Công văn 3868/TCHQ-KTTT

Công văn số 3868/TCHQ-KTTT về việc vướng mắc thời hạn hàng xuất khẩu sau tái nhập để sửa chữa do Tổng cục Hải quan ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 3868/TCHQ-KTTT vướng mắc thời hạn hàng xuất khẩu sau tái nhập để sửa chữa


BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 3868/TCHQ-KTTT
V/v trả lời vướng mắc .

Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2009

 

Kính gửi: Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội  

Tổng cục Hải quan nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xin kính chào Đại sứ quán Nhật Bản.

Trả lời công hàm số J.F: 289/2009 ngày 15/6/2009 của Đại sứ quán Nhật Bản về vướng mắc thời hạn hàng xuất khẩu sau tái nhập để sửa chữa của Công ty Brother Industries Việt Nam; việc đơn giản hóa việc kiểm tra đối với hàng miễn thuế và tổ chức hội thảo cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

1. Về việc hàng xuất khẩu sau tái nhập để sửa chữa của Công ty Brother Industries Việt Nam:

Về thời hạn để sửa chữa, tái chế hàng đã xuất khẩu nhưng bị trả lại đã được quy định tại điểm c khoản 4 Điều 51 Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính, đề nghị Đại sứ quán Nhật Bản hướng dẫn Công ty Brother Industries Việt Nam thực hiện theo đúng quy định.

2. Về việc đơn giản hóa việc kiểm tra đối với hàng miễn thuế và tổ chức hội thảo cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài:

- Về việc đơn giản hóa thủ tục kiểm tra đối với hàng miễn thuế: Việc kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (bao gồm cả hàng nhập khẩu miễn thuế) được áp dụng thống nhất cho tất cả các doanh nghiệp làm thủ tục XNK và dựa trên việc đánh giá quá trình chấp hành pháp luật về hải quan của người khai hải quan và hệ thống quản lý rủi ro được áp dụng thống nhất trong ngành hải quan. Hàng miễn thuế cũng phải tuân thủ đúng các quy định về kiểm tra hàng hóa nêu trên.

- Về đề nghị tổ chức hội thảo cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài:

Để việc tổ chức hội thảo có hiệu quả, Tổng cục Hải quan đề nghị Đại sứ quán Nhật Bản căn cứ vào nhu cầu của các doanh nghiệp Nhật Bản xây dựng nội dung, chương trình, tổng hợp các vướng mắc và dự kiến thời gian tổ chức hội thảo, Tổng cục Hải quan sẽ phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tổ chức hội thảo theo đề nghị của Đại sứ quán Nhật bản.

Xin trân trọng kính chào!

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu VT, KTTT (3b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Ngọc Túc

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 3868/TCHQ-KTTT

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu3868/TCHQ-KTTT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành01/07/2009
Ngày hiệu lực01/07/2009
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcXuất nhập khẩu
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật15 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Công văn 3868/TCHQ-KTTT vướng mắc thời hạn hàng xuất khẩu sau tái nhập để sửa chữa


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 3868/TCHQ-KTTT vướng mắc thời hạn hàng xuất khẩu sau tái nhập để sửa chữa
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu3868/TCHQ-KTTT
                Cơ quan ban hànhTổng cục Hải quan
                Người kýNguyễn Ngọc Túc
                Ngày ban hành01/07/2009
                Ngày hiệu lực01/07/2009
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcXuất nhập khẩu
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật15 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Công văn 3868/TCHQ-KTTT vướng mắc thời hạn hàng xuất khẩu sau tái nhập để sửa chữa

                      Lịch sử hiệu lực Công văn 3868/TCHQ-KTTT vướng mắc thời hạn hàng xuất khẩu sau tái nhập để sửa chữa

                      • 01/07/2009

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 01/07/2009

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực