Công văn 3716/SGDĐT-QLT

Công văn 3716/SGDĐT-QLT năm 2021 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý thi và kiểm định chất lượng giáo dục năm học 2021-2022 do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 3716/SGDĐT-QLT 2021 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý thi Sở Giáo dục Hà Nội


UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3716/SGDĐT-QLT
Vv hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý thi và kiểm định chất lượng giáo dục năm học 2021-2022

Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2021

 

Kính gửi:

- Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã;
- Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông;
- Hiệu trưởng các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trực thuộc Sở;
- Giám đốc các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên.

Thực hiện Chỉ thị số 800/CT-BGDĐT ngày 24/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 ứng phó với dịch Covid-19, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo; Chỉ thị 21/CT-UBND ngày 20/9/2021 của UBND thành phố Hà Nội về thực hiện nhiệm vụ chủ yếu năm học 2021-2022 của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội; Công văn số 4237 BGDĐT-QLCL ngày 27/9/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022; Quyết định số 3952/QĐ-UBND ngày 16/8/2021 của UBND thành phố Hà Nội ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường trung học phổ thông (THPT), các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (THCS) trực thuộc Sở và các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) thực hiện nhiệm vụ quản thi và kiểm định chất lượng giáo dục năm học 2021-2022 như sau:

A. NHIỆM VỤ CHUNG

- Tích cực rà soát các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh vào các lớp đầu cấp, kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo để có ý kiến đóng góp sửa đổi, bổ sung phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện thực tế của thành phố Hà Nội, linh hoạt, thích ứng với tình hình dịch bệnh (nếu có).

- Xây dựng và triển khai phương án tổ chức Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT; tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6; tuyển sinh vào lớp 6 Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam; các kỳ thi và tuyển sinh Chương trình song ngữ tiếng Pháp. Tiếp tục áp dụng và cải tiến hình thức tuyển sinh trực tuyến trong công tác tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 và xác nhận nhập học vào lớp 10 THPT nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, giúp cho công tác quản lý được minh bạch, khoa học, ổn định. Chuẩn bị chu đáo và tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 trên địa bàn Thành phố theo đúng chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên; gắn công tác kiểm định chất lượng giáo dục với công nhận trường đạt chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông. Tiếp tục thực hiện các nội dung trong Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 01/03/2019 của UBND Thành phố, xây dựng lộ trình phù hợp để phấn đấu đến hết năm 2025 tất cả các trường ngoài công lập đủ điều kiện đánh giá ngoài được đánh giá ngoài. Chú trọng quán triệt ý thức trách nhiệm, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chất lượng giáo dục các cấp.

- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc về công tác hướng dẫn chuyển trường và tiếp nhận học sinh, học viên; triển khai hướng dẫn xét công nhận tốt nghiệp THCS năm học 2021-2022, công tác quản lý và cấp phát bằng tốt nghiệp THPT, bằng tốt nghiệp THCS theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

B. MỘT SỐ NHIỆM VỤ CỤ THỂ

I. Công tác thi và đánh giá chất lượng giáo dục

1. Đối với Kỳ thi tốt nghiệp THPT; tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022

a) Tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 theo phương án thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảo đảm kết quả thi phản ánh trung thực, khách quan, đúng trình độ, năng lực học sinh, có độ tin cậy cao và sự phân hóa để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh và cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong các trường phổ thông. Cụ thể:

- Đẩy mạnh truyền thông giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh, học viên và toàn xã hội về Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 và Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông giai đoạn 2022- 2025; triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời các quy định, yêu cầu trong văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tăng cường chức năng quản lý nhà nước, vai trò thanh tra, kiểm tra, giám sát; gắn kết trách nhiệm của UBND quận, huyện, thị xã, phòng Giáo dục và Đào tạo và trường THPT trong chỉ đạo, tổ chức, triển khai Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 trên địa bàn.

- Làm tốt công tác lựa chọn nhân sự cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022; tăng cường quán triệt Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; nâng cao chất lượng của công tác tập huấn nghiệp vụ cho tất cả các đối tượng, lực lượng tham gia tổ chức thi; đặc biệt chú trọng tập huấn kỹ nghiệp vụ cho cán bộ làm nhiệm vụ thanh tra, giám sát.

- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức thi; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo để bảo đảm kết nối thông tin thông suốt, chính xác, kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo và tổ chức thi.

- Chuẩn bị sớm, đầy đủ các điều kiện đề tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022; xây dựng các phương án bảo đảm an ninh, an toàn và dự phòng để xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tổ chức thi, nhất là ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 (nếu có).

b) Công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng: chỉ đạo các đơn vị được giao nhiệm vụ nhận hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh chuẩn bị đủ cơ sở vật chất, thiết bị để thu nhận và nhập thông tin Phiếu đăng kí dự thi chính xác, đúng tiến độ thời gian quy định. Tiếp tục tập huấn cho cán bộ làm công tác tuyển sinh nắm vững Quy chế tuyển sinh nhất là các chính sách ưu tiên trong tuyển sinh đểđủ năng lực hướng dẫn, hỗ trợ thí sinh.

2. Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT

- Tiếp tục triển khai nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh phương thức tuyển sinh vào lớp 10 THPT theo hướng tạo thuận lợi cho thí sinh, thu hút để tuyển chọn được những học sinh học giỏi, đảm bảo kết quả thi phản ánh trung thực, khách quan, đúng trình độ, năng lực học sinh, nâng cao chất lượng tuyển sinh vào các trường THPT và thích ứng với tình hình dịch bệnh (nếu có).

- Thực hiện việc lựa chọn nhân sự cho Kỳ thi theo đúng quy định giao chỉ tiêu của Sở Giáo dục và Đào tạo; tăng cường quán triệt Quy chế thi; nâng cao chất lượng của công tác tập huấn nghiệp vụ cho tất cả các đối tượng, lực lượng tham gia tổ chức thi.

- Tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin để nghiên cứu, xây dựng công cụ hỗ trợ công tác tổ chức Kỳ thi, tuyển sinh, đặc biệt là công cụ xác nhận nhập học trực tuyến vào lớp 10 THPT nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, giúp cho công tác quảnđược minh bạch, khoa học, ổn định. Thực hiện công tác dữ liệu thi, tuyển sinh đảm bảo chính xác, đúng thời hạn quy định.

- Chủ động chuẩn bị chu đáo các điều kiện để tổ chức tốt Kỳ thi, tuyển sinh; xây dựng các phương án bảo đảm an ninh, an toàn và dự phòng để xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tổ chức thi, tuyển sinh, nhất là ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 (nếu có).

3. Kỳ tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6

- Tăng cường chỉ đạo và kiểm tra công tác điều tra số trẻ ở từng độ tuổi tuyển sinh, phân tuyến hợp lý, đảm bảo đủ chỗ học cho học sinh, kiên quyết không để xảy ra điểm nóng về tuyển sinh.

- Tiếp tục thực hiện 5 rõ trong công tác tuyển sinh: rõ tuyến tuyển sinh, rõ chỉ tiêu tuyển sinh, rõ thời gian tuyển sinh, rõ phương thức tuyển sinh và rõ trách nhiệm trong công tác tuyển sinh. Thực hiện công khai kế hoạch tuyển sinh và số điện thoại đường dây nóng về tuyển sinh của các quận, huyện trên Cổng thông tin điện tử của các trường, các phòng Giáo dục và Đào tạo và Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Tiếp tục nghiên cứu thực hiện các giải pháp có hiệu quả nhằm: tăng quy mô tuyển sinh, tăng chất lượng công tác tuyển sinh, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học, giảm số học sinh trái tuyến, giảm số học sinh trên một lớp; tăng số học sinh được học 2 buổi/ngày.

- Tiếp tục áp dụng và cải tiến hình thức tuyển sinh trực tuyến trong tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2022-2023.

- Tổ chức tốt công tác tuyển sinh vào lớp 6 Trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam.

4. Đối với các kỳ thi và tuyển sinh Chương trình song ngữ tiếng Pháp

- Triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời các quy định, yêu cầu trong văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thi và xét tốt nghiệp chương trình song ngữ tiếng Pháp (đối với cấp THCS và cấp THPT) của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Căn cứ văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp trong khuôn khổ chương trình song ngữ và tăng cường tiếng Pháp; căn cứ số lượng học sinh thực tế ở mỗi cấp học, số lượng giáo viên và cơ sở vật chất hiện có ở các quận tham gia chương trình song ngữ tiếng Pháp để xây dựng phương án tuyển sinh cho phù hợp, khoa học, không gây xáo trộn nhiều để ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh.

5. Kỳ thi nghề phổ thông; các chương trình đánh giá học sinh Thành phố, quốc gia, quốc tế

- Phối hợp tổ chức Kỳ thi và cấp giấy chứng nhận nghề phổ thông nghiêm túc, công khai, tạo thuận lợi cho học sinh.

- Tiếp tục triển khai các chương trình đánh giá học sinh quốc gia, quốc tế do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức: Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế (PISA) theo Kế hoạch tổng thể tổ chức triển khai PISA chu kỳ 2021 ban hành kèm theo Quyết định số 459/QĐ-BGDĐT ngày 26/02/2019 của Bộ trưng Bộ Giáo dục và Đào tạo; khảo sát chính thức kết quả học tập của học sinh lớp 9 và lớp 11 theo Kế hoạch tổng thể tổ chức triển khai Chương trình Đánh giá định kỳ quốc gia kết quả học tập của học sinh lớp 9 và lớp 11 giai đoạn 2021-2022 ban hành kèm theo Quyết định số 4376/QĐ-BGDĐT ngày 16/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; khảo sát thử nghiệm Chương trình Đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học khu vực Đông Nam Á (SEA PLM) giai đoạn 2 tại các tỉnh, thành phố theo kế hoạch.

- Triển khai kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh hết cấp tiểu học và hết cấp THCS môn tiếng Anh theo Kế hoạch số 28/KH-UBND ngày 23/01/2019 của UBND thành phố Hà Nội về việc dạy và học ngoại ngữ trong trường phổ thông, trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025 và Công văn số 2886/UBND-KGVX ngày 10/7/2019 của UBND thành phố Hà Nội về việc điều chỉnh một số nội dung tại Kế hoạch số 28/KH-UBND ngày 23/01/2019 của UBND Thành phố.

- Các đơn vị thực hiện tốt công tác chuẩn bị về dữ liệu học sinh đăng ký dự thi nghề phổ thông; dữ liệu học sinh hết cấp tiểu học và hết cấp THCS phục vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng môn tiếng Anh; dữ liệu hiệu trưởng, giáo viên và học sinh, chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn lực để tham gia khảo sát chính thức theo các yêu cầu kỹ thuật của quốc tế và của Việt Nam; có các phương án ứng phó với tác động của dịch Covid-19 trong quá trình triển khai.

II. Công tác kiểm định chất lượng giáo dục

1. Tiếp tục quán triệt, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp đã đề tại Thông báo số 1697 TB-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ tại Hội nghị sơ kết công tác kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và thường xuyên giai đoạn 2015-2020.

2. Làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương; xây dựng kế hoạch khả thi, bố trí nguồn kinh phí phù hợp theo quy định tại Thông tư số 56/2021/TT-BTC ngày 12/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung chi, mức chi cho hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông để triển khai có hiệu quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục.

3. Tập trung nâng cao chất lượng các hoạt động tự đánh giá và đánh giá ngoài, đặc biệt là công tác cải tiến chất lượng sau đánh giá nhằm bảo đảm thực chất, hiệu quả. Chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch năm học 2021-2022 có nội dung của kế hoạch cải tiến chất lượng (theo lộ trình) đã đề ra trong quá trình kiểm định chất lượng nhà trường; cuối năm học 2021-2022, các trường rà soát, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng của nhà trường trong năm học; nội dung đánh giá thể hiện trong báo cáo tổng kết năm học. Các phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo có các biện pháp thích hợp để kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng các trường. Có các phương án ứng phó với tác động của dịch Covid-19 trong quá trình triển khai.

4. Tiếp tục chú trọng công tác truyền thông, tập huấn chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ tham gia công tác tự đánh giá, công tác đánh giá ngoài; rà soát, củng cố đội ngũ chuyên gia đánh giá ngoài để đáp ứng yêu cầu đánh giá ngoài theo kế hoạch. Triệt đ sử dụng đội ngũ lãnh đạo, chuyên viên các phòng Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo các nhà trường đã tham gia đánh giá ngoài làm cán bộ cốt cán để hướng dẫn nghiệp vụ cho các trường thực hiện công tác tự đánh giá, thẩm định báo cáo tự đánh giá, đảm bảo chất lượng báo cáo tự đánh giá đúng cấu trúc, đủ nội hàm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Thực hiện việc sơ kết, đánh giá và chế độ báo cáo theo quy định; đ xuất kịp thời với Bộ Giáo dục và Đào tạo về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh, bổ sung các quy định hiện hành.

III. Công tác chuyển trường và tiếp nhận học sinh, học viên; công tác xét tốt nghiệp THCS; công tác quản lý và cấp phát bằng tốt nghiệp THCS, bằng tốt nghiệp THPT; báo cáo định kỳ

1. Thực hiện nghiêm túc công tác chuyển trường và tiếp nhận học sinh, học viên theo hướng dẫn tại các Công văn: số 5482/SGDĐT-QLT ngày 14/12/2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn chuyển trường và tiếp nhận học sinh tại các trường THPT; số 2730/SGDĐT-QLT ngày 30/7/2021 về việc chuyển trường, học lại và tiếp nhận học sinh tiểu học, THCS từ năm học 2021-2022. Tạo điều kiện thuận lợi cho các học sinh có nguyện vọng chính đáng trong công tác chuyển trường và tiếp nhận học sinh, nhất là các đối tượng học sinh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid- 19.

2. Các phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường THCS, các trung tâm GDNN-GDTX và các cơ sở giáo dục khác có dạy chương trình THCS trên địa bàn thực hiện công tác xét công nhận tốt nghiệp THCS đúng Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo chính xác, công bằng, khách quan và thống nhất trên công cụ hỗ trợ trực tuyến của Thành phố; đảm bảo chất lượng phổ cập giáo dục, từng bước xây dựng dữ liệu của Ngành tập trung, thống nhất toàn Thành phố.

3. Tiếp tục triển khai nghiêm túc công tác quản lý và cấp phát bằng tốt nghiệp THCS, bằng tốt nghiệp THPT theo đúng quy định tại Quyết định số 493/QĐ-SGDĐT ngày 24/4/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp THCS, bằng tốt nghiệp THPT thuộc phạm vi quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo.

4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý đối với các vi phạm trong công tác chuyển trường và tiếp nhận học sinh, học viên; công tác xét công nhận tốt nghiệp THCS và công tác quản lý và cấp phát bằng tốt nghiệp THCS, bằng tốt nghiệp THPT.

5. Báo cáo tổng hợp các nội dung thực hiện nhiệm vụ quản lý thi và kiểm định chất lượng giáo dục năm học 2021-2022 theo đúng biểu mẫu và đúng kế hoạch.

C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Trên cơ sở những nội dung hướng dẫn tại Công văn này, căn cứ vào tình hình cụ thể của đơn vị và địa phương các phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường THPT, các trường mầm non, tiểu học, THCS trực thuộc Sở, các trung tâm GDNN-GDTX xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ quản lý thi và kiểm định chất lượng giáo dục năm học 2021-2022; tổ chức đánh giá, tổng kết triển khai nhiệm vụ quản lý thi và kiểm định chất lượng giáo dục năm học 2021-2022; lập báo cáo đánh giá và tự chấm điểm tiêu chí thi đua năm học gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo (qua Phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục) trước ngày 31/5/2022.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh, đề nghị báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo (qua Phòng Quản thi và Kiểm định chất lượng giáo dục, email: qlt-[email protected]; điện thoại: 024.39387312; 0243.936.8762; 0243.936.3240; 0243.825.3743) để kịp thời xem xét giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục Quản lý chất lượng, Bộ GDĐT;
- Đ/c Giám đốc Sở;
- Các đ/c Phó Giám đốc Sở;
- Các phòng thuộc Sở;
-
Cổng thông tin điện tử của Ngành;
- Lưu: VT, QLT.

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Phạm Văn Đại

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 3716/SGDĐT-QLT

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu3716/SGDĐT-QLT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành28/10/2021
Ngày hiệu lực28/10/2021
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcGiáo dục
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật3 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Công văn 3716/SGDĐT-QLT

Lược đồ Công văn 3716/SGDĐT-QLT 2021 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý thi Sở Giáo dục Hà Nội


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 3716/SGDĐT-QLT 2021 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý thi Sở Giáo dục Hà Nội
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu3716/SGDĐT-QLT
                Cơ quan ban hànhThành phố Hà Nội
                Người kýPhạm Văn Đại
                Ngày ban hành28/10/2021
                Ngày hiệu lực28/10/2021
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcGiáo dục
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật3 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Công văn 3716/SGDĐT-QLT 2021 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý thi Sở Giáo dục Hà Nội

                            Lịch sử hiệu lực Công văn 3716/SGDĐT-QLT 2021 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý thi Sở Giáo dục Hà Nội

                            • 28/10/2021

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 28/10/2021

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực