Công văn 4863/TCHQ-GSQL

Công văn 4863/TCHQ-GSQL về thẩm quyền cấp phép cho phương tiện vận tải tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập vì mục đích phi thương mại do Tổng cục Hải quan ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 4863/TCHQ-GSQL thẩm quyền cấp phép cho phương tiện vận tải tạm nhập


BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 4863/TCHQ-GSQL
V/v thẩm quyền cấp phép cho phương tiện vận tải tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập vì mục đích phi thương mại

Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2011

 

Kính gửi: Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bình Phước

Ngày 22/4/2011, Tổng cục Hải quan có công văn số 1746/TCHQ-GSQL về việc cấp phép cho phương tiện vận tải tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập vì mục đích phi thương mại, theo đó theo quy định tại Hiệp định vận tải đường bộ ký giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia và Thông tư số 18/2010/TT-BGTVT ngày 07/7/2010 của Bộ Giao thông vận tải thì cơ quan cấp giấy phép cho xe ô tô phi thương mại của Việt Nam gồm Tổng cục đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông vận tải.

Ngày 31/8/2011, Cục Hải quan tỉnh Bình Phước có công văn số 822/HQBP-NV báo cáo việc UBND tỉnh Bình Phước vẫn tiếp tục cấp phép cho phương tiện vận tải phi thương mại của Campuchia, Lào và Việt Nam được tạm nhập-tái xuất và tạm xuất-tái nhập qua cửa khẩu quốc tế Hoa Lư, cửa khẩu quốc gia Hoàng Diệu và cửa khẩu phụ Tà Vạt (mặc dù cửa khẩu quốc gia Hoàng Diệu và cửa khẩu phụ Tà Vạt không nằm trong danh sách cửa khẩu phương tiện vận tải phi thương mại được tạm nhập -tái xuất, tạm xuất - tái nhập theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 18/2010/TT-BGTVT ngày 07/7/2010 của Bộ Giao thông vận tải). Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

1. Để tạo điều kiện cho Cục Hải quan tỉnh Bình Phước thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước về hải quan theo quy định của pháp luật, đề nghị UBND tỉnh Bình Phước hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài liên hệ với cơ quan có thẩm quyền quy định tại Thông tư số 18/2010/TT-BGTVT ngày 07/7/2010 của Bộ Giao thông vận tải để được cấp giấy phép liên vận cho các phương tiện vận tải phi thương mại theo đúng quy định về cửa khẩu được tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập.

2. Tổng cục Hải quan sẽ có công văn chỉ đạo Cục Hải quan tỉnh Bình Phước không thực hiện thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải phi thương mại tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập không đúng cửa khẩu, giấy phép liên vận không phải do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.

Tổng cục Hải quan xin trao đổi với Quý UBND tỉnh Bình Phước nội dung trên và mong nhận được sự phối hợp chặt chẽ của Quý UBND tỉnh.

Trân trọng./.

 

 

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Vũ Ngọc Anh

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 4863/TCHQ-GSQL

Loại văn bản Công văn
Số hiệu 4863/TCHQ-GSQL
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 04/10/2011
Ngày hiệu lực 04/10/2011
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Cập nhật 14 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Công văn 4863/TCHQ-GSQL

Lược đồ Công văn 4863/TCHQ-GSQL thẩm quyền cấp phép cho phương tiện vận tải tạm nhập


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Công văn 4863/TCHQ-GSQL thẩm quyền cấp phép cho phương tiện vận tải tạm nhập
Loại văn bản Công văn
Số hiệu 4863/TCHQ-GSQL
Cơ quan ban hành Tổng cục Hải quan
Người ký Vũ Ngọc Anh
Ngày ban hành 04/10/2011
Ngày hiệu lực 04/10/2011
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Cập nhật 14 năm trước

Văn bản thay thế

Văn bản được căn cứ

Văn bản hợp nhất

Văn bản gốc Công văn 4863/TCHQ-GSQL thẩm quyền cấp phép cho phương tiện vận tải tạm nhập

Lịch sử hiệu lực Công văn 4863/TCHQ-GSQL thẩm quyền cấp phép cho phương tiện vận tải tạm nhập

  • 04/10/2011

    Văn bản được ban hành

    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

  • 04/10/2011

    Văn bản có hiệu lực

    Trạng thái: Có hiệu lực