Công văn 64/TCT-PCCS

Công văn số 64/TCT-PCCS của Tổng cục Thuế về việc Chứng từ thanh toán qua ngân hàng

Nội dung toàn văn Công văn 64/TCT-PCCS Chứng từ thanh toán qua ngân hàng


BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 64/TCT-PCCS
V/v: Chứng từ thanh toán qua ngân hàng

Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2007 

 

Kính gửi: Doanh nghiệp tư nhân SD

Trả lời công văn không số đề ngày 30/05/2006 của Doanh nghiệp tư nhân SD đề nghị hướng dẫn vướng mắc về chứng từ thanh toán qua ngân hàng, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Căn cứ hướng dẫn tại điểm 1.2.d, Mục III, Phần B Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT quy định một trong các điều kiện hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được khấu trừ/hoàn thuế GTGT: "Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng. Thanh toán qua ngân hàng là việc chuyển tiền từ ngân hàng của bên nhập khẩu sang ngân hàng của bên xuất khẩu để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ cho bên xuất khẩu theo các hình thức thanh toán phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của ngân hàng. Chứng từ thanh toán tiền là giấy báo Có của ngân hàng bên xuất khẩu về số tiền đã nhận được từ tài khoản của ngân hàng bên nhập khẩu".

Căn cứ hướng dẫn tại công văn số 14752/BTC-TCT ngày 23/11/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về xử lý vướng mắc về chứng từ thanh toán qua ngân hàng từ tài khoản vãng lai.

Trường hợp Doanh nghiệp tư nhân SD xuất khẩu hàng hóa cho Công ty VinaKorea (Hàn Quốc), Công ty VinaKorea thanh toán tiền hàng theo phương thức T/T, chứng từ thanh toán là giấy báo có của Công ty VinaKorea trả 60% tiền hàng bằng ngoại tệ (USD) qua ngân hàng giao dịch của Công ty tại Hàn Quốc và 40% thanh toán từ tài khoản cá nhân tại Việt Nam thì Doanh nghiệp tư nhân SD được khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT đầu vào tương ứng với 60% giá trị thanh toán ghi trên giấy báo Có của ngân hàng và không được khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT đầu vào tương ứng với 40% giá trị thanh toán từ tài khoản vãng lai của cá nhân.

Tổng cục Thuế trả lời để Doanh nghiệp tư nhân SD biết và thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục thuế tỉnh Tiền Giang;
- Vụ Pháp chế;
- Lưu: VT, PCCS.

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Phạm Duy Khương

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 64/TCT-PCCS

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu64/TCT-PCCS
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành04/01/2007
Ngày hiệu lực04/01/2007
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThuế - Phí - Lệ Phí
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Công văn 64/TCT-PCCS Chứng từ thanh toán qua ngân hàng


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 64/TCT-PCCS Chứng từ thanh toán qua ngân hàng
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu64/TCT-PCCS
                Cơ quan ban hànhTổng cục Thuế
                Người kýPhạm Duy Khương
                Ngày ban hành04/01/2007
                Ngày hiệu lực04/01/2007
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThuế - Phí - Lệ Phí
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật18 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Công văn 64/TCT-PCCS Chứng từ thanh toán qua ngân hàng

                        Lịch sử hiệu lực Công văn 64/TCT-PCCS Chứng từ thanh toán qua ngân hàng

                        • 04/01/2007

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 04/01/2007

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực