Công văn 3993/LĐTBXH-VL

Công văn 3993/LĐTBXH-VL trả lời ý kiến chất vấn của đại biểu Quốc hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 3993/LĐTBXH-VL trả lời ý kiến chất vấn của đại biểu Quốc hội


BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 3993/LĐTBXH-VL
V/v Trả lời ý kiến chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2011

 

Kính gửi:

Đại biểu Đoàn Nguyễn Thùy Trang
Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh

 

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhận được chất vấn của Đại biểu do Văn phòng Quốc hội chuyển đến theo công văn số 44/CV-KH2 ngày 28/11/2011, về những vấn đề Đại biểu chất vấn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xin báo cáo như sau:

Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hôi tỉnh Ninh Bình, tỉnh Cà Mau và tỉnh Đắc Nông thì tại thời điểm tháng 8 năm 2011, người nước ngoài làm việc tại các địa phương chủ yếu tập trung tại các dự án do nhà thầu nước ngoài thực hiện, cụ thể như sau;

- Tại tỉnh Ninh Bình có 1.733 người nước ngoài, trong đó có 1.363 người nước ngoài làm việc tại các dự án do nhà thầu nước ngoài thực hiện, tương đương 78,65% (bao gồm 298 người đã cấp giấy phép lao động, 1.005 người không thuộc đối tượng cấp giấy phép lao động và 60 người chưa được cấp giấy phép lao động).

- Tại tỉnh Cà Mau có hơn 1.700 người nước ngoài, trong đó có 1.629 người nước ngoài làm việc tại các dự án do nhà thầu nước ngoài thực hiện (bao gồm 479 người đã cấp giấy phép lao động, 420 người không thuộc đối tượng cấp giấy phép lao động và 730 người chưa được cấp giấy phép lao động).

- Tại tỉnh Đắc Nông có 343 người nước ngoài, trong đó có 313 người nước ngoài làm việc tại các dự án do nhà thầu nước ngoài thực hiện (bao gồm 133 người đã cấp giấy phép lao động, 9 người không thuộc đối tượng cấp giấy phép lao động và 171 người chưa được cấp giấy phép lao động).

Số người nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhưng chưa được cấp giấy phép lao động chủ yếu do:

+ Ý thức chấp hành pháp luật của cả người lao động và người sử dụng lao động thấp, chưa nghiêm túc trong việc chuẩn bị các giấy tờ và làm các thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động; không ít trường hợp người nước ngoài chưa thực hiện việc cấp giấy phép lao động trước khi vào Việt Nam làm việc theo quy định của pháp luật.

+ Pháp luật về đấu thầu mới quy định về mời thầu, dự thầu, chấm thầu, chưa có quy định về tổ chức thực hiện và giám sát quá trình thực hiện các gói thầu hoặc dự án đã trúng thầu; chưa quy định về việc kê khai trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất về phương án sử dụng lao động Việt Nam và người nước ngoài và trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc xác định các vị trí công việc mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được cần tuyển người nước ngoài.

+ Chế tài xử lý, xử phạt các hành vi vi phạm chưa đủ để răn đe và buộc người sử dụng lao động và người lao động phải thực hiện (theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Nghị định số 47/2010/NĐ-CP ngày 06/5/2010 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động thì mức xử phạt vi phạm những quy định về lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là 15 - 20 triệu đồng với mỗi một hành vi vi phạm); các biện pháp cưỡng chế chưa kiên quyết; có địa phương còn nương nhẹ để thu hút đầu tư, thiếu kiên quyết trong việc xử lý vi phạm của dự án trọng điểm quốc gia hay của địa phương. Bên cạnh việc xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động thì chưa có biện pháp xử lý triệt để đối với các doanh nghiệp, nhà thầu hay cá nhân người nước ngoài cố tình vi phạm pháp luật Việt Nam.

Với trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã nghiên cứu, ban hành và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật; tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện; thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm theo thẩm quyền.

Để tăng cường công tác quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 46/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 01/8/2011) đã mở rộng phạm vi và đối tượng áp dụng (hội, hiệp hội doanh nghiệp); tăng cường quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, nhất là quy định về người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các gói thầu hoặc dự án của nhà thầu nước ngoài đã trúng thầu tại Việt Nam, quy định về đăng ký sử dụng người nước ngoài, quy định cụ thể trách nhiệm của Bộ Công an và trách nhiệm của Bộ Công Thương, đồng thời đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong việc tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, Bộ đã có công văn số 828/LĐTBXH-VL ngày 22/3/2010, công văn số 95/LĐTBXH-VL ngày 11/01/2011 và công văn số 3178/LĐTBXH-VL ngày 23/9/2011 gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị chỉ đạo các Sở, ban, ngành và các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện một số giải pháp để quản lý chặt chẽ lao động nước ngoài làm việc tại địa bàn theo đúng quy định của pháp luật.

Hằng năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Bộ Công an. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức các đoàn khảo sát, kiểm tra tình hình lao động nước ngoài tại một số địa phương. Trong năm 2011, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ trì phối hợp với Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức các đoàn công tác để kiểm tra tình hình quản lý người nước ngoài tại 3 khu vực (miền Bắc, miền Trung và miền Nam), trong đó tập trung vào những tỉnh có nhiều người nước ngoài đang làm việc.

Thời gian tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tập trung các giải pháp sau:

- Một là, tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, trước hết là xây dựng Luật Việc làm, trong đó có nội dung quy định về người nước ngoài ;àm việc tại Việt Nam, bao gồm điều kiện người nước ngoài được làm việc tại Việt Nam, quyền và trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động và các cơ quan có liên quan, các vị trí, các loại công việc được sử dụng người nước ngoài, ưu tiên sử dụng lao động Việt Nam thực hiện các công việc mà lao động Việt Nam có khả năng thực hiện; cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài...

Đồng thời đề nghị sớm xây dựng Luật về Xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, trong đó xác định cụ thể mục đích của người nước ngoài vào Việt Nam và quy định về việc cấp và sử dụng visa lao động khi người nước ngoài vào Việt Nam làm việc...; sửa đổi, bổ sung Luật Đấu thầu trong đó quy định về tổ chức triển khai thực hiện các gói thầu hoặc dự án trúng thầu sau khi đã được phê duyệt, đặc biệt là việc giám sát và kiểm tra trong quá trình thực hiện; tăng chế tài xử phạt các vi phạm, các cam kết trong quá trình thực hiện các gói thầu hoặc dự án đã trúng thầu...

- Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật với các hình thức phong phú, phù hợp với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng người lao động nước ngoài để người lao động nước ngoài hiểu được các quyền lợi và nghĩa vụ của họ theo đúng quy định của pháp luật.

- Ba là, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam: về việc tuyển dụng, cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động, quản lý xuất, nhập cảnh, cấp và gia hạn visa, đăng ký tạm trú và cấp giấy phép lao động, đặc biệt là các nhà thầu nước ngoài trúng thầu đang hoạt động tại địa phương có sử dụng lao động nước ngoài. Khi thanh tra, kiểm tra phát hiện các trường hợp cố tình vi phạm thì kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật.

- Bốn là, tăng cường sự phối hợp giữa các ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Tư pháp, Công an, Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại giao trong việc quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Xây dựng quy chế phối hợp giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công an tỉnh và các ban, ngành có liên quan tại địa phương trong việc quản lý lao động nước ngoài.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xin cảm ơn và rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của Đại biểu./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Trưởng đoàn ĐBQH Tp. Hồ Chí Minh;
- Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội;
- Ban Công tác đại biểu;
- Ban Dân nguyện;
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP;
- Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;
- Lưu: VT, CVL.

BỘ TRƯỞNG




Phạm Thị Hải Chuyền

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 3993/LĐTBXH-VL

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu3993/LĐTBXH-VL
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành16/11/2011
Ngày hiệu lực16/11/2011
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Lao động - Tiền lương
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật12 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Công văn 3993/LĐTBXH-VL trả lời ý kiến chất vấn của đại biểu Quốc hội


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 3993/LĐTBXH-VL trả lời ý kiến chất vấn của đại biểu Quốc hội
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu3993/LĐTBXH-VL
                Cơ quan ban hànhBộ Lao động - Thương binh và Xã hội
                Người kýPhạm Thị Hải Chuyền
                Ngày ban hành16/11/2011
                Ngày hiệu lực16/11/2011
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Lao động - Tiền lương
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật12 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Công văn 3993/LĐTBXH-VL trả lời ý kiến chất vấn của đại biểu Quốc hội

                      Lịch sử hiệu lực Công văn 3993/LĐTBXH-VL trả lời ý kiến chất vấn của đại biểu Quốc hội

                      • 16/11/2011

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 16/11/2011

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực