Công văn 667/TCT-HTQT

Công văn 667/TCT-HTQT năm 2016 áp dụng Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Hàn Quốc đối với phí bảo lãnh do Tổng cục Thuế ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 667/TCT-HTQT áp dụng hiệp định thuế Việt Nam Hàn Quốc với phí bảo lãnh 2016


BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 667/TCT-HTQT
V/v áp dụng Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Hàn Quốc đối với phí bảo lãnh.

Hà Nội, ngày 23 tháng 02 năm 2016

 

Kính gửi: Công ty TNHH Posco Việt Nam.

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 429/2015/CV-PVN ngày 17/11/2015 của Công ty TNHH Posco Việt Nam (sau đây gọi là Posco VN) đề nghị hướng dẫn vviệc áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Hàn Quốc (sau đây gọi là Hiệp định) đối với phí dịch vụ bảo lãnh Khoản vay. Về vấn đề này, sau khi báo cáo và có ý kiến của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế trả lời Posco VN như sau:

1. Về việc xác định phí dịch vụ bảo lãnh có phải là lãi tiền vay:

- Khoản 5, Điều 11 (Lãi tiền cho vay) của Hiệp định định nghĩa về “lãi tiền cho vay” như sau:

5. Thuật ngữ “lãi tiền cho vay” dùng ở Điều này có nghĩa là thu nhập từ các Khoản tin cho vay dưới bất kỳ dạng nào, có hay không được đảm bảo bng thế chp và có hoặc không có quyền được hưởng lợi tức của người đi vay, và đặc biệt là Khoản thu nhập từ chứng khoán Chính phủ và thu nhập từ trái phiếu hoặc trái phiếu thông thường, bao gồm cả tiền thưởng và giải thưởng đi lin với các chứng khoán, trái phiếu hoặc trái phiếu thông thường đó.

- Khoản 18, Điều 4, Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 quy định:

18. Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tchức tín dng cam kết với bên nhn bảo lãnh về việc tchức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tchức tín dụng theo thỏa thuận.”

Như vậy, trường hợp Posco Hàn Quốc cung cấp dịch vụ bảo lãnh đi với Hp đồng vay dài hạn giữa Posco VN và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc thì thu nhập từ phí bảo lãnh Khoản vay không phải là thu nhập từ lãi tiền cho vay.

2. Về việc áp dụng nội luật:

- Về thuế GTGT:

Theo quy định của Khoản 1, Điều 1, Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật thuế GTGT số 31/2013/QH13, Điều 4, Thông tư số 219/2013 ngày 31/12/2013 và Điểm 2.a), Điều 12, Mục 3, Chương II, Thông tư số 103/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính, Posco Hàn Quốc phải nộp thuế GTGT tại Việt Nam đối với dịch vụ bảo lãnh với tỷ lệ % để tính thuế GTGT là 5% trên doanh thu đối với ngành kinh doanh dịch vụ.

- Về thuế TNDN:

Theo quy định tại Điểm 2.a), Điều 13, Mục 3, Chương II, Thông tư số 103/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính, Posco Hàn Quốc phải nộp thuế TNDN tại Việt Nam với tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế là 5% đối với ngành kinh doanh dịch vụ.

3. Về việc áp dụng Hiệp định:

Theo quy định tại Điều 7 (Lợi tức doanh nghiệp) của Hiệp định:

1. Lợi tức của xí nghiệp tại một Nước ký kết sẽ chỉ chịu thuế tại Nước đó, trừ trường hợp xí nghiệp có tiến hành hot đng kinh doanh tại Nước ký kết kia thông qua mt cơ sở thường trú tại Nước kia. Nếu xí nghiệp có hoạt động kinh doanh theo cách trên, thì các Khoản lợi tức của xí nghiệp có thbị đánh thuế tại Nước kia, nhưng chỉ trên phần lợi tức phân bcho cơ sở thường trú đó”

Căn cứ quy định nêu trên, thu nhập từ Hợp đồng bảo lãnh của Posco Hàn Quốc thu sẽ phải chịu thuế TNDN tại Việt Nam nếu Posco Hàn Quốc tiến hành hoạt động bảo lãnh tại Việt Nam thông qua một cơ sở thường trú tại Việt Nam.

Trường hợp trong quá trình thực hiện các Hợp đồng với Posco Việt Nam, Posco Hàn Quốc thỏa mãn 3 Điều kiện hình thành cơ sở thường trú quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 5 (Cơ sở thường trú) của Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Hàn Quốc (hướng dn tại Điểm 1.2.1 và Điểm 1.2.2.a), Điều 11, Mục 2, Chương II, Thông tư số 205/2013/TT-BTC ngày 24/12/2013 của Bộ Tài chính), Posco Hàn Quốc sẽ được coi là có cơ sở thường trú tại Việt Nam. Đồng thời, nếu Posco Hàn Quốc tiến hành cung cấp dịch vụ bảo lãnh thông qua cơ sở thường trú đó thì Posco Hàn Quốc phải nộp thuế TNDN tại Việt Nam trên phần lợi tức phân bổ cho cơ sở thường trú đó.

Trường hợp trong quá trình thực hiện các Hợp đồng với Posco Việt Nam, Posco Hàn Quốc không hình thành cơ sở thường trú tại Việt Nam thì thu nhập Posco Hàn Quốc thu được từ việc thực hiện Hp đồng bảo đảm Khoản vay ở nước ngoài (Hp đồng 2) sẽ không phải chịu thuế TNDN tại Việt Nam. Trong trường hp này, Posco Hàn Quốc hoặc đại diện được ủy quyền có nghĩa vụ nộp cho Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hồ sơ thông báo áp dụng Hiệp định theo hướng dẫn tại Điều 20, Chương II, Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính.

Tng cục Thuế trả lời đPosco VN biết và thực hiện. Trường hp còn có vấn đchưa rõ, đề nghị Posco VN cung cấp thêm hồ sơ (bản sao Hp đồng dịch vụ giám sát và Hợp đồng bảo lãnh) và liên hệ với Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để được hướng dẫn cụ thể./.

 


Nơi nhận:

- Như trên;
- Lãnh đạo Bộ (để báo cáo);
- Các Vụ: HTQT, CST, PC (Bộ TC);
- Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Các Vụ: CS, DNL, PC - TCT;
- Website TCT;
- Lưu: VT, HTQT (2b).

KT. TNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ
TNG CỤC TRƯỞNG




Đặng Ngọc Minh

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 667/TCT-HTQT

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu667/TCT-HTQT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành23/02/2016
Ngày hiệu lực23/02/2016
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcDoanh nghiệp, Tiền tệ - Ngân hàng, Thuế - Phí - Lệ Phí
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật8 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Công văn 667/TCT-HTQT áp dụng hiệp định thuế Việt Nam Hàn Quốc với phí bảo lãnh 2016


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 667/TCT-HTQT áp dụng hiệp định thuế Việt Nam Hàn Quốc với phí bảo lãnh 2016
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu667/TCT-HTQT
                Cơ quan ban hànhTổng cục Thuế
                Người kýĐặng Ngọc Minh
                Ngày ban hành23/02/2016
                Ngày hiệu lực23/02/2016
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcDoanh nghiệp, Tiền tệ - Ngân hàng, Thuế - Phí - Lệ Phí
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật8 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Công văn 667/TCT-HTQT áp dụng hiệp định thuế Việt Nam Hàn Quốc với phí bảo lãnh 2016

                  Lịch sử hiệu lực Công văn 667/TCT-HTQT áp dụng hiệp định thuế Việt Nam Hàn Quốc với phí bảo lãnh 2016

                  • 23/02/2016

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 23/02/2016

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực