Công văn 470/VPCP-PL

Công văn số 470/VPCP-PL về việc thông báo ý kiến của Thủ tướng về quy định thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật do Văn phòng Chính phủ ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 470/VPCP-PL thông báo ý kiến của Thủ tướng về quy định thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật


VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
--------------

Số: 470/VPCP-PL
V/v thông báo ý kiến của Thủ tướng về quy định thời điểm có hiệu lực của văn bản QPPL

Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2009

 

Kính gửi: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Xét đề nghị của Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp về việc quy định thời điểm có hiệu lực thi hành của văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong khi chưa ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 (Công văn số 370/VPCP-PL ngày 14 tháng 01 năm 2009), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có ý kiến như sau:

1. Văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải quy định cụ thể thời điểm có hiệu lực thi hành của văn bản theo đúng quy định tại Điều 78 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó, tại điều khoản thi hành của văn bản phải quy định cụ thể ngày, tháng, năm có hiệu lực thi hành theo nguyên tắc không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày ký ban hành.

Ngày ký ban hành văn bản là ngày Văn phòng Chính phủ phát hành văn bản đã được Thủ tướng ký (ngày vào Sổ văn bản đi của Văn phòng Chính phủ);

2. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật cụ thể sẽ do cơ quan chủ trì soạn thảo đề xuất để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định khi xem xét, thông qua hoặc ký ban hành. Sau khi Thủ tướng ký văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ sẽ phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo xác định cụ thể và ghi ngày, tháng, năm có hiệu lực thi hành vào văn bản khi làm thủ tục phát hành văn bản.

Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, cơ quan ngang Bộ biết và thực hiện.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng, các PTTg (để B/c);
- VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, PL (3)

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Kiều Đình Thụ

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 470/VPCP-PL

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu470/VPCP-PL
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành19/01/2009
Ngày hiệu lực19/01/2009
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật15 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Công văn 470/VPCP-PL thông báo ý kiến của Thủ tướng về quy định thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 470/VPCP-PL thông báo ý kiến của Thủ tướng về quy định thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu470/VPCP-PL
                Cơ quan ban hànhVăn phòng Chính phủ
                Người kýKiều Đình Thụ
                Ngày ban hành19/01/2009
                Ngày hiệu lực19/01/2009
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật15 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Công văn 470/VPCP-PL thông báo ý kiến của Thủ tướng về quy định thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật

                          Lịch sử hiệu lực Công văn 470/VPCP-PL thông báo ý kiến của Thủ tướng về quy định thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật

                          • 19/01/2009

                            Văn bản được ban hành

                            Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                          • 19/01/2009

                            Văn bản có hiệu lực

                            Trạng thái: Có hiệu lực