Nội dung toàn văn Công văn 6695/BTC-KBNN 2017 chế độ kế toán nhà nước cho hệ thống thông tin quản lý ngân sách
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6695/BTC-KBNN | Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2017 |
Kính gửi: | - Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; |
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) 2015, Luật dự trữ quốc gia 2012; Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS); tiếp theo Công văn số 18899/BTC-KBNN ngày 30/12/2016 hướng dẫn chế độ kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS liên quan đến một số điểm mới của Luật NSNN 2015, Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung chế độ kế toán nhà nước (KTNN) áp dụng cho TABMIS như sau:
I. Bổ sung, điều chỉnh và hướng dẫn hạch toán mã nhiệm vụ chi
- Bổ sung và điều chỉnh mã nhiệm vụ chi NSNN năm 2017 tại Bảng số 01/BCĐ của Phụ lục I - Bảng chuyển đổi ngành lĩnh vực đầu tư công theo Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ và mã nhiệm vụ chi NSNN theo Luật NSNN 2015 sang mã nhiệm vụ chi mới áp dụng cho năm ngân sách 2017 (Bảng số 01/BCĐ - Bảng chuyển đổi mã nhiệm vụ chi) đã ban hành tại Công văn số 18899/BTC-KBNN ngày 30/12/2016 hướng dẫn chế độ KTNN áp dụng cho TABMIS liên quan đến một số điểm mới của Luật NSNN 2015, cụ thể:
+ Bổ sung mã nhiệm vụ Chi cải cách tiền lương - 933
+ Bổ sung mã nhiệm vụ Chi lập Quỹ dự trữ tài chính - 934
+ Sửa đổi mã nhiệm vụ Chi chuyển nguồn sang năm sau - 949 thành mã 945.
- Bảng số 01/BCĐ - Bảng chuyển đổi mã nhiệm vụ chi năm 2017 dùng để nhập dự toán cấp 0, cấp 1, thay thế cho Biểu mã nhiệm vụ chi NSNN ban hành theo Quyết định số 63/2008/QĐ-BTC ngày 01/08/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (Quyết định số 63/2008/QĐ-BTC).
II. Hướng dẫn quy trình nhập và phân bổ dự toán, hạch toán kế toán chi dự trữ quốc gia
1. Yêu cầu quản lý chi dự trữ quốc gia
- Ngân sách nhà nước chi cho dự trữ quốc gia thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.
- Bộ Tài chính quản lý, phân bổ khoản chi cho mua hàng dự trữ quốc gia, mua bù hàng dự trữ quốc gia được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Căn cứ vào kế hoạch dự trữ quốc gia và dự toán chi cho dự trữ quốc gia được giao, Bộ Tài chính cấp kinh phí cho bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia để mua hàng dự trữ quốc gia theo quy định.
- Dự toán ngân sách nhà nước giao cho bộ, ngành để mua tăng, mua bù hàng dự trữ quốc gia trong năm kế hoạch chưa sử dụng hết do chưa mua đủ số lượng hàng dự trữ quốc gia; vật tư, thiết bị, hàng hóa có chu kỳ sản xuất vượt quá năm ngân sách, có tính chất thời vụ; hàng hóa đặc thù phục vụ quốc phòng, an ninh được chuyển nguồn sang năm sau.
- Chi dự trữ quốc gia là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để mua hàng dự trữ theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia.
2. Bổ sung tài khoản kế toán
2.1. Bổ sung nhóm tài khoản 1470 - Nhóm 14b - Tạm ứng kinh phí chi dự trữ quốc gia gồm các tài khoản cấp 1 sau:
- Tài khoản 1471 - Tạm ứng kinh phí chi dự trữ quốc gia. Tài khoản này gồm 1 tài khoản cấp 2: Tài khoản 1472 - Tạm ứng kinh phí chi dự trữ quốc gia, gồm 2 tài khoản cấp 3
+ Tài khoản 1473 - Tạm ứng kinh phí chi dự trữ quốc gia bằng dự toán
+ Tài khoản 1474 - Tạm ứng kinh phí chi dự trữ quốc gia bằng Lệnh chi tiền.
- Tài khoản 1481 - Tạm ứng kinh phí chi dự trữ quốc gia trung gian. Tài khoản này gồm 1 tài khoản cấp 2: Tài khoản 1482 - Tạm ứng kinh phí chi dự trữ quốc gia trung gian, gồm 2 tài khoản cấp 3:
+ Tài khoản 1483 - Tạm ứng kinh phí chi dự trữ quốc gia bằng dự toán trung gian
+ Tài khoản 1484 - Tạm ứng kinh phí chi dự trữ quốc gia bằng lệnh chi tiền trung gian.
2.2. Tài khoản 8920 - Chi dự trữ quốc gia là tài khoản cấp 1 của nhóm 89 - Chi ngân sách khác, gồm 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 8921 - Chi dự trữ quốc gia bằng dự toán
+ Mã địa bàn hành chính
+ Mã chương
+ Mã ngành kinh tế
+ Mã KBNN
+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (nếu có đối với các khoản chi thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu, dự án)
+ Mã nguồn NSNN (nếu có).
c) Kết cấu, nội dung tài khoản
Bên Nợ:
Phản ánh các khoản tạm ứng kinh phí chi dự trữ quốc gia được chuyển sang năm sau (chuyển từ tài khoản tạm ứng tương ứng sau khi chạy chương trình tái phân loại bút toán tạm ứng, hoặc hạch toán thủ công vào kỳ 13 năm trước để chuyển số dư tạm ứng sang năm sau).
Bên Có:
Phản ánh số tạm ứng năm trước được chuyển sang (chuyển từ tài khoản trung gian về tài khoản tạm ứng vào đầu năm sau).
Số dư Nợ:
Phản ánh số dư tạm ứng chi dự trữ quốc gia được chuyển sang năm tiếp theo nhưng chưa thực hiện chuyển về tài khoản tạm ứng tương ứng.
Tài khoản 1482 - Tạm ứng kinh phí chi dự trữ quốc gia trung gian, gồm 2 tài khoản cấp 3:
+ Tài khoản 1483 - Tạm ứng kinh phí chi dự trữ quốc gia bằng dự toán trung gian.
+ Tài khoản 1484 - Tạm ứng kinh phí chi dự trữ quốc gia bằng lệnh chi tiền trung gian.
3. Tài khoản 8920 - Chi dự trữ quốc gia
a) Mục đích
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi ngân sách cho như mua hàng dự trữ quốc gia (không bao gồm các khoản chi quản lý nhà nước, chi đầu tư xây dựng nhà kho cho dự trữ quốc gia).
b) Nguyên tắc hạch toán
- Chỉ hạch toán vào tài khoản này số liệu chi ngân sách trong kỳ của năm ngân sách tương ứng.
- Hạch toán tài khoản này phải chấp hành chế độ kiểm soát các khoản chi NSNN qua KBNN;
- Mọi khoản chi dự trữ quốc gia phải nằm trong dự toán được duyệt; Tài khoản này phải thực hiện kiểm soát dự toán đã được giao.
- Chi NSNN phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN năm trước sẽ tiếp tục được hạch toán vào kỳ năm trước.
- Tài khoản này được tính chênh lệch cân đối thu chi (sau 31/12 trở đi).
- Tài khoản này được kết hợp với các đoạn mã như sau:
+ Mã quỹ
+ Mã nội dung kinh tế
+ Mã cấp ngân sách
+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách
+ Mã địa bàn hành chính
+ Mã chương
+ Mã ngành kinh tế
+ Mã KBNN
+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (nếu có)
+ Mã nguồn NSNN (nếu có)
c) Kết cấu và nội dung tài khoản
Bên Nợ:
- Phản ánh các khoản chi ngân sách về dự trữ đã có đủ điều kiện thanh toán phát sinh trong năm.
- Phản ánh các khoản thực chi dự trữ quốc gia phát sinh được chuyển từ tạm ứng sang khi đã có đủ điều kiện chi.
