Công văn 3936/TCHQ-GSQL

Công văn số 3936/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về việc tiếp tục giải đáp các vướng mắc phát sinh khi triển khai thực hiện một số quy trình thủ tục hải quan mới

Công văn 3936/TCHQ-GSQL tiếp tục giải đáp các vướng mắc phát sinh khi triển khai thực hiện quy trình thủ tục hải quan mới đã được thay thế bởi Công văn 4118/TCHQ-GSQL thông báo các văn bản không còn giá trị thực hiện và được áp dụng kể từ ngày 13/07/2009.

Nội dung toàn văn Công văn 3936/TCHQ-GSQL tiếp tục giải đáp các vướng mắc phát sinh khi triển khai thực hiện quy trình thủ tục hải quan mới


BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 3936/TCHQ-GSQL

Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2006

 

CÔNG VĂN

CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 3936/TCHQ-GSQL NGÀY 25 THÁNG 8 NĂM 2006 VỀ VIỆC TIẾP TỤC GIẢI ĐÁP CÁC VƯỚNG MẮC PHÁT SINH KHI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN MỘT SỐ QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN MỚI

Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố

Tiếp theo công văn số 1578/TCHQ-GSQL ngày 14/04/2006 của Tổng cục Hải quan về việc giải quyết vướng mắc, Tổng cục gửi kèm theo đây Bảng tổng hợp giải đáp vướng mắc phát sinh khi triển khai thực hiện một số quy trình thủ tục hải quan mới và triển khai thực hiện Nghị định số 12/2006/NĐ-CP  ngày 23/01/2006 của Chính phủ để Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện.

Các vấn đề khác vượt thẩm quyền giải quyết của Tổng cục Hải quan, của Bộ Tài chính, Tổng cục sẽ báo cáo Bộ giải quyết hoặc kiến nghị với các Bộ, Ngành liên quan và Thủ tướng Chính phủ xem xét giải quyết./.

 

 

KT.TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Đặng Hạnh Thu

 

BẢNG TỔNG HỢP

GIẢI ĐÁP CÁC VƯỚNG MẮC VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN
(Ban hành kèm theo công văn số  3936/TCHQ-GSQL  ngày 25 tháng 8 năm 2006)

 

VƯỚNG MẮC

XỬ LÝ VƯỚNG MẮC

I. Liên quan đến Quyết định 874/2006/QĐ-TCHQ

 

1. Theo quy định tại Thông tư 112 đối với hàng hoá phải kiểm tra xác suất để đánh giá việc chấp hành pháp luật hải quan của chủ hàng, với tỷ lệ tối đa không quá 5% tổng số Tờ khai hải quan làm thủ tục ngày trước đó tại đơn vị. Ở đơn vị có ít tờ khai thì kiểm tra tối thiểu 1 tờ khai/ngày. Chi cục có số lượng tờ khai ít (01-03 tờ/ngày) và chỉ có một vài doanh nghiệp thường xuyên làm thủ tục nên dẫn đến tỷ lệ kiểm tra thực tế cao, gây phản ứng từ phía doanh nghiệp (HQ An Giang– Báo cáo ngày 12.7.2006).

 

2. Trên Lệnh hình thức mức độ kiểm tra hải quan (LHTMĐKTHQ) chưa có tiêu chí “thông quan có Điều kiện” hay “tạm giải phóng hàng” trong tường hợp lô hàng chờ kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hoặc kết quả giám định (HQĐồng Nai – công văn 911 ngày 18.7.2006).

 

3. Một số đơn vị cho rằng khi thiết kế Lệnh HTMĐKTHQ ban hành kèm theo Quyết định số 874/2006/QĐ-TCHQ Tổng cục đã “quên” không thiết kế các ô có mức kiểm tra 3.a; 3.b và 3.c, đề nghị Tổng cục bổ sung 03 tiêu chí này lên LHTMĐKTHQ (HQ Quảng Ninh – công văn 881 ngày 25.7.2006; HQ Cần Thơ – công văn 624 ngày 29.6.2006).

 

 

 

4. Trường hợp một tờ khai có nhiều mặt hàng đóng gói không đồng nhất thì việc kiểm tra hàng hoá được xác định bằng việc lựa chọn các kiện hàng bất kỳ trên tổng số kiện hàng của cả bộ tờ khai hay của từng mặt hàng để kiểm tra? (HQ Quảng Ninh – công văn 881 ngày 25.7.2006).

 

 

 

 

 

 

 

5. Hàng phi mậu dịch đóng chung container với hàng là nguyên phụ liệu, doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật thuộc luồng xanh. Nguyên phụ liệu được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá, hàng phi mậu dịch đóng chung container có được miễn kiểm tra thực tế không?.

 

6. Đề nghị cải tiến một chi Tiết của mẫu phiếu tiếp nhận, bàn giao hồ sơ hải quan là: phần dành cho người khai hải quan ký được tách ra làm 2 ô ký. Một ô ký khi bàn giao hồ sơ và một ô ký khi người khai hải quan nhận lại tờ khai hải quan từ công chức bước 4 (HQTP. Hồ Chí Minh – công văn 2088 ngày 26.6.2006).

 

 

 

 

 

7. Việc luân chuyển hồ sơ hải quan giữa bước 1 và bước 2: đối với những bộ hồ sơ hải quan, sau khi đăng ký tại bước 1 nếu máy tính xác định là luồng vàng hoặc luồng đỏ sẽ được chuyển thẳng cho công chức bước 2 thực hiện việc kiểm tra chi Tiết bộ hồ sơ. Sau khi công chức bước 2 thực hiện xong nhiệm vụ của mình, hồ sơ được chuyển cho lãnh đạo Chi cục xem xét quyết định HTMĐKTHQ (HQ TP. Hồ Chí Minh – công văn 2088 ngày 26.6.2006).

 

8. Đề nghị Tổng cục hướng dẫn cụ thể: theo quy trình thủ tục hải quan ban hành kèm theo QĐ 874/2006/QĐ-TCHQ nếu bộ hồ sơ thuộc luồng xanh thì việc nhập dữ liệu của bộ hồ sơ vào máy do bộ phận nào thực hiện? (HQ Kiên Giang – công văn 896 ngày 09.8.2006).

 

9. Trong trường hợp nhờ “kiểm hoá hộ” đối với hàng gia công, sản xuất xuất khẩu thì việc lấy mẫu, lưu mẫu và nhập liệu kết quả kiểm tra thực tế do bộ phận nào của Chi cục Hải quan cửa khẩu hay ngoài cửa khẩu thực hiện. Đề nghị Tổng cục hướng dẫn cụ thể từng trường hợp?. (HQ Kiên Giang – công văn 896 ngày 09.8.2006).

 

 

 

 

 

 

10. Do đặc thù của Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư,  Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công có kiểm tra thực tế hàng hoá tại cửa khẩu. Đề nghị Tổng cục chấp nhận việc trả tờ khai cho doanh nghiệp và các nhiệm vụ tại bước 4 do Chi cục tự bố trí cho phù hợp (HQTPHCM – công văn số 1710 ngày 26.5.2006).

 

11. Đề nghị quy định cụ thể vai trò, trách nhiệm của công chức là cán bộ đội trong quy trình thủ tục hải quan (HQTPHCM – công văn 1710 ngày 26.5.2006).

 

 

12. Đề nghị Tổng cục thông báo cho các cơ quan chức năng và doanh nghiệp biết sự thay đổi vị trí đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” trên tờ khai theo quy trình ban hành kèm theo QĐ874/2006/QĐ-TCHQ (HQTPHCM – công văn số 1710 ngày 26.5.2006).

 

13. Về sơ đồ (khối) quy trình thủ tục hải quan ban hành kèm theo Quyết định số 874/2006/QĐ-TCHQ có thể hiện Lãnh đạo Chi cục tham gia ở bước 1, đề nghị bỏ đường nối với lãnh đạo Chi cục, tại bước 1 chỉ có khối: tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sơ bộ, đăng ký tờ khai  vì Lãnh đạo Chi cục là người tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ quy trình (HQTPHCM – công văn số 1710 ngày 26.5.2006).

 

 

 

 

1. Vấn đề này Tổng cục Hải quan sẽ tập hợp để báo cáo Bộ khi sửa  Thông tư 112. Trước mắt, Lãnh đạo Chi cục căn cứ tình hình thực tế và thông tin có được về lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu; thông tin về doanh nghiệp thường xuyên làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu để quyết định hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá cho phù hợp với từng loại hình hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và tình hình thực tế tại cửa khẩu theo hướng dẫn tại Thông báo số 3282/TB-TCHQ ngày 21.7.2006.

 

2. Trường hợp Quyết định thông quan có Điều kiện hoặc tạm giải phóng hàng thì Lãnh đạo Chi cục ghi ý kiến chỉ đạo của mình vào Điểm 3.4 trên Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan và ghi chú vào ô 37 của cả 02 tờ khai hải quan (mẫu HQ2002/NK).

 

 

3. Không thiết kế các ô dùng để đánh dấu các mức kiểm tra 3.a; 3.b và 3.c trên Lệnh HTMĐKTHQ là có Mục đích nhằm loại trừ việc đánh dấu bừa bãi. Mặt khác, hệ thống quản lý rủi ro của ngành hiện nay chưa đủ thông tin cụ thể để tự động đưa ra các mức kiểm tra 3.a; 3.b hay 3.c.Vì vậy, khi quyết định mức độ kiểm tra hải quan, Lãnh đạo Chi cục phải ghi bằng tay vào Lệnh HTMĐKTHQ.

 

4. Căn cứ thông tin có được về lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, thông tin về doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu và bộ hồ sơ lô cụ thể lãnh đạo Chi cục quyết định HTMĐKTHQ cụ thể.

- Nếu kiểm tra xác suất để đánh giá việc chấp hành pháp luật của chủ hàng thì chủ yếu chọn các kiện hàng bất kỳ trên tổng số kiện (kiểm tra tới 5%);

- Nếu kiểm tra tỷ lệ để xác định có vi phạm không (kiểm tra 10%) thì chủ yếu dựa vào thông tin có được để lựa chọn kiện hàng, mặt hàng cần kiểm tra.

 

5. Hàng phi mậu dịch phải kiểm tra thực tế theo hướng dẫn tại công văn số 2714/TCHQ-GSQL ngày 20/6/2006 của Tổng cục Hải quan về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch.

