Công văn 4038/LĐTBXH-QLLĐNN

Công văn 4038/LĐTBXH-QLLĐNN về thí điểm đưa lao động trở lại làm việc tại Libya do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 4038/LĐTBXH-QLLĐNN thí điểm đưa lao động trở lại làm việc tại Libya


BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4038/LĐTBXH-QLLĐNN
V/v: Thí điểm đưa lao động trở lại làm việc tại Libya

Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2012

 

Kính gửi: Các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài

Đầu năm 2011, do khủng hoảng chính trị, ta đã phải tổ chức đưa hơn 10.000 lao động làm việc tại Libya về nước. Hiện nay, do tình hình Libya đã tương đối ổn định và bắt đầu có nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho phép đưa lao động trở lại làm việc tại Libya phù hợp với diễn biến tình hình.

Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, đặc biệt là trong trường hợp phát sinh các tình huống xấu, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn các doanh nghiệp về việc đưa lao động trở lại làm việc tại Libya như sau:

1. Việc đưa lao động trở lại làm việc tại Libya và quản lý lao động tại Libya vẫn thực hiện theo Quyết định số 653/QĐ-LĐTBXH ngày 28/05/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt Đề án Tăng cường quản lý lao động Việt Nam làm việc tại Libya. Tuy nhiên, do tình hình thị trường đã thay đổi, một số điều kiện của hợp đồng đưa lao động đi làm việc tại Libya được quy định mới như sau:

- Mức lương tối thiểu sau khi trừ thuế và các khoản đóng góp khác:

+ Đối với lao động không nghề:

260 USD/tháng

+ Đối với lao động bán nghề:

300 USD/tháng

+ Đối với lao động lành nghề:

320 USD/tháng

Trường hợp người lao động phải đóng thuế thì mức lương cơ bản trong hợp đồng sẽ phải tăng lên tương ứng.

- Trong hợp đồng phải quy định rõ thời hạn thanh toán tiền lương cho người lao động.

- Trong hợp đồng môi giới (nếu có) phải có điều khoản quy định: trong trường hợp người lao động phải về nước trước thời hạn vì lý do bất khả kháng (thiên tai, chiến tranh, doanh nghiệp bị phá sản…) hoặc không do lỗi của người lao động thì doanh nghiệp có trách nhiệm yêu cầu bên môi giới hoàn trả lại cho người lao động một phần tiền môi giới đã nộp theo nguyên tắc: người lao động làm việc chưa đủ 50% thời gian theo hợp đồng thì được nhận lại 50% tiền môi giới đã nộp.

- Hợp đồng cung ứng lao động phải có điều khoản quy định về phương án bảo đảm an toàn cho người lao động trong trường hợp khẩn cấp: Đối tác phải mua bảo hiểm rủi ro cho người lao động, phải đưa người lao động đến nơi an toàn và đưa về nước khi cần thiết, chịu chi phí đưa người lao động về nước và thanh toán đầy đủ tiền lương cho người lao động.

2. Các hợp đồng đều phải được Đại sứ quán Việt Nam tại Libya thẩm định về tư cách pháp nhân của đối tác, về tính an toàn và nhu cầu lao động thực tế của dự án nơi người lao động sẽ đến làm việc.

3. Doanh nghiệp phải tổ chức quản lý lao động theo đúng quy định tại Quyết định số 653/QĐ-LĐTBXH ngày 28/05/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt Đề án Tăng cường quản lý lao động Việt Nam làm việc tại Libya. Trong thời gian thí điểm, do số lao động đưa đi chưa nhiều, các doanh nghiệp có thể hợp tác cử cán bộ đại diện quản lý lao động tại Libya. Trường hợp có trên 300 lao động làm việc tại Libya, thì các doanh nghiệp phải cử tối thiểu 2 cán bộ đại diện.

Các doanh nghiệp cũng có thể hợp tác cử điều phối viên, kỹ sư và đốc công tại các công trường để đảm bảo công tác quản lý lao động theo đúng quy định tại Quyết định số 653/QĐ-LĐTBXH ngày 08/05/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt Đề án Tăng cường quản lý lao động Việt Nam làm việc tại Libya.

4. Trước khi đưa người lao động đi, Doanh nghiệp phải báo cáo Cục Quản lý lao động ngoài nước danh sách người lao động (họ tên, ngày tháng năm sinh, số hộ chiếu, địa chỉ nơi ở tại Việt Nam, thời hạn hợp đồng, ngành nghề, ngày dự kiến xuất cảnh), tên và địa chỉ đối tác tiếp nhận lao động, địa chỉ và điện thoại liên lạc của dự án nơi người lao động sẽ đến làm việc.

5.Trong thời gian trước mắt tổ chức thực hiện thí điểm đưa lao động trở lại Libya, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp với Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện Việt Nam tại Libya xem xét cho phép các doanh nghiệp trước năm 2011 đã đưa lao động sang làm việc tại Libya theo đúng quy định tại Quyết định số 653/QĐ-LĐTBXH ngày 28/05/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được thí điểm đưa lao động sang Libya làm việc. Trong quý I năm 2013, căn cứ vào tình hình thực tế tại Libya, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét mở rộng việc đưa lao động sang thị trường này.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thông báo để các doanh nghiệp biết, thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ Ngoại giao (để p/hợp);
- Đại sứ quán VN tại Libya (để p/hợp);
- Các sở LĐTB-XH;
- Hiệp hội XKLĐ;
- Văn phòng MRC;
 Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước;
- Lưu: VT, Cục QLLĐNN

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Hòa

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 4038/LĐTBXH-QLLĐNN

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu4038/LĐTBXH-QLLĐNN
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành05/11/2012
Ngày hiệu lực05/11/2012
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLao động - Tiền lương
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật11 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Công văn 4038/LĐTBXH-QLLĐNN thí điểm đưa lao động trở lại làm việc tại Libya


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 4038/LĐTBXH-QLLĐNN thí điểm đưa lao động trở lại làm việc tại Libya
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu4038/LĐTBXH-QLLĐNN
                Cơ quan ban hànhBộ Lao động – Thương binh và Xã hội
                Người kýNguyễn Thanh Hòa
                Ngày ban hành05/11/2012
                Ngày hiệu lực05/11/2012
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLao động - Tiền lương
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật11 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Công văn 4038/LĐTBXH-QLLĐNN thí điểm đưa lao động trở lại làm việc tại Libya

                          Lịch sử hiệu lực Công văn 4038/LĐTBXH-QLLĐNN thí điểm đưa lao động trở lại làm việc tại Libya

                          • 05/11/2012

                            Văn bản được ban hành

                            Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                          • 05/11/2012

                            Văn bản có hiệu lực

                            Trạng thái: Có hiệu lực