Công văn 3986/TM-KHĐT

Công văn số 3986/TM-KHĐT ngày 17/08/2004 của Bộ Thương mại về việc thuế nhập khẩu linh kiện phụ tùng ô tô

Nội dung toàn văn Công văn 3986/TM-KHĐT thuế nhập khẩu linh kiện phụ tùng ô tô


BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 3986/TM-KHĐT
V/v Thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô

Hà Nội, ngày 17 tháng 8 năm 2004

 

Kính gửi: Bộ Tài chính

 

Phúc đề nghị của Bộ Tài chính tại văn bản số 3912 TC/CSL này 12/8/2004 về tham gia ý kiến xử lý thuế nhập khẩu phụ tùng ô tô, Bộ thương mại có ý kiến như sau:

1- Về cơ bản, Bộ thương mại nhất trí với tiêu chí xây dựng mức thuế suất thuế nhập khẩu phụ và phương án cụ thể đối với từng loại hình linh kiện sản xuất, lắp ráp ô tô theo đề nghị của Bộ Tài chính.

2. Tuy nhiên, để phương án thuế suất từng loại linh kiện phụ tùng phù hợp với chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô và thực tế sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, Bộ thương mại xin có một số ý kiến cụ thể sau:

- Thực tế đầu tư của các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô cho thấy, một trong các nguyên nhân khiến doanh nghiệp không thực hiện được việc nội địa hoá phụ tùng, linh kiện là do số lượng sản phẩm tiêu thụ thấp. Do vậy, trong thời gian tới, nếu thuế nhập khẩu phụ tùng, linh kiện tăng có thể làm ảnh hưởng đến khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì việc nội địa hoá càng thêm khó khăn.

- Không nên để thuế nhập khẩu xe ô tô tải nhẹ và khách tăng cao hơn so với các chủng loại xe khác vì thực tế hiện nay các doanh nghiệp trong nước đang đầu tư vào sản xuất, lắp ráp loại xe ô tô này nên nếu mức thuế tăng cao so với các chủng loại xe khác có thể làm hạn chế đầu tư của các doanh nghiệp, dẫn đến việc khó có khả năng thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp ô tô.

- Việc chỉ cho phép doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô được hưởng mức thuế nhập khẩu theo phương án này, còn doanh nghiệp không sản xuất lắp ráp ô tô thì phải chịu thuế theo biểu thuế nhập khẩu hiện hành sẽ có khó khăn trong việc thực hiện vì các doanh nghiệp lắp ráp ô tô thì ngoài việc nhập khẩu phụ tùng để lắp ráp còn phải nhập khẩu cả phụ tùng rời phục vụ cho việc bảo hành, bảo dưỡng, do vậy sẽ khó phân biệt được.

Trên đây là ý kiến của Bộ thương mại để Bộ Tài chính tham khảo, tổng hợp ý kiến trước khi trình Thủ tướng Chính phủ./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
THỨ TRƯỞNG




Lê Danh Vĩnh

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 3986/TM-KHĐT

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu3986/TM-KHĐT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành17/08/2004
Ngày hiệu lực17/08/2004
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThương mại, Xuất nhập khẩu
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Công văn 3986/TM-KHĐT

Lược đồ Công văn 3986/TM-KHĐT thuế nhập khẩu linh kiện phụ tùng ô tô


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 3986/TM-KHĐT thuế nhập khẩu linh kiện phụ tùng ô tô
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu3986/TM-KHĐT
                Cơ quan ban hànhBộ Thương mại
                Người kýLê Danh Vĩnh
                Ngày ban hành17/08/2004
                Ngày hiệu lực17/08/2004
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThương mại, Xuất nhập khẩu
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Công văn 3986/TM-KHĐT thuế nhập khẩu linh kiện phụ tùng ô tô

                            Lịch sử hiệu lực Công văn 3986/TM-KHĐT thuế nhập khẩu linh kiện phụ tùng ô tô

                            • 17/08/2004

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 17/08/2004

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực