Nội dung toàn văn Công văn 6764/STC-BVG 2012 bồi thường thu hồi đất Hồ Chí Minh trường hợp tranh chấp khiếu nại tố cáo
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6764/STC-BVG | TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 07 năm 2012 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân thành phố.
Trong thời gian vừa qua, Sở Tài chính nhận được đề nghị của Ủy ban nhân dân một số quận, huyện và đề nghị của Tòa án nhân dân quận 6 về đề nghị hướng dẫn gửi tiền bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố đối với các trường hợp đang tranh chấp hoặc khiếu nại, tố cáo, phản ánh và chưa đồng ý nhận tiền bồi thường, hỗ trợ. Sau khi nghiên cứu và tổ chức lấy ý kiến của các Sở, ngành liên quan, Sở Tài chính nhận thấy quy định của pháp luật về nội dung này chưa rõ ràng, kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố có văn bản xin ý kiến hướng dẫn của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường để thực hiện thống nhất trên địa bàn thành phố, cụ thể như sau:
Theo Khoản 3 Điều 58 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định: “Trường hợp người bị thu hồi đất không nhận tiền chi trả về bồi thường, hỗ trợ, không nhận nhà hoặc đất tái định cư thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng chuyển khoản tiền chi trả vào tài khoản riêng mở tại Ngân hàng và giữ nguyên nhà hoặc đất tái định cư để làm căn cứ cho việc giải quyết khiếu nại sau này (nếu có)".
Nội dung nêu trên đã bị Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ bãi bỏ; tại Nghị định số 69/2009/NĐ-CP không đề cập đến việc gửi tiền bồi thường, hỗ trợ vào ngân hàng.
Tại điểm c khoản 2 Điều 31 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP quy định: “Trong thời hạn không quá ba (03) ngày, kể từ ngày nhận được phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được phê duyệt, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người có đất bị thu hồi, trong đó nêu rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, về bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và thời gian bàn giao đất đã bị thu hồi cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng".
Như vậy, theo Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ không quy định việc gửi tiền bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất vào ngân hàng đối với các trường hợp đang tranh chấp hoặc khiếu nại, tố cáo, phản ánh và chưa đồng ý nhận tiền. Khi tổ chức thực hiện việc này, các Sở, ngành còn có nhiều quan điểm khác nhau, cụ thể:
1. Quan điểm 1: Do Nghị định của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương không quy định gửi tiền vào ngân hàng đối với trường hợp người bị thu hồi đất chưa đủ điều kiện nhận tiền bồi thường, hỗ trợ khi có tranh chấp hoặc chưa đồng ý nhận tiền bồi thường, hỗ trợ khi khiếu nại, tố cáo, phản ánh, nên tiền bồi thường, hỗ trợ của người bị thu hồi đất không được gửi vào ngân hàng theo chế độ tiền gửi tiết kiệm, mà phải được giữ tại Kho bạc Nhà nước, khi người bị thu hồi đất giải quyết xong tranh chấp (đối với trường hợp có tranh chấp) hoặc đồng ý (đối với trường hợp khiếu nại, phản ánh, kiến nghị) nhận tiền bồi thường, hỗ trợ thì mới lập thủ tục chi trả theo quy định.
2. Quan điểm 2: Tuy Nghị định của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương không quy định gửi tiền vào ngân hàng đối với trường hợp người bị thu hồi đất chưa đủ điều kiện nhận tiền bồi thường, hỗ trợ khi có tranh chấp hoặc chưa đồng ý nhận tiền bồi thường, hỗ trợ khi khiếu nại, tố cáo, phản ánh; nhưng để đảm bảo quyền lợi cho người bị thu hồi đất nhằm bảo toàn giá trị nhà, đất bị thu hồi, thì toàn bộ số tiền bồi thường, hỗ trợ đã được xác định theo phương án bồi thường được duyệt sẽ được gửi vào ngân hàng thương mại theo chế độ tiền gửi tiết kiệm để có lợi cho người dân. Nếu thực hiện theo quan điểm này, thì vẫn còn vướng mắc về thời điểm nào thì gửi tiền bồi thường, hỗ trợ vào ngân hàng; đối với trường hợp phải cưỡng chế hành chính để thu hồi đất thì phải thực hiện chi trả xong tiền bồi thường, hỗ trợ mới được tiến hành cưỡng chế, trong khi đó thì người bị thu hồi đất chưa đồng ý nhận tiền nên để thực hiện chi trả xong mà không quy định cho gửi tiền bồi thường, hỗ trợ vào ngân hàng là không thể thực hiện được, nhưng nếu thực hiện gửi tiền vào ngân hàng thì cũng chưa có quy định cụ thể về thời điểm gửi tiền, các Sở, ngành chức năng của thành phố vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau là:
(i) Thời điểm gửi tiền là thời điểm cưỡng chế hành chính để thu hồi đất;
(ii) Thời điểm gửi tiền phải trước khi ban hành quyết định cưỡng chế;
(iii) Thời điểm gửi tiền phải thực hiện trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận tiền ghi trong quyết định chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ mà người bị thu hồi không đồng ý nhận tiền thì phải lập thủ tục gửi tiền vào ngân hàng;
(iv) Trường hợp trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận tiền ghi trong quyết định chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ mà người bị thu hồi không đồng ý nhận tiền thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường có Thông báo gia hạn thời gian chi trả cho người bị thu hồi đất được biết, nếu quá thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày được gia hạn chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ nếu người bị thu hồi đất vẫn không đồng ý nhận tiền thì lập thủ tục gửi tiền vào ngân hàng.
Tóm lại: Trong 02 quan điểm nêu trên, Sở Tài chính nhận thấy quan điểm 2 là phù hợp, nhằm đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất. Tuy nhiên, nếu thực hiện theo quan điểm này thì vẫn còn vướng mắc 02 nội dung như sau:
a) Về thời điểm gửi tiền vào ngân hàng: theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 31 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phải ban hành Quyết định chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, trong đó phải quy định thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và thời gian bàn giao đất đã bị thu hồi, nhưng chưa quy định cụ thể thời điểm gửi tiền vào ngân hàng trong trường hợp người bị thu hồi đất chưa đồng ý. Do đó, để thực hiện thống nhất việc này, kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản hướng dẫn cụ thể hoặc thống nhất với đề xuất như sau: “Trong khi chờ giải quyết tranh chấp và khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị thì người bị thu hồi đất vẫn phải chấp hành di chuyển, giải phóng mặt bằng và giao nhà, đất đúng kế hoạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định, số tiền bồi thường, hỗ trợ của người bị thu hồi đất nếu chưa đồng ý nhận (hoặc chưa đủ điều kiện nhận trong trường hợp có tranh chấp) thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện gửi vào ngân hàng tùy theo thời điểm như sau:
a) Trường hợp người bị thu hồi đất chấp hành di chuyển, giải phóng mặt bằng và giao đất đúng kế hoạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định thì thời điểm gửi tiền bồi thường, hỗ trợ vào ngân hàng là thời điểm người bị thu hồi đất bàn giao mặt bằng;
b) Trường hợp người bị thu hồi đất không chấp hành di chuyển, giải phóng mặt bằng và giao đất đúng kế hoạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện gửi vào ngân hàng như sau:
- Nếu người bị thu hồi đất chưa đủ điều kiện nhận tiền bồi thường, hỗ trợ khi có tranh chấp, thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện gửi vào ngân hàng trong thời hạn không quá hai mươi (20) ngày làm việc, kể từ ngày ban hành Quyết định chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ.
- Nếu người bị thu hồi đất khiếu nại, tố cáo, phản ánh và chưa đồng ý nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo thời gian ghi trong Quyết định chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ thì thời điểm gửi tiền bồi thường, hỗ trợ vào ngân hàng là không quá hai mươi (20) ngày làm việc, kể từ ngày người bị thu hồi đất nhận được Thông báo (gia hạn thời gian nhận tiền ghi trong Quyết định chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ) nhận tiền bồi thường, hỗ trợ của tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Trường hợp người bị thu hồi đất từ chối nhận Thông báo nhận tiền bồi thường, hỗ trợ thì thời điểm gửi tiền bồi thường, hỗ trợ vào ngân hàng là không quá hai mươi (20) ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng niêm yết công khai Thông báo nhận tiền bồi thường, hỗ trợ tại trụ sở Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn nơi có đất bị thu hồi”.
b) Về thủ tục thanh quyết toán: Hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể trong trường hợp gửi số tiền bồi thường, hỗ trợ đã được xác định theo phương án bồi thường được duyệt vào ngân hàng thì thủ tục thanh quyết toán trong trường hợp này sẽ được xử lý như thế nào. Do đó, kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố đề nghị Bộ Tài chính có văn bản hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục thanh quyết toán trong trường hợp này hoặc thống nhất theo đề xuất như sau: “Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng sau khi thực hiện việc mở sổ tiền gửi tiết kiệm cho người bị thu hồi đất có trách nhiệm làm thủ tục thanh toán vốn đầu tư cho khối lượng hoàn thành, thu hồi vốn tạm ứng, lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành; chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với giá trị đề nghị thanh, quyết toán theo quy định; đồng thời chịu trách nhiệm thực hiện quản lý số tiền gửi tiết kiệm theo quy định.
Cơ quan kiểm soát thanh toán vốn đầu tư căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư (trong đó Bản sao y bản chính của sổ gửi tiền tiết kiệm thay thế chữ ký của người nhận tiền) do tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng nộp làm cơ sở kiểm soát thanh toán; đồng thời xác nhận số vốn đã thanh toán theo quy định tại Mẫu số 08/QTDA kèm theo Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 02 năm 2011 của Bộ Tài chính.
Trường hợp sau khi quyết toán có phát sinh chi phí, chủ đầu tư báo cáo người quyết định phê duyệt quyết toán xem xét, quyết định
Kính trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định
| KT. GIÁM ĐỐC |
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /UBND-ĐTMT | TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng 7 năm 2012 |
DỰ THẢO |
| |
Kính gửi: | - Bộ Tài chính; | |
Thực hiện Luật Đất đai năm 2003 và các Nghị định của Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã và đang thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh gặp một số khó khăn, vướng mắc về xử lý tiền bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đối với các trường hợp đang tranh chấp hoặc khiếu nại, tố cáo, phản ánh và chưa đồng ý nhận tiền cần xin ý kiến hướng dẫn của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường như sau:
Theo Khoản 3 Điều 58 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định: “Trường hợp người bị thu hồi đất không nhận tiền chi trả về bồi thường, hỗ trợ, không nhận nhà hoặc đất tái định cư thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng chuyển khoản tiền chi trả vào tài khoản riêng mở tại Ngân hàng và giữ nguyên nhà hoặc đất tái định cư để làm căn cứ cho việc giải quyết khiếu nại sau này (nếu có)".
Nội dung nêu trên đã bị Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ bãi bỏ; tại Nghị định số 69/2009/NĐ-CP không đề cập đến việc gửi tiền bồi thường, hỗ trợ vào ngân hàng.
Tại điểm c khoản 2 Điều 31 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP quy định: “Trong thời hạn không quá ba (03) ngày, kể từ ngày nhận được phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được phê duyệt, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi; gửi quyết định bồi thường; hỗ trợ và tái định cư cho người có đất bị thu hồi, trong đó nêu rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, về bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và thời gian bàn giao đất đã bị thu hồi cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng”.
Như vậy, theo Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ không quy định việc gửi tiền bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất vào ngân hàng đối với các trường hợp đang tranh chấp hoặc khiếu nại, tố cáo, phản ánh và chưa đồng ý nhận tiền. Khi tổ chức thực hiện việc này, Thành phố còn có nhiều quan điểm khác nhau, cụ thể:
1. Quan điểm 1: Do Nghị định của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương không quy định gửi tiền vào ngân hàng đối với trường hợp người bị thu hồi đất chưa đủ điều kiện nhận tiền bồi thường, hỗ trợ khi có tranh chấp hoặc chưa đồng ý nhận tiền bồi thường, hỗ trợ khi khiếu nại, tố cáo, phản ánh, nên tiền bồi thường, hỗ trợ của người bị thu hồi đất không được gửi vào ngân hàng theo chế độ tiền gửi tiết kiệm, mà phải được giữ tại Kho bạc Nhà nước, khi người bị thu hồi đất giải quyết xong tranh chấp (đối với trường hợp có tranh chấp) hoặc đồng ý (đối với trường hợp khiếu nại, phản ánh, kiến nghị) nhận tiền bồi thường, hỗ trợ thì mới lập thủ tục chi trả theo quy định.
2. Quan điểm 2: Tuy Nghị định của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương không quy định gửi tiền vào ngân hàng đối với trường hợp người bị thu hồi đất chưa đủ điều kiện nhận tiền bồi thường, hỗ trợ khi có tranh chấp hoặc chưa đồng ý nhận tiền bồi thường, hỗ trợ khi khiếu nại, tố cáo, phản ánh; nhưng để đảm bảo quyền lợi cho người bị thu hồi đất nhằm bảo toàn giá trị nhà, đất bị thu hồi, thì toàn bộ số tiền bồi thường, hỗ trợ đã được xác định theo phương án bồi thường được duyệt sẽ được gửi vào ngân hàng thương mại theo chế độ tiền gửi tiết kiệm để có lợi cho người dân. Nếu thực hiện theo quan điểm này, thì Thành phố vẫn còn vướng mắc về thời điểm nào thì gửi tiền bồi thường, hỗ trợ vào ngân hàng; đối với trường hợp phải cưỡng chế hành chính để thu hồi đất thì phải thực hiện chi trả xong tiền bồi thường, hỗ trợ mới được tiến hành cưỡng chế, trong khi đó thì người bị thu hồi đất chưa đồng ý nhận tiền nên để thực hiện chi trả xong mà không quy định cho gửi tiền bồi thường, hỗ trợ vào ngân hàng là không thể thực hiện được, nhưng nếu thực hiện gửi tiền vào ngân hàng thì cũng chưa có quy định cụ thể về thời điểm gửi tiền, các Sở, ngành chức năng của thành phố vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau là:
(i) Thời điểm gửi tiền là thời điểm cưỡng chế hành chính để thu hồi đất;
(ii) Thời điểm gửi tiền phải trước khi ban hành quyết định cưỡng chế;
(iii) Thời điểm gửi tiền phải thực hiện trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận tiền ghi trong quyết định chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ mà người bị thu hồi không đồng ý nhận tiền thì phải lập thủ tục gửi tiền vào ngân hàng;
(iv) Trường hợp trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận tiền ghi trong quyết định chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ mà người bị thu hồi không đồng ý nhận tiền thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường có Thông báo gia hạn thời gian chi trả cho người bị thu hồi đất được biết, nếu quá thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày được gia hạn chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ nếu người bị thu hồi đất vẫn không đồng ý nhận tiền thì lập thủ tục gửi tiền vào ngân hàng.
Tóm lại: Trong 02 quan điểm nêu trên, Ủy ban nhân dân thành phố nhận thấy quan điểm 2 là phù hợp, nhằm đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất. Tuy nhiên, nếu thực hiện theo quan điểm này thì Thành phố vẫn còn vướng mắc 02 nội dung như sau:
a) Về thời điểm gửi tiền vào ngân hàng: Ủy ban nhân dân thành phố nhận thấy theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 31 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phải ban hành Quyết định chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, trong đó phải quy định thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và thời gian bàn giao đất đã bị thu hồi, nhưng chưa quy định cụ thể thời điểm gửi tiền vào ngân hàng trong trường hợp người bị thu hồi đất chưa đồng ý. Do đó, để thực hiện thống nhất việc này, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản hướng dẫn cụ thể hoặc thống nhất với đề xuất của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh như sau: “Trong khi chờ giải quyết tranh chấp và khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị thì người bị thu hồi đất vẫn phải chấp hành di chuyển, giải phóng mặt bằng và giao nhà, đất đúng kế hoạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định, số tiền bồi thường, hỗ trợ của người bị thu hồi đất nếu chưa đồng ý nhận hoặc chưa đủ điều kiện nhận trong trường hợp có tranh chấp) thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện gửi vào ngân hàng tùy theo thời điểm như sau:
a) Trường hợp người bị thu hồi đất chấp hành di chuyển, giải phóng mặt bằng và giao đất đúng kế hoạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định thì thời điểm gửi tiền bồi thường, hỗ trợ vào ngân hàng là thời điểm người bị thu hồi đất bàn giao mặt bằng;
b) Trường hợp người bị thu hồi đất không chấp hành di chuyển, giải phóng mặt bằng và giao đất đúng kế hoạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện gửi vào ngân hàng như sau:
- Nếu người bị thu hồi đất chưa đủ điều kiện nhận tiền bồi thường, hỗ trợ khi có tranh chấp, thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện gửi vào ngân hàng trong thời hạn không quá hai mươi (20) ngày làm việc, kể từ ngày ban hành Quyết định chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ.
- Nếu người bị thu hồi đất khiếu nại, tố cáo, phản ánh và chưa đồng ý nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo thời gian ghi trong Quyết định chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ thì thời điểm gửi tiền bồi thường, hỗ trợ vào ngân hàng là không quá hai mươi (20) ngày làm việc, kể từ ngày người bị thu hồi đất nhận được Thông báo (gia hạn thời gian nhận tiền ghi trong Quyết định chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ) nhận tiền bồi thường, hỗ trợ của tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Trường hợp người bị thu hồi đất từ chối nhận Thông báo nhận tiền bồi thường, hỗ trợ thì thời điểm gửi tiền bồi thường, hỗ trợ vào ngân hàng là không quá hai mươi (20) ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng niêm yết công khai Thông báo nhận tiền bồi thường, hỗ trợ tại trụ sở Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn nơi có đất bị thu hồi”.
b) Về thủ tục thanh quyết toán: Hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể trong trường hợp gửi số tiền bồi thường, hỗ trợ đã được xác định theo phương án bồi thường được duyệt vào ngân hàng thì thủ tục thanh quyết toán trong trường hợp này sẽ được xử lý như thế nào. Do đó, kiến nghị Bộ Tài chính có văn bản hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục thanh quyết toán trong trường hợp này hoặc thống nhất theo đề xuất của Ủy ban nhân dân thành phố như sau: “Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng sau khi thực hiện việc mở sổ tiền gửi tiết kiệm cho người bị thu hồi đất có trách nhiệm làm thủ tục thanh toán vốn đầu tư cho khối lượng hoàn thành, thu hồi vốn tạm ứng, lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành; chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với giá trị đề nghị thanh, quyết toán theo quy định; đồng thời chịu trách nhiệm thực hiện quản lý số tiền gửi tiết kiệm theo quy định.
Cơ quan kiểm soát thanh toán vốn đầu tư căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư (trong đó Bản sao y bản chính của số gửi tiền tiết kiệm thay thế chữ ký của người nhận tiền) do tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng nộp làm cơ sở kiểm soát thanh toán; đồng thời xác nhận số vốn đã thanh toán theo quy định tại Mẫu số 08/QTDA kèm theo Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 02 năm 2011 của Bộ Tài chính.
Trường hợp sau khi quyết toán có phát sinh chi phí, chủ đầu tư báo cáo người quyết định phê duyệt quyết toán xem xét, quyết định".
Trên đây là một số khó khăn, vướng mắc về xử lý tiền bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đối với các trường hợp đang tranh chấp hoặc khiếu nại, tố cáo, phản ánh và chưa đồng ý nhận tiền; Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh kính đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm có ý kiến hướng dẫn để thành phố triển khai thực hiện ./.
| KT.CHỦ TỊCH |