Nội dung toàn văn Công văn 3460TM/CSTNTN tình hình giá cả trị trường tháng 7/2003
BỘ THƯƠNG MẠI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3460TM/CSTNTN | Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2003 |
TÌNH HÌNH GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG THÁNG 7/2003
I. NHẬN ĐỊNH CHUNG
Do đang trong mùa mưa bão thị trường lưu thông hàng hoá nhìn chung kém sôi động, sức mua tăng chậm (tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và dịch vụ tháng 7 năm 2003 là 25.523 tỷ đồng chỉ tăng 1,3% so với tháng 6/2003), tâm lý người tiêu dùng hiện đang cho giá tiêu dùng tiếp tục giảm (nhất là đối với những mặt hàng thuộc diện giảm thuế theo lộ trình AFTA). Bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 năm 2003 nước ta thực hiện lộ trình giảm thuế nhập hàng từ các nước ASEAN, tuy các mặt hàng trong diện giảm thuế chưa nhập về, nhưng thị trường hàng hoá trong nước đã chịu ảnh hưởng nhất định, giá một số mặt hàng công nghiệp tiêu dùng đã bắt đầu giảm, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa với hàng hoá của ASEAN.
Nhìn tổng thể thị trường hàng hoá và giá cả trong tháng ít biến động, cân đối cung - cầu các mặt hàng trọng yếu vẫn được bảo đảm, đáng chú ý giá một số mặt hàng công nghiệp tiêu dùng bắt đầu chiều hướng giảm (giảm chủ yếu mặt hàng điện tử, điện gia dụng và một số loại vật liệu xây dựng: ti vi; tủ lạnh; máy giặt; xe máy; gạch men; kính xây dựng), giá lương thực tại các tỉnh ĐBSCL bắt đầu chững lại, giá một số mặt hàng thực phẩm tươi sống tiếp tục chiều hướng giảm (đặc biệt giá thịt lợn tại các tỉnh ĐBSCL giảm đáng kể do nông dân đẩy mạnh bán ra nhằm tránh lũ), giá một số nông sản như đậu xanh; lạc; vừng; tăng do nhu cầu tiêu thụ tết Trung thu đã đến gần, giá vàng trong nước và giá đô la Mỹ nhích lên.
Do giá một số nhóm hàng giảm, nên chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2003 so với tháng 6/2003 tiếp tục giảm 0,3%, trong cơ cấu chỉ số giá tháng 7 có 4 nhóm chỉ số giá giảm từ 0,1 - 1,2% (trong đó lương thực giảm 1,2%; thực phẩm giảm 0,3%), 2 nhóm chỉ số giá tăng từ 0,2 - 0,4% và 4 nhóm chỉ số giá là ổn định, giá vàng giảm 0,2%, giá đô la Mỹ tăng 0,2%. Tính chung chỉ số giá tiêu dùng 7 tháng đầu năm tăng 1,8% (trong đó lương thực giảm 2,4%, thực phẩm tăng 2,6%), các nhóm khác có mức tăng từ 1- 14% (trong đó dược phẩm tăng 14%), riêng nhóm văn hoá - thể thao giải trí là giảm 0,8%.
So với cùng thời Điểm này năm 2002 chỉ số giá tiêu dùng tăng 3% (trong đó lương thực tăng 0,9%, thực phẩm tăng 1,5%).
Dự kiến trong tháng 8/2003 giá một số nhóm hàng sẽ tiếp tục chiều hướng giảm (tập trung ở những mặt hàng trong diện giảm thuế nhập khẩu).
II. GIÁ CẢ MỘT SỐ MẶT HÀNG CHỦ YẾU:
1. Giá lương thực.
Các tỉnh phía Bắc đã cơ bản thu hoạch xong lúa Đông xuân, do thời Tiết khá thuận lợi cho thu hoạch phơi cất, bảo quản, nên nguồn lương thực tăng, nhưng giá lương thực không giảm nhiều trong thời gian thu hoạch rộ, một số tỉnh trong những ngày đầu tháng giảm từ 50 - 100đ/kg, nhưng đến cuối tháng giá gạo bắt đầu có dấu hiệu nhích lên. Hiện các tỉnh giá lương thực phổ biến ở mức từ 1.700 - 2.000 đ/kg (phía Bắc) và 2.800 - 3.400 đ/kg (phía Nam). Dự kiến giá lương thực sẽ vững lên trong thời gian tới.
Các tỉnh duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ giá lương thực ổn định từ 1.700 - 2.000 đ/kg (lúa) và 2.800 - 3.000đ/kg (gạo).
Các tỉnh ĐBSCL đang khẩn trương thu hoạch lúa Hè Thu, nguồn cung lương thực trên thị trường đang gia tăng cùng vụ thu hoạch, trong khi đó nhu cầu nhập khẩu mới đối với gạo của Việt Nam hiện vẫn ở mức thấp, đã tác động tới giá lúa Hè Thu có xu hướng giảm ở vài nơi từ 50 - 100 đ/kg, các tỉnh phổ biến: lúa Hè Thu từ 1.500 - 1.600 đ/kg, lúa Đông Xuân từ 1.800 - 19.00 đ/kg, gạo từ 2.600 - 2.900 đ/kg.
Trên thị trường Châu Á nhu cầu thấp, trong khi nguồn cung tăng là yêu tố tác động tới giá gạo trên thị trường giảm: Tại Thái Lan gạo 100%B từ 210 USD/T giảm còn 201 USD/T; 25% tấm từ 181 USD/T giảm còn 175 USD/T. Gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm; gạo 5% tấm từ 183 USD/T giảm còn 181 USD/T; 25% tấm từ 163 USD/T giảm còn 160 USD/T, ước xuất khẩu tháng 7/2003 đạt 320.000 tấn, ước 7 tháng năm 2003 đạt 2,64 triệu tấn gạo, so với cùng kỳ năm 2002: tăng 38,1% về số lượng và tăng 19,9 về trị giá.
Dự báo thời gian tới nhu cầu xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi cả về thị trường và giá cả, nhất là sang thị trường Châu Phi, và IRắc (theo dự báo của FAO và Bộ nông nghiệp Mỹ, sản lượng gạo thế giới đang ở mức thấp kỷ lục trong vòng hai thập niên qua, nguồn cung giảm mạnh ở hầu hết các nước xuất khẩu lớn như Thái Lan và ấn Độ) đây sẽ là yếu tố hỗ trợ giá lương thực trong nước. Tuy nhiên nhằm tránh những biến động lớn xảy ra trên thị trường, đồng thời bảo đảm hiệu quả xuất khẩu gạo khi các doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua để xuất khẩu, cần phải đánh giá lại nguồn cung, trên cơ sở đó có kế hoạch Điều hành xuất khẩu trong những tháng cuối năm theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ tại văn bản số 965/CP-KTTH ngày 18 tháng 7 năm 2003.
2. Giá nông sản - thực phẩm
- Giá thịt lợn: Nhu cầu tiêu thụ giảm cộng với mùa mưa bão đang diễn ra, nông dân đẩy mạnh bán ra, giá thịt lợn, giảm tại nhiều nơi từ 500 - 1.000 đ/kg (đặc biệt tại các tỉnh ĐBSCL). Các tỉnh phổ biến ở mức thị lợn từ 11.000 - 12.500đ/kg (phía Bắc) và 12.000 - 13.000 đ/kg (phía Nam); thịt lợn mông sấn từ 20.000 - 21.500 đ/kg (phía Bắc) và 24 - 27.000 đ/kg (phía Nam). Khả năng giá thị lợn sẽ tiếp tục giảm tại các tỉnh ĐBSCL, do nông dân đẩy mạnh bán ra nhằm tránh lũ.
- Giá đường kính: Tuy nhu cầu tiêu thụ đường kính trong mùa hè cùng với việc chuẩn bị nguồn hàng cho dịp tết Trung Thu tăng, nhưng do nguồn cung ứng trên thị trường đáp ứng nhu cầu (theo Hiệp hội mía đường lượng tồn kho đường cả nước đến 24/7/2003 ước 250.000 tấn), nên giá đường kính trong tháng 7 ổn định ở mức thấp, giá bán buôn đường (đã có thuế): đường RE là 4.100 đ/kg; RS là 3.900 đ/kg; đường vàng 3.400 đ/kg, giá bán lẻ trên thị trường 4.500 - 5.500 đ/kg.
Thời gian tới nhu cầu tiêu thụ đường trong dịp tết Trung thu tăng cao, nhưng do nguồn cung trên thị trường lớn, giá đường kính khả năng sẽ ổn định.
Trên thị trường thế giới do hoạt động mua bù thiếu của các quỹ đầu tư tăng lên là nguyên nhân chủ yếu nâng đỡ giá đường các loại tăng: tại Luân Đôn đường RE giao tháng 10 từ 193 USD/T tăng lên 208,3 USD/T (25/7), tuy nhiên trong dài hạn giá đường có khả năng giảm sút, do nguồn cung tăng cao tại các nước sản xuất chính như Thái Lan, Braxil. Theo dự báo của Tổ chức Lương nông Liên Hợp Quốc (FAO) sản xuất đường thế giới vụ 2002/2003 tiếp tục tăng Khoảng 3,3% so với năm trước, nguồn cung lớn hơn nhu cầu ở mức 2,3 triệu tấn đây sẽ là yếu tố tác động bất lợi tới giá đường trong dài hạn.
- Giá cà phê: Trong tháng do tác động của giá cà phê thế giới và giá xuất khẩu của Việt Nam tăng, nguồn cung trong nước giảm, đã tác động tới giá cà phê trong nước chiều hướng tăng dần từ 300-400đ/kg, hiện ở mức từ 9.000 - 9.300 đ/kg (L1) và 8.400 - 8.700 đ/kg (L2). Trong ngắn hạn khả năng giá cà phê sẽ tăng, nhưng mức tăng không nhiều, do nguồn cung trong dân giảm.
Trên thị trường thế giới tin thời Tiết ở Brazil dự kiến sẽ bắt đầu trở lạnh trong những tuần tới đã thúc đẩy các nhà đầu cơ cũng như các quỹ đầu tư tăng mua cà phê, đã hỗ trợ giá cà phê tăng: Tại Luân Đôn và phê Robusta giao tháng 7/2003 từ 676 USD/T tăng lên 682 USD/T (có thời Điểm lên trên 700 USD/T). Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng từ 600 - 610 USD/T lên 640 - 650 USD/T. Trong ngắn hạn khả năng giá cà phê sẽ vững lên bởi nguồn cung giảm.
3. Giá hàng công nghiệp tiêu dùng: Nhìn chung thị trường hàng công nghiệp tiêu dùng kém sôi động, nhu cầu mua sắm tăng chậm, người tiêu dùng đang có tâm lý chờ giá giảm, nhất là đối với những mặt hàng trong diện phải giảm thuế nhập khẩu từ 1/7/2003. Trên thị trường hàng công nghiệp trong diện giảm thuế nhập khẩu từ các nước ASEAN nhìn chung chưa nhập về, nhưng lượng hàng nhập khẩu về từ trướng vẫn chưa bán hết, mặt khác đối với những mặt hàng sản xuất trong nước do phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu trong diện giảm thuế, nên các nhà kinh doanh đã chủ động Điều chỉnh giảm dần giá bán, các mặt hàng giảm giá bán chủ yếu là các mặt hàng điện tử, điện gia dụng như Điều hoà nhiệt độ, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, xe máy... giảm giá tập trung tại các thị trường tiêu thụ lớn.
Tại Hà Nội giá các loại tủ lạnh nhập ngoại giảm từ 400.000 - 1 triệu đồng/ch, giá các loại máy giặt Hitachi, Sam Sung giảm từ 120.000 - 400.000đ/ch, giá xe máy Suzuki, Yamha, Honda giảm từ 1,5 - 1,7 triệu đ/ch, các mặt hàng điện tử khác kể cả hàng sản xuất lắp ráp trong nước cũng giảm giá, nhưng mức giảm không nhiều.
