Công văn 369/BNN-HTQT

Công văn 369/BNN-HTQT về cơ cấu lại vốn để mở rộng dự án Cạnh tranh Nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 369/BNN-HTQT cơ cấu lại vốn mở rộng dự án Cạnh tranh Nông nghiệp


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 369/BNN-HTQT
V/v Cơ cấu lại vốn để mở rộng dự án Cạnh tranh Nông nghiệp.

Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2012

 

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Ngày 05/10/2011, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã nhận được công văn số 6979/VPCP-QHQT của Thủ tướng Chính phủ về việc giao cho Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xem xét tính khả thi đối với đề xuất mở rộng dự án Cạnh tranh Nông nghiệp (ACP) thêm 13 tỉnh tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Đoàn công tác Ngân hàng Thế giới đã tổ chức đánh giá định kỳ dự án ACP lần thứ 5 từ ngày 22/11/2011 đến ngày 2/12/2011 với mục tiêu chính là hoàn thành việc tái cơ cấu dự án đã được thống nhất từ tháng 3/2011 (Đợt đánh giá giữa kỳ) và điều chỉnh Hiệp định dự án. Đoàn đánh giá đã làm việc với các Bộ, ngành trung ương về việc cơ cấu lại vốn để điều chỉnh vùng dự án tại các tỉnh ĐBSCL cũng như rà soát khả năng hấp thu vốn của 08 tỉnh thực hiện dự án. Trên tinh thần đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có công văn số 3826/BNN-HTQT ngày 27/12/2011 gửi các Bộ, ngành về việc cơ cấu lại dự án ACP để mở rộng phạm vi thực hiện dự án tại các tỉnh ĐBSCL (Đề cương chi tiết đính kèm) và đã nhận được ý kiến góp ý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại công văn số 217/NHNN-HTQT ngày 12/01/2012, của Bộ Tài chính tại công văn số 989/BTC-QLN ngày 19/1/2012 và của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 496/BKHĐT-KTĐN ngày 04/02/2012. Bộ Nông nghiệp và PTNT xin tóm tắt ý kiến đóng góp của Bộ, ngành như sau:

1. Về chủ trương tái cơ cấu nguồn vốn để mở rộng phạm vi thực hiện dự án:

Các Bộ, ngành đều thống nhất chủ trương với đề xuất cơ cấu lại vốn dự án ACP để điều chỉnh vùng dự án tại các tỉnh ĐBSCL, tập trung chủ yếu vào các mô hình sản xuất “1 phải, 5 giảm” và xây dựng các cánh đồng mẫu lớn cho các vùng sản xuất lúa trọng điểm ở ĐBSCL nhằm tăng tính cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi. Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Ngân hàng Thế giới, dự án sẽ dư khoảng 9,4 triệu USD bao gồm 6,3 triệu USD từ hợp phần A (Tăng cường công nghệ nông nghiệp) và 3,1 triệu USD vốn viện trợ không hoàn lại do Cơ quan Phát triển quốc tế (CIDA), Canada tài trợ (Hiệp định tài trợ không hoàn lại có hiệu lực từ ngày 6/10/2011).

2. Về nội dung trong Đề cương chi tiết tái cơ cấu để điều chỉnh phạm vi dự án:

Một số ý kiến yêu cầu bổ sung, làm rõ khi cơ cấu lại vốn để điều chỉnh phạm vi bao gồm các tỉnh ĐBSCL: (i) Xem xét, cân nhắc năng lực thực hiện của các đơn vị tham gia dự án; (ii) Phân tích, đánh giá, làm rõ thách thức đối với dự án đang triển khai; (iii) Làm rõ cơ chế tài chính và sự phối hợp tổ chức, quản lý thực hiện giữa Ban điều phối và các bên tham gia dự án; (iv) Xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết của dự án theo từng hợp phần, phân kỳ thực hiện theo năm, số tiền dự kiến điều chỉnh tương ứng theo đồng SDR và USD; (v) Tuân thủ quy định về quản lý và sử dụng vốn ODA theo Nghị định 131/2006/NĐ-CP của Chính phủ; (vi) Đánh giá những khó khăn qua 3 năm thực hiện và rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn trong 2 năm còn lại của dự án. Đây là những ý kiến rất bổ ích giúp Bộ Nông nghiệp và PTNT hoàn thiện trong quá trình thẩm định,
phê duyệt để đảm bảo việc thực hiện dự án đạt hiệu quả cao nhất.

Với những ý kiến đóng góp nêu trên, Bộ Nông nghiệp và PTNT kính trình Thủ tướng Chính phủ những nội dung sau đây:

1. Đồng ý chủ trương cơ cấu lại vốn để mở rộng dự án ACP tại các tỉnh ĐBSCL;

2. Giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, ký Hiệp định điều chỉnh phù hợp với cơ cấu lại vốn để mở rộng phạm vi thực hiện dự án tại các tỉnh ĐBSCL.

3. Giao cho Bộ Nông nghiệp và PTNT thẩm định, phê duyệt dự án theo Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);

Bộ Nông nghiệp và PTNT kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban Quản lý các dự án NN;
- Lưu: VT, HTQT (VTHH-06).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Bá Bổng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 369/BNN-HTQT

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu369/BNN-HTQT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành20/02/2012
Ngày hiệu lực20/02/2012
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcĐầu tư, Tài chính nhà nước
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật12 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Công văn 369/BNN-HTQT cơ cấu lại vốn mở rộng dự án Cạnh tranh Nông nghiệp


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 369/BNN-HTQT cơ cấu lại vốn mở rộng dự án Cạnh tranh Nông nghiệp
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu369/BNN-HTQT
                Cơ quan ban hànhBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
                Người kýBùi Bá Bổng
                Ngày ban hành20/02/2012
                Ngày hiệu lực20/02/2012
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcĐầu tư, Tài chính nhà nước
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật12 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Công văn 369/BNN-HTQT cơ cấu lại vốn mở rộng dự án Cạnh tranh Nông nghiệp

                      Lịch sử hiệu lực Công văn 369/BNN-HTQT cơ cấu lại vốn mở rộng dự án Cạnh tranh Nông nghiệp

                      • 20/02/2012

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 20/02/2012

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực