Công văn 52/TLĐ

Công văn 52/TLĐ về việc kiến nghị về chính sách hỗ trợ việc làm và đời sống của người lao động do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 52/TLĐ kiến nghị chính sách hỗ trợ việc làm và đời sống người lao động


TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 52/TLĐ
V/v Kiến nghị về chính sách hỗ trợ việc làm và đời sống của người lao động

Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2009

 

Kính gửi:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng
- Thủ tướng Chính phủ

 

Năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động xấu đến phát triển kinh tế, xã hội nước ta, dẫn đến nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp hoặc ngừng sản xuất, nhiều dự án phải ngừng thi công hoặc giãn tiến độ… làm cho việc làm và thu nhập của người lao động đã khó khăn nay càng khó khăn hơn. Đảng, Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo và có những giải pháp hữu hiện nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt là các giải pháp nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế đã giúp cho các doanh nghiệp từng bước khắc phục khó khăn, tiếp tục đầu tư, duy trì sản xuất, đảm bảo việc làm cho người lao động.

Tổ chức Công đoàn và người lao động đồng cảm, chia sẻ với tình hình khó khăn của đất nước, cũng như các doanh nghiệp đã đề ra một số giải pháp cùng tháo gỡ khó khăn, duy trì sản xuất, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động; đồng thời các cấp Công đoàn đã vận động CNVC-LĐ tích cực thi đua lao động sản xuất, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm … nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2008. Bên cạnh đó các cấp Công đoàn đã chủ động tham gia với các cấp chính quyền, các doanh nghiệp hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm mới hoặc đào tạo lại để giúp người lao động chuyển đổi nghề nghiệp, tham gia kiểm tra giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động khi bị mất việc làm.

Tuy vậy, tại các thành phố và các tỉnh có nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung tình trạng các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh có xu hướng gia tăng làm cho hàng chục ngàn người lao động bị mất việc làm, nghỉ chờ việc, nghỉ luân phiên… Trong đó có không ít người lao động không được trợ cấp thôi việc, thậm chí còn bị nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội… đặc biệt có một số doanh nghiệp nợ lương nợ bảo hiểm xã hội, chủ sử dụng lao động bỏ trốn làm cho quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm hại nghiêm trọng, nhất là những người lao động bị ốm đau, lao động nữ đang có thai, nuôi con nhỏ hoặc lao động trình độ thấp bị mất việc làm và khó có thể tìm được việc làm mới, tình hình này còn có thể kéo dài.

Trước tình hình đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam kính đề nghị Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo các Bộ ngành chức năng, UBND các tỉnh, thành phố có các giải pháp nhằm hỗ trợ đối với doanh nghiệp và những người lao động bị mất việc làm như sau:

1- Có chính sách hỗ trợ về vốn với lãi suất ưu đãi; giãn, giảm thuế và xúc tiến thương mại… nhằm tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sử dụng đông lao động, sử dụng nhiều lao động nữ duy trì sản xuất, đảm bảo việc làm và tạo thêm việc làm mới cho người lao động.

2- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật lao động của các doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp lợi dụng tình hình khó khăn để tuỳ tiện cho người lao động nghỉ việc, ngừng việc trái pháp luật, bỏ trốn, trốn tránh nghĩa vụ với người lao động như trả lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp (thôi việc, mất việc làm, ngừng việc) bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… Thông qua cơ quan ngoại giao yêu cầu các chủ doanh nghiệp bỏ trốn phải quay lại giải pháp các quyền lợi của người lao động.

3- Nghiên cứu, ban hành chính sách trợ cấp khó khăn cho người lao động do bị mất việc làm nhưng doanh nghiệp không có khả năng trả trợ cấp mất việc làm, thôi việc hoặc đối với lao động nữ đang có thai, nuôi con nhỏ hoặc bị ốm đau mà hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn.

4- Chỉ đạo các Bộ ngành liên quan tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện tốt các quy định về bảo hiểm thất nghiệp; đẩy mạnh công tác dạy nghề, giới thiệu việc làm và tạo việc làm mới cho người lao động./.

 

 

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
CHỦ TỊCH




Đặng Ngọc Tùng

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 52/TLĐ

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu52/TLĐ
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành12/01/2009
Ngày hiệu lực12/01/2009
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLao động - Tiền lương
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật15 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Công văn 52/TLĐ

Lược đồ Công văn 52/TLĐ kiến nghị chính sách hỗ trợ việc làm và đời sống người lao động


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 52/TLĐ kiến nghị chính sách hỗ trợ việc làm và đời sống người lao động
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu52/TLĐ
                Cơ quan ban hànhTổng liên đoàn Lao động Việt Nam
                Người kýĐặng Ngọc Tùng
                Ngày ban hành12/01/2009
                Ngày hiệu lực12/01/2009
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLao động - Tiền lương
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật15 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Công văn 52/TLĐ kiến nghị chính sách hỗ trợ việc làm và đời sống người lao động

                            Lịch sử hiệu lực Công văn 52/TLĐ kiến nghị chính sách hỗ trợ việc làm và đời sống người lao động

                            • 12/01/2009

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 12/01/2009

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực