu phân tích trên, cần nêu diễn biến qua các tháng trong quý).

2/ Báo cáo bằng File máy tính:

Trên cơ sở kết quả giám sát của tháng cuối quý, Thanh tra chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố tổng hợp số liệu tất cả các TCTD trên địa bàn thành một File {bao gồm số liệu của toàn hệ thống TCTD và các chi nhánh TCTD khác, theo quy định ở Phần III (báo cáo kết quả giám sát và phân tích về Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Trung ương) trong bản "Hướng dẫn quy trình vận hành chương trình giám sát từ xa"}.

B - THỜI GIAN GỬI BÁO CÁO:

Chậm nhất ngày 20 của tháng đầu quý sau, Thanh tra chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố gửi báo cáo bằng văn bản (1.1) về Thanh tra NHNN Trung ương và gửi File máy tính (1.2) về Trung tâm tin học Ngân hàng theo đường chuyền tin của NHNN

III - XỬ LÝ SAU GIÁM SÁT TỪ XA:

A - TRÁCH NHIỆM CỦA THANH TRA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC (THANH TRA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TRUNG ƯƠNG, THANH TRA CHI NHÁNH NHNN TỈNH, THÀNH PHỐ):

1/ Hàng tháng, căn cứ vào kết quả giám sát từ xa đối với từng TCTD, Thanh tra NHNN trung ương hoặc Thanh tra chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố sẽ thông báo đến Tổng giám đốc (giám đốc) TCTD những vấn đề có liên quan trong việc thực hiện quy chế quản lý của NHNN; những kiến nghị đối với TCTD. Cụ thể là: - Những vi phạm quy chế;

- Những chỉ số phản ánh chất lượng hoạt động kinh doanh, đặc biệt là những chỉ số phản ánh sự biến động không bình thường trong hoạt động của TCTD;

- Việc chấp hành chế độ thông tin, báo cáo thông kê;

- Những kiến nghị, biện pháp chấn chỉnh và xử lý của Thanh tra NHNN.

2/ 6 tháng một lần, căn cứ vào kết quả giám sát các tháng trong kỳ, kết quả thanh tra tại chỗ và kiểm toán (nếu có), Thanh tra NHNN Trung ương hoặc Thanh tra chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố tính toán các chỉ số về số lượng và chất lượng trong hoạt động của từng TCTD hoặc chi nhánh TCTD theo quy chế xếp loại TCTD. Trên cơ sở đó, xếp loại TCTD hoặc chi nhánh TCTD và thông báo kết quả xếp loại cho từng TCTD.

B - TRÁCH NHIỆM CỦA TCTD:

1/ Sau khi nhận được thông báo của Thanh tra NHNN về kết quả giám sát từ xa. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (giám đốc) TCTD phải chỉ đạo nghiêm túc việc sửa chữa, khắc phục những vấn đề mà thông báo của Thanh tra NHNN đã đề cập đến.

2/ Chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Thanh tra NHNN, TCTD phải có báo cáo bằng văn bản về Thanh tra NHNN, nêu rõ những vấn đề đã sửa chữa, khắc phục và những vấn đề còn phải tiếp tục chấn chỉnh, sửa chữa và khắc phục. Đối với chi nhánh TCTD, ngoài việc phải báo cáo cho Thanh tra Chi nhánh NHNN trên địa bàn, còn phải báo cáo cho Hội sở chính hoặc Trung tâm điều hành của TCTD.

C - TRÁCH NHIỆM CỦA CHI NHÁNH NHNN:

Căn cứ vào kết quả giám sát từ xa của Thanh tra đối với từng TCTD và chi nhánh của TCTD trên địa bàn, hoặc những vấn đề qua giám sát từ xa do Thanh tra NHNN Trung ương thông báo. Giám đốc chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, kiểm tra các tổ chức tín dụng sửa chữa, khắc phục những vấn đề mà Thanh tra yêu cầu, kiến nghị.

Trên đây là những hướng dẫn cụ thể để thực hiện Quy chế giám sát từ xa đối với các ngân hàng và TCTD hoạt động tại Việt nam. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, phản ánh kịp thời về Thanh tra NHNN Trung ương để xử lý.

 

Trịnh Bá Tửu

(Đã ký)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 337/CV-TTr1

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu337/CV-TTr1
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành14/06/1997
Ngày hiệu lực14/06/1997
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcDoanh nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Công văn 337/CV-TTr1

Lược đồ Công văn 337/CV-TTr1 hướng dẫn quy chế giám sát từ xa ngân hàng và tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản đính chính

            Văn bản bị thay thế

              Văn bản hiện thời

              Công văn 337/CV-TTr1 hướng dẫn quy chế giám sát từ xa ngân hàng và tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam
              Loại văn bảnCông văn
              Số hiệu337/CV-TTr1
              Cơ quan ban hànhNgân hàng Nhà nước
              Người kýTrịnh Bá Tửu
              Ngày ban hành14/06/1997
              Ngày hiệu lực14/06/1997
              Ngày công báo...
              Số công báo
              Lĩnh vựcDoanh nghiệp
              Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
              Cập nhật17 năm trước

              Văn bản thay thế

                Văn bản được căn cứ

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Công văn 337/CV-TTr1 hướng dẫn quy chế giám sát từ xa ngân hàng và tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam

                    Lịch sử hiệu lực Công văn 337/CV-TTr1 hướng dẫn quy chế giám sát từ xa ngân hàng và tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam

                    • 14/06/1997

                      Văn bản được ban hành

                      Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                    • 14/06/1997

                      Văn bản có hiệu lực

                      Trạng thái: Có hiệu lực