- Phản ánh các khoản thực chi dự trữ quốc gia phát sinh được chuyển từ ứng trước đủ điều kiện thanh toán sang khi đã có dự toán chính thức.
Bên Có: Phản ánh số giảm chi dự trữ quốc gia do thu hồi dự toán.
Số dư Nợ:
Phản ánh số chi dự trữ quốc gia của năm ngân sách tương ứng.
Đầu mỗi năm NS tài khoản này không có số dư
Tài khoản 8920 - Chi dự trữ quốc gia gồm 2 tài khoản cấp 2 như sau:
- Tài khoản 8921 - Chi dự trữ quốc gia bằng dự toán
+ Đối với quỹ lương cơ bản theo mức tiền lương cơ sở hiện hành (gọi là Quỹ lương cơ bản) nằm trong dự toán của đơn vị, không theo dõi vào tính chất nguồn này.
- Đối với nhiệm vụ chi lập dự trữ tài chính: thực hiện theo quy trình phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1, từ cấp 1 tới cấp 4. Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản dự toán: cấp 0 và cấp 1 được kết hợp mã nhiệm vụ chi 934, cấp 4 theo mã Loại, Khoản tương ứng ban hành tại Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC.
- Đối với nhiệm vụ chi chuyển nguồn sang năm sau: phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản dự toán cấp 0 được kết hợp mã nhiệm vụ chi 945, khi phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1 sẽ bổ vào lĩnh vực thường xuyên, đầu tư (tương tự như nhiệm vụ chi dự phòng...).
Đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào Thông tư số 08/2013/TT-BTC và hướng dẫn tại Công văn này để thực hiện. Trong quá trình triển khai, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước) để phối hợp giải quyết./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
NGUYÊN TẮC, NỘI DUNG VÀ KẾT CẤU TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
(Kèm theo Công văn số 6695/BTC-KBNN ngày 23/5/2017 của Bộ Tài chính)
1. Nhóm 14b - Tạm ứng, ứng trước kinh phí chi dự trữ quốc gia
1.1. Tài khoản 1471 - Tạm ứng, ứng trước kinh phí chi dự trữ quốc gia
- Tài khoản 1472 - Tạm ứng kinh phí chi dự trữ quốc gia
a) Mục đích
Tài khoản này dùng để phản ánh số tạm ứng của NSNN khi chưa đủ hồ sơ, chứng từ để thanh toán khoản chi ngân sách cho mua hàng dự trữ quốc gia (không bao gồm các khoản chi quản lý nhà nước, chi đầu tư xây dựng nhà kho cho dự trữ quốc gia).
Tài khoản này phản ánh số tạm ứng chi kinh phí mua hàng dự trữ quốc gia của NSNN theo từng năm ngân sách, sau thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN phải được xử lý theo quy định.
b) Nguyên tắc hạch toán
- Phải thực hiện kiểm soát dự toán đã được giao.
- Tài khoản này được kết hợp với các đoạn mã sau:
+ Mã quỹ
+ Mã nội dung kinh tế
+ Mã cấp ngân sách
+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách
+ Mã địa bàn hành chính
+ Mã chương
+ Mã ngành kinh tế: Khoản 403.
+ Mã KBNN
+ Mã chương trình mục tiêu dự án (nếu có đối với các khoản chi thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu, dự án)
+ Mã nguồn NSNN (mã tính chất nguồn kinh phí).
c) Kết cấu, nội dung tài khoản
- Phản ánh các khoản tạm ứng kinh phí chi dự trữ quốc gia, bao gồm khoản kinh phí giao bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền..
- Phản ánh số tạm ứng năm trước được chuyển sang.
Bên Có:
- Phản ánh giảm tạm ứng kinh phí chi dự trữ quốc gia do thu hồi tạm ứng;
- Chuyển từ tạm ứng thành thực chi dự trữ quốc gia khi có đủ điều kiện chi.
- Phản ánh số tạm ứng chi dự trữ quốc gia được chuyển sang năm sau.
Số dư Nợ:
- Phản ánh số dư tạm ứng chi dự trữ quốc gia chưa thanh toán.
Tài khoản 1472 - Tạm ứng kinh phí chi dự trữ quốc gia có 2 tài khoản cấp 3 như sau:
+ Tài khoản 1473 - Tạm ứng kinh phí chi dự trữ quốc gia bằng dự toán.
+ Tài khoản 1474 - Tạm ứng kinh phí chi dự trữ quốc gia bằng Lệnh chi tiền.
1.2. Tài khoản 1481- Tạm ứng, ứng trước kinh phí chi dự trữ quốc gia trung gian
Tài khoản 1482 - Tạm ứng kinh phí chi dự trữ quốc gia trung gian
a) Mục đích
Tài khoản này là tài khoản trung gian, dùng để tái phân loại (Hạch toán tự động khi thực hiện chuyển số tạm ứng kinh phí chi dự trữ quốc gia sang năm sau) hoặc hạch toán thủ công để chuyển các khoản tạm ứng kinh phí chi dự trữ quốc gia còn lại trong kỳ cuối cùng của năm trước sang năm sau vào thời điểm xử lý cuối năm ngân sách.
b) Nguyên tắc hạch toán
- Các khoản tạm ứng chi dự trữ quốc gia khi xử lý chuyển sang năm sau phải thực hiện chuyển qua tài khoản tạm ứng trung gian tương ứng.
- Chỉ được phép hạch toán trên tài khoản này số tạm ứng kinh phí chi dự trữ quốc gia được chuyển sang năm sau khi thực hiện xử lý cuối năm ngân sách theo quy định.
- Tài khoản này được kết hợp với các đoạn mã sau:
+ Mã quỹ
+ Mã nội dung kinh tế
+ Mã cấp ngân sách
+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách
- Tài khoản 8922 - Chi dự trữ quốc gia bằng lệnh chi tiền.
2.3. Bổ sung tài khoản cấp 2 thuộc tài khoản 9250 - Dự toán phân bổ cho đơn vị cấp 1: Tài khoản 9254 - Dự toán chi dự trữ quốc gia phân bổ cho đơn vị cấp 1
2.4. Bổ sung tài khoản 9540 - Dự toán chi dự trữ quốc gia là tài khoản cấp 1 của Nhóm 95 - Dự toán chi đơn vị cấp 4, gồm 1 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 9541 - Dự toán chi dự trữ quốc gia giao trong năm, gồm 2 tài khoản cấp 3:
+ Tài khoản 9542 - Dự toán chi dự trữ quốc gia giao trong năm bằng dự toán
+ Tài khoản 9543 - Dự toán chi dự trữ quốc gia giao trong năm bằng lệnh chi tiền.
Nội dung ghi chép và kết cấu tài khoản được hướng dẫn tại Phụ lục - Nguyên tắc, nội dung và kết cấu tài khoản kế toán kèm theo Công văn này.
3. Quy trình nhập, phân bổ dự toán kinh phí chi dự trữ quốc gia
- Thực hiện theo quy trình phân bổ: từ cấp 0 tới cấp 15 từ cấp 1 tới cấp 4
- Trách nhiệm nhập dự toán cấp 0, phân bổ từ cấp 0 đến cấp 1 thuộc Vụ Ngân sách nhà nước.
- Trách nhiệm phân bổ và phê duyệt dự toán dự trữ quốc gia của các bộ, ngành (trừ các Bộ Quốc phòng, Bộ công an) quản lý hàng dự trữ quốc gia từ cấp 1 tới cấp 4 thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
- Quy trình nhập và phân bổ dự toán thực hiện theo quy định hiện hành đã được hướng dẫn tại Công văn số 8859/BTC-KBNN ngày 09/7/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn kế toán dự toán, lệnh chi tiền NSTW áp dụng cho TABMIS.