 

 

 

6. Việc trả tờ khai hải quan cho người khai hải quan qui định tại Điểm 4, Bước 4 của Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 874/2006/QĐ-TCHQ ngày 15/5/2006 được theo dõi bằng sổ, mẫu sổ do đơn vị tự thiết kế (khi trả tờ khai thì yêu cầu doanh nghiệp ký nhận vào sổ này) nhằm giúp lãnh đạo Chi cục kiểm tra, theo dõi việc trả hồ sơ, tờ khai cho doanh nghiệp được chặt chẽ. Nếu thay sổ bằng Phiếu tiếp nhận bàn giao hồ sơ riêng lẻ cho từng hồ sơ thì rất khó kiểm tra, kiểm soát và theo dõi việc trả hồ sơ cho doanh nghiệp.

 

7. Theo quy định tại Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 874/2006/QĐ-TCHQ thì Lãnh đạo Chi cục phải quyết định HTMĐKTHQ trước khi giao cho các công chức thực hiện theo HTMĐKTHQ đó. Tuy nhiên, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể của hồ sơ luồng vàng, luồng đỏ, Lãnh đạo Chi cục có thể thay đổi trình tự này nếu không ảnh hưởng đến công tác nghiệp vụ tại Chi cục (chấp nhận đối với các trường hợp không có quyết định thay đổi HTMĐKTHQ do Hệ thống máy tính xác định).

 

8. Điểm 1.2, Bước 1 Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại ban hành kèm theoi Quyết định 874/2006/QĐ-TCHQ đã quy định cụ thể công chức bước 1 có trách nhiệm nhập thông tin trên tờ khai vào hệ thống máy tính.

 

9. Thủ tục lấy mẫu, lưu mẫu hàng hoá đã được quy định cụ thể tại Thông tư số 112/2005/TT-BTC và công văn số 1578/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan. Yêu cầu Cục Hải quan Kiên Giang nghiên cứu văn bản để thực hiện. Việc nhập liệu kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá do Chi cục Hải cửa khẩu “kiểm hoá hộ” cho Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu (nơi đăng ký tờ khai) do Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu thực hiện. Bộ phận nào nhập liệu kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá là do Lãnh đạo Chi cục phân công cụ thể.

 

10. Đồng ý với đề xuất của Hải quan TP. Hồ Chí Minh. Cho phép Chi cục tự bố trí sắp xếp cho phù hợp thực tế  nhưng vẫn phải đảm bảo yêu cầu quản lý của cơ quan Hải quan.

 

 

 

 

11. Trước mắt do Lãnh đạo Chi  cục chủ động trong việc bố trí, sắp xếp và sử dụng đội ngũ lãnh đạo đội. Trong thời gian tới, Lãnh đạo Tổng cục sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.

 

12. Khi ban hành văn bản này Tổng cục Hải quan đã gửi cho các cơ quan có liên quan và Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam để thông báo cho các doanh nghiệp biết, phối hợp thực hiện (thể hiện tại Mục nơi nhận trên Quyết định).

 

 

13. Trong sơ đồ khối có đường móc giữa hai khối là nhằm Mục đích chỉ vị trí của các khâu nghiệp vụ này trong quy trình một cách khái quát, còn nhiệm vụ cụ thể, quyền hạn và trách nhiệm trong toàn bộ quy trình của Lãnh đạo Chi cục đã được thể hiện tại Điểm 7, Mục I Quy trình ban hành kèm theo quyết định 874/2006/QĐ-TCHQ Bố trí Lãnh đạo Chi cục nằm ở bước 1 không có nghĩa là chỉ xem xét xử lý các vấn đề thuộc bước 1.

II. Liên quan đến Quyết định 927/2006/QĐ-TCHQ:

 

1. Đối với hàng hoá đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nhưng việc kiểm tra thực tế hàng hoá do Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện (kiểm hoá hộ), Quy trình ban hành kèm theo QĐ 927/2006/QĐ-TCHQ không qui định phải chuyển Lệnh HTMĐKTHQ cho Hải quan cửa khẩu làm căn cứ kiểm tra. Đề nghị Tổng cục hướng dẫn thêm về vấn đề này (HQ Cần Thơ – công văn 669 ngày 12.7.2006).

 

2. Theo qui định tại Quyết định số 621/2006/QĐ-TCHQ thời gian phúc tập hồ sơ là trong vòng 3 ngày. Tuy nhiên, theo quy định tại Quyết định số 927/2006/QĐ-TCHQ thì thứ ba hàng tuần mới fax Bảng thống kê các biên bản bàn giao cho Hải quan ngoài cửa khẩu. Do đó, nếu chờ có Bảng thống kê Biên bản bàn giao mới phúc tập thì nhiều tờ khai sẽ quá hạn, còn nếu phúc tập ngay thì sau đó khi có Bảng thống kê lại phải tìm lại các tờ khai đã phúc tập để bổ sung vào hồ sơ Bản thống kê biên bản bàn giao như vậy sẽ rất tốn thời gian, công sức (HQ Đồng Nai - công văn 911 ngày 18.7.2006).

 

3. Quyết định số 927/2006/QĐ-TCHQ quy định nếu xác định lô hàng nhập khẩu có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan thì tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm, Chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu nhập quyết định tiến hành kiểm tra thực tế ngay tại cửa khẩu. Quy định này sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp được phép chuyển cửa khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Đề nghị Tổng cục sửa lại quy định này (HQ Đồng Nai – công văn 911 ngày 18.7.2006).

 

4. Việc yêu cầu phải fax ngay biên bản bàn giao, đơn chuyển cửa khẩu cho Chi cục Hải quan cửa khẩu gặp nhiều khó khăn như: máy bận, máy hư, không kết nối được ... dẫn đến phải phải fax lại nhiều lần, phát sinh thêm khối lượng công việc. Đề nghị Tổng cục nghiên cứu bãi bỏ việc fax nói trên (HQ Đồng Nai – công văn 911 ngày 18.7.2006).

 

5. Việc xin Điều chỉnh lượng hàng đối với trường hợp người khai hải quan có văn bản gửi cơ quan Hải quan trước khi đưa hàng vào cảng đã được quy định tại Điểm 2.6, Mục 1, phần B quy trình ban hành kèm theo QĐ 927/2006/QĐ-TCHQ Vậy, đối với trường hợp hàng đã đưa vào cảng, doanh nghiệp mới có văn bản xin Điều chỉnh thì có được chấp nhận không?. Đồng thời đề nghị Tổng cục hướng dẫn xử lý đối với trường hợp kiểm tra thực tế hàng hoá phát hiện hàng hoá xuất thừa so với khai báo (HQ Cần Thơ – công văn 624 ngày 29.6.2006).

 

 

 

 

1. Trường hợp này, Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu chuyển Lệnh HTMĐKTHQ kèm theo hồ sơ chuyển cửa khẩu cho Chi cục Hải quan cửa khẩu căn cứ kiểm tra thực tế hàng hoá. Sau đó, Lệnh HTMĐKTHQ và bộ hồ sơ hải quan được chuyển trả cho Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu theo hướng dẫn tại Quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 927/2006/QĐ-TCHQ.

 

 

2. Việc phúc tập và lưu trữ hồ sơ hải quan vẫn tiến hành bình thường theo qui định. Việc lập bảng thống kê biên bản bàn giao hàng tuần được thực hiện trên cơ sở sổ theo dõi hàng chuyển cửa khẩu. Sau đó, Bảng thống kê Biên bản bàn giao được lưu trữ riêng, không phải lưu cùng với hồ sơ của từng tờ khai cụ thể.

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Yêu cầu thực hiện theo đúng quy định tại Điểm I.2.2, Điểm I.2.3, Mục 1, phần B quy trình ban hành kèm theo Quyết định 927/2006/QĐ-TCHQ ngày 25.5.2006 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Riêng máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu nhập khẩu trực tiếp phục vụ sản xuất thì Hải quan cửa khẩu bằng biện pháp phối hợp, bí mật chuyển thông tin nghi vấn (nếu có) cho Hải quan ngoài cửa khẩu kiểm tra thực tế, sau đó thông báo lại kết quả cho Hải quan cửa khẩu biết.

 

 

4. Vấn đề này, Tổng cục đã có công văn số 2807/TCHQ-GSQL ngày 26/6/2006 về giải quyết vướng mắc. Khi việc trao đổi thông tin được thực hiện bằng hệ thống máy tính (dự kiến triển khai từ tháng 9/2006) thì sẽ bỏ việc fax biên bản bàn giao.

 

 

 

5. Việc Điều chỉnh lượng hàng xuất khẩu: thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 9 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ và hướng dẫn tại QĐ 927 dẫn trên. Khi giải quyết, Lãnh đạo Chi cục phải căn cứ từng trường hợp cụ thể để xem xét, quyết định và có biện pháp xử lý thích hợp. Trường hợp xuất thừa so với khai báo, Lãnh đạo Chi cục căn cứ tình hình thực tế và tính chất, mức độ vi phạm để áp dụng hình thức xử lý vi phạm theo đúng quy định. Về thủ tục áp dụng như đối với trường hợp xuất thiếu.

III. Liên quan đến Quyết định 928/2006/QĐ-TCHQ:

 

1. Quyết định số 153/2002/QĐ-BTC về XNK tại chỗ vẫn còn hiệu lực, một số nội dung QĐ số 153 qui định nhưng Quyết định số 928/2005/QĐ-TCHQ không qui định như Điều kiện XNK tại chỗ, mẫu tờ khai, do đó, đề nghị Tổng cục Hải quan có hướng dẫn vẫn áp dụng QĐ 153 để các địa phương thực hiện thống nhất (HQ Đồng Nai – công văn 911 ngày 18.7.2006).

 

 

 

 

2. Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 928/2006/QĐ-TCHQ không có phần hướng dẫn ngày thực xuất của tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ. Đề nghị Tổng cục Hải quan có hướng dẫn xác định ngày thực xuất của tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ (HQ Đồng Nai – công văn 911 ngày 18.7.2006).

 

 

 

 

 

3. Theo quy định tại Điểm 5b, phần I QĐ 928: “sản phẩm (trừ sản phẩm gia công) nhập tại chỗ để làm nguyên liệu SX hàng xuất khẩu thì thủ tục hải quan XK, NK tại chỗ thực hiện tại Chi cục quản lý hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu”. Nếu thực hiện theo quy định này thì sẽ khó theo dõi trong thanh Khoản nguyên phụ liệu, đề nghị cho tiếp tục thực hiện theo quy định tại Quyết định 153/2002/QĐ-BTC (HQ Đồng Nai – công văn 911 ngày 18.7.2006).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Theo quy định tại Điểm 5c, phần I QĐ 928 thì “sản phẩm gia công…..để làm nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu” nhưng chưa có quy định đối với trường hợp ngược lại, tức là trường hợp sản phẩm của loại hình SXXK nhập khẩu tại chỗ  để làm nguyên liệu sản xuất hàng gia công thì thủ tục hải quan được thực hiện như thế nào?(HQ Đồng Nai – công văn 911 ngày 18.7.2006).

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Hiện nay, đối với các trường hợp sản phẩm gia công NK tại chỗ để làm nguyên liệu SX hàng gia công phải làm thủ tục Hải quan tại 02 Chi cục Hải quan thì việc thanh Khoản một số trường hợp gặp khó khăn do một số đơn vị Hải quan đã quản lý theo chương trình, một số đơn vị chưa áp dụng dẫn đến việc thanh lý thực hiện không đồng bộ. Kiến nghị TCHQ chỉ đạo các đơn vị Hải quan trong toàn ngành cần áp dụng thống nhất các chương trình quản lý hàng gia công, SXXK để việc thanh lý hàng XNK tại chỗ được thuận lợi (HQ Đồng Nai – công văn 911 ngày 18.7.2006).

 

 

 

 

1. Các nội dung trong Quy định bàn kèm theo Quyết định số 153/2001/QĐ-BTC đã được đưa vào Nghị định số 154/2005/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 112/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính. Vì vậy, trong khi Bộ Tài chính chưa có băn bản bãi bỏ Quyết định số 153/2001/QĐ-BTC căn cứ Khoản 2, Khoản 3 Điều 80 Luật ban hành văn bản Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện theo Nghị định số 154/2005/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 112/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính.

 

2. Theo quy định tại Nghị định số 154/2005/NĐ-CP thì ngày đăng ký tờ khai hải quan (cả tờ khai xuất và tờ khai nhập) là ngày áp dụng chính sách mặt hàng, chính sách thuế. Vì vậy, các nghiệp vụ tiếp theo đều phải căn cứ vào ngày đăng ký tờ khai. Trường hợp cần xác định ngày thực xuất thì ngày thực xuất chính là ngày xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan trên tờ khai hàng hoá xuất khẩu-nhập khẩu tại chỗ của  Hải quan làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ.

 

3. Thủ tục hải quan nhập khẩu tại chỗ và xuất khẩu tại chỗ được thực hiện tại một Chi cục hải quan; trừ trường hợp nêu tại Điểm 5c, phần I Quy trình ban hành kèm theo QĐ 928 do phải phù hợp với quy định về thủ tục nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và quy định về thủ tục hải quan đối với hàng gia công nên thủ tục nhập khẩu tại chỗ và xuất khẩu tại chỗ làm tại 02 Chi cục Hải quan.

Tại Thông tư số 112/2005/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu phải làm tại một Chi cục Hải quan. Do đó, “đối với trường hợp sản phẩm (trừ sản phẩm gia công) nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu thì thủ tục nhập khẩu tại chỗ và xuất khẩu tại chỗ làm tại Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu” là vừa thoả mãn nguyên tắc “thủ tục hải quan nhập khẩu tại chỗ và xuất khẩu tại chỗ được thực hiện tại một Chi cục Hải quan”, vừa thoả mãn quy định đối với loại hình SXXK nêu tại Thông tư số 112/2005/TT-BTC không ảnh hưởng gì đến việc thanh Khoản loại hình này. Vì vậy, đề nghị thực hiện theo Quyết định 928/QĐ-TCHQ ngày 25/5/2006.

 

4. Theo quy định tại Thông tư số 112/2005/TT-BTC thì thủ tục xuất khẩu sản phẩm của loại hình SXXK được làm tại các Chi cục Hải quan khác nhau, không bắt buộc phải làm tại Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu. Vì vậy, để đáp ứng vừa thoả mãn nguyên tắc “thủ tục hải quan nhập khẩu tại chỗ và xuất khẩu tại chỗ được thực hiện tại một Chi cục Hải quan” vừa phù hợp với quy định về thủ tục hải quan đối với hàng gia công thì đối với trường hợp sản phẩm của loại hình SXXK nhập khẩu tại chỗ  để làm nguyên liệu sản xuất hàng gia công thủ tục nhập khẩu tại chỗ và xuất khẩu tại chỗ làm tại Chi cục hải quan quản lý hợp đồng gia công.

 

5. Đồng ý với kiến nghị của Hải quan Đồng Nai. Tổng cục đã có kế hoạch triển khai trong toàn ngành các chương trình áp dụng công nghệ thông tin để quản lý đối với các loại hình nhập nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu và hàng gia công xuất khẩu.

 

 

IV. Liên quan đến Quyết định 929/2006/QĐ-TCHQ:

 

1. Việc lấy mẫu đối với hàng nhập khẩu thuộc diện miễn kiểm tra thực tế hàng hoá gặp khó khăn. Đề nghị đối với hàng miễn kiểm tra nên giao cho doanh nghiệp tự lấy mẫu và tự chịu trách nhiệm (HQ Đồng Nai – công văn 911 ngày 18.7.2006).

 

 

 

 

2. Điểm 1 phần III Quyết định 929 quy định: khi kiểm tra thực tế hàng hoá, kiểm hoá viên phải đối chiếu mẫu nguyên vật liệu (lấy khi nhập khẩu do doanh nghiệp bảo quản và xuất trình) với nguyên vật liệu cấu thành trên sản phẩm. Qui định này khó thực hiện trong thực tế và đề nghị chuyển việc kiểm tra, đối chiếu định mức cho khâu kiểm tra sau thông quan, không nên quy định ngay tại khâu kiểm tra thực tế hàng hoá (HQ Đồng Nai – công văn 911 ngày 18.7.2006).

 

3. Trong Quy trình không qui định doanh nghiệp phải nộp Bảng tổng hợp thuế khi thanh Khoản. Để thuận lợi cho việc thanh Khoản đề nghị bổ sung doanh nghiệp phải nộp Bản tổng hợp thuế (HQ Đồng Nai – công văn 911 ngày 18.7.2006).

 

4. Các biểu mẫu báo cáo theo Quyết định số 929/2006/QĐ-TCHQ và biểu mẫu trong hệ thống quản lý loại hình SXXK có sự khác nhau. Đề nghị bổ sung hướng dẫn riêng đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất (HQ Đồng Nai – công văn 911 ngày 18.7.2006).

 

 

 

 

1. Trong mọi trường hợp lấy mẫu, yêu cầu công chức Hải quan phải trực tiếp thực hiện theo đúng qui định tại Thông tư 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính và tại phần II, Mục I, Điểm 2.b Quyết định số 929/QĐ-TCHQ ngày 25/5/2006 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và hướng dẫn tại công văn số 1578/TCHQ-GSQL..

 

2. Đây là công việc của thông quan, phải đối chiếu mẫu khi kiểm tra thực tế hàng hoá. Trường hợp đặc biệt không thể đối chiếu với mẫu lưu được (do nguyên liệu đã bị biến đổi trong quá trình sản xuất, không thể hiện rõ như nguyên trạng ban đầu trên sản phẩm) thì Chi cục Hải quan thông báo công khai để doanh nghiệp biết chủ động làm văn bản cam kết tự chịu trách nhiệm trước pháp luật hoặc trưng cầu giám định nếu thấy cần thiết.

 

 

3. Yêu cầu thực hiện theo qui định hiện hành. Tổng cục sẽ có hướng dẫn cụ thể khi triển khai phần mềm ứng dụng quản lý SXXK.

 

 

 

 

4. Tổng cục ghi nhận vấn đề này và sẽ nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung trong thời gian sớm nhất. Riêng đối với việc quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất Tổng cục sẽ ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện riêng.

 

V.  Một số vướng mắc khác:

 

1. Hàng quá cảnh, trung chuyển qua cảng Sài Gòn và xuất qua CK Vĩnh Xương: Khó khăn trong việc kiểm tra niêm phong, giám sát và xác nhận thực xuất (HQ An Giang).

 

 

2. Hàng tạm nhập tái xuất:

a) Hàng tạm nhập tái xuất, không tái xuất hết, doanh nghiệp xin nhập khẩu theo loại hình kinh doanh để tiêu thụ nội địa (HQ Quảng Ninh).

 

 

 

 

 

b) Doanh nghiệp Việt Nam mua hàng của một nước có làm thủ tục nhập khẩu, sau đó tái xuất chính hàng hoá đó sang nước đã xuất khẩu (có hợp đồng mua bán), có được coi là hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất không (HQ Quảng Ninh)?

 

3. Khi làm thủ tục hải quan cho hàng hóa chuyển cửa khẩu là ôtô, có được phép cho doanh nghiệp tự bảo quản và tự hành từ cửa khẩu nhập đến cửa khẩu xuất được không (HQ Quảng Ninh- cv 881)?.

 

 

4. Điểm 2, Điều 13 Nghị định số 19 quy định: trong trường hợp không có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá thì người nhập khẩu phải có cam kết hàng hoá có xuất xứ từ nước đó. Nhưng Thông tư số 112 lại không yêu cầu nộp cam kết. Vậy thực hiện theo văn bản nào?.

 

 

5. Về kiểm tra nhà nước về chất lượng: Thông tư liên tịch số 37/2001/TTLT/BKHCNMT-TCHQ qui định: vật tư, máy móc, thiết bị của các liên doanh đầu tư không trực tiếp lưu thông trên thị trường, chỉ phục vụ nhu cầu sản xuất trong các khu chế xuất thì không phải kiểm tra nhà nước về chất lượng. Quyết định 50/2006/QĐ-TTg không qui định loại trừ các trường hợp trên (HQ Hải Phòng- công văn 4075 ngày 27.7.2006).

 

 

 

 

 

6. Điều 8 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ qui định: Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải thực hiện kiểm dịch động thực vật, kiểm tra về an toàn thực phẩm, kiểm tra về chất lượng hàng hoá trước khi thông quan. Như vậy, kể từ ngày 01/5/2006 có thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan tại công văn số 1578/TCHQ-GSQL ngày 14/4/2006 không?

 

7. Bộ Thuỷ sản có Quyết định số 1466/QĐ-BTS gia hạn thực hiện Quyết định số 344/2001/QĐ-BTS ngày 2/5/2001 về quản lý XNK thuỷ sản chuyên ngành đến 30/6/2006 nhưng đến nay Bộ Thuỷ sản chưa có văn bản hướng dẫn Nghị định số 12/2002006/NĐ-CP.

 

8. Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường  qui định cấm nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã qua sử dụng nhưng Nghị định số 49/2006/NĐ-CP ngày 18/5/2006 của Chính phủ hướng dẫn Luật Hàng hải qui định cho phép tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ nhưng phải đảm bảo yêu cầu về môi trường , phòng chống cháy nổ. Vậy, Hải quan có được giải quyết thủ tục nhập khẩu tàu biển để phá dỡ không ? (HQ Quảng Ninh, HQ Hải Phòng-cv 4075 ngày 27.7.2006).

 

9. Về người khai Hải quan: Điều 5 Nghị định 154/2005/NĐ-CP qui định người khai hải quan là chủ hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu, tổ chức được chủ hàng hoá xuất khẩu , nhập khẩu uỷ thác. Nhưng, Điều 3, Khoản 1 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 qui định Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá theo uỷ quyền của thương nhân, đề nghị Tổng cục hướng dẫn (HQ TP. Hồ Chí Minh).

 

10. Tại Điểm 8.1, Mục 1, phần B Thông tư 112/2005/TT-BTC quy định hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nhằm Mục đích thương mại của tổ chức nhưng không phải là thương nhân (không có mã số thuế XNK), của cá nhân thì sử dụng mẫu tờ khai nào?. Và đưa vào loại hình XNK nào khi đăng ký tờ khai (HQ Kiên Giang-cv896).

 

11. Hiện nay việc theo dõi, trừ lùi giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đang thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 208/TCHQ-GSQL ngày 22.01.1996 của Tổng cục Hải quan, trong đó có quy định trên mẫu phiếu, khi thực hiện trừ lùi phải có 02 chữ ký: 01 chữ ký của côngchức đăng ký tờ khai và 01 chữ ký của Lãnh đạo cửa khẩu hoặc trưởng phòng Giám sát quản lý. Quy định này hiện nay có Điểm chưa phù hợp với quy trình 874/2006/QĐ-TCHQ đề nghị Tổng cục có hướng dẫn thêm (HQTP. Hồ Chí Minh – cv 2162)

 

12.  Vấn đề xác nhận thực xuất: Khi doanh nghiệp xuất trình hồ sơ để cơ quan Hải quan xác nhận thực xuất có phát sịnh trường hợp ngày nhận hàng ghi trên vận tải đơn trước ngày đăng ký và/hoặc ngày kiểm tra thực tế hàng hoá của cơ quan Hải quan ghi trên tờ khai  do yêu cầu của doanh nghiệp đề nghị hãng vận chuyển ghi lùi ngày về trước để theo đúng quy định của thư tín dụng. Vậy trường hợp ngày nhận hàng ghi trên vận tải đơn trước ngày đăng ký tờ khai và/hoặc ngày kiểm tra thực tế hàng hoá như trên có được xem xét xác nhận thực xuất không? Nếu được thì ngày xác nhận thực xuất là ngày nào? (Hải quan Cần Thơ-công văn số 669 và công văn số 781).

 

13. Hiện nay Hải quan Đồng Nai đang vướng mắc khi thực hiện đăng ký tờ khai và kiểm tra hàng hoá đối với trường hợp hàng không được phép chuyển cửa khẩu (hàng tiêu dùng phục vụ sản xuất như: bàn ghế, tủ văn phòng …) đóng chung container với hàng hoá là nguyên liệu gia công và sản xuất xuất khẩu. Đề nghị Tổng cục cho phép doanh nghiệp đăng ký tờ khai tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu và làm thủ tục chuyển cửa khẩu về địa Điểm kiểm tra tập trung hoặc được phép kiểm hoá hộ đối với hàng hoá tiêu dùng và phục vụ cho sản xuất không phải kinh doanh thuần tuý (HQ Đồng Nai – công văn số 822 ngày 29.6.2006)

 

 

 

1. Tổng cục đã có công văn số 3338/TCHQ-GSQL 26/7/2006 gửi Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh và An Giang để phối hợp thực hiện.

 

 

2. Hàng tạm nhập tái xuất:

a) Doanh nghiệp phải có văn bản gửi Hải quan nơi hàng tạm nhập để giải quyết thủ tục thu thuế số lượng hàng để tiêu thụ nội địa theo qui định tại phần C, Mục II, Điểm 2.2.2 Thông tư 113/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính. Trường hợp hàng hoá thuộc danh Mục hàng cấm nhập khẩu, nhập khẩu có Điều kiện thì phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Căn cứ Điều 29 Luật Thương mại thì thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất.

 

 

 

 

 

3. Việc tự hành ôtô là hàng chuyển khẩu trong lãnh thổ Việt Nam phải có giấy phép lưu hành của Bộ Công An. Nếu có giấy phép của Bộ Công an, doanh nghiệp cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật, lãnh đạo Chi cục Hải quan xem xét quyết định cụ thể.

 

4. Tại Điểm 1 công văn số 2613/TCHQ-GSQL ngày 15/6/2006 của Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn: người khai hải quan phải tự khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất xứ hàng hoá, do vậy, việc khai báo của doanh nghiệp trên tờ khai hải quan là một hình thức cam kết nên không phải nộp giấy cam kết về xuất xứ hàng hoá nữa.

 

5. Quyết định số 50/2006/QĐ-TTg ngày 07.3.2006 là ban hành Danh Mục (được hiểu là phạm vi Điều chỉnh) sản phẩm, hàng hoá phải kiểm tra nhà nước về chất lượng; còn Thông tư liên tịch số 37/2001/TTLT/BKHCNMT-TCHQ ngày 28/6/2001 của Bộ KHCN&MT và Tổng cục Hải quan là hướng dẫn về thủ tục hải quan và kiểm tra chất lượng hàng hoá XNK phải kiểm tra chất lượng, trong đó có quy định đối tượng áp dụng và phương thức kiểm tra. Tổng cục Hải quan đã có công văn số 2430/TCHQ-GSQL ngày 05.6.2006 về việc vẫn tiếp tục thực hiện theo Thông tư số 37 dẫn trên.

 

6. Thực hiện theo công văn số 984/TTg-KTTTH ngày 26/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ, đã được Tổng cục đã sao gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.

 

 

 

 

 

 

7. Tổng cục đã sao gửi Quyết định số 553/QĐ-BTS ngày 07/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản v/v gia hạn thực hiện đến ngày 31/8/2006 của Quyết định số 344/2001/QĐ-BTS ngày 2/5/2001 về quản lý XNK thuỷ sản chuyên ngành.

 

 

8. Trước mắt vẫn thực hiện theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường. Hiện Tổng cục Hải quan đã báo cáo Bộ Tài chính xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, về vấn đề này, khi có kết quả Tổng cục sẽ có hướng dẫn tiếp.

 

 

 

 

 

 

 

9. Vấn đề này, Tổng cục Hải quan đã báo cáo Bộ tài chính và sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể ở văn bản riêng.

 

 

 

 

 

 

 

 

10. Sử dụng mẫu tờ khai HQ/2002/XK hoặc HQ/2002/NK và đưa vào loại hình kinh doanh khi đăng ký tờ khai.

 

 

 

 

 

11. Để phù hợp với quy định tại Quyết định 874/2006/QĐ-TCHQ Tổng cục hướng dẫn bổ sung như sau: Khi cấp phiếu theo dõi trừ lùi ở lần đầu tiên làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu và xác nhận lên đơn xin trích hàng hoá thì do Lãnh đạo Chi cục ký đóng dấu Chi cục, còn việc trừ lùi số lượng xuất khẩu, nhập khẩu các lần tiếp theo chỉ cần công chức tiếp nhận đăng ký tờ khai hải quan ký xác nhận là đủ, không cần phải có chữ ký của Lãnh đạo Chi cục.

 

 

12. Ngày ký phát vận tải đơn có thể là trước hoặc sau ngày xếp hàng lên tàu và có thể trước hoặc sau ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng ngày xếp hàng lên tàu bắt buộc phải là sau ngày đăng ký tờ khai hải quan và sau ngày kiểm tra thực tế hàng hoá (phải khai báo xong, làm xong thủ tục hải quan mới được phép đưa hàng lên tàu)

Yêu cầu nghiên cứu lại quy định về xác nhận thực xuất đã được hướng dẫn cụ thể tại công văn số 1578/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan (ngày thực xuất là ngày xếp hàng lên tàu) để thực hiện theo đúng quy định.

 

 

 

 

13. Tổng cục chấp nhận cho doanh nghiệp được đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu và làm thủ tục chuyển cửa khẩu về địa Điểm kiểm tra tập trung hoặc đề nghị Hải quan cửa khẩu kiểm tra thực tế hàng hoá đối với hàng hoá nhập khẩu phi mậu dịch với các Điều kiện: Hàng nhập khẩu phi mậu dịch trực tiếp phục vụ cho sản xuất của doanh nghiệp được đóng chung container với hàng hoá là nguyên liệu gia công và sản xuất xuất khẩu. 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 3936/TCHQ-GSQL

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu3936/TCHQ-GSQL
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành25/08/2006
Ngày hiệu lực25/08/2006
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcXuất nhập khẩu
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 13/07/2009
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Công văn 3936/TCHQ-GSQL tiếp tục giải đáp các vướng mắc phát sinh khi triển khai thực hiện quy trình thủ tục hải quan mới


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 3936/TCHQ-GSQL tiếp tục giải đáp các vướng mắc phát sinh khi triển khai thực hiện quy trình thủ tục hải quan mới
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu3936/TCHQ-GSQL
                Cơ quan ban hànhTổng cục Hải quan
                Người kýĐặng Hạnh Thu
                Ngày ban hành25/08/2006
                Ngày hiệu lực25/08/2006
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcXuất nhập khẩu
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 13/07/2009
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được căn cứ

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Công văn 3936/TCHQ-GSQL tiếp tục giải đáp các vướng mắc phát sinh khi triển khai thực hiện quy trình thủ tục hải quan mới

                    Lịch sử hiệu lực Công văn 3936/TCHQ-GSQL tiếp tục giải đáp các vướng mắc phát sinh khi triển khai thực hiện quy trình thủ tục hải quan mới