Công văn 3774/BKHĐT-PTDN

Công văn 3774/BKHĐT-PTDN năm 2013 tình hình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2012 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 3774/BKHĐT-PTDN 2013 tình hình đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực doanh nghiệp nhỏ vừa 2012


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 3774/BKHĐT-PTDN
V/v Tình hình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV năm 2012

Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2013

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân Tỉnh Lạng Sơn

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn số 738/BKHĐT-PTDN ngày 30/01/2013 gửi các Bộ, Hiệp hội trung ương và công văn số 1437/BKHĐT-PTDN ngày 06/3/2013 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị báo cáo tình hình thực hiện trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) năm 2012.

Trên cơ sở tổng hợp báo cáo của 7 Bộ, 16 Hiệp hội và 55 địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng Báo cáo tóm tắt Tình hình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV năm 2012.

Để có cơ sở đánh giá kết quả thực hiện, đồng thời triển khai các hoạt động đào tạo trong năm 2013, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xin gửi Quý cơ quan được biết và đẩy mạnh triển khai thực hiện trong năm 2013./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên; .
- Bộ trưởng Bùi Quang Vinh (để b/c);
- Bộ Tài chính (Cục Tài chính DN);
- Lưu: VT, PTDN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đặng Huy Đông

 

BÁO CÁO

TÓM TẮT TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NĂM 2012

I. Tình hình chung về triển khai hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các DNNVV năm 2012.

Ngày 30/6/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), trong đó quy định Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn xây dựng kế hoạch trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các DNNVV, chủ yếu tập trung vào quản trị doanh nghiệp (khoản 1, Điều 13). Nhiệm vụ nêu trên cũng đã được cụ thể hóa và khẳng định tại Quyết định số 1231/QĐ-TTg ngày 07/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2011 -2015 (Nhóm giải pháp 4: Phát triển nguồn nhân lực, chú trọng nâng cao năng lực quản trị cho các DNNVV).

Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Kế hoạchĐầu tư đã chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng Thông tư liên tịch số 05/2011/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 31/3/2011 hướng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các DNNVV (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch 05). Trên cơ sở này, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV đã được triển khai tập trung vào hai tháng cuối năm 2011.

Năm 2012 là năm thứ hai triển khai hoạt động, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV theo quy định tại Thông tư liên tịch số 05, tập trung vào các hoạt động: (i) Xây dựng, biên soạn, bổ sung, in ấn tài liệu cơ bản và các tài liệu chuyên sâu về đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV; (ii) Khảo sát, đánh giá nhu cầu, đánh giá tác động hoạt động trợ giúp đào tạo và (iii) Tổ chức các khóa đào tạo cho các DNNVV. Tổng kinh phí thực hiện năm 2012 là 103.698 triệu đồng trong đó kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) là 56.677 triệu đồng (Ngân sách trung ương là 44.845 triệu đồng và Ngân sách địa phương là 11.832 triệu đồng) chiếm 55% tổng kinh phí, từ nguồn thu học phí của học viên là 36.777 triệu đồng, chiếm 35% tổng kinh phí và từ nguồn huy động, tài trợ là 10.244 triệu đồng, chiếm 10% tổng kinh phí.

Ở cấp Trung ương, kinh phí ngân sách trung ương (NSTW) hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV đã được giao cho 8 Bộ và 16 Hiệp hội. Ở cấp địa phương, có 45/55 địa phương đã bố trí trực tiếp ngân sách địa phương (NSĐP) (hoặc huy động nguồn tài trợ, phối hợp với các đơn vị khác) để tổ chức các khóa đào tạo cho DNNVV tại địa phương. Năm 2012, các Bộ, hiệp hội và địa phương đã tiến hành tổ chức được 1.589 khóa đào tạo (trong đó có 363 khóa khởi sự doanh nghiệp, chiếm khoảng 23% tổng số khóa đào tạo) cho 67.149 học viên (xem Phụ lục: Tổng hợp kinh phí trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các DNNVV năm 2012 gửi kèm theo).

II. Đánh giá về tình hình thực hiện hoạt động trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV năm 2012.

1. Một số kết quả đạt được

1.1. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV (sau đây gọi tắt hoạt động đào tạo) đã nhận được sự ủng hộ, quan tâm, chú ý của các cấp lãnh đạo, sự tham gia của các Bộ, tổ chức hiệp hội và sự đồng thuận mạnh mẽ của cộng đồng DNNVV.

Như đã nói ở trên, năm 2012, tổng kinh phí NSTW hỗ trợ thực hiện hoạt động đào tạo là 41.258 triệu đồng, tăng gấp gần 4 lần so với năm 2011. Đã có 8 Bộ và 16 tổ chức Hiệp hội được lựa chọn và tham gia thực hiện. Các Bộ, tổ chức hiệp hội đã triển khai nghiêm túc với tổng số khóa đào tạo là 928 khóa cho 35.974 học viên, tăng gấp gần 5 lần so với năm 2011 cả về số khóa đào tạo và số học viên tham gia.

Đáng chú ý là ở cấp địa phương, đã có sự quan tâm thực sự của các cấp lãnh đạo cao nhất. Thể hiện qua việc các địa phương đã bố trí cân đối ngân sách, trực tiếp chỉ đạo các đơn vị đầu mối xây dựng kế hoạch cũng như phối hợp với các đơn vị để tiến hành hoạt động đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các DNNVV trên địa bàn. Năm 2012, có 31/55 địa phương (chiếm 56%) đã bố trí ngân sách cho hoạt động đào tạo này với tổng số tiền là 11.832 triệu đồng. Điển hình là một số địa phương đã bố trí nguồn ngân sách rất lớn cho hoạt động này như Hà Nội (tổng NSNN được giao là 6.200 triệu đồng, với tỷ lệ hoàn thành kế hoạch là 100%), Vĩnh Phúc (tổng NSNN được giao là 2.500 triệu đồng, với tỷ lệ hoàn thành kế hoạch là 97%), Kiên Giang (tổng NSNN được giao là 1.021 triệu đồng, với tỷ lệ hoàn thành kế hoạch đạt 59%), Quảng Ninh (tổng NSNN được giao là 546 triệu đồng, với tỷ lệ hoàn thành kế hoạch là 100%),...

Một số địa phương (14/55 địa phương, chiếm 25%), tuy không cân đối, bố trí được kinh phí hỗ trợ cũng đã huy động nguồn hỗ trợ của các tổ chức, các dự án khác để tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các DNNVV trên địa bàn tỉnh như Bến Tre (phối hợp với Dự án Phát triển kinh doanh với người nghèo nông thôn); Bắc Kạn (phối hợp với Dự án Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông lâm nghiệp- dự án 3PAD).v.v...Tổng kinh phí thực hiện đào tạo từ nguồn huy động tài trợ là 10.244 triệu đồng.

Theo Báo cáo điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho các DNNVV được thực hiện tại 10 tỉnh/thành phố năm 2012 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cục Phát triển doanh nghiệp) thực hiện thì mặc dù các khóa đào tạo được tổ chức ở nhiều địa bàn, với cấp độ khác nhau nhưng có trên 80% cá nhân và tổ chức được điều tra đánh giá việc tham gia các khóa đào tạo khởi sự và quản trị doanh nghiệp là cần thiết và quan trọng.

Báo cáo của tất cả các Bộ, các tổ chức Hiệp hội, các nhà tài trợ và ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp đều khẳng định và đánh giá cao việc Nhà nước xây dựng và triển khai hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các DNNVV. Mặc dù hoạt động đào tạo mới triển khai được hơn một năm, nhưng đã nhận được sự ủng hộ, đồng thuận và có sự tham gia tích cực của xã hội.

1.2. Hoạt động đào tạo đã tạo được sự phát triển lớn về chiều rộng và từng bước tập trung vào chất lượng đào tạo.

Nếu như năm 2011, hoạt động đào tạo mới chỉ khởi động triển khai tại một số địa phương do các Bộ, tổ chức hiệp hội được giao ngân sách thực hiện. Thì đến năm 2012, hoạt động này đã triển khai thực hiện rộng khắp ở các địa phương trong cả nước. Một số đơn vị đào tạo thuộc các Bộ, tổ chức hiệp hội đã chủ động phối hợp với các Sở Kế hoạch và Đầu tư (đơn vị được giao làm đầu mối trợ giúp phát triển DNNVV) tại một số địa phương, đặc biệt là địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các địa phương chưa cân đối, bố trí được ngân sách để hỗ trợ tổ chức các khóa đào tạo đáp ứng nhu cầu đào tạo của các DNNVV trên địa bàn và nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước.

Sự tham gia tích cực, chủ động của 16 tổ chức hiệp hội với mạng lưới các đơn vị trực thuộc, mạng lưới hội viên, chi nhánh, hội viên rộng khắp trong cả nước nên hoạt động đào tạo cũng đã triển khai đến nhiều đối tượng như các nữ doanh nhân, phụ nữ muốn làm kinh doanh, người tàn tật, các doanh nhân trẻ, sinh viên muốn khởi sự kinh doanh, giám đốc tài chính, nghệ nhân ở các làng nghề v.v... cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, kế toán, công nghệ, phần mềm, marketing, v.v... Một số hiệp hội được đánh giá cao như Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam,...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư với vai trò là cơ quan chủ trì quản lý và triển khai hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV cũng đã tiến hành các hoạt động liên quan khác như khảo sát đánh giá nhu cầu đào tạo, đánh giá tác động của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các DNNVV. Các hoạt động này bước đầu đã giúp Bộ Kế hoạch và Đầu tư có được những đánh giá khách quan và sâu hơn về nhu cầu thực tế về hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV cũng như hiệu quả, tác động của việc sử dụng nguồn lực Nhà nước cho các hoạt động hỗ trợ cho các DNNVV, qua đó có những giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả của hoạt động đào tạo. Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tiến hành xây dựng bộ tài liệu cơ bản và tài liệu chuyên sâu phục vụ cho hoạt động giảng dạy và đào tạo, đảm bảo sự thống nhất mục tiêu, nội dung đào tạo trong cả nước.

1.3. Thông qua các khóa đào tạo, học viên các cá nhân, cán bộ quản lý, các giám đốc, chủ doanh nghiệp... đánh giá là đã được trang bị, cung cấp thêm những kiến thức cần thiết về khởi sự doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp.

Hoạt động trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là một chương trình hỗ trợ lớn được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá là thiết thực, có ý nghĩa quan trọng đối với DNNVV, bước đầu đáp ứng nhu cầu của các DNNVV trong việc nâng cao hiểu biết về kỹ năng sản xuất, kinh doanh, những nhân tố cần và đủ cho hoạt động kinh doanh đạt kết quả. Từ đó góp phần tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của các cán bộ chủ chốt trong doanh nghiệp về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch, chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.

Một kết quả rõ nét là hầu hết các học viên đều cho rằng, khả năng và năng lực kinh doanh của họ được cải thiện đáng kể sau khi tham dự các khóa đào tạo. Sự tự tin trong quản lý và điều hành hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp là tiến bộ rõ rệt nhất. Theo khảo sát, đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khoảng 90% học viên cho rằng kỹ năng và khả năng quản lý của họ được nâng cao và 70% nhận thấy khả năng tiếp cận thông tin kinh doanh của họ được cải thiện rõ rệt. Hiệu quả của việc được đào tạo, tiếp cận các kỹ năng sẽ được phát huy rõ nét trong khoảng 2 đến 5 năm tới.

2. Một số hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện

2.1. Ngân sách dành cho hoạt động đào tạo còn hạn hẹp, mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu đào tạo của các DNNVV.

Năm 2012, theo báo cáo tổng hợp nhu cầu kinh phí hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV, nhu cầu kinh phí từ các Bộ, tổ chức hiệp hội 82.936 triệu đồng và từ các địa phương là 24.233 triệu đồng. Mặc dù, kinh phí NSTW hỗ trợ đào tạo của năm 2012 đã tăng lên so với năm 2011, nhưng mới chỉ đáp ứng được 67% tổng nhu cầu kinh phí của các Bộ, tổ chức hiệp hội và địa phương.

Đây giai đoạn đầu triển khai hoạt động tổng thể trên cả nước, mặc dù đã có sự nỗ lực, các cơ quan quản lý, cơ quan, tổ chức triển khai thực hiện ở cấp trung ương và địa phương vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Các quy định liên quan đến hoạt động đào tạo vẫn đang được tiếp tục hoàn thiện, do đó hoạt động đào tạo cũng chưa đáp ứng được yêu cầu cao nhất như kế hoạch đề ra. Mặc dù việc bố trí ngân sách còn hạn chế, nhưng với tổng kinh phí từ nguồn NSNN bố trí theo kế hoạch là 71.911 triệu đồng, thực tế triển khai hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các DNNVV năm 2012 mới chỉ đạt 79% kế hoạch đề ra.

2.2. Hoạt động đào tạo chưa được triển khai đồng đều tại các địa phương.

Như đã phân tích ở trên, một số địa phương như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Kiên Giang... đã bố trí nguồn NSĐP rất lớn cho hoạt động đào tạo cho các DNNVV trên địa bàn. Nhưng bên cạnh đó, theo báo cáo từ 55 địa phương, có 10/55 địa phương (chiếm khoảng 18%) chưa cân đối, bố trí được nguồn ngân sách địa phương cũng như phối hợp để thực hiện hoạt động đào tạo là Vĩnh Long, Yên Bái, Hưng Yên, Cao Bằng, Quảng Ngãi, Hòa Bình, Tuyên Quang, Nam Định, Vĩnh Long, Lào Cai.

Bên cạnh đó, do nguồn NSTW cũng còn hạn hẹp, số lượng các Bộ, tổ chức tham gia hoạt động cũng chưa đủ lớn, do đó hoạt động đào tạo mới chỉ tập trung tại một số địa phương như Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang….

2.3. Nội dung của các khóa đào tạo mới chỉ đáp ứng được nhu cầu cơ bản về khởi sự doanh nghiệp, cũng như những kiến thức tổng quan về quản lý doanh nghiệp.

Nội dung các khóa đào tạo được thiết kế còn khá đơn giản, phương pháp giảng dạy còn đơn điệu, thời gian thảo luận, giải đáp vướng mắc còn chưa nhiều.

Do đó, các khóa học mới bước đầu đáp ứng được nhu cầu cơ bản của các học viên về kiến thức khởi sự doanh nghiệp và một số kiến thức chung về quản lý doanh nghiệp. Nội dung vẫn chưa có trọng tâm, trọng điểm trong một số ngành/lĩnh vực, địa bàn đào tạo cụ thể nên chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo chuyên sâu của các DNNVV hiện nay.

Mặc dù số lượng các học viên tham gia các khóa đào tạo tăng cao, nhưng một số lượng không nhỏ các DNNVV vẫn còn chưa thực sự quan tâm đến vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, chưa xây dựng kế hoạch và chiến lược đào tạo, đồng thời cũng chưa thấy được lợi ích của việc cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo. Do đó, chất lượng học viên tham gia các khóa đào tạo cũng chưa đồng đều, nên tác động của nội dung các khóa đào tạo đáp ứng nhu cầu thực sự của các doanh nghiệp còn chưa cao.

2.4. Tổ chức có nhiệm vụ triển khai hỗ trợ các DNNVV và đội ngũ cán bộ làm công tác trợ giúp bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV còn thiếu và yếu.

Theo Báo cáo của 52/63 địa phương về thực trạng năng lực cơ quan đầu mối triển khai thực hiện chính sách trợ giúp phát triển DNNVV ở địa phương, số cán bộ phụ trách vấn đề trợ giúp phát triển DNNVV tại các tổ chức được giao nhiệm vụ triển khai chính sách trợ giúp DNNVV thuộc ngành Kế hoạch và Đầu tư khoảng 200 cán bộ (số cán bộ chuyên trách rất thấp chỉ khoảng 30%, phần lớn là kiêm nhiệm), trong đó 40 cán bộ ở cấp Trung ương. Đa số các cán bộ kiêm nhiệm không chỉ xây dựng chính sách trợ giúp DNNVV mà còn đảm trách thêm nhiệm vụ khác như đăng ký kinh doanh hoặc chính sách về kinh tế ngành... nên không thể bố trí thời gian cho việc triển khai thực hiện. Số lượng cán bộ còn quá ít so với yêu cầu công tác hỗ trợ DNNVV trên địa bàn phụ trách (tính đến thời điểm 31/12/2012 cả nước có khoảng 463.647 DNNVV, tỉ lệ số lượng cán bộ chuyên trách trợ giúp DNNVV/tổng số DNNVV là 1:2.318). Do đó, rất khó khăn cho việc triển khai hoạt động, cũng như nắm rõ quy định của Thông tư để thực hiện hoạt động đúng và hiệu quả.

III. Định hướng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV năm 2013

- Hoạt động đào tạo năm 2013 đã được xây dựng kế hoạch từ tháng 9 năm 2012. Tổng kinh phí theo kế hoạch của NSTW dành cho các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV năm 2013 là 50 tỷ đồng (trên tổng nhu cầu kinh phí là hơn 118 tỷ đồng). Ở cấp địa phương, tổng nhu cầu kinh phí cho các hoạt động đào tạo cho các DNNVV tại địa bàn là gần 25 tỷ đồng. Để đáp ứng nhu cầu tổ chức 2.985 khóa đào tạo, cho 116.605 học viên trong năm 2013, cần huy động, đóng góp thêm kinh phí từ nguồn thu học phí của học viên là hơn 90 tỷ và đóng góp, tài trợ từ các tổ chức là 25 tỷ đồng.

- Hoạt động đào tạo năm 2013 sẽ được định hướng tập trung hơn vào những lĩnh vực/ngành nghề, địa bàn có tính chất trọng tâm, trọng điểm. Các hoạt động đào tạo sử dụng nguồn NSTW được định hướng, gắn kết với nhu cầu của địa phương thông qua việc đánh giá, hướng dẫn và trợ giúp triển khai hoạt động đào tạo tại một số địa phương như Vĩnh Phúc, Hải phòng, Bắc Giang, Quảng Ninh, Cần Thơ,...

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng sẽ có kế hoạch rà soát đánh giá và khuyến khích các địa phương xem xét, cân đối bố trí nguồn NSĐP cho hoạt động đào tạo. Đồng thời, hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho các đơn vị để phối hợp với các Sở kế hoạch và Đầu tư các tỉnh/thành phố để tổ chức các khóa đào tạo cho các DNNVV trên địa bàn, đặc biệt là các địa phương chưa bố trí, cân đối được ngân sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục chuẩn hóa và hoàn thiện việc xây dựng bộ tài liệu cơ bản và tài liệu chuyên sâu phục vụ cho hoạt động giảng dạy đào tạo, làm cơ sở khung triển khai chuẩn, thống nhất chung trong cả nước.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính để sửa đổi, bổ sung một số nội dung không phù hợp tại Thông tư liên tịch 05. Sau khi ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung (hoặc thay thế), Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức phổ biến và hướng dẫn triển khai thực hiện rộng trên phạm vi cả nước.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch đánh giá tình hình triển khai tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV năm 2012 của các Bộ, tổ chức Hiệp hội nhằm tăng cường công tác quản lý giám sát hoạt động tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV theo quy định tại Thông tư liên tịch 05, đồng thời đánh giá và điều chỉnh cụ thể các hoạt động, đảm bảo hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các DNNVV có hiệu quả cao hơn trong năm 2013 và các năm tiếp theo./.

 

PHỤ LỤC:

TỔNG HỢP KINH PHÍ TRỢ GIÚP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC DNNVV NĂM 2012
(kèm theo Báo cáo tóm tắt tình hình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2012)

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Bộ, ngành, địa phương tổ chức hiệp hội DN

Phân chia nguồn

Mức độ hoàn thành kế hoạch

Ghi chú

Tổng kinh phí

NSTW

NSĐP

Nguồn thu học phí của học viên

Nguồn huy động tài trợ

Kế hoạch KP được giao

Tỷ lệ hoàn thành (%)

a

b

c=d+e+f+g

d

e

f

g

h

k=d/h*100

l

A

Bộ, tổ chức Hiệp hội

80.553,40

43.670,51

-

28.778,32

8.104,57

55.851

78

 

B

Địa phương

23.144,19

1.174,10

11.831,55

7.998,70

2.139,84

16.059,68

74

 

B.1

Địa phương đã bố trí NSĐP

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Khánh Hòa

 

 

15,83

10,64

 

40

40

 

2

Bình Thuận

 

20

96,28

164,6

 

96,28

100

 

3

Sơn La

 

 

600

 

 

600

100

 

4

Thái Bình

 

 

55,5

 

 

55,5

100

 

5

Lạng Sơn

 

 

121,87

121,87

 

243,67

50

 

6

Hà Nội

 

 

3,100

3.100

 

6.200

100

 

7

Hải Phòng

 

 

199,66

29,69

213,79

200

100

 

8

Quảng Trị

 

 

100

 

 

 

 

 

9

Bắc Giang

 

 

180

163,1

 

180

100

 

10

Hải Dương

 

 

105

 

 

105

100

 

11

Đà Nẵng

 

 

44,32

41

3,45

50

89

 

12

Ninh Bình

 

 

92

 

 

84

110

 

13

Hà Nam

 

 

390

 

 

390

100

 

14

Thanh Hóa

 

 

396

 

 

-

-

 

15

Cà Mau

 

 

117,56

 

 

180

65

 

16

Nghệ An

 

 

450

 

 

450

100

 

17

Quảng Ninh

 

 

546

516

 

546

100

 

18

Thừa Thiên Huế

 

 

120

 

 

172

70

 

19

Kiên Giang

 

 

596

39,6

62

1.021,96

58

 

20

Vĩnh Phúc

 

 

2.420,2

2.420,2

 

2.500

97

 

21

Đồng Tháp

 

 

128,8

 

 

135

95

 

22

Lai Châu

 

 

143,48

 

31,96

300

48

 

23

Đồng Nai

 

 

100

 

 

100

100

 

24

Bình Phước

 

 

75,4

 

 

75,4

100

 

25

Bắc Ninh

 

 

64

 

 

64

100

 

26

Phú Thọ

 

765

802

 

 

1.567

51

 

27

Hà Tĩnh

 

 

214

 

 

-

-

 

28

Lâm Đồng

 

 

60,4

 

200

60,4

100

 

29

Cần Thơ

 

 

55,75

 

 

128,48

43

 

30

Bà Rịa – Vũng Tàu

 

 

441,5

1.329

 

515

86

 

32

Phú Yên

 

 

 

 

 

 

 

Có sử dụng NSĐP để tổ chức nhưng không báo cáo cụ thể ngân sách

B.2

Địa phương chưa bố trí NSĐP nhưng có phối hợp với các đơn vị, hoặc lồng ghép vào các chương trình đào tạo khác

32

Thái Nguyên

 

 

-

 

 

 

 

Sử dụng nguồn NSNN khác

33

Trà Vinh

 

 

-

63

 

 

 

Phối hợp với T.tâm hỗ trợ miền Nam

34

Sóc Trăng

 

 

-

 

 

 

 

Phối hợp với T.tâm hỗ trợ miền Nam

35

Quảng Nam

 

 

-

 

 

 

 

Phối hợp với T.tâm hỗ trợ miền Trung

36

Bạc Liêu

 

 

-

 

 

 

 

Phối hợp với T.tâm hỗ trợ miền Nam

37

Bắc Kạn

 

 

-

 

325

 

 

Phối hợp với Dự án 3PAD

38

Bến Tre

 

 

-

 

112,88

 

 

Phối hợp với BQL Dự án PT kinh doanh với người nghèo nông thôn

39

Điện Biên

 

263

-

 

 

 

 

Phối hợp với Hội Kế toán và Kiểm toán

40

Long An

 

27,6

-

 

 

 

 

Phối hợp với VCCI tổ chức

41

Hậu Giang

 

 

-

 

 

 

 

Phối hợp với TAC phía Nam

42

Ninh Thuận

 

 

-

 

 

 

 

Phối hợp với T.tâm hỗ trợ miền Nam

43

Tiền Giang

 

98,5

-

 

1.056,77

 

 

Chưa bố trí NSĐP, sử dụng NSNN ở các Quỹ khuyến công, Quỹ XTTMQG

44

An Giang

 

 

-

 

 

 

 

Phối hợp với T.tâm hỗ trợ miền Nam

45

Đắk Lắk

 

 

-

 

134

 

 

Phối hợp với Dự án cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk

B.3

Địa phương chưa bố trí NSĐP

 

-

 

 

 

 

 

46

Vĩnh Long

 

 

-

 

 

 

 

Chưa cân đối, bố trí NSĐP

47

Yên Bái

 

 

-

 

 

 

 

48

Hưng Yên

 

 

-

 

 

 

 

49

Cao Bằng

 

 

-

 

 

 

 

50

Quảng Ngãi

 

 

-

 

 

 

 

51

Hòa Bình

 

 

-

 

 

 

 

52

Tuyên Quang

 

 

-

 

 

 

 

53

Nam Định

 

 

-

 

 

 

 

54

Vĩnh Long

 

 

-

 

 

 

 

55

Lào Cai

 

 

-

 

 

 

 

TỔNG CỘNG (A+B)

103.697,59

44.844,61

11.831,55

36.777,02

10.244,42

71.910,68

79

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 3774/BKHĐT-PTDN

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu3774/BKHĐT-PTDN
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành06/06/2013
Ngày hiệu lực06/06/2013
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcDoanh nghiệp, Lao động - Tiền lương
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật11 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Công văn 3774/BKHĐT-PTDN 2013 tình hình đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực doanh nghiệp nhỏ vừa 2012


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 3774/BKHĐT-PTDN 2013 tình hình đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực doanh nghiệp nhỏ vừa 2012
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu3774/BKHĐT-PTDN
                Cơ quan ban hànhBộ Kế hoạch và Đầu tư
                Người kýĐặng Huy Đông
                Ngày ban hành06/06/2013
                Ngày hiệu lực06/06/2013
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcDoanh nghiệp, Lao động - Tiền lương
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật11 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Công văn 3774/BKHĐT-PTDN 2013 tình hình đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực doanh nghiệp nhỏ vừa 2012

                      Lịch sử hiệu lực Công văn 3774/BKHĐT-PTDN 2013 tình hình đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực doanh nghiệp nhỏ vừa 2012

                      • 06/06/2013

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 06/06/2013

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực