Công văn 441/UBND-NN-TN

Công văn số 441/UBND-NN-TN của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc tiếp tục thực hiện công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người

Nội dung toàn văn Công văn 441/UBND-NN-TN tiếp tục thực hiện công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 441/UBND-NN-TN
V/v Tiếp tục thực hiện công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người

Quảng Ngãi, ngày 06 tháng 03 năm 2006 

 

Kính gửi:

 - Các sở ngành: nông nghiệp và ptnt, y tế, tài nguyên và môi trường, văn hoá và thông tin, thương mại và du lịch, tài chính, kế hoạch và đầu tư, công an tỉnh; 
 - Chi cục thú y Quảng Ngãi;
 - UBND các huyện, thành phố.

 

Thời gian qua, các ngành và địa phương trong tỉnh đã có cố gắng nhất định trong việc triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người; thực hiện việc hỗ trợ khắc phục hậu quả dịch cúm gia cầm và thực hiện phương án thu mua, giết mổ, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm sạch trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại như: Việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phòng, chống, khắc phục hậu quả dịch cúm gia cầm theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 2927/UBND ngày 14/12/2005 còn chậm, chưa kịp thời; các địa phương, đơn vị chỉ đạo thống kê đàn gia cầm trong diện tiêm phòng năm 2005 thiếu chính xác, dẫn đến lượng vắc xin còn thừa nhiều (trên 800.000 liều); sự phối hợp giữa các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố trong việc tổ chức thực hiện phương án tổ chức thu mua, giết mổ, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm sạch theo Quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 09/01/2006 chưa chặt chẽ và nghiêm túc; tư tưởng chủ quan, lơ là, buông lỏng công tác phòng, chống dịch bắt đầu xuất hiện...

Để chủ động phòng, chống, kiên quyết không để dịch tái phát, bảo vệ an toàn sức khoẻ cộng đồng, khôi phục và phát triển ngành chăn nuôi gia cầm bền vững theo nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 239/TTg-NN ngày 10/02/2006 về việc tiếp tục chỉ đạo phòng, chống dịch cúm gia cầm, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 324/BNN-TY ngày 14/02/2006 và Công điện số 02 CTY/CĐ ngày 15/02/2006; trong thời gian đến cần tập trung thực hiện một số công việc sau đây:

1/ Việc tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ phòng, chống, khắc phục hậu quả dịch cúm gia cầm:

- Yêu cầu các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố khẩn trương tổ chức thực hiện nghiêm túc Công văn số 2927 của UBND tỉnh ngày 14/12/2005. Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi có gia cầm tiêu huỷ và tự tiêu huỷ gia cầm phải hoàn thành trước 15/03/2006 và phải thực hiện công khai tại khu phố, thôn, UBND xã ít nhất là 05 ngày trước khi chi tiền hỗ trợ để dân biết.

- Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định phân khai kinh phí hỗ trợ tiêu huỷ gia cầm cho các huyện, thành phố; đồng thời báo cáo chi tiết tình hình cấp kinh phí cho các huyện, thành phố thực hiện hỗ trợ cho nhân dân chậm nhất là ngày 10/03/2006.

2/ Việc tổ chức thu mua, giết mổ, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm sạch:

- Tiếp tục thực hiện việc tổ chức thu mua, giết mổ, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm sạch theo Quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 09/01/2006; tăng cường kiểm tra việc buôn bán, giết mổ gia cầm tại các chợ đầu mối, chợ nông thôn; định kỳ kiểm tra các hố chôn tiêu huỷ gia cầm 2 lần/tháng.

- Các địa phương xây dựng Phương án khôi phục và phát triển chăn nuôi gia cầm trên địa bàn huyện gởi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp lập Đề án quy hoạch phát triển chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006-2010, trình UBND tỉnh phê duyệt chậm nhất đến 30/4/2006.

- Sở Thương mại và Du lịch phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND tỉnh về việc qui hoạch giết mổ gia cầm tập trung.

3/ Triển khai kế hoạch tiêm phòng văc xin cúm gia cầm năm 2006:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổ chức kiểm tra, thống kê chính xác số lượng gia cầm trong diện tiêm phòng, xây dựng kế hoạch tiêm phòng văc xin cúm gia cầm năm 2006, trình UBND tỉnh phê duyệt; tổ chức bảo vệ tốt số vắc xin còn thừa của năm 2005 để sử dụng tiêm phòng trong năm 2006.

4/ Chủ động phòng chống đại dịch cúm ở người:

- Tổ chức diễn tập phòng chống đại dịch cúm ở người, tiếp tục cũng cố và chủ động đầu tư trang thiết bị các cơ sở y tế sẵn sàng đối phó với dịch cúm ở người.

- Tiếp tục tập huấn về nghiệp vụ điều trị cúm ở người cho cán bộ công chức, viên chức trong ngành y tế.

5/ Công tác tuyên truyền và tổ chức thực hiện phòng, chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người trong thời gian tới:

- Tiếp tục kiện toàn BCH phòng, chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người của các cấp; củng cố, bổ sung cán bộ tham gia công tác tiêm phòng ở địa phương. Tăng cường tuyên truyền rộng rãi bằng nhiều hình thức để nhân dân nắm bắt kịp thời, đầy đủ về tác dụng của việc tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm, góp phần nâng cao ý thức phòng, chống dịch cúm gia cầm trong cộng đồng; đồng thời thông tin đầy đủ, chính xác về việc cho phép ấp nở, nuôi mới gà; nghiêm cấm việc ấp nở, nuôi mới vịt, ngan, ngỗng và chim cút đến ngày 28/02/2007.

- Phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền thường xuyên trong người dân về phòng chống dịch cúm A (H5N1) ở người.

- Định kỳ trong khoảng từ ngày 01 đến ngày 05 hàng tháng, các Sở, ngành liên quan phải báo cáo tình hình thực hiện theo nhiệm vụ được phân công cho UBND tỉnh của tháng trước; báo cáo phải đồng gởi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp theo dõi.

Yêu cầu các Sở ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Văn hoá và Thông tin, Thương mại và Du lịch, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công an tỉnh, Chi cục Thú y Quảng Ngãi, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện./.

 

KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
( Đã ký)
 



Trương Ngọc Nhi

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 441/UBND-NN-TN

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu441/UBND-NN-TN
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành06/03/2006
Ngày hiệu lực06/03/2006
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Thể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật19 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Công văn 441/UBND-NN-TN

Lược đồ Công văn 441/UBND-NN-TN tiếp tục thực hiện công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 441/UBND-NN-TN tiếp tục thực hiện công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu441/UBND-NN-TN
                Cơ quan ban hànhTỉnh Quảng Ngãi
                Người kýTrương Ngọc Nhi
                Ngày ban hành06/03/2006
                Ngày hiệu lực06/03/2006
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Thể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật19 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Công văn 441/UBND-NN-TN tiếp tục thực hiện công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người

                          Lịch sử hiệu lực Công văn 441/UBND-NN-TN tiếp tục thực hiện công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người

                          • 06/03/2006

                            Văn bản được ban hành

                            Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                          • 06/03/2006

                            Văn bản có hiệu lực

                            Trạng thái: Có hiệu lực