Công văn 3960/BNN-TT

Công văn 3960/BNN-TT về phát triển cây gai lá (ramie leaf) ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 3960/BNN-TT phát triển cây gai lá (ramie leaf) ở Việt Nam


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 3960/BNN-TT
V/v phát triển cây gai lá (ramie leaf) ở Việt Nam

Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2010

 

Kính gửi: Hiệp hội Dệt May Việt Nam

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã nhận được Công văn số 205/HHDMVN-VP ngày 17 tháng 11 năm 2010 của Hiệp hội về việc đề xuất phát triển cây Ramie ở Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và PTNT có ý kiến như sau:

Cây Ramie ở Việt Nam được gọi là cây gai lá hay dân gian thường gọi là cây lá gai có tên khoa học đầy đủ là Boehmeria Nivea L.Gaud thuộc họ Tầm ma/Gai (Urticacea). Mặc dù được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc để cung cấp nguyên liệu cho ngành dệt, nhưng ở Việt Nam cây lá gai thường mọc rải rác ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung đến các tỉnh Nam Trung bộ chủ yếu lấy lá làm bánh lá gai, vỏ, rễ củ làm thuốc chữa các bệnh kháng khuẩn, lợi tiểu …

Trước nhu cầu ngày càng lớn về nguyên liệu của ngành Dệt May nước ta, việc phát triển cây nguyên liệu khác ngoài cây bông nhằm bổ sung cơ cấu nguyên liệu cho ngành Dệt May là cần thiết, trong đó cây lá gai là một trong những loại cây lấy sợi có tiềm năng phát triển. Do từ trước đến nay cây lá gai chưa được nghiên cứu theo hướng lấy sợi nên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng ý chủ trương tổ chức nghiên cứu đầy đủ về cây lá gai để đánh giá những nội dung về khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất sợi ở các vùng sinh thái khác nhau. Bên cạnh đó cần đánh giá những nội dung tác động khác đến môi trường, thành phần hóa học để đảm bảo trong cây lá gai không có các chất có tên trong Danh mục các chất ma túy và tiền chất theo quy định của Chính phủ.

Để sớm triển khai nội dung trên, đề nghị Hiệp hội giao cho các đơn vị trong ngành xây dựng các đề tài nghiên cứu khoa học để triển khai thực hiện theo quy định hiện hành. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu sẽ xây dựng kế hoạch phát triển với quy mô và bước đi phù hợp.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu VT, TT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Bá Bổng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 3960/BNN-TT

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu3960/BNN-TT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành29/11/2010
Ngày hiệu lực29/11/2010
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật13 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Công văn 3960/BNN-TT phát triển cây gai lá (ramie leaf) ở Việt Nam


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 3960/BNN-TT phát triển cây gai lá (ramie leaf) ở Việt Nam
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu3960/BNN-TT
                Cơ quan ban hànhBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
                Người kýBùi Bá Bổng
                Ngày ban hành29/11/2010
                Ngày hiệu lực29/11/2010
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật13 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Công văn 3960/BNN-TT phát triển cây gai lá (ramie leaf) ở Việt Nam

                            Lịch sử hiệu lực Công văn 3960/BNN-TT phát triển cây gai lá (ramie leaf) ở Việt Nam

                            • 29/11/2010

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 29/11/2010

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực