Công văn 498/ATLĐ-CSBHLĐ

Công văn 498/ATLĐ-CSBHLD năm 2017 về tháo gỡ vướng mắc về công việc chế biến thủy sản đông lạnh bị xếp vào nhóm nghề nặng nhọc độc hại do Cục An toàn lao động ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 498/ATLĐ-CSBHLĐ 2017 tháo gỡ vướng mắc công việc chế biến thủy sản đông lạnh


BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
CỤC AN TOÀN LAO ĐỘNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 498/ATLĐ-CSBHLĐ
V/v tháo gỡ vướng mắc về việc công việc CBTS đông lạnh bị xếp vào nhóm nghề nặng nhọc độc hại

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2017

 

Kính gửi: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP)

Trả lời công văn số 200/2017/CV-VASEP ngày 25 tháng 12 năm 2017 của quý Hiệp hội về việc ghi tại trích yếu, Cục An toàn lao động, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

1. Về nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong chế biến thủy sản

Danh mục nghề, công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (NNĐHNH) được xây dựng nhằm tăng cường bảo vệ người làm nghề, công việc NNĐHNH so với người làm việc trong điều kiện bình thường, qua 03 nhóm chế độ cơ bản sau: Bảo hộ lao động (thực hiện bồi dưỡng chống độc hại bằng hiện vật; tăng ngày nghỉ hằng năm; rút ngắn thời gian làm việc; được khám sức khỏe nhiều hơn); tiền lương (lương cao hơn); bảo hiểm xã hội (thời gian nghỉ ốm dài hơn; nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn).

Căn cứ vào Bộ luật lao động, theo quy trình được hướng dẫn tại công văn số 2753/LĐTBXH-BHLĐ ngày 01/8/1995 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, danh mục nghề, công việc NNĐHNH do các Bộ, ngành nghiên cứu, đề xuất Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội xem xét, ban hành.

Từ năm 1995 đến năm 2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trước đây là Bộ Thủy sản) đã xây dựng, đề xuất Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành 38 chức danh nghề, công việc NNĐHNH trong ngành Thủy sản tại 04 văn bản sau:

- Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26/12/1996: 05 nghề;

- Quyết định số 190/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 03/3/1999: 28 nghề;

- Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/9/2003: 01 nghề;

- Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2012: 04 nghề.

Do đó, trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về lao động, không quy định ngành chế biến thủy sản là ngành nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; chỉ quy định 38 chức danh nghề, công việc trong ngành Thủy sản nêu trên là nghề, công việc NNĐHNH (Chi tiết các chức danh nghề, công việc kèm theo công văn này).

2. Về nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy him cấm sử dụng ngưi lao động chưa thành niên

Khoản 1 Điều 162 của Bộ luật lao động năm 2012 quy định: “Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên vào những công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách ... ”.

Khoản 1 Điều 163 của Bộ luật lao động năm 2012 quy định: “Không được sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xu tới nhân cách của họ theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành. Điều 165 Bộ luật lao động năm 2012 cũng quy định cụ thmột số công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là ngưi chưa thành niên.

Triển khai quy định tại khoản 1 Điều 163, Khoản 3 Điều 165 Bộ luật lao động năm 2012, căn cứ quy điều kiện kinh tế - xã hội (việc tổ chức lao động, điều kiện bảo vệ và chăm sóc người lao động chưa thành niên...), sau khi phối hợp với các Bộ, ngành rà soát, đánh giá ảnh hưởng các nghề, công việc NNĐHNH đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người lao động chưa thành niên (theo nguyên tắc quy định tại Điều 162 của Bộ luật lao động), Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 10/2013/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2013 quy định danh mục các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên.

Vì vậy, không phải tất cả nghề, công việc NNĐHNH trong Danh mục nêu tại phần 1 của công văn này đều cấm sử dụng lao động chưa thành niên; chỉ những nghề, công việc, nơi làm việc đưc quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e của khoản 1, điểm a, b, c, d của khoản 2 Điều 165 Bộ luật lao động năm 2012 và Thông tư số 10/2013/TT-BLĐTBXH mi cấm sử dụng lao động chưa thành niên. Nguyên tắc áp dụng quy định cấm sử dụng lao động chưa thành niên này được thống nhất cho tất cả các ngành, lĩnh vực.

Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời đquý Hiệp hội biết và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Trân trọng cám ơn sự hợp tác của quý Hiệp Hội./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Thứ trưởng Lê Tấn Dũng (để báo cáo);
- Bộ Nông nghiệp & PTNT (đ
phối hợp);
- Lưu
: VT, CSBHLĐ.

CỤC TRƯỞNG




Hà Tất Thắng

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC NGHỀ, CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM VÀ ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM TRONG NGÀNH THỦY SẢN
(Kèm theo Công văn số 498/ATLĐ-CSBHLĐ ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

1. Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26/12 năm 1996

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

1

Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy tầu đánh cá ngoài khơi và ven biển.

Công việc rất nặng nhọc, nguy him, tư thế làm việc gò bó, chịu tác động của nóng, rung, xăng, dầu và tiếng ồn rất cao.

2

Cán bộ, thuyền viên làm việc trên tầu đánh bắt hải sản ngoài khơi và ven biển.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu động của sóng, gió, ồn, rung.

3

Khai thác tổ yến.

Thường xuyên làm việc ngoài đảo xa, công việc nặng nhọc, rất nguy hiểm.

4

Vận hành máy xay, nghiền, sấy phế liệu hải sản làm thức ăn gia súc.

Làm việc trong môi trường hôi thối, bẩn thỉu tiếp xúc với nóng, ồn, bụi, nấm và vi sinh vật gây bệnh.

5

Nuôi trai lấy ngọc.

- Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, thường xuyên phải ngâm mình dưới nước.

2. Quyết định số 190/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 03/3/1999

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

1

Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy tàu kiểm ngư, tàu nghiên cứu nguồn lợi hải sản

Công việc rất nặng nhọc, nguy him, chịu tác động của rụng và ồn rất cao.

2

Lặn bắt các loại hải sản tự nhiên dưới đáy biển

Công việc rất nặng nhọc và rất nguy hiểm.

3

Bốc xếp thủ công ở dưới các hầm tàu đánh cá biển

Công việc rất nặng nhọc, nơi làm việc chật hẹp, thiếu dưỡng khí, tư thế làm việc gò bó.

4

Cán bộ, thuyền viên làm việc trên tàu kiểm ngư, tầu nghiên cứu nguồn lợi hải sản

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm chịu tác động của sóng gió, ồn, rung.

5

Bốc dỡ đá cây, thùng đá lên xuống tàu đánh cá biển

Công việc rất nặng nhọc, nơi làm việc chật chội, tư thế làm việc gò bó.

6

Làm việc thường xuyên trong hầm, kho đông lạnh.

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, nơi làm việc chật hẹp, rất lạnh.

7

Khai thác nguyên liệu, sản xuất thuốc kích dục cá đẻ.

Thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc như: H2SO4, Axêtôn, Axít Benzoic.

8

Lp đặt, sửa chữa thiết bị cơ điện lạnh, đường ống, van kết trong hầm tàu đánh cá biển.

Công việc nặng nhọc, nơi làm việc chật hẹp, tư thế lao động rất gò bó, tiếp xúc với các vi sinh vật gây bệnh.

9

Chế biến thủy, hải sản đông lạnh

Phải đứng suốt ca làm việc, thường xuyên tiếp xúc với nước lạnh, nơi làm việc lầy lội, ẩm ướt.

10

Vận hành hệ thống thiết bị chế biến thủy, hải sản

Tư thế lao động gò bó, thường xuyên tiếp xúc với nóng, ồn, nơi làm việc ẩm ướt.

11

Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lạnh, kho lạnh, hệ thống sản xuất đá cây, đá vẩy.

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, thường xuyên tiếp xúc với lạnh.

12

Chế biến chượp, mắm tôm, mắm kem, nước mắm, thủy, hải sản khô; xúc rửa bao bì, bể chượp.

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, nơi làm việc lầy lội, ẩm ướt.

13

Trực tiếp chỉ đạo kỹ thuật sản xuất thuốc kích dục cá đẻ.

Chịu tác động của các hóa chất độc như: H2SO4, Axêtôn, axít Benzoic.

14

Sửa chữa thiết bị đánh bắt hải sản

Công việc thủ công, nặng nhọc, tư thế lao động gò bó thường xuyên tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh.

15

Nuôi trồng, đánh bắt thủy sản ở sông, hồ, đầm.

Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, thường xuyên tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh.

16

Căng hấp, nhuộm lưới

Công việc rất nặng nhọc, thường xuyên chịu tác động của nhiệt độ cao và hóa chất độc.

17

Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị sản xuất, tái sinh cước

Tư thế làm việc gò bó, chịu tác động của ồn và hóa chất độc.

18

Đánh dĩa sang chỉ trong sản xuất sợi đan lưới

Công việc đơn điệu, căng thẳng thị giác, tiếp xúc với tiếng ồn và bụi.

19

Đánh dây lưới bằng máy và thủ công

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của bụi, ồn.

20

Hóa nghiệm, phân tích chất lượng sản phẩm thủy, hải sản

Thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc.

21

Sản xuất thức ăn cho tôm, cá.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của bụi và ồn.

22

Sản xuất Chitin, Chitozan, Gelatin Alginat, Aga-aga

Công việc nặng nhọc, làm việc ngoài trời, thường xuyên tiếp xúc với kiềm, axít và thuốc tẩy zaven.

23

Pha trộn các hợp chất Pasta làm gioăng nắp hộp; tráng véc ni thân nắp hộp đồ hộp

Thường xuyên tiếp xúc với NH3, sơn và dung môi hữu cơ.

24

Sản xuất, trực tiếp chỉ đạo sản xuất giống tôm, cá, nhuyễn thể và các thủy, hải sản khác.

Công việc nặng nhọc, làm việc ngoài trời, trong đầm, sông, hồ...

25

Ly mẫu và phân tích mẫu nước, mẫu sinh vật; xử lý mẫu tiêu bản

Thường xuyên tiếp xúc với H2SO4, HCl...

26

Vận hành máy dệt lưới

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn.

27

Sấy, pha chế, kiểm mẫu viên dầu cá

Thường xuyên tiếp xúc với nóng, cồn và Axeton.

28

Vệ sinh công nghiệp nhà máy chế biến thủy, hải sản

Công việc thủ công, nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, thường xuyên tiếp xúc với các vi sinh vật gây bệnh.

3. Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/9/2003

STT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

1

Cán bộ, thuyền viên làm việc trên tàu thu mua, vận tải thủy sản trên biển.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của sóng, gió, ồn, rung; tiếp xúc với thủy sản tanh, hôi.

4. Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2012

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

1

Lặn biển (thuộc nghề nuôi cá lồng biển).

Thường xuyên lặn sâu trên 10 mét để kiểm tra lồng.

2

Nghề nuôi cá lồng trên biển (thuộc nghề nuôi cá lồng biển).

Lao động trên biển, thường xuyên chịu ảnh hưởng sóng biển, gió lốc bất ngờ.

3

Nghề thu hoạch cá tra, basa.

Làm việc ngoài trời, dưới nước; thường xuyên khuân vác nặng, nguy hiểm.

4

Nghề nuôi tôm hùm lồng.

Thường xuyên lặn sâu 5 - 7,8 mét

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 498/ATLĐ-CSBHLĐ

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu498/ATLĐ-CSBHLĐ
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành29/12/2017
Ngày hiệu lực29/12/2017
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLao động - Tiền lương
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật6 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Công văn 498/ATLĐ-CSBHLĐ 2017 tháo gỡ vướng mắc công việc chế biến thủy sản đông lạnh


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 498/ATLĐ-CSBHLĐ 2017 tháo gỡ vướng mắc công việc chế biến thủy sản đông lạnh
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu498/ATLĐ-CSBHLĐ
                Cơ quan ban hànhCục An toàn lao động
                Người kýHà Tất Thắng
                Ngày ban hành29/12/2017
                Ngày hiệu lực29/12/2017
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLao động - Tiền lương
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật6 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Công văn 498/ATLĐ-CSBHLĐ 2017 tháo gỡ vướng mắc công việc chế biến thủy sản đông lạnh

                  Lịch sử hiệu lực Công văn 498/ATLĐ-CSBHLĐ 2017 tháo gỡ vướng mắc công việc chế biến thủy sản đông lạnh

                  • 29/12/2017

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 29/12/2017

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực