Công văn 4869/TCT-CS

Công văn 4869/TCT-CS về thuế giá trị gia tăng đối với hàng tạm nhập tái xuất do Tổng cục Thuế ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 4869/TCT-CS thuế giá trị gia tăng đối với hàng tạm nhập tái xuất


BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4869/TCT-CS
V/v thuế GTGT đối với hàng tạm nhập tái xuất

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2009

 

Kính gửi: Cục thuế tỉnh Quảng Ninh

Trả lời công văn số 3544 CT/KTr1-THNVDT ngày 12/8/2009 của Cục thuế tỉnh Quảng Ninh về việc xác định đối tượng chịu thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

- Tại điểm 1, Mục I Phần A Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính về thuế GTGT hướng dẫn:

“1. Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT nêu tại Mục II, Phần A Thông tư này.”

- Tại điểm 20, Mục II, Phần A Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính về thuế GTGT hướng dẫn:

“20. Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài” thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Căn cứ vào hướng dẫn nêu trên, hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu không tiêu dùng ở Việt Nam nên thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Như vậy, trường hợp doanh nghiệp tạm nhập khẩu hàng hóa, rồi tái xuất lô hàng này ra nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật về kinh doanh hàng hóa tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu thì hàng hóa tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Hồ sơ, thủ tục để xác định và xử lý không thu thuế GTGT trong trường hợp này thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Tổng cục Thuế trả lời để Cục thuế được biết.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ Pháp chế;
- Lưu: VT, PC, CS (3b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Phạm Duy Khương

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 4869/TCT-CS

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu4869/TCT-CS
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành25/11/2009
Ngày hiệu lực25/11/2009
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThuế - Phí - Lệ Phí, Xuất nhập khẩu
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật14 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Công văn 4869/TCT-CS thuế giá trị gia tăng đối với hàng tạm nhập tái xuất


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 4869/TCT-CS thuế giá trị gia tăng đối với hàng tạm nhập tái xuất
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu4869/TCT-CS
                Cơ quan ban hànhTổng cục Thuế
                Người kýPhạm Duy Khương
                Ngày ban hành25/11/2009
                Ngày hiệu lực25/11/2009
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThuế - Phí - Lệ Phí, Xuất nhập khẩu
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật14 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Công văn 4869/TCT-CS thuế giá trị gia tăng đối với hàng tạm nhập tái xuất

                        Lịch sử hiệu lực Công văn 4869/TCT-CS thuế giá trị gia tăng đối với hàng tạm nhập tái xuất

                        • 25/11/2009

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 25/11/2009

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực