Công văn 4017 TM/XNK

Công văn số 4017 TM/XNK ngày 07/10/2003 của Bộ Thương mại về việc xuất khẩu mật ong sang Hoa Kỳ

Nội dung toàn văn Công văn 4017 TM/XNK xuất khẩu mật ong sang Hoa Kỳ


BỘ THƯƠNG MẠI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

Số 4017 TM/XNK
V/v xuất khẩu mật ong sang Hoa Kỳ

Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2003

 

 

Kính trình: Thủ tướng Chính phủ

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 425/VPCP-NN ngày 07/8/2003 về việc xuất khẩu mật ong Việt Nam sang Hoa Kỳ, Bộ Thương mại xin báo cáo Thủ tướng như sau:

1. Một số nét chính về chính sách hạn chế nhập khẩu của Hoa Kỳ đối với mật ong thiên nhiên từ Trung Quốc

Trung Quốc là nước sản xuất và xuất khẩu mật ong lớn nhất thế giới, với sản lượng trung bình 100.000 tấn/năm. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là EU và Hoa Kỳ. Trong vài năm trở lại đây, mật ong thiên nhiên của Trung Quốc bị phát hiện có hàm lượng hoạt chất Chloramphenicol vượt mức cho phép nên đã bị EU, Hoa Kỳ, Canada và Nhật Bản tăng cường kiểm tra chặt chẽ các lô hàng mật ong nhập khẩu có xuất xứ từ Trung Quốc, đồng thời cấm nhập khẩu đối với những lô hàng không đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm.

Tháng 5/2001 Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã áp đặt thuế chống bán phá giá (Anti-dumping) đối với mật ong thiên nhiên của một số công ty của Trung Quốc va Arhentina nhập khẩu vào Hoa Kỳ với mức thuế giao động từ 34 -184% với mục đích bảo vệ quyền lợi của các nhà nuôi và sản xuất mật ong thiên nhiên của Hoa Kỳ bị mật ong giá rẻ của Trung Quốc, Arhentina cạnh tranh.

Bên cạnh việc áp đặt mức thuế chống phá giá đối với mật ong nhập khẩu có nguồn gốc từ Trung Quốc và Arhentina, Hải quan Hoa Kỳ ngăn chặn việc chuyển tải bất hợp pháp thông qua nước thứ ba nhằm lẩn tránh thuế chống phá giá và hàng rào kiểm tra dư lượng kháng sinh gắt gao, Hải quan Hoa Kỳ tiến hành kiểm tra một số nước có mức xuất khẩu mật ong vào Hoa Kỳ tăng đột biến, như Australia, Mehico, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.

2. Sản xuất, xuất khẩu mật ong Việt Nam và vấn đề chuyển tải bất hợp pháp mật ong Trung Quốc qua Việt Nam vào Hoa Kỳ.

Mấy năm gần đây, ngành ong Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc. Năm 2002, cả nước có trên 500 ngàn đàn ong, sản lượng mật đạt 14.000 tấn, trong đó mật ong xuất khẩu 12.000 tấn đạt trị giá 15 triệu USD. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, EU, Canada, Nhật Bản. Việt Nam có thể đạt sản lượng 40.000 tấn/năm.

Sản lượng xuất khẩu mật ong thiên nhiên Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng vọt trong năm 2001 và 2002. Sản lượng xuất khẩu qua các năm như sau:

Năm 2000 2001 2002 6 th/2003

XK (tấn): 1.902 5.693 14.356 4.741

Hiện nay, mức thuế nhập khẩu vào Hoa Kỳ áp dụng đối với mật ong Việt Nam chỉ ở mức 18%.

Tháng 7/2002 Hải quan Mỹ đã phối hợp với Hải quan Việt Nam tiến hành khảo sát tình hình xuất khẩu mật ong tăng đột biến đáng ngờ của một số các Công ty Việt Nam, tháng 8/2002 Hải quan Hoa Kỳ thông báo đã phát hiện một số lô hàng mật ong có xuất xứ từ Trung Quốc chuyển tải bất hợp pháp qua Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ.

Ngày30/8/2002 Hải quan Việt Nam đã có văn bản số 4171/TCHQ gửi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam yêu cầu cung cấp danh sách các công ty xuất khẩu mật ong sang Hoa Kỳ có xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O); Phòng Thương mại Việt Nam đã có văn bản số 2044/PTM-PC ngày 09/9/2002 cung cấp danh sách công ty xin cấp C/O cho Hải quan để phối hợp với Bộ Thương mại, Hải quan Hoa Kỳ xác định C/O nào của Việt Nam cấp và C/O nào giả mạo; giả mạo tại Việt Nam hay giả mạo ở ngoài Việt Nam. Việc xác định giả mạo C/O của Việt Nam để chuyển tải mật ong Trung Quốc qua Việt Nam và sang Hoa Kỳ do Hải quan Hoa Kỳ tiến hành điều tra.

Ngày 10/9/2002 Bộ Thương mại đã có công văn số 3583/TM-AM gửi Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính (Tổng Cục Hải quan), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (đồng thời báo cáo Văn Phòng Chính Phủ) đề nghị Bộ NN&PTNN, Tổng Cục Hải quan, VCCI tăng cường kiểm tra dư lượng kháng sinh chloramphenicol và xuất xứ hàng mật ong xuất khẩu của Việt Nam.

Ngày 24/10/2002 Cục Hải quan Hải Phòng có công văn số 2408/CHQHP-KS gửi Tổng Cục Hải quan về việc phát hiện một số lô hàng mật ong được vận chuyển từ Trung Quốc vào Việt Nam qua cảng Hải Phòng có dấu hiệu giả mạo nguồn gốc xuất xứ, cụ thể như sau:

Hai lô hàng mật ong đóng trong 5 container và 8 container được vận chuyển trên tàu CHUHONG và tàu Xiang Lian nhập cảng Hải Phòng ngày 08/9/2002 và ngày 17/9/2002 tại các mục trên lược khai hàng hoá khi tầu nhập cảnh thể hiện: Người gửi hàng (Shipper): Chengdu’s Bee -Keeping Ind. Co.Ltd-Yutang, Dujiangyan, Sichuan, China và Sichuan Dujiangyan Dubao Bee Ind. Co.Ltd. Người được thông báo (Notify): TWC Co.Ltd 2-11-16 Minamisenab, Chuoku, Osaka 542-0081 Japan va TMC Co. Ltd. 2011016 Mianamisenab, Chuoku, Osaka 542-0081 Japan. Hàng hoá (Description of Goods): Chinese Light Amber Honey.

Xét thấy việc nhập khẩu, chuyển khẩu hàng mật ong Trung Quốc vào hoặc qua Việt Nam đi các nước khác trong thời gian qua có nhiều phức tạp, Cục Hải quan TP. Hải Phòng đã tiến hành kiểm tra lô hàng nêu trên. Kết quả cho thấy, hàng được đóng đồng nhất trong các thùng phuy bằng sắt, trên các thùng đều có mác ghi: Light Amber Honey. Shipper: UHP HAIPHONG VIETNAM. Như vậy, trên lược khai hàng hoá ghi Chinese Light Amber Honey nhưng trên bao bì hàng hoá chỉ ghi Light Amber Honey. Đối với hai trường hợp này, Hải quan TP. Hải Phòng đã yêu cầu doanh nghiệp xoá các dấu hiệu gây hiểu nhầm về nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá và yêu cầu tái xuất hàng về Trung Quốc.

3. Nhận định và kiến nghị

Qua số liệu xuất khẩu bất thường trong 2 năm 2001 và 2002 và một số hiện tượng nêu trên cho thấy có khả năng mật ong Trung Quốc đã chuyển tải qua Việt Nam, sử dụng C/O và bộ hồ sơ của Việt Nam để xuất khẩu vào Hoa Kỳ.

Để tránh việc Hoa Kỳ có phản ứng tiêu cực với mật ong Việt Nam, bảo vệ thị trường xuất khẩu cho ngành ong Việt Nam, mặc dù hiện nay Hoa Ky và Hiệp hội nuôi trồng ong Hoa Kỳ chưa có phản ứng gì cụ thể đối với mật ong nhập khẩu từ Việt Nam, ngoài những kiến nghị của Bộ NN & PTNT tại văn bản số 2399/BNN/KH ngày 06/9/2002 gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thương mại kiến nghị thêm:

- Đề nghị Chính phủ có văn bản chỉ đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tăng cường quản lý việc cấp C/O nói chung và C/O mật ong nói riêng. Về vấn đề này Hải quan Hoa Kỳ đã có bằng chứng về giả mạo C/O của Việt Nam.

- Yêu cầu Hải quan kiểm tra, quản lý chặt chẽ việc xuất khẩu, chuyển tải, tạm nhập, tái xuất mật ong có xuất xứ từ Trung Quốc.

Kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét cho ý kiến chỉ đạo.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI

THỨ TRƯỞNG




Mai Văn Dâu

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 4017 TM/XNK

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu4017 TM/XNK
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành07/10/2003
Ngày hiệu lực07/10/2003
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThương mại
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Công văn 4017 TM/XNK

Lược đồ Công văn 4017 TM/XNK xuất khẩu mật ong sang Hoa Kỳ


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 4017 TM/XNK xuất khẩu mật ong sang Hoa Kỳ
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu4017 TM/XNK
                Cơ quan ban hànhBộ Thương mại
                Người kýMai Văn Dâu
                Ngày ban hành07/10/2003
                Ngày hiệu lực07/10/2003
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThương mại
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật18 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Công văn 4017 TM/XNK xuất khẩu mật ong sang Hoa Kỳ

                            Lịch sử hiệu lực Công văn 4017 TM/XNK xuất khẩu mật ong sang Hoa Kỳ

                            • 07/10/2003

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 07/10/2003

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực