Nội dung toàn văn Công văn 5743/BKHĐT-TH 2019 lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5743/BKHĐT-TH | Hà Nội, ngày 14 tháng 8 năm 2019 |
Kính gửi: | - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương; |
Căn cứ Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội (dưới đây gọi tắt là các bộ, cơ quan trung ương và địa phương) về việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 như sau:
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG GIAI ĐOẠN 2016-2020, TRIỂN KHAI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2021-2025
1. Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020 theo các nội dung quy định tại Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, đề nghị bộ, cơ quan trung ương và địa phương báo cáo bổ sung:
a) Số dự án và số vốn chuyển tiếp sang giai đoạn 2021-2025 thuộc trách nhiệm của ngân sách trung ương, chi tiết theo từng ngành, lĩnh vực và từng chương trình mục tiêu.
b) Số nợ đọng xây dựng cơ bản phát sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 nhưng chưa được tổng hợp vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 (nếu có), giải trình rõ lý do không tổng hợp vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.
c) Các dự án đã hoàn thành thuộc trách nhiệm bố trí vốn ngân sách trung ương nhưng chưa cân đối trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, bao gồm cả các khoản góp của nhà nước trong các dự án PPP (BOT, BT...).
d) Các địa phương báo cáo bổ sung: (i) Tình hình bố trí vốn ngân sách địa phương để thực hiện các chương trình mục tiêu theo quy định tại Nghị quyết số 73/NQ-CP của Chính phủ về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020; (ii) Danh mục dự án nhóm B trở lên bố trí vốn ngân sách địa phương; (iii) Tình hình bố trí vốn đầu tư giai đoạn 2016-2020 cho các dự án thuộc lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ và môi trường (gồm vốn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương).
2. Việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 phải được thực hiện theo đúng quy định tại Luật Đầu tư công và các mục tiêu, định hướng, nguyên tắc tại Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2019, trong đó các bộ, cơ quan trung ương và địa phương cần lưu ý:
a) Việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn phải nhằm thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của quốc gia, của ngành, lĩnh vực và địa phương; phải phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác trong và ngoài nước, cũng như của từng ngành, lĩnh vực và địa phương.
b) Tổng hợp nhu cầu vốn NSTW còn lại phải bố trí cho các dự án đã có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-20201, phân làm 02 nhóm: (i) nhu cầu vốn NSTW còn lại trong phạm vi tổng mức vốn trung hạn đã được cấp có thẩm quyền quyết định trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020 phải bố trí cho các dự án chuyển tiếp, đang thực hiện dở dang, dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025; (ii) nhu cầu vốn NSTW trong phạm vi tổng mức vốn trung hạn đã được cấp có thẩm quyền quyết định trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020 của các dự án đã có trong danh mục kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020 nhưng chưa được bố trí vốn để thực hiện.
b) Đối với các dự án khởi công mới trong giai đoạn 2021-2025 ngay từ năm 2020 và kế hoạch 5 năm 2021-2025, bộ, cơ quan trung ương và địa phương phải bố trí đủ vốn chuẩn bị đầu tư để trình phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư.
c) Trong từng ngành, lĩnh vực, chương trình, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương bố trí vốn theo thứ tự ưu tiên sau:
- Dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn;
- Vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;
- Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư;
- Dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch;
- Vốn thực hiện nhiệm vụ quy hoạch;
- Vốn chuẩn bị đầu tư (bao gồm cả chuẩn bị đầu tư để lập, thẩm định, phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án và chuẩn bị đầu tư để lập, thẩm định, phê duyệt quyết định đầu tư chương trình, dự án).
- Dự án khởi công mới phải đáp ứng điều kiện sau:
+ Chương trình, dự án cần thiết, có đủ điều kiện được bố trí kế hoạch đầu tư vốn theo quy định.
+ Sau khi đã bố trí đủ vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định (nếu còn).
+ Bảo đảm bố trí đủ vốn để hoàn thành chương trình, dự án theo tiến độ đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc xây dựng Nghị định hướng dẫn Luật Đầu tư công năm 2019 và xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN giai đoạn 2021-2025 trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
II. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
1. Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương sử dụng tài khoản đã được cấp trên Hệ thống thông tin về đầu tư sử dụng vốn nhà nước để báo cáo tình hình triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; chịu trách nhiệm tính chính xác số liệu báo cáo, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15 tháng 12 năm 2019.
2. Sau khi Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 của Quốc hội có hiệu lực, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ thông báo tổng mức vốn đầu tư công dự kiến của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương giai đoạn 2021-2025 để làm căn cứ quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư giai đoạn 2021-2025.
3. Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương cần đặc biệt lưu ý các quy định về điều khoản chuyển tiếp tại Điều 101 Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14.
3. Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương cần đặc biệt lưu ý các quy định về điều khoản chuyển tiếp tại Điều 101 Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14.
Trong quá trình triển khai xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, đề nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trao đổi với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để xử lý, hướng dẫn bảo đảm thực hiện theo đúng tinh thần Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ./.
| BỘ TRƯỞNG |
1 Lưu ý: tổng hợp nhu cầu sau khi đã trừ đi phần vốn đã dự kiến bố trí trong Kế hoạch đầu tư nguồn NSTW năm 2020.