Thời gian tới việc giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng sẽ gây sức ép giảm giá thị trường trong nước, do vậy đòi hỏi các nhà sản xuất - kinh doanh trong nước phải có các giải pháp kịp thời để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
4. Giá vật tư.
- Giá xăng dầu: Trong tháng giá xăng dầu trên thị trường thế giới diễn biến phức tạp, theo chiều hướng tăng, dầu thô Brent Biển Bắc giao tháng 8/2003 có thời Điểm lên 28,7 USD/thùng, do có tin tồn kho dầu thô của Mỹ giảm; tập đoàn dầu khí Shell tuyên bố đóng cửa một số nhà máy lọc dầu; cuộc đình công ở ngành dầu mỏ Nigeria...
Giá xăng dầu trên thị trường thế giới tuy có biến động, nhưng các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu vẫn bảo đảm tiến độ, thị trường xăng dầu trong nước vẫn giữ ổn định cả về nguồn cung và giá bán.
Do giá xăng dầu thế giới tăng, Bộ Tài chính đã có Quyết định số 95/2003/QĐ/BTC ngày 18 tháng 7 năm 2003 Điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu xăng dầu.
Thời gian tới giá dầu thô thế giới có thể vẫn ở mức cao, do lượng dự trữ dầu thô thế giới thấp và xuất khẩu của IRắc phục hồi chậm.
- Giá phân bón: Trong tháng nhu cầu tiêu thụ phân bón không tăng, trong khi nguồn cung dồi dào, giá phân bón khá ổn định trong cả nước, phân urê từ 2.700 - 3.000 đ/kg. Ước tháng 7/2003 nhập khẩu 200.000 tấn phân các loại (trong đó urê là 100.000 tấn), ước 7 tháng năm 2003 là 1,117 triệu tấn phân các loại (trong đó urê là 1,041 triệu tấn)
Trên thị trường thế giới do nhu cầu urê tăng từ 1 số nước, đã hỗ trợ giá urê vững giá: tại Trung Đông giá urê giao kỳ hạn là 140 USD/T FOB. Thời gian tới giá urê ít có khả năng giảm, do nhu cầu tiếp tục tăng cùng với giá dầu thô tiếp tục vững giá...
- Giá xi măng: Tuy đang trong mù mưa bão, song nhu cầu tiêu thị xi măng vẫn tăng (tháng 7 cả nước tiêu thụ 1,82 triệu tấn, tăng 0,22 triệu tấn so với tháng trước, ước 7 tháng tiêu thụ 12,92 triệu tấn, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2002) do nguồn cung xi măng bảo đảm đáp ứng nhu cầu, nên giá xi măng khá ổn định, một vài địa bàn giá xi măng giảm nhẹ từ 2.000 - 3.000 đ/bao (50kg). Các tỉnh phổ biến ở mức: xi măng PC 30 từ 760 - 790 đ/kg (phía Bắc) và 800 - 930 đ/kg (phía Nam).
Bắt đầu từ 1 tháng 7 năm 2003 thuế nhập khẩu xi măng từ các nước ASEAN chỉ còn 20%, để bình ổn thị trường xi măng, nâng cao khả năng cạnh tranh với xi măng nhập ngoại, bên cạch việc phấn đấu giảm giá thành sản phẩm, các doanh nghiệp sản xuất xi măng đang thực hiện các giải pháp nhằm tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.
Nhu cầu xi măng toàn xã hội trong 5 tháng cuối năm vẫn tiếp tục giữ mức tăng trưởng cao từ 13 - 15% so với 5 tháng cuối năm, đặc biệt cao trong quý 4. Trong đó khu vực phía Bắc tăng từ 15 - 18%, khu vực miền trung tăng 10%, khu vực phía Nam tăng từ 13- 15%. Như vậy nhu cầu năm 2003 có thể đạt 22,3 - 22,5 triệu tấn.
- Giá thép: Nhu cầu tiêu thụ thép trong tháng có phần giảm, do đang mùa mưa bão và do các công trình còn tồn nhiều thép xây dựng. Do giá nhập khẩu phôi thép thời gian qua tăng dần trở lại lên đến 270 - 275 USD/T, nhưng vẫn thấp hơn giá phôi thép nhập khẩu vào thời Điểm cao (có lúc lên phía Bắc đã Điều chỉnh tăng giá bán 200đ/kg, theo báo cáo của TCTy thép Việt Nam, hiện giá bán thép xây dựng phi 6 ở mức (chưa có VAT)
| Miền Bắc | Miền Trung | Miền Nam |
+ TCTy thép: + Liên doanh: | 5.430 đ/kg 5.000đ/kg | 5.600 đ/kg 5.000 đ/kg | 5.120 đ/kg 5.000 đ/kg |
Giá bán lẻ thép xây dựng trên thị trường nhìn chung dao động ở mức từ 5.600 - 5.900 đ/kg, riêng thép tấm, thép lá tăng ở một số địa bàn từ 100 - 150 đ/kg.
Dự báo thời gian tới giá nhập khẩu phôi thép có thể tăng (hiện các nhà sản xuất lớn tại Nga, Ukraina, Hàn Quốc... đang có chủ trương tăng giá bán và áp dụng tối thiểu mức tồn kho trong nước để giữ giá), sẽ động tới giá thép trong nước, tuy nhiên nếu giá thép xây dựng trong nước tăng trên 6.000 đ/kg thì khả năng cạnh tranh được với thép nhập ngoại.
4. Giá vàng và giá đô la Mỹ:
- Giá vàng trên thị trường thế giới tăng dần trở lại: tại Luân Đôn từ 351 USD/ounce tăng lên 361 USD/ounce. Giá vàng trong nước biến động tăng cùng giá vàng thế giới từ 4.000 - 8.000 đ/chỉ, hiện dao động ở mức 660.000 - 668.000 đ/chỉ. Dự báo thời gian tới giá vàng khả năng sẽ giảm do Ngân hàng Trung ương Châu Âu sẽ tăng lượng vàng bán ra, đồng đô la Mỹ sẽ mạnh lên...
- Giá đô la Mỹ trên thị trường tự do tiếp tục chiều hướng tăng từ 10 - 20 đ/USD, cuối tháng dao động ở mức 15.520 - 15.535 đ/USD.
Tỷ giá mua, bán của ngân hàng Ngoại thương tiếp tục được Điều chỉnh tăng, giá bán ra từ 15.502 đ/USD tăng lên 15.516 đ/USD.
III. DỰ KIẾN GIÁ TRONG THỜI GIAN TỚI:
Thời Tiết còn diễn biến phức tạp, mưa lũ lớn có thể xảy ra, lưu thông hàng hoá ít nhiều bị ảnh hưởng, sẽ tắc động tới sản xuất (nhất là trong sản xuất nông nghiệp) và đời sống của người dân. Sức mua xã hội tăng chậm, giá cả một số mặt hàng tiêu dùng tiếp tục chiều hướng giảm (nhất là mặt hàng thuộc diện giảm thuế nhập khẩu).
- Giá lương thực tại các tỉnh phía Bắc nhìn chung chững lại, một số tỉnh khả năng nhẹ do ảnh hưởng của mưa bão. Các tỉnh miền Nam giá lương thực khả năng sẽ giảm tại một số tỉnh ĐBSCL, do nông dân đẩy mạnh thu hoạch lúa Hè thu nhằm trách lũ, mức giảm không nhiều, riêng lúa Đông xuân vững giá.
- Giá nông sản - thực phẩm: Giá thực phẩm tươi sống một số loại tiếp tục giảm, do nông dân đầy mạnh bán ra nhằm tránh lũ (đặc biệt tại các tỉnh ĐBSCL). Giá nông sản một số loại: đậu xanh, lạc, cà phê, hạt tiêu chiều hướng tiếp tục tăng, do nhu cầu tiêu thụ trong dịp tết Trung thu tăng cùng với nguồn cung trong dân giảm. Tuy nhu cầu tiêu thụ đường kính tăng đáng kể, nhưng nguồn cung đảm bảo với giá ổn định. Giá một số loại bánh, kẹo nhập ngoại giảm do tác động của việc giảm thuế nhập khẩu.
- Giá hàng công nghiệp tiêu dùng: Nhìn chung sức mua tăng chậm, riêng thị trường phục vụ khai giảng năm học mới được cải thiện. Giá cả hàng hoá không có biến động lớn, trừ những nhóm hàng thuộc diện giảm thuế nhập khẩu tiếp tục chiều hướng giảm, nhưng mức giảm không nhiều.
- Giá vật tư: Nguồn cung trên thị trường đáp ứng mọi nhu cầu với giá cả khá ổn định, riêng một số loại vật liệu xây dựng thuộc diện giảm thuế nhập khẩu khả năng giảm nhẹ.
- Giá vàng trong nước biến động theo giá vàng thế giới, ít có khả năng tăng. Giá đô la Mỹ trên thị trường tự do tiếp tục nhích tăng.
| TL/BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI |
CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG
CHỈ SỐ GIÁ VÀNG VÀ CHỈ SỐ GIÁ ĐÔ LA MỸ CẢ NƯỚC
Tháng 7 năm 2003
| Mã số | Chỉ số tháng 7 năm 2003 so với (%) | |||
Kỳ gốc năm 2000 | Tháng 7 năm 2002 | Tháng 12 năm 2002 | Tháng 6 năm 2003 | ||
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 |
Chỉ số giá tiêu dùng I. Lương thực - thực phẩm Trong đó: 1 - Lương thực 2 - Thực phẩm II. Đồ uống và thuốc lá III. May mặc, mũ nón, giầy dép IV. Nhà ở và vật liệu xây dựng V. Thiết bị và đồ dùng gia đình VI. Dược phẩm, y tế VII. Phương tiện đi lại, bưu điện VIII. Giáo dục IX. Văn hoá, thể thao, giải trí X. Đồ dùng và dịch vụ khác | C 0 01 02 1 2 3 4 5 6 7 8 9 | 107,2 109,1 105,2 111,1 106,9 104,8 113,4 103,2 117,4 97,9 111,1 99,4 106,8 | 103,0 101,5 100,9 101,5 104,3 102,8 109,1 101,4 113,9 103,5 102,2 99,5 103,5 | 101,8 101,1 97,6 102,6 102,1 102,1 102,7 101,1 114,0 101,8 101,0 99,2 102,1 | 99,7 99,5 99,8 99,7 100,0 100,0 100,2 100,0 100,4 99,9 100,0 99,6 100,0 |
Chỉ số giá vàng Chỉ số giá đô la Mỹ | V U | 135,7 109,1 | 113,2 101,5 | 109,9 100,8 | 99,8 100,2 |
CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG
CHỈ SỐ GIÁ VÀNG VÀ CHỈ SỐ GIÁ ĐÔ LA MỸ KHU VỰC NÔNG THÔN
Tháng 7 năm 2003
| Mã số | Chỉ số tháng 7 năm 2003 so với (%) | |||
Kỳ gốc năm 2000 | Tháng 7 năm 2002 | Tháng 12 năm 2002 | Tháng 6 năm 2003 | ||
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 |
Chỉ số giá tiêu dùng I. Lương thực - thực phẩm Trong đó: 1 - Lương thực 2 - Thực phẩm II. Đồ uống và thuốc lá III. May mặc, mũ nón, giầy dép IV. Nhà ở và vật liệu xây dựng V. Thiết bị và đồ dùng gia đình VI. Dược phẩm, y tế VII. Phương tiện đi lại, bưu điện VIII. Giáo dục IX. Văn hoá, thể thao, giải trí X. Đồ dùng và dịch vụ khác | C 0 01 02 1 2 3 4 5 6 7 8 9 | 106,1 107,9 104,5 110,3 104,9 103,9 112,2 102,7 119,2 96,3 105,4 97,7 107,6 | 102,6 101,2 100,5 100,8 103,0 102,6 108,6 101,6 116,0 103,8 101,5 98,6 104,8 | 101,5 100,5 96,7 102,0 101,2 101,6 103,2 101,3 115,8 102,5 100,5 98,8 102,7 | 99,7 99,4 98,5 99,5 100,0 99,8 100,1 100,0 101,2 100,0 100,0 99,5 100,0 |