4. Phương pháp kế toán dự toán chi dự trữ quốc gia giao trong năm
- Kế toán nhập dự toán cấp 0 nhiệm vụ chi dự trữ quốc gia
Nợ TK 9214 - Dự toán chi dự trữ quốc gia phân bổ cấp 0
Có TK 9111 - Nguồn dự toán giao trong năm
- Kế toán phân bổ dự toán từ cấp 0 tới cấp 1 chi dự trữ quốc gia
Nợ TK 9254 - Dự toán chi dự trữ quốc gia phân bổ cho đơn vị cấp 1.
Có TK 9214 - Dự toán dự trữ quốc gia phân bổ cấp 0
Lưu ý: Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản dự toán cấp 0 và tài khoản cấp 1 được kết hợp nhiệm vụ chi 829.
- Kế toán phân bổ dự toán từ cấp 1 tới cấp 4
Nợ TK 9542, 9543 - Dự toán chi dự trữ quốc gia giao trong năm bằng dự toán, bằng lệnh chi tiền
Có TK 9254 - Dự toán chi dự trữ quốc gia phân bổ cho đơn vị cấp 1
5. Phương pháp kế toán chi dự trữ quốc gia
Thực hiện tương tự kế toán chi thường xuyên hướng dẫn tại Điểm 1, Mục II, Phần C, Chương II của Công văn số 388/KBNN-KTNN ngày 01/03/2013 về việc hướng dẫn thực hiện KTNN áp dụng cho TABMIS.
III. Hướng dẫn đối với nhập và phân bổ dự toán, hạch toán kế toán chi cải cách tiền lương, chi lập Quỹ dự trữ tài chính, chi chuyển nguồn sang năm sau
- Quy trình nhập và phân bổ dự toán, phương pháp kế toán thực hiện theo quy định hiện hành đã được hướng dẫn tại Công văn số 8858/BTC-KBNN ngày 09/7/2013 của Bộ Tài chính, Công văn số 8859/BTC-KBNN ngày 09/7/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn kế toán dự toán, lệnh chi tiền áp dụng cho TABMIS.
- Đối với nhiệm vụ chi cải cách tiền lương:
+ Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản dự toán: cấp 0 và cấp 1 được kết hợp mã nhiệm vụ chi 933, cấp 2 đến cấp 4 theo mã Loại, Khoản tương ứng theo lĩnh vực ban hành tại Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/06/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung (Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC); Phân đoạn mã nguồn tổ hợp tài khoản cấp 2 (nếu có), tổ hợp tài khoản cấp 4 được kết hợp mã tính chất nguồn 14.
+ Nguồn chi cải cách tiền lương (theo quy định của Điều 64 Luật NSNN năm 2015 và Điều 43 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật NSNN) bao gồm: (1) Nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên; (2) 40% số thu được để lại theo chế độ (phần còn lại sau khi đã sử dụng để thực hiện các nghị định về tiền lương, phụ cấp trở về trước); (3) Đối với số thu dịch vụ là 40% chênh lệch thu, chi từ hoạt động dịch vụ; (4) Riêng ngành y tế sử dụng tối thiểu 35% số thu để lại theo chế độ sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao, kinh phí chi trả phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật nếu đã kết cấu trong giá dịch vụ; (5) Các nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm trước còn dư; (6) Đối với địa phương còn có 50% tăng thu ngân sách địa phương không kể tăng thu từ nguồn thu sử dụng đất.
- Tài khoản 8922 - Chi dự trữ quốc gia bằng lệnh chi tiền.
3. Tài khoản 9250 - Dự toán phân bổ cho đơn vị cấp 1
a) Mục đích
Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 1 được phân bổ từ dự toán cấp 0 (bao gồm dự toán giao trong năm và dự toán ứng trước, chi tiết theo nhiệm vụ chi (dự toán chi thường xuyên, dự toán chi ĐTXDCB, dự toán chi đầu tư phát triển khác, dự toán chi viện trợ, dự toán chi dự trữ quốc gia, dự toán ghi thu, ghi chi chi tiết theo nhiệm vụ chi), chi tiết theo mã lĩnh vực, mã CTMT, mã chương, mã đơn vị dự toán cấp 1, mã nguồn; được Thủ tướng chính phủ giao (với dự toán TW) và Ủy ban nhân dân giao (với dự toán cấp tỉnh, huyện, xã) cho đơn vị dự toán cấp 1.
b) Nguyên tắc hạch toán
- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ: Dự toán được phê duyệt cấp 1 của cấp có thẩm quyền.
- Khi phân bổ dự toán trong phạm vi tổng mức được giao.
- Tài khoản này được kết hợp các đoạn mã sau:
+ Mã quỹ
+ Mã cấp ngân sách
+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách
+ Mã chương
+ Mã ngành kinh tế
+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (đối với các khoản chi thuộc các chương trình mục tiêu, dự án)
+ Mã KBNN
+ Mã nguồn NSNN (chi tiết theo tính chất nguồn kinh phí).
c) Kết cấu và nội dung tài khoản
Bên Nợ:
- Dự toán kinh phí cấp 1 được giao.
- Điều chỉnh hủy, giảm dự toán dự toán cấp 1.
Bên Có:
- Điều chỉnh hủy, giảm dự toán dự toán cấp 1.
- Dự toán kinh phí đã phân bổ.
Số dư Nợ:
Dự toán cấp 1 còn lại chưa được phân bổ.
Tài khoản 9250 - Dự toán phân bổ cho đơn vị cấp 1, bổ sung thêm tài khoản cấp 2 như sau:
Tài khoản 9254 - Dự toán chi dự trữ quốc gia phân bổ cho đơn vị cấp 1: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi dự trữ quốc gia phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 1 được Thủ tướng chính phủ giao (với dự toán TW).
4. Tài khoản 9540 - Dự toán chi dự trữ quốc gia
Tài khoản 9540 - Dự toán chi dự trữ quốc gia là tài khoản cấp 1 của Nhóm 95 - Dự toán chi đơn vị cấp 4
a) Mục đích
Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi dự trữ quốc gia phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 4 (bao gồm dự toán chi dự trữ quốc gia giao trong năm bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền; dự toán chi dự trữ quốc gia ứng trước bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền).
b) Nguyên tắc hạch toán
- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ: Dự toán chi dự trữ quốc gia được phê duyệt cấp 1 của cấp có thẩm quyền
- Khi phân bổ dự toán trong phạm vi tổng mức được giao.
- Tài khoản này được kết hợp các đoạn mã sau:
+ Mã quỹ
+ Mã cấp ngân sách
+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách
+ Mã chương
+ Mã ngành kinh tế
+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (đối với các khoản chi thuộc các chương trình mục tiêu, dự án).
+ Mã KBNN
+ Mã nguồn NSNN (chi tiết theo tính chất nguồn kinh phí).
c) Kết cấu và nội dung tài khoản
Bên Nợ:
- Phản ánh dự toán kinh phí chi dự trữ quốc gia của đơn vị dự toán cấp 4 được phân bổ.
- Điều chỉnh hủy, giảm dự toán kinh phí chi dự trữ quốc gia dự toán cấp 4.
Bên Có:
- Điều chỉnh hủy, giảm dự toán kinh phí chi dự trữ quốc gia dự toán cấp 4.
Bên Có:
- Điều chỉnh giảm dự toán kinh phí chi dự trữ quốc gia của đơn vị dự toán cấp 4.
- Điều chỉnh hủy, giảm dự toán kinh phí chi dự trữ quốc gia dự toán cấp 4.
Số dư Nợ:
Phản ánh dự toán kinh phí chi dự trữ quốc gia của đơn vị dự toán cấp 4 được sử dụng.
Tài khoản 9540 - Dự toán chi dự trữ quốc gia có 1 tài khoản cấp 2 như sau:
- Tài khoản 9541 - Dự toán chi dự trữ quốc gia giao trong năm có 2 tài khoản cấp 3, bao gồm:
+ Tài khoản 9542 - Dự toán chi dự trữ quốc gia giao trong năm bằng dự toán.
+ Tài khoản 9543 - Dự toán chi dự trữ quốc gia giao trong năm bằng lệnh chi tiền.