Công văn 7149/BKHĐT-HTX

Công văn 7149/BKHĐT-HTX năm 2013 Tổng kết 6 năm (2007-2012) thực hiện chính sách hỗ trợ thành lập mới, đào tạo bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã, tổ hợp tác do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 7149/BKHĐT-HTX năm 2013 hỗ trợ thành lập mới đào tạo bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7149/BKHĐT-HTX
V/v Tổng kết 6 năm (2007-2012) thực hiện chính sách hỗ trợ thành lập mới, đào tạo bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã, tổ hợp tác

Hà Nội, ngày 23 tháng 09 năm 2013

 

Kính gửi:

- Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công Thương; Giao thông vận tải; Xây dựng; Tài chính;
- Ngân hàng nhà nước Việt Nam;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Liên minh HTX Việt Nam;
- Hội Nông dân Việt Nam; Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

 

Nhằm đánh giá quá trình triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã, t hợp tác; đào tạo bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã, t trưởng tổ hợp tác giai đoạn 2007-2012 và đề xuất các chủ trương, giải pháp nhằm nâng cao hiệu qu của việc thực hiện chính sách phù hợp với Luật Hợp tác xã năm 2012, trên cơ sở báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, kết quả khảo sát thực tế tại 2 vùng Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và kết quả điều tra khảo sát tại 16 tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiến hành tng kết 6 năm thực hiện chính sách hỗ trợ thành lập mới, đào tạo bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã, tổ hợp tác.

Xin gửi tới các bộ, ngành và UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương báo cáo tổng kết để làm cơ sở định hướng cho việc đi mới thực hiện chính sách này trong thời gian tới./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
-
Ban Kinh tế Trung ương Đảng;
-
Bộ trưởng và Lãnh đạo bộ (để b/c);
-
Lưu: Vụ HTX, VT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đặng Huy Đông

 

BÁO CÁO TỔNG HỢP

TỔNG KẾT 6 NĂM (2007-2012) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ THÀNH LẬP MỚI HỢP TÁC XÃ, TỔ HỢP TÁC VÀ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ HỢP TÁC XÃ, TỔ TRƯỞNG TỔ HỢP TÁC
(Kèm theo công văn số 7149/BKHĐT-HTX ngày 23 tháng 9 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Nhm rút kinh nghiệm trong việc thực hiện chính sách thành lập mới, đào tạo bi dưng cán bộ hợp tác xã, t hợp tác được quy định tại Nghị định s 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát trin hợp tác xã, Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác và các thông tư hướng dẫn: Thông tư số 02/2006/TT-BKH ngày 13/02/2006 về hướng dẫn trình tự, thủ tục và tiến độ thời gian xây dựng và tổng hợp kế hoạch nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã, Thông tư s 151/2007/NĐ-CP">04/2008/TT-BKH ngày 9/7/2008 hướng dẫn một số quy định tại Nghị định số 151/2007/NĐ-CP, Thông tư số 66/2006/TT-BTC ngày 17/7/2006 và sau này là Thông tư số 173/2012/TT-BTC ngày 22/10/2012 hướng dẫn mức hỗ tr, cơ chế tài chính hỗ trợ các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã; và đề xuất các chủ trương, giải pháp nhằm nâng cao hiệu qu của việc thực hiện chính sách phù hợp với Luật Hợp tác xã năm 2012.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ch trì cùng các bộ, ngành và địa phương tiến hành tổng kết 6 năm thực hiện chính sách h trợ đào tạo, bồi dưỡng, thành lập mới hợp tác xã, t hợp tác. Ngày 22/5/2012, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản số 7383/BKHĐT-HTX gửi các bộ, ngành, địa phương hướng dẫn về việc tổng kết 6 năm (2007-2012) thực hiện chính sách hỗ trợ thành lập mới, đào tạo bồi dưỡng cán bộ hp tác xã, t hợp tác. Nội dung tổng kết tập trung vào việc đánh giá tình hình trin khai thực hiện chính sách, tìm ra những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, đồng thời đề xuất, kiến nghị những giải pháp, phương thức t chức qun lý, thực hiện chính sách, nhng nội dung cần thay đổi trong chính sách đ bo đảm chính sách thực hiện kh thi, hiệu quả, sát với tình hình thực tế và phù hợp với cơ chế thị trưng, điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, chủ trương đường lối của Đảng và pháp luật của nhà nước.

Nhìn chung, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai công tác tng kết tình hình thực hiện chính sách theo văn bản hướng dẫn. Tuy nhiên, việc xây dựng và gửi báo cáo ca các bộ, nnh, địa phương còn chậm so với kế hoạch, chưa đáp ứng được các yêu cầu đặt ra, số liệu báo cáo chưa đầy đủ, không mang tính hệ thống1; mới chỉ có 44/63 địa phương và 5/9 bộ, ngành có báo cáo tổng kết 6 năm về tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ thành lập mới, đào tạo bồi dưng cán bộ hợp tác xã, tổ hợp tác.

Đ có thêm căn cứ mang tính khoa học cho việc tổng kết đánh giá, bên cạnh việc tổng hợp báo cáo t các địa phương, Bộ Kế hoạch và Đu tư đã tiến hành khảo sát thực tế tại vùng Bắc Trung bộ, Tây Nguyên, đng thời tổ chức điều tra theo phiếu điều tra tại 10 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và 6 tỉnh vùng Đông Nam bộ đối với ba đối tượng là cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thực hiện và các hợp tác xã, cán bộ hợp tác xã tại địa phương.

Trên cơ sở báo cáo của 5/9 bộ, ngành, 44/63 địa phương, kết quả khảo sát thực tế và kết quả điều tra khảo sát tại 16 tỉnh thuộc 2 vùng đồng băng sông Hồng và Đông Nam Bộ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã, thợp tác và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã, tổ trưởng tổ hợp tác giai đoạn 2007-2012 như sau:

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ THÀNH LẬP MỚI HỢP TÁC XÃ, TỔ HỢP TÁC, HỖ TRỢ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ HỢP TÁC XÃ, TỔ TRƯỞNG TỔ HỢP TÁC TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2012

1. Nội dung chính sách

Bước vào thời kỳ đi mới, nhận thức rõ xu hướng tất yếu khách quan và vai trò quan trọng của kinh tế hợp tác, hợp tác xã trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Đảng và Nhà nước ta đã từng bước nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và ban hành các chính sách hỗ tr, khuyến khích phát triển hợp tác xã. Ngày 20/03/1996, kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa IX thông qua Luật Hợp tác xã năm 1996, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1997. Tiếp đó, ngày 21/02/1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 15/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát trin hợp tác xã, trong đó quy định các chính sách hỗ trợ về đất đai, thuế, tín dụng, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã, xúc tiến thương mại, bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, các chính sách quy định ở Nghị định này còn nhiều hạn chế và chưa được triển khai đồng bộ. giai đoạn này, chính sách hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã và chính sách hỗ trợ dành cho tổ hợp tác chưa được nghiên cu, ban hành.

Trên cơ sở tng kết tình hình triển khai thực hiện Luật Hợp tác xã năm 1996 và Chỉ thị số 68-CT/TW ngày 24/5/1996 của Ban bí thư Trung ương Đảng (khóa VII) về phát triển kinh tế hợp tác trong các ngành, lĩnh vực kinh tế, ngày 18/3/2002, Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành trung ương Đng Khóa IX ban hành Nghị quyết số 13 đã đề ra chủ trương "về tiếp tục đi mới, phát trin và nâng cao hiệu quả kinh tế tập th". Nghị quyết đã đ ra 6 nhóm chế, chính sách đi với kinh tế tập thể, bao gồm:

- Chính sách cán bộ và đào tạo nguồn nhân lực;

- Chính sách đất đai;

- Chính sách tài chính - tín dụng;

- Chính sách hỗ trợ v khoa học - công nghệ;

- Chính sách hỗ trợ tiếp thị và mở rộng thị trưng;

- Chính sách đu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

Th chế hoá các nội dung của Nghị quyết, Luật Hợp tác xã năm 2003, được Quốc hội Khóa XI, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 26/11/2003 quy định: Nhà nước ban hành và thực hiện các chính sách, các chương trình h trợ phát trin hợp tác xã v đào tạo cán bộ; phát trin nguồn nhân lực; đt đai; tài chính; tín dụng; xây dựng Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã; áp dụng khoa học và công nghệ; tiếp thị và mở rộng thị trường; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; tạo điều kiện để hợp tác xã được tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ca Nhà nước

Thực hiện các quy định ca Luật Hợp tác xã năm 2003, ngày 11/7/2005, Chính phủ ban hành Nghị định s 88/2005/NĐ-CP v một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát trin hợp tác xã. Ngoài các chính sách quy định tại Nghị định số 88/2005/NĐ-CP các chính sách h trợ, khuyến khích hợp tác xã còn được quy định tại văn bn quy phạm pháp luật khác: Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Luật Đất đai năm 2003, Luật Bảo him xã hội và được cụ thể hóa tại các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Nghị định về thi hành Luật đất đai, Nghị định hướng dẫn v bảo hiểm xã hội bắt buộc, cũng như một số quyết định của Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến việc thực hiện chế, chính sách đối với kinh tế tập th, hợp tác xã theo tinh thần Nghị quyết 13-NQ/TW về kinh tế tập thể.

Chính sách thành lập mới, đào tạo, bồi dưng cán bộ hợp tác xã được quy định tại Điều 3 và Điều 4 Nghị định số 88/2005/NĐ-CP. Hướng dẫn thực hiện Điều 3 và Điều 4, ngày 13/02/2006. Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư 02/2006/TT-BKH hướng dẫn trình tự, thủ tục và tiến độ thi gian xây dựng và tổng hợp kế hoạch nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã đ các bộ, ngành, địa phương thực hiện; Bộ Tài chính ban hành Thông tư s 88/2005/NĐ-CP">66/2006/TT-BTC ngày 17/7/2006 và sau này là Thông tư số 173/2012/TT-BTC ngày 22/10/2012 hướng dẫn mức h trợ, cơ chế tài chính hỗ trợ các đối tượng đào tạo, bồi dưng cán bộ hợp tác xã.

a) Về chính sách hỗ trợ, khuyến khích thành lập hợp tác xã

Điều 3 Nghị định quy định: sáng lập viên chuẩn bị thành lập hợp tác xã được hỗ trợ:

- Thông tin, tư vấn kiến thức về hợp tác xã;

- Dịch vụ tư vấn xây dựng điều lệ hợp tác xã, hoàn thiện các thủ tục để thành lập, đăng ký kinh doanh và tổ chức hoạt động của hợp tác xã.

Nội dung kinh phí hỗ trợ bao gồm: thù lao cho giảng viên, chi phí cho việc đi lại và ăn ở cho giảng viên, chuyên gia truyền đạt thông tin, kiến thức v hợp tác xã, tư vấn xây dựng Điều lệ hợp tác xã, tư vấn xây dựng phương hướng sản xuất, kinh doanh và kế hoạch hoạt động của hợp tác xã; tư vấn đăng ký kinh doanh hợp tác xã; chi phí mua hoặc in ấn tài liệu, văn bản pháp luật về hợp tác xã; chi phí thuê hội trường (nếu cần thiết); chi phí văn phòng phm và nước uống phục vụ lớp hướng dẫn.

b) Về chính sách bồi dưỡng, đào tạo cán bộ hợp tác xã

Các chức danh trong ban quản trị, ban chủ nhiệm, ban kiểm soát, kế toán trưởng khi tham gia bồi dưng được hỗ trợ tiền vé đi, vé về bằng phương tiện giao thông công cộng (trừ máy bay) từ trụ sở hợp tác xã đến cơ sở đào tạo; kinh phí mua tài liệu của chương trình khóa học; các khoản chi phí tổ chức, quản lý lớp học; thuê hội trường; thù lao giảng viên; tham quan, khảo sát.

Đi với các chức danh hợp tác xã nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, nghề muối ngoài được hỗ trợ theo quy định trên còn được hỗ trợ 50% chi phí ăn, ở theo mức quy định của cơ s đào tạo,

Các chức danh hợp tác xã khi được hợp tác xã cử đi đào tạo (chính quy hoặc tại chức) tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề được hỗ trợ tối thiểu 50% tiền học phí theo quy định của trường, đồng thời phi đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Tuổi không quá 40;

- Đủ điều kiện tuyn sinh của cơ s đào tạo;

- Có quyết định cử đi học của Ban Quản trị;

- Cam kết bng văn bản làm việc cho hợp tác xã ít nhất 05 năm sau khi tốt nghiệp.

Ngun kinh phí h trợ các nội dung quy định trên được lấy từ ngân sách hàng năm của địa phương, hỗ trợ từ ngân sách trung ương và các nguồn hợp pháp khác.

Mc hỗ trợ, cơ chế Tài chính hỗ trợ các sáng lập viên, các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã được quy định cụ th tại Thông tư số 88/2005/NĐ-CP">66/2006/TT-BTC ngày 17/7/2006 của Bộ Tài chính và sau này là Thông tư số 173/2012/TT-BTC ngày 22/10/2012 của Bộ Tài chính.

Ngày 10/10/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 151/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác. Tiếp đó, ngày 9/7/2008, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư s 04/TT-BKH hướng dẫn thực hiện Nghị định 151/2007/NĐ-CP Hai văn bản này quy định rõ chính sách hỗ trợ thành lập mới tổ hợp tác và chính sách đào tạo, bồi dưỡng tổ trưởng tổ hợp tác.

2. Tình hình triển khai thực hiện chính sách giai đon 2007 - 2012

2.1. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã, t trưởng tổ hợp tác

2.1.1. V kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã, tổ trưởng tổ hợp tác

Từ năm 2007 đến năm 2012, để trin khai chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã, ngân sách trung ương đã hỗ trợ các địa phương tổng kinh phí là 201 tỷ đồng, trong đó năm 2007: 33,33 tỷ đồng, năm 2008: 16,26 tỷ đồng, năm 2009: 30,95, năm 2010; 35,91 tỷ đồng, năm 2011: 40 tỷ đồng và năm 2012: 45 tỷ đồng. Tng kinh phí do các địa phương hỗ trợ và tự cân đối ngân sách ước khoảng trên 200 tỷ đồng. Đối tượng đào tạo gồm cán bộ trong ban qun trị, ban ch nhiệm, ban kim soát, kế toán trưởng và xã viên đang làm việc chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ ca hợp tác xã trong tất cả các loại hình hợp tác xã. Nhìn chung, các địa phương đã nghiêm túc triển khai thực hiện các nội dung quy định tại Nghị định 88/2005/NĐ-CP và Thông tư 88/2005/NĐ-CP">02/2006/TT-BKH Thông tư 88/2005/NĐ-CP">66/2006/TT-BTC ca Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính, bước đầu đạt được một số kết quả tích cực.

Giai đoạn 2007 - 2012 có khoảng 160.681 lượt cán bộ hợp tác xã được hỗ trợ bồi dưỡng, trong đó có 129.655 lượt cán bộ hợp tác xã nông nghiệp (báo cáo của 36 địa phương) và 31.026 lượt cán bộ hợp tác xã phi nông nghiệp (báo cáo của 25 địa phương); s cán bộ được hỗ trợ đào tạo v chuyên môn nghiệp vụ từ sơ cp đến đại học và sau đại học 5,141 lượt. Theo tính toán bộ từ báo cáo ca 33 địa phương, đến năm 2012, tỷ lệ cán bộ qun lý hợp tác xã có trình độ , trung cấp bình quân đạt 37,3%; tlệ cán bộ quản lý hợp tác xã đạt trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học bình quân đạt 8,7%. So với trước khi thực hiện chính sách, thì đây là một bước tiến khá.

Tổng hợp số liệu từ báo cáo của các địa phương cho thấy giai đoạn 2007-2012 tỷ lệ cán bộ quản lý hợp tác xã được hỗ trợ tham gia các khóa bồi dưỡng trên tổng số cán bộ quản lý hợp tác xã rất cao, thấp nhất là năm 2007 với tỷ lệ là 48,15% và cao nhất là năm 2010 với tỷ lệ là 88,76%. Như vậy, bình quân trong 6 năm 2007-2012 mỗi cán bộ quản lý hợp tác xã được hỗ trợ tham gia trên 3 lớp bồi dưỡng. Ngược lại, tỷ lệ cán bộ quản lý hợp tác xã được hỗ trợ tham gia các khóa đào tạo trên tng số cán bộ quản lý hợp tác xã rất thấp, thp nhất là năm 2011 với tỷ lệ là 1,27% và cao nhất là năm 2012 vi tỷ lệ là 2,88%. Ngoài ra, cơ cấu hỗ trợ đào tạo so với hỗ trợ bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã cũng rất bất hợp lý, chỉ dao động từ 1,96% đến 4,65%, với năm thấp nhất là năm 2011 và năm cao nhất là 2012.

Biểu 1. Tỷ lệ cán bộ hợp tác xã được tham gia đào tạo, bồi dưỡng trên tổng số cán bộ hợp tác xã trong các năm 2007-2012

Đơn vị tính: %

Năm

Tỷ lệ cán bộ quản HTX được hỗ trợ bồi dưỡng

Tỷ lệ cán bộ qun lý HTX được hỗ trợ đào tạo

Tỷ lệ hỗ trợ đào tạo trên tỷ lệ hỗ trợ bồi dưỡng

2007

48.15

1.52

3.17

2008

51.43

2.09

4.06

2009

64.17

2.13

3.32

2010

88.76

1.90

2.14

2011

64.93

1.27

1.96

2012

61.92

2.88

4.65

Trong khi đó, tỷ lệ cán bộ quản lý hợp tác xã chưa qua đào tạo là rt cao, đến năm 2012, tỷ l này vẫn còn là 54%. Có th lý giải điều này một phần là do Nghị định s 88/2005/NĐ-CP quy định, nhà nước chỉ hỗ trợ kinh phí đào tạo đối với cán bộ quản lý, kỹ thuật có độ tuổi dưới 40 tui, nhưng thực tế số trưởng ban quản trị hợp tác xã có độ tuổi dưới 40 tuổi chỉ chiếm 11,78% trên tng số trưởng ban quản trị hợp tác xã; ch nhiệm hợp tác xã chiếm 13,79% trên tng số chủ nhiệm hợp tác xã. Do đó, khả năng để có nhiều cán bộ quản lý được thụ hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý hợp tác xã của Nhà nước là rất thấp.

Theo kết quả điều tra vào cuối năm 2012 và đầu năm 2013, đối với 48 đơn vị, gồm 16 Liên minh hợp tác xã tỉnh, 16 Sở Nông nghiệp và Phát trin nông thôn, và 16 trưng dạy nghề ở 10 tỉnh đồng bằng sông Hồng và 6 tỉnh Đông Nam bộ, trong giai đoạn 2007-2012, 16 tỉnh thuộc 2 vùng này đã hỗ trợ đào tạo được 2.323 lượt cán bộ quản lý hợp tác xã, trong đó có 1.949 cán bộ quản lý hợp tác xã nông nghiệp và 384 cán bộ quản lý hợp tác xã phi nông nghiệp với kết quả cụ thể như sau:

Biểu 2. Số lượng cán bộ hợp tác xã được hỗ trợ đào tạo ở 10 tỉnh đồng bằng sông Hồng và 6 tỉnh Đông Nam Bộ giai đoạn 2007-2012

TT

Chức danh được hỗ trợ đào tạo

Tổng số cán bộ được hỗ trợ đào tạo

Trong đó

Lĩnh vực nông nghiệp

Lĩnh vực phi nông nghiệp

Số lượng

Chia ra đơn vị hỗ trợ

Số lượng

Chia ra đơn vị hỗ trợ

Sở NN& PTNT hỗ trợ

LMHTX các tỉnh hỗ trợ

Trường dạy nghề hỗ trợ

Sở NN& PTNT hỗ trợ

LMHTX các tỉnh hỗ trợ

Trường dạy nghề hỗ trợ

1

Ban Quản trị

700

642

200

352

90

58

0

48

10

2

Ban Chủ nhiệm

349

289

206

33

50

60

0

48

12

3

Ban Kiểm soát

238

186

113

13

60

52

0

42

10

4

Kế toán trưởng

354

262

3

229

30

92

0

87

5

5

Xã viên đang làm chuyên môn nghiệp vụ

682

562

320

242

0

120

0

99

21

 

Tổng số

2.323

1.941

842

869

230

382

0

324

58

Trình độ được hỗ trợ đào tạo bao gm từ dạy nghề, trung cấp, cao đẳng đến đại học. Theo kết quả điều tra tại 2 khu vực này, đã đào tạo được 381 cán bộ hợp tác xã nông nghiệp có trình độ đại học, trong đó đào tạo chính quy 103 cán bộ, tại chức 196 cán bộ và từ xa 82 cán bộ; 272 cán bộ hợp tác xã phi nông nghiệp, trong đó đào tạo chính quy 50 cán bộ, tại chức 193 cán bộ và từ xa 29 cán bộ; hỗ tr đào tạo được 225 cán bộ hợp tác xã nông nghiệp có trình độ cao đẳng, 30 cán bộ hợp tác xã phi nông nghiệp có trình độ cao đẳng; 329 cán bộ hợp tác xã nông nghiệp có trình độ trung học, 71 cán bộ hợp tác xã phi nông nghiệptrình độ trung học, hỗ trợ đào tạo dạy nghề được 892 cán bộ hợp tác xã nông nghiệp và 1.864 cán bộ hợp tác xã phi nông nghiệp.

Trong giai đoạn 2007-2012, 48 đơn vị của 10 tỉnh đồng bng sông Hồng và 6 tỉnh Đông Nam bộ đã hỗ trợ bồi dưỡng được 101.016 cán bộ hợp tác xã nông nghiệp, trong đó ban quản trị có 33.121 cán bộ, ban ch nhiệm - 19.402, ban kim soát - 21.791, kế toán trưng - 21.808 và 12.994 xã viên làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ; đã hỗ trợ bồi dưỡng được 16.460 cán bộ hợp tác xã phi nông nghiệp, trong đó ban quản trị có 4.768 cán bộ, ban chủ nhiệm - 3.410, ban kim soát - 2.839, kế toán trưởng - 2.852 và 2.591 xã viên làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ.

Trong tổng số 117.476 lượt cán bộ hợp tác xã được hỗ trợ bồi dưỡng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia hỗ trợ bồi dưỡng 46.241 cán bộ (chủ yếu là lĩnh vực nông nghiệp), chiếm 39,3%, Liên minh Hợp tác xã các tỉnh tham gia hỗ trợ bồi dưỡng 52.782 cán bộ, chiếm 44,5%, các trường dạy nghề tham gia hỗ trợ bồi dưỡng 18.453 cán bộ, chiếm 15,2%.

2.1.2. Về nội dung bồi dưỡng, đào tạo

Cán bộ hợp tác xã được bồi dưỡng, đào tạo với nhiều nội dung phong phú, đa dạng đáp ứng được một phần yêu cầu tổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã với tư cách là một tổ chức kinh tế. Nội dung bồi dưỡng, đào tạo liên tục được điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế của từng thời kỳ và của từng địa phương. Những nội dung này bao gồm những vấn đề về đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, các văn bản quy phạm pháp luật v hợp tác xã (Luật Hợp tác xã, các Nghị định của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành) và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như Bộ Luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật thuế, Luật Đất đai, Luật Tơng mại, Pháp luật giải quyết tranh chp trong kinh doanh; các vấn đề v tổ chức quản lý hợp tác xã và sản xut, kinh doanh; các vấn đề về tài chính, kế toán và công tác kim tra, kim soát trong hợp tác xã và các vấn đề có tính chuyên môn cao như chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong hợp tác xã, lập dự án đầu tư, marketing...

Theo kết quả điều tra ở 10 tỉnh đồng bằng sông Hồng và 6 tỉnh Đông Nam bộ, scán bộ hợp tác xã được htrợ đào tạo theo các chuyên ngành được thể hiện ở biểu 3.

Biểu 3. Chuyên ngành đào tạo cán bộ hợp tác xã 10 tỉnh đồng bằng sông Hồng và 6 tỉnh Đông Nam Bộ giai đoạn 2007-2012

TT

Chuyên ngành đào tạo

Hợp tác xã nông nghiệp (số lượng người)

Hợp tác xã phi nông nghiệp (số lượng người)

1

Tài chính kế toán

0

89

2

Kế toán

343

135

3

Quản trị kinh doanh

124

46

4

Trồng trọt

170

0

5

Điện nông thôn

150

0

6

Chăn nuôi

100

0

7

Thú y

50

0

8

Quản lý hợp tác xã

100

0

9

Khác

218

0

 

Tổng số

1.255

270

Các chuyên ngành bồi dưỡng phong phú và đa dạng, bao gồm quản lý hp xã, marketing, quản trị kinh doanh, tài chính, kế toán, quản trị nguồn nhân lực, xây dựng kế hoạch, pháp luật, sở hữu trí tuệ, tin học, kim soát, kinh tế, kinh tế, phát triển sản xuất... Tuy nhiên, những vấn đề về tổ chức, quản lý hợp tác xã còn chưa được chú ý đúng mức.

2.1.3. Về giảng viên

Các ging viên tham gia bồi dưỡng, đào lạo cán bộ hợp tác xã được các đơn vị tổ chức lớp học mời từ các ngun khác nhau tùy đối tượng và nội dung bồi dưỡng ở từng lớp học. Một s tỉnh như Đồng Tháp, Thái Nguyên, Quảng Nam, Đà Nẵng đã tổ chức được đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn sâu trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã. S giảng viên này không ch tham gia tập huấn ở địa phương mình mà còn được mời tham gia giảng dạy các địa phương khác. Còn lại, đa số các tỉnh đều chưa có đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp. Phần lớn giảng viên là cán bộ kiêm nhiệm của Liên minh hợp tác xã tỉnh, của một s sở, ban, ngành, giáo viên ca trường trung học kinh tế - k thuật, trường chính trị tnh hoặc một số trường đại học, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn.

Nhìn chung, đội ngũ giảng viên ở địa phương chưa qua đào tạo, bồi dưỡng v sư phạm, hiểu biết vkinh tế tập th còn hạn chế, phương pháp và nội dung truyền đạt một số bài giảng chưa sâu, ảnh huởng không tốt đến kết quả học tập của học viên.

2.1.4. Về tài liệu giảng dạy

Tháng 9/2004, Liên minh hợp tác xã Việt Nam hoàn thành việc biên soạn, quản lý và sử dụng bộ giáo trình bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã. Bộ giáo trình gồm 4 quyển với các nội dung: Một số vấn đề cơ bản v hợp tác xã (dành cho c 3 chức danh là chủ nhiệm, kế toán trưởng và trưởng ban kiểm soát); Tổ chức quản lý sn xuất, kinh doanh (dành cho chủ nhiệm hợp tác xã); Tài chính - kế toán (dành cho kế toán trưởng hợp tác xã; Công tác kiểm tra, kim soát (dành cho trưởng ban kim soát hợp tác xã). Đây là bộ giáo trình chính thức được sử dụng để bồi dưỡng cán bộ qun lý hợp tác xã trong hệ thống Liên minh hợp tác xã Việt Nam. Đầu năm 2009, Liên minh hợp tác xã Việt Nam đã tiến hành hiệu chỉnh lại một cách cơ bn giáo trình "Tổ chức qun sn xuất, kinh doanh trong hợp tác xã": cui năm 2011 đã hoàn thành việc biên soạn 10 chuyên đề trong bộ "Tài liệu bồi dưỡng chủ nhiệm hợp tác xã".

Có thể nói, bộ tài liệu về bồi dưng cán bộ hợp tác xã do Liên minh hợp tác xã Việt Nam biên soạn là bộ tài liệu duy nhất cho đến nay được biên soạn công phu, có nội dung phong phú, toàn diện và được trình bày một cách có hệ thống v nhiều vấn đề mà cán bộ quản lý hợp tác xã cn đuợc trang bị. Tuy nhiên, bộ tài liệu này vẫn còn một số thiếu sót, như nội dung quá rộng, chưa sát thực tế, còn nặng về lý luận và dài dòng, không phù hợp với nhận thức mới vhợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Liên minh hợp tác xã các tỉnh, thành phố đã dựa vào bộ tài liệu này để bồi dưng cán bộ hợp tác xã ở địa phương mình. Ngoài ra, tùy theo đối tượng, yêu cầu và nội dung bồi dưỡng, các đơn vị t chức bồi dưng như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trường chính trị tỉnh, UBND huyện cũng có các tài liệu riêng của mình đgiảng dạy.

2.1.5. V đơn vị tổ chức bồi dưỡng

Hiện nay, ở các địa phương, việc bồi dưỡng, đào tạo cán bộ hợp tác xã được giao cho các đơn vị khác nhau, không địa phương nào ging địa phương nào, mỗi địa phương, tùy theo điều kiện cụ thể, có cách làm khác nhau. Có địa phương giao toàn bộ việc bồi dưỡng, đào tạo cho Liên minh hợp tác xã tỉnh hoặc Sở Kế hoạch và đầu tư, có địa phương vừa giao cho Liên minh hợp tác xã tnh vừa giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; có địa phương giao cho trường Chính trị tỉnh; có địa phương giao cho cấp huyện tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã.

Nhìn chung, chưa có một đầu mối thống nhất đảm nhận việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã, đơn vị tổ chức bồi dưỡng còn phân tán; nhìn chung chưa có những tổ chức chuyên nghiệp đào tạo, bồi dưỡng đối với hợp tác xã.

2.1.6. Về cơ quan quyết định thực hiện hỗ trợ và phân b nguồn kinh phí h trợ

Cơ quan thực hiện quyết định hỗ trợ là UBND các tỉnh, thành ph. Hàng năm UBND các tỉnh, thành phố quyết định phân bổ kinh phí cho các sở có liên quan đến hợp tác xã như Sở Nông nghiệp và phát trin nông thôn, Sở Công thương, Liên minh hợp tác xã tỉnh, thành phố; có tỉnh phân b cho UBND các huyện, thị xã đ thực hiện hỗ trợ.

2.1.7. V đối tượng đào tạo, bồi dưỡng

hầu hết các địa phương, đối tượng đào tạo, bồi dưỡng đều được thực hin theo quy định tại Nghị định số 88/2005/NĐ-CP bao gồm các chức danh trong ban quản trị, ban chủ nhiệm, ban kim soát và kế toán trưởng; xã viên đang làm công việc chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ trong hợp tác xã. Do nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên đối tượng được hỗ trợ chủ yếu là cho các hợp tác xã, ch có một số ít địa phương hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cho tổ hợp tác, như Quảng Nam, Đăk Lăk...

2.2. Chính sách hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã

2.2.1. V kết quả hỗ trợ thành lập mới

Tng số hợp tác xã được hỗ trợ thành lập mới giai đoạn 2007 - 2012 là 6.150 hợp tác xã, trong đó năm 2007 hỗ trợ thành lập mới được 555 hợp tác xã (báo cáo của 25 địa phương), năm 2008: 553 hợp tác xã (báo cáo của 25 địa phương), năm 2009: 1.360 hợp tác xã (báo cáo của 31 địa phương), năm 2010: 1.257 hợp tác xã (báo cáo của 31 địa phương), năm 2011: 1.186 hợp tác xã (báo cáo của 35 địa phương), năm 2012: 1.239 hợp tác xã (báo cáo của 31 địa phương).

Tng kinh phí hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã giai đoạn 2007-2012 là: năm 2007: 1.254 triệu đồng (báo cáo của 16 địa phương), năm 2008: 2.215 triệu đng (báo cáo của 20 địa phương), năm 2009: 3653 triệu đng (báo cáo của 26 địa phương), năm 2010: 3.461 triệu đồng (báo cáo của 30 địa phương), năm 2011: 3.994 triệu đồng (báo cáo của 28 địa phương), năm 2012: 4.712 triệu đồng (báo cáo của 25 địa phương)

Phân tích s liệu báo cáo của các địa phương cho thấy, trong giai đoạn 2007 - 2012, bình quân mỗi tỉnh, số hợp tác xã được hỗ trợ thành lập mới dao động từ 22 hợp tác xã đến 44 hợp tác xã. Năm 2009 có số hợp tác xã được hỗ trợ bình quân mỗi tỉnh cao nhất, khoảng 44 hợp tác xã và năm 2008 có số hợp tác xã được hỗ trợ thành lp mới bình quân mỗi tnh thấp nhất, khoảng 22 hợp tác xã. Điểm đáng lưu ý là số hp tác xã được hỗ trợ thành lập mới cao hơn từ gần gp 2 ln đến gần 3 lần so với số hợp tác xã thành lp mới. Điều này cho thấy ch có gn  tổng số hợp tác xã dự kiến thành lập nhận được hỗ trợ của Nhà nước thực sự thành lập được hợp tác xã. Số còn lại sau khi các sáng lập viên được hỗ trợ thông tin, tư vấn kiến thức về hợp tác xã và hỗ trợ xây dựng điều lệ nhưng không đủ điều kiện hoặc không muốn thành lập hợp tác xã nữa. Điều đó thể hiện nguồn hỗ trợ của Nhà nước chưa được sử dụng hiệu quả. Số hợp tác xã thành lập mới được hỗ trợ trên tổng số hợp tác xã thành lập mới cũng rất thấp, chứng tỏ nguồn hỗ trợ này chưa đến được một cách công bằng tới các hợp tác xã mới được thành lập. Trong tổng số 6.150 hợp tác xã được hỗ trợ thành lập mới, có 4.842 hợp tác xã được hỗ trợ về thông tin, tư vấn kiến thức về hợp tác xã, chiếm 78,7% tổng số hợp tác xã được hỗ trợ thành lập mới, 5.311 hợp tác xã được hỗ trợ về xây dựng điều lệ hợp tác xã, hoàn thiện các thủ tục thành lập, đăng ký kinh doanh và tổ chức hoạt động của hợp tác xã, chiếm 86,3%.

Theo báo cáo của các địa phương, trong giai đoạn 2007-2012 có 12.917 tổ hợp tác được hỗ trợ thành lập mới. Trong đó năm 2007 hỗ tr thành lập mới được 1.241 t hợp tác (báo cáo của 8 địa phương), năm 2008: 1.216 tổ hợp tác (báo cáo của 10 địa phương), năm 2009: 3.424 tổ hợp tác (báo cáo của 14 địa phương), năm 2010: 2.516 tổ hợp tác (báo cáo của 16 địa phương), năm 2011: 2.152 tổ hợp tác (báo cáo của 15 địa phương) và năm 2012 là 2.374 t hợp tác (báo cáo của 18 địa phương). Nội dung hỗ trợ thành lập mới tổ hợp tác tập trung vào việc hỗ trợ về thông tin, tư vấn kiến thức v tổ hợp tác, có 6.215 tổ hợp tác được hỗ trợ về nội dung này, chiếm 48,1% tổng số 12.917 t hợp tác được thành lập mới; hỗ trợ về tư vấn tổ chức hội nghị thành lập tổ hợp tác, có 1.341 tổ hp tác, chiếm 10,3% được hỗ tr về nội dung này; hỗ trợ về tư vấn xây dựng kế hoạch hoạt động của t hợp tác, xây dựng nội dung hợp đồng hợp tác, có 6.622 t hợp tác, chiếm 51,2% được hỗ trợ về nội dung này. Những số liệu trên cho thấy các sáng lập viên thành lập t hợp tác chủ yếu có nhu cầu được hỗ trợ v thông tin, tư vấn kiến thức về hợp tác xã (48,1%) và hỗ trợ về tư vấn xây dựng kế hoạch hoạt động của t hợp tác, xây dựng nội dung hp đng hợp tác (51,2%), còn nhu cầu hỗ trợ tư vấn tổ chức hội nghị thành lập tổ hợp tác rất ít, ch có 10,3%.

Kết quả điều tra tại 3 cơ quan: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã và các cơ sở đào tạo của 10 tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Hồng và 6 tỉnh Đông Nam bộ vào cuối năm 2012 và đầu năm 2013 cho thấy, t năm 2007 đến 2012, các cơ quan này đã hỗ trợ thành lập mới được 3.164 hợp tác xã với 3.180 sáng lập viên, trong đó có 778 hợp tác xã nông nghiệp, 136 quỹ tín dụng nhân dân, 800 hợp tác xã công nghiệp, 633 hợp tác xã dịch vụ, 245 hợp tác xã xây dng, 547 hợp tác xã giao thông vận tải, 25 hợp tác xã môi trường. Như vậy, trong giai đoạn 2007-2012, trung bình mỗi năm khu vực Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ hỗ trợ thành lập mới được 633 hợp tác xã. Tuy nhiên, không có số liệu về số hợp tác xã thực sự thành lập sau khi được hỗ trợ thành lập mới. Tình hình cụ thđược phản ánh ở biu 4.

Biểu 4. Số lượng hợp tác xã được hỗ trợ thành lập mới giai đoạn 2007-2012 10 tỉnh Đồng bằng sông Hồng và 6 tnh Đông Nam bộ

TT

Loại hình hợp tác xã

Số lượng hợp tác xã được hỗ trợ thành lập mới

Tổng số

Chia ra

Sở Nông nghiệp và PTNT hỗ trợ

Liên minh Hợp tác xã tỉnh hỗ trợ

Các cơ sở đào tạo hỗ trợ

1

Nông nghiệp

778

360

386

32

2

Tín dụng

136

 

133

3

3

Công nghiệp

800

 

788

12

4

Dịch vụ

633

 

523

10

5

Xây dựng

245

 

241

4

6

Giao thông vận tải

547

 

542

5

7

Môi trường

25

 

22

3

 

Tổng cộng

3.164

360

2.735

69

2.2.2. V nội dung h trợ

Các hợp tác xã thành lập mới hàng năm đa số đăng ký kinh doanh ở cấp huyện, ch một số ít đăng ký ở cấp tỉnh. Nội dung hỗ trợ thành lập mới chủ yếu tập trung vào việc tư vấn, hỗ trợ về thông tin, kiến thức về hợp tác xã, tư vấn xây dựng điều lệ hợp tác xã, hoàn thiện các thủ tc đ thành lập, đăng ký kinh doanh và tổ chức hoạt động của hợp tác xã. Mức kinh phí tư vấn hỗ trợ cho việc thành lập hợp tác xã mới tùy tình hình phát trin kinh tế cụ th của từng địa phương mà có những mức khác nhau. Thành phố Thái Nguyên và thành phố Đà Nng hỗ trợ 10 triệu đồng cho việc thành lập 1 hợp tác xã; Qung Nam, Bắc Cạn: 5 triệu đồng/1 hợp tác xã mới.

Vào cui năm 2012, đầu năm 2013, kết quả điều tra 192 hợp tác xã trong đó có 120 hợp tác xã khu vực Đồng bằng sông Hồng và 72 hợp tác xã ở Đông Nam bộ cho thấy, có 87% hợp tác xã (167/192) được hỗ tr thông tin, tư vấn kiến thức về hợp tác xã, 72,4% hợp tác xã (139/192) được hỗ trợ v dịch vụ tư vấn xây dựng điều lệ hp tác xã, 81,3% hợp tác xã (156/192) được hỗ trợ tư vấn v hoàn thiện th tục thành lập, đăng ký kinh doanh và tổ chức hoạt động của hợp tác xã. Mức độ phù hợp của những nội dung hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã trên đây đưc phn ánh ở biu 5 như sau:

Biu 5. Ý kiến đánh giá của 192 hợp tác xã được điều tra về mức độ phù hợp của những nội dung hỗ trợ thành lập mới

TT

Nội dung hỗ trợ

Ý kiến đánh giá

Rất phù hợp

Phù hợp

Tương đối phù hợp

Kém phù hợp

Không đánh giá

1

Thông tin tư vấn kiến thức về hợp tác xã

31,3%
(60/192)

30,2%
(58/192)

16,7%
(32/192)

2,1%
(4/192)

13% (25/192)

2

Dịch vụ tư vấn xây dựng điều lệ hợp tác xã

23,4%
(45/192)

43%
(83/192)

15,6%
(30/192)

0,5%
(1/192)

17% (33/192)

3

Hoàn thiện chủ trương thành lập, đăng ký kinh doanh và tổ chức hoạt động của hợp tác xã

31,8% (61/192)

36,5%
(70/192)

18,3% (15/192)

0,5%
(1/192)

13% (25/192)

Theo Biểu 5, mức độ phù hợp của những nội dung hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã nói chung ở mức trung bình.

2.2.3. Về phương thức hỗ trợ

Các cơ quan hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã thường thực hiện theo 2 phương thức sau:

- Theo phương thức tư vấn trực tiếp đối với từng đối tượng hợp tác xã chuẩn bị thành lập và sáng lập viên tại địa điểm phù hợp, thuận lợi cho đối tượng được hỗ trợ, có 64,5% đơn vị được điều tra thực hiện theo phương thức này.

- Theo phương thức tổ chức các lớp hướng dẫn tập trung theo nhóm ngành, nghề hoặc theo khu vực xã, liên xã hoặc huyện, có 52,1% đơn vị được điều tra thực hiện theo phương thức này.

2.2.4. Về mức độ đáp ứng nhu cầu v định mức chi cho các sáng lập viên của các hợp tác xã chun bị thành lập

Nhìn chung, các định mức chi theo nội dung hỗ trợ cho sáng lập viên chưa phù hợp với thực tế hiện nay, một số định mức chi còn kém phù hợp. Kết quả điều tra 48 đơn vị (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã các tỉnh, các tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã) 10 tỉnh Đng bằng sông Hồng và 6 tỉnh Đông Nam bộ theo phương thức t chức các lớp hướng dẫn tập trung theo nhóm ngành, nghề hoặc theo khu vực xã, liên xã hoặc huyện cho thấy tình hình như sau:

- Đối với khoản chi trả thù lao, đi lại, ăn ở của giảng viên có 12,5% ý kiến cho rng rất phù hợp, 20,8% cho là phù hợp, 20,8% cho là bình thường, 20,8% cho là kém phù hợp và 6,3% cho là hoàn toàn không phù hợp.

- Đối với khoản chi tài liệu học tập, nước uống cho học viên có 14,6% ý kiến cho là rất phù hợp, 27,1% - phù hợp, 22,9% - bình thường, 14,6% - kém phù hợp và 2,1% - hoàn toàn không phù hợp.

- Đối với khoản chi thuê hội trường, phòng học (nếu có) có 16,7% ý kiến cho là rất phù hợp, 22,9% - phù hợp, 22,9% - bình thường, 14,6% - kém phù hợp và 2,1% - hoàn toàn không phù hợp.

- Đối với khoản chi tiền điện, văn phòng phm có 14,6% cho là rất phù hợp, 16,7% - phù hợp, 35,4% - bình thường, 16,7% - kém phù hợp và 16,6% - hoàn toàn không phù hợp.

3. Đánh giá chung kết quả thực hiện chính sách

3.1. Các kết quả chủ yếu

3.1.1.  V cơ bản, các địa phương đã triển khai việc thực hiện chính sách hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã, tổ hợp tác và bồi dưỡng, đào tạo cán bộ hợp tác xã, t hợp tác một cách tích cc, đúng đi tượng quy định tại Nghị định s 88/2005/NĐ-CP và các Thông tư số 88/2005/NĐ-CP">02/2006/TT-BKH 88/2005/NĐ-CP">66/2006/TT-BTC 173/2012/TT-BTC.

Đây là chính sách đầu tiên v thành lập mới hợp tác xã, tổ hợp tác và chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã, tổ hợp tác được thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước, đáp ứng phần nào nhu cầu thành lập mới hợp tác xã, t hợp tác và nâng cao nhận thức vàng lực của đội ngũ cán bộ hợp tác xã, tổ hợp tác.

Công tác triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ được tiến hành tương đối kịp thời. Điều tra 48 đơn vị ở 16 tỉnh, gồm 16 S Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 16 liên minh hợp tác xã tỉnh và 16 cơ sở đào tạo cho kết quả như sau:

- Đánh giá v tính kịp thời của công tác hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã, hỗ trợ đào tạo, bồi dưng cán bộ hợp tác xã có 25% đánh giá rất kịp thời, 45,8% - tương đối kịp thời, 18,8% - bình thường, chỉ có 2,1% ý kiến đánh giá không kịp thời.

- V cách thức giao kế hoạch, nhiệm vụ thực hiện chính sách hỗ tr có 14,6% ý kiến đánh giá rất kịp thời, 43,8% - tương đối kịp thời, 25% - bình thường, và chỉ có 6,3% ý kiến đánh giá không kịp thời.

- V công tác phân bổ kinh phí, có 12,5% ý kiến đánh giá rất kịp thi, 31,3% - tương đối kịp thời, 27,1% - bình thường, và 10,4% ý kiến đánh giá không kịp thời.

- V tiến độ giao kế hoạch, giao kinh phí cho các đơn vị thực hin, có 12,5% ý kiến đánh giá rt kịp thời, 27,1% - tương đối kịp thời, 35,4% - bình thường, 10,4% - không kịp thời.

- V công tác báo cáo kết quả thực hiện chính sách, có 25% ý kiến đánh giá rất kịp thời, 39,6% - tương đối kịp thời, 16,7% - bình thường.

Đánh giá về hiệu quả của việc thực hiện chính sách, 16 Sở Tài chính và 16 Sở Kế hoạch và Đu tư được điều tra ở 10 tỉnh Đồng bằng sông Hồng và 6 tỉnh Đông Nam bộ đã cho ý kiến như sau:

- V chính sách hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã, có 2/32 ý kiến, chiếm 6,3% cho rằng chính sách rt hiệu quả; 16/32 ý kiến, chiếm 50% cho rằng chính sách tương đối hiệu quả; 10/32 ý kiến, chiếm 31,2% cho rng chính sách bình thường; 4/32 ý kiến, chiếm 12.5% cho rằng chính sách kém hiệu qu.

- V chính sách hỗ trợ đào tạo cán bộ hp tác xã: có 6,8% ý kiến cho rằng chính sách rt hiệu quả; 48,7% ý kiến cho rằng chính sách tương đối hiệu quả; 31,2% ý kiến cho rằng chính sách bình thường và 12,5% ý kiến cho rằng chính sách kém hiệu quả.

- Về chính sách hỗ trợ bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã: có 21,8% ý kiến cho rằng chính sách rất hiệu quả; 59,4% ý kiến cho rằng chính sách tương đối hiệu quả; 12,5% ý kiến cho rằng chính sách bình thường và 6,3% ý kiến cho rằng chính sách kém hiệu quả.

3.1.2. Đã góp phần ph biến, cung cấp kiến thức cơ bản v mô hình hợp tác xã kiu mới theo các quy định của Luật Hợp tác xã năm 2003, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ hợp tác xã, tổ hợp tác và đáp ng một phần yêu cầu đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế của hợp tác xã. Bước đầu tạo ra sự chuyển biến trong phát trin các hợp tác xã và tổ hợp tác mới, và trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã; được đông đảo đội ngũ cán bộ hợp tác xã, tổ hợp tác và các chuvên gia ở các bộ, ngành, địa phương tham gia và đánh giá cao.

Sau khi được tập huấn, học tập, đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã nhận thức về vai trò, vị trí, bản chất, các nguyên tắc và giá trị của hợp tác xã có tiến bộ hơn, khắc phục phn nào được mặc cảm với mô hình hợp tác xã kiu cũ. Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với kinh tế tập thể đã được ph biến, hướng dẫn thực hiện.

Đội ngũ cán bộ chủ chốt của hợp tác xã, tổ trưởng tổ hợp tác qua đào tạo, bồi dưỡng đã được cập nhật và nâng cao hiểu biết, kiến thức quản lý, kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh và ứng dụng trong quản lý, điều hành hợp tác xã đạt kết quả tốt, nhiều hợp tác xã có điều kiện m rộng sản xuất, kinh doanh, phát trin ngành ngh mới. Ở Nghệ An, tính đến nay đã có 95% cán bộ quản lý hợp tác xã (ban quản trị, ban chủ nhiệm, ban kim soát), 100% cán bộ kế toán đã được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Nhờ đó, khâu tổ chức bộ máy quản lý hợp tác xã về cơ bản đã được kiện toàn theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã; công tác điều hành sản xut, kinh doanh, nhất là khâu cung ứng dịch vụ cho xã viên đã được thực hiện tốt hơn, có hiệu quả rõ nét, nhất là khâu dịch vụ nước, cung ng vật tư nông nghiệp, dịch vụ bảo vệ thực vật; h thống sổ sách kế toán, hạch toán kế toán đã được thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước.

S liệu tổng hợp từ báo cáo của các địa phương cho thấy giai đoạn 2007- 2012, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hợp tác xã, tổ hợp tác có sự chuyn biến. Đối với khu vực hợp tác xã, doanh thu bình quân một hợp tác xã tăng từ 2.476,25 triệu đồng năm 2007 lên 3.278,99 triệu đồng năm 2012; lợi nhuận bình quân một hợp tác xã tăng từ 87,26 triệu đồng lên 164,92 triệu đồng. Đi với khu vực tổ hợp tác, doanh thu bình quân một tổ hợp tác tăng từ 515 triệu đng năm 2007 lên 642,35 triệu đồng năm 2012; lợi nhuận bình quân một tổ hợp tác tăng từ 33,64 triệu đồng lên 49,43 triệu đồng.

Chính sách hỗ trợ đã giúp các hợp tác xã, tổ hợp tác mới thành lập nắm bắt được các chủ trương, chính sách ca Đảng và Nhà nước, Luật Hợp tác xã; giúp các hợp tác xã, tổ hợp tác giai quyết được một phần khó khăn trong bước đầu mới thành lập, đặc biệt là vốn để mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của hợp tác xã, tổ hợp tác, đồng thời thể hiện được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực kinh tế tập thể.

Các sáng lập viên trước khi thành lập hợp tác xã được hỗ trợ tư vấn nên không bị lúng túng trong quá trình triển khai thành lập hợp tác xã, về cơ bản nắm bắt được những kiến thức về tổ chức và hoạt động sản xuất của hợp tác xã theo các quy định của Luật hợp tác xã; nắm bắt được các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể, pháp luật về thuế, luật lao động; hiểu được quy trình xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh theo định hướng, lĩnh vực có tiềm năng lợi thế phát triển của từng địa phương.

Các hợp tác xã sau khi được hỗ trợ thành lập mới tự tin bước vào hoạt độngđi vào ổn định, góp phần tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần của các xã viên hợp tác xã và cộng đồng dân cư trên địa bàn.

3.1.3. Hệ thống đào tạo, bồi dưỡng từ trung ương đến địa phương từng bước được hình thành và củng cố; cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư, sửa chữa nâng cấp.

Riêng hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và dạy nghề thuộc Liên minh hợp tác xã Việt Nam hiện nay ở Trung ương có 5 trường: 1. Trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Trung ương (thành lập năm 2009 trên cơ sở nâng cấp Trường cán bộ hợp tác xã và doanh nghiệp nhỏ; 2. Trường Cao đẳng nghề Kỹ nghệ - Mỹ nghệ Việt Nam (thành lập năm 2008); 3. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Bộ; 4. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật miền Trung - Tây Nguyên (thành lập năm 2009); 5. Trường Trung cấp nghề và đào tạo cán bộ hợp tác xã miền Nam (thành lập năm 2011). Nhưng hệ thống trường này không tập trung vào chức năng, nhiệm vụ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng hợp tác xã. Bên cạnh đó còn có 5 Trung tâm có chức năng đào tạo, bồi dưỡng kinh doanh. Ở địa phương, nhiều Liên minh Hợp tác xã tỉnh, thành phố đã xây dựng được các cơ sở đào tạo, trong đó có khoảng 50 Liên minh hợp tác xã tỉnh có trung tâm đào tạo, dạy nghề hỗ trợ phát trin hợp tác xã.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn 1 (Hà Nội) và Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn 2 (TP. Hồ Chí Minh) có chức năng bồi dưỡng, đào tạo cán bộ hợp tác xã.

Đội ngũ giáo viên, giảng viên được quan tâm b sung và nâng cao cht lượng, số giảng viên và giáo viên đều có trình độ đại học và trên đại học, nghiệp vụ sư phạm được nâng cao; đến nay có 60% - 70% số giáo viên, giảng viên của các trường thuộc hệ thống Liên minh hợp tác xã Việt Nam đạt trình độ nghiệp vụ sư phạm từ bậc 1 trở lên. Ngoài ra, tham gia vào công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ hợp tác xã, tổ hợp tác còn có một đội ngũ đông đảo các giảng viên, thỉnh giảng của các trường đại học, cao đẳng, các nhà nh đạo, quản lý có kiến thức và kinh nghiệm về hợp tác xã, hoặc về chuyên môn thuộc lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng của các bộ, ngành, địa phương, của Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Liên minh hợp tác xã các tỉnh, thành phố, được các đơn vị tổ chức bồi dưỡng, đào tạo mời tham gia giảng dạy. Các quan hệ trao đi, hợp tác v đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa các cơ sở đào tạo cán bộ hợp tác xã với các bộ, ngành, địa phương, các học viện, nhà trưng các đơn vị, chuyên gia trong và ngoài nước được mở rộng.

3.1.4. Các cấp, các ngành, đặc biệt là các địa phương (tỉnh, huyện), các hợp tác xã, tổ hợp tác đã có nhận thức đúng hơn và rõ dần hơn về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đi với khu vực kinh tế tập thể, coi đây là hoạt động hỗ trợ chủ yếu và quan trọng nhất trong việc thúc đy các hợp tác xã, thợp tác phát triển bền vững, đúng hướng và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của mình.

Nhiều địa phương đã ban hành các chính sách hỗ trợ dành riêng cho việc thành lập mới hợp tác xã, tổ hợp tác và bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ hợp tác xã. Trong 6 năm qua (2007 - 2012) đã có 35 tỉnh, thành phố có chính sách hỗ trợ, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ hợp tác xã; 25 tỉnh, thành phố ban hành các giải pháp cụ th hỗ trợ, khuyến khích hợp tác xã nông nghiệp phát triển, trong đó có chính sách hỗ trợ, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ hợp tác xã nông nghiệp; 24 tỉnh, thành phố có chính sách về tài chính - tín dụng, trong đó có chính sách hỗ trợ bồi dưỡng, đào tạo cán bộ hợp tác xã.

3.1.5. Đã từng bước hình thành được nội dung, chương trình, tài liệu tư vấn, tập hun và làm dịch vụ cho nhng người khởi xướng thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác và nội dung, chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã, tổ hợp tác một cách có hệ thống, dần sát với nhu cầu thực tế của các đối tượng được quy định trong chính sách.

Các kết quả trên đây bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

- Chính sách được xây dựng và ban hành đúng thời điểm, sát với yêu cầu thực tế, đúng định hướng và đáp ứng được nguyện vọng và nhu cầu cấp bách về thành lập mi hợp tác xã, tổ hợp tác và v bồi dưỡng, đào tạo cán bộ hợp tác xã, tổ hợp tác.

- Chính sách được sự đón nhận hồ hởi của các hợp tác xã, tổ hợp tác và sự quan tâm, ch đạo của các cơ quan, các cấp chính quyn và sự tham gia tích cực của Liên minh hợp tác xã các cp.

- Chính sách được ngân sách Nhà nước bảo đảm phần lớn, bao gm ngân sách địa phương và ngân sách b sung từ trung ương.

3.2. Các tn tại chủ yếu

3.2.1. Hạn chế về khả năng đáp ứng nhu cầu

Nhìn chung, chính sách hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã, tổ hợp tác, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã, tổ trưởng tổ hợp tác chưa đáp ứng được nhu cu của hợp tác xã, tổ hợp tác cả v s lượng và chất Iượng. Hiện nay, số lượng hợp tác xã, tổ hợp tác thành lập mới có xu hướng ngày càng tăng. Nhu cầu v đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, khi sự kinh doanh, nâng cao kiến thức, trình độ quản lý và điều hành hp tác xã, tổ hợp tác rất lớn. Tuy nhiên, tình hình chung hiện nay các hợp tác xã có vốn chủ sở hữu thấp, không tự trang trải đưc chi phí cho đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt là trong việc đào tạo cao đẳng, đại học và trung cấp, không đủ kinh phí đ hỗ trợ xã viên hợp tác xã được cử đi học. Số cán bộ hợp tác xã được đào tạo, bồi dưỡng trong 6 năm qua tuy có tăng lên, nhưng số lượng được đào tạo, bồi dưỡng còn ít, số chưa được bồi dưỡng, đào tạo còn lớn. Việc bồi dưỡng, đào tạo trong 6 năm qua chưa đáp ứng được nhu cầu về số lượng cán bộ hợp tác xã cần được đào tạo.

Kết quả điều tra cho thấy, chính sách hỗ trợ mới chỉ đáp ứng được trung bình khoảng 40% nhu cầu. Mức độ đáp ứng nhu cầu của vùng Đồng bằng sông Hồng lớn hơn vùng Đông Nam bộ.

Đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu của chính sách hỗ trợ. Sở Tài chính của 16 tỉnh điều tra cho rằng:

- Chính sách h trợ thành lập mới mới đáp ứng được 30,6% nhu cu.

- Chính sách hỗ trợ đào tạo cán bộ hợp tác xã mới ch đáp ứng được 31,9% nhu cầu.

- Chính sách hỗ trợ bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã mới ch đáp ứng được 39,4% nhu cầu.

Sở Kế hoạch và Đầu tư của 16 tỉnh điều tra có đánh giá tương ứng như sau: 50%, 46,8% và 56,9%.

Xem xét ở từng vùng điều tra có kết quả như sau:

Biểu 6. Mc độ đáp ứng nhu cầu của chính sách hỗ tr thành lập mới hợp tác xã, tổ hp tác, đào tạo bồi dưỡng cán bộ của vùng đồng bng sông Hồng
(10 tỉnh)

TT

Nội dung chính sách

Mức độ đáp ứng nhu cầu (%)

Đánh giá của sở Tài chính

Đánh giá của sở KH&ĐT

1

Thành lập mới

19

50

2

Đào tạo cán bộ hợp tác xã

20

44

3

Bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã

27

56

Biểu 7. Mức độ đáp ứng nhu cầu của chính sách hỗ tr thành lập mới hợp tác xã, tổ hợp tác, đào tạo bồi dưỡng cán bộ của Vùng Đông Nam bộ
(6 tỉnh)

TT

Nội dung chính sách

Mức độ đáp ứng nhu cầu (%)

Đánh giá của sở Tài chính

Đánh giá của sở KH&ĐT

1

Thành lập mới

50

50

2

Đào tạo cán bộ hợp tác xã

55,1

54,7

3

Bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã

60

58,3

Trong khi chính sách hỗ trợ còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thì việc chọn cử đối tượng tham gia bồi dưỡng, đào tạo ở một số địa phương lại chưa hợp lý. Nhiều cán bộ còn ít hiếu biết về các nguyên tắc, bản chất, giá trị hợp tác xã, tổ chức quản lý và điều hành hợp tác xã không được chú ý lựa chọn, trong khi s cán bộ đã có trình độ, hiểu rõ về hợp tác xã lại được bồi dưỡng kiến thức cơ bản về hợp tác xã lại được chọn. Nhiều cán bộ quản lý hợp tác xã được cử đi bồi dưỡng nhiều lần với nội dung bồi dưỡng tương đối giống nhau ở nhiều lớp khác nhau do các đơn vị khác nhau t chc.

3.2.2. Hạn chế về nội dung chính sách

- Đối tượng được hưởng chính sách đào tạo dài hạn còn bị hạn chế ở cán bộ trong bộ máy quản lý hợp tác xã và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật, chưa m rộng đến xã viên và người lao động làm việc trong hợp tác xã, đặc biệt s xã viên và lao động là thanh niên, người trẻ tuổi. Điều đó, một mặt, làm cho xã viên và người lao động thiếu an tâm gắn bó lâu dài vi hợp tác xã, cảm thấy bị phân biệt đối xử; mặt khác, sẽ làm hạn chế nguồn nhân lực có chất lượng, được đào tạo có hệ thng và có những kiến thức cơ bản để bổ sung vào nguồn lao động trong tương lai của hợp tác xã. Do đó, chính sách cần được mở rộng tới tất cả xã viên và người lao động, kể cả con em họ. Đối tượng bồi dưỡng ngắn hạn cũng chỉ giới hạn ở cán bộ quản lý hợp tác xã và kế toán trưởng, không có cán bộ chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật và người lao động làm việc tại hợp tác xã.

- Chính sách hỗ trợ về bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý hợp tác xã còn có sự phân biệt giữa loại hình hợp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã phi nông nghiệp (cán bộ quản lý hợp tác xã nông nghiệp được hỗ trợ 50% chi phí ăn, theo mức quy định ca cơ s đào tạo, trong khi cán bộ hợp tác xã phi ng nghiệp không được hỗ trợ chi phí này). Điều này gây tâm lý bị phân biệt đối xử và mặc cảm của cán bộ hợp tác xã phi nông nghiệp, khi mà các lớp học bao gồm cả cán bộ hợp tác xã nông nghiệp và cán bộ hợp tác xã phi nông nghiệp.

- Chưa có chính sách thu hút cán bộ có năng lực, tâm huyết v làm việc tại hợp tác xã, nhất là cán bộ trẻ, học sinh, sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học, mặc dù Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa IX) về kinh tế tập thể đã đề ra chủ trương này.

- Định mức chi hỗ trợ quá thấp so với thực tế. Các định mức quy định tại Thông tư 88/2005/NĐ-CP">66/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính về mức chi cho giảng viên, báo cáo viên làm nhiệm vụ tư vấn trực tiếp cho sáng lập viên, đại diện hợp tác xã chuẩn bị thành lập (30.000đ - 70.000đ/buổi) và mức chi cho giảng viên, báo cáo viên giảng dạy ở các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã (150.000đ - 200.000đ/buổi và 100.000đ - 150.000đ/buổi, 70.000đ - 100.000đ/buổi và 30.000đ - 50.000đ/buổi; tùy thuộc vào học hàm, học vị, chức vụ và cấp hành chính) là quá thấp, quá xa thực tế. Điều này dẫn đến việc các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng không mời được giảng viên, đặc biệt là các giảng viên có trình độ, kinh nghiệm để tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng; và để có đủ kinh phí trả thù lao cho giảng viên, các cơ sở đào tạo buộc phải "linh động" kéo dài thời gian khóa học thêm một số ngày so với số ngày thực tế giảng dạy (khóa học 3 - 4 ngày, trong quyết toán kéo dài thành 7 - 10 ngày). Để khắc phục tình trạng này, ngày 22/10/2012. Bộ Tài chính ban hành Thông tư 173/2012/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 88/2005/NĐ-CP">66/2006/TT-BTC trong đó đã sửa đổi các mức chi cho hợp lý hơn. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/2013. Tuy nhiên, các mức hỗ trợ vẫn chưa phù hợp với thực tế.

Đánh giá về các định mức chi hỗ trợ theo các nội dung thành lập mới, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã ở 32 cơ quan thuộc 16 tỉnh điều tra, gồm 16 Sở Tài chính và 16 Sở Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, nhìn chung các định mức này chưa thật hp lý so với điều kin hiện nay. Một s địa phương đánh giá không phù hợp, đề nghị cần sửa đổi b sung. Cụ th như sau:

- Về định mức chi hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã: có 48,7% ý kiến cho rằng định mức chi là phù hợp; 40,6% cho là chưa phù hợp lắm; 6,3% ý kiến cho là không phù hợp; 6,3% ý kiến cho là cần sửa đổi.

- Về định mức chi hỗ trợ đào tạo cán bộ hợp tác xã: có 6,2% ý kiến cho là rất phù hợp; 37,5% ý kiến - phù hợp; 34,4% - chưa phù hợp lắm; 6,3% - không phù hợp và 9,3% ý kiến cho là cần sửa đổi, bổ sung.

- Về định mc chi hỗ trợ bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã: 3,1% cho rằng định mức chi rất phù hợp; 34,4% - phù hợp; 43,7% - chưa phù hợp lắm; 9,3% - không phù hợp và 9,3% đề nghị cn sửa đi định mức.

3.2.3. Hạn chế về tổ chức thực hiện chính sách

- Đầu mối cơ quan hỗ trợ rất phân tán, do nhiều cơ sở thực hiện, thiếu tập trung thống nhất về một đầu mối; việc tiếp cận chính sách của các sáng lập viên, của hợp tác xã, t hợp tác chậm, mất nhiều thời gian.

Hiện nay, đơn vị được giao tổ chức việc bồi dưỡng, đào tạo cán bộ hợp tác xã vẫn còn chưa được thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước. Có tỉnh giao kinh phí trực tiếp cho Liên minh hp tác xã tỉnh, thành phố thực hiện, có tnh giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Chi cục kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, có tỉnh giao cho UBND huyện, có tỉnh đồng thời giao cho nhiều đơn vị khác nhau thực hiện, Tình hình trên đã gây ra nhiều bất cập, chng chéo trong đào tạo, bồi dưng. Nhiều địa phương, UBND cấp huyện không mở được lớp học, phải trả lại kinh phí về UBND tỉnh. Liên minh hợp tác xã tỉnh và Sở Nông nghiệp và phát trin nông thôn hoạt động còn mang nặng tính hành chính, thiếu đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, thiếu giáo trình, thiếu cơ sở vật cht cần thiết phục vụ cho việc giảng dạy và học tập, nên việc trin khai bồi dưỡng đạt cht lượng không cao. Vẫn chưa có cơ sở đào tạo, bồi dưỡng mang tính chuyên môn cao đối với kinh tế tập th, hợp tác xã.

- Thiếu sự phi hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, nhất là giữa cơ quan Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Liên minh hợp tác xã trong việc thực hiện chính sách.

Điều tra 16 Sở Tài chính và 16 Sở Kế hoạch và Đầu tư cho kết quả như sau:

* 13 Sở Tài chính có sự phối hợp với các cơ quan có liên quan, 3 Sở Tài chính không có ý kiến (Hưng Yên, Bà Rịa - Vũng Tàu và Thái Bình), trong đó:

+ 56,3% (9/16) sở có phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư.

+ 50% (8/16) sphối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ 75% (12/16) sở có phối hợp với Liên minh HTX tnh.

+ 6,3% (1/16) sở có phi hợp với các S Lao động Thương binh và Xã hội; S Khoa học và công nghệ; Doanh nghiệp; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể các cấp.

+ 12,5% (2/16) s có phối hợp với các Sở Công thương; Nội vụ.

+ 25% (4/16) sở có phối hợp với Hội Nông dân tỉnh.

+ 43,8 (7/16) sở có phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, quận, thị xã.

* 14 Sở Kế hoạch và Đầu tư có sự phối hợp với các cơ quan có liên quan, 02 sở không có ý kiến (Hưng Yên và Hải Dương), trong đó:

+ 56,3% (9/16) sở có phối hợp với Sở Tài chính.

+ 50% (8/16) sở có phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT.

+ 81,3% (13/16) s có phối hợp với Liên minh HTX tỉnh.

+ 6,3% (1/16) sở có phối hợp với các Sở Lao động Thương binh và xã hội; Sở Công thương; Doanh nghiệp.

+ 18,8% (3/16) sở có phối hợp với Sở Nội vụ.

+ 25% (4/16) sở có phối hợp với các ban, ngành liên quan.

+ 43,8% (7/16) sở có phối hợp với UBND các huyện, quận, thị xã.

* Kết quả phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong thực hiện chính sách được đánh giá ở biểu 8 dưới đây:

Biu 8. Đánh giá hiệu quả của sự phối hợp

TT

Chỉ tiêu đánh giá

Đánh giá của Sở Tài chính
(Số phiếu đánh giá trên 16 Sở điều tra = %)

Đánh giá của Sở Kế hoạch và Đầu tư
(Số phiếu đánh giá trên 16 Sở điều tra = %)

1

Rất hiệu quả

3/16 = 18,7

03/16 = 18,7

2

Tương đối hiệu quả

9/16 = 56,3

10/16 = 62,6

3

Bình thường

04/16 = 25

03/16 = 18,7

4

Kém hiệu quả

0

0

5

Hoàn toàn không hiệu quả

0

0

- Công tác kiểm tra và giám sát việc triển khai chính sách còn buông lỏng, do vậy việc thực hiện chương trình, nội dung, thời gian, đối tượng giảng dạy và học tập còn nhiều bất cập, nảy sinh một s hiện tượng tiêu cực. Kết quả điều tra 16 Sở Tài chính cho thấy, có 6,3% sở tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách 6 tháng một lần, 12,5% sở một quý kiểm tra một lần, 75% sở kiểm tra đột xuất, 12,5% s không kiểm tra, thanh tra. Đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư có 12,5% sở kiểm tra giám sát 6 tháng một lần, 18,8% sở giám sát, kiểm tra một quý một lần, 62,5% sở tiến hành kiểm tra, giám sát đột xuất và 6,3% sở không kiểm tra, thanh tra.

- Việc tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện chính sách các địa phương còn có sự khác nhau, chưa được thống nhất. Có 12,5% sSở Tài chính tiến hành việc tng hợp đánh giá kết quả thực hiện chính sách một tháng một ln, 18,8% - một quý một lần, 31,3% - 6 tháng một lần, 37,5% - một năm một lần; 12,5% s Sở Kế hoạch và Đầu tư - một tháng một lần, 18,8% - 6 tháng một lần và có tới 68,8% - một năm một lần.

- Kinh phí hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã, t hợp tác và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã còn rất thấp. Tng hợp báo cáo của các địa phương cho thy, kinh phí hỗ trợ thành lập mới bình quân một hợp tác xã giai đoạn 2007-2012 rất thấp, năm 2010 có mức hỗ trợ thấp nhất - 2,85 triệu đồng/hợp tác xã, năm 2008 có mức hỗ trợ cao nhất cũng chỉ đạt 5,01 triệu đồng/hợp tác xã. Mức hỗ trợ thành lập mới t hợp tác còn thấp hơn nhiều, dao động bình quân từ 0,24 triệu đồng/t hợp tác đến 1,95 triệu đồng/t hợp tác.

- Kinh phí hỗ trợ bồi dưỡng còn có sự phân biệt bt hợp lý giữa cán bộ quản lý hợp tác xã nông nghiệp và cán bộ quản lý hợp tác xã phi nông nghiệp. Trong giai đoạn 2007-2012, mức hỗ trợ bi dưỡng bình quân một cán bộ quản lý hợp tác xã nông nghiệp dao dộng từ 400.000 đồng đến 710.000 đồng, trong khi đó mức hỗ trợ bình quân của một cán bộ quản lý hợp tác xã phi nông nghiệp dao động từ 640.000 đồng đến 1.230.000 đồng. Theo quy định, cán bộ hợp tác xã nông nghiệp có mức hỗ trợ cao hơn so với cán bộ hợp tác xã phi nông nghiệp. Tuy nhiên, do số lượng cán bộ hợp tác xã phi nông nghiệp tham gia các lớp bồi dưng là khá thấp nếu so với số lượng cán bộ hợp tác xã nông nghiệp, nên trong cùng một lớp học chi phí bình quân cho một cán bộ hợp tác xã phi nông nghiệp lại cao hơn so với một cán bộ hợp tác xã nông nghiệp. Trong thực tế, tình hình tài chính hợp tác xã phi nông nghiệp khá hơn so với hợp tác xã nông nghiệp, cũng như trình độ cán bộ quản lý hợp tác xã phi nông nghiệp cao hơn nhiều so với trình độ cán bộ puản lý hợp tác xã nông nghiệp thì sự chênh lệch về mức hỗ trợ trên là bất hợp lý. Vì vậy trong thời gian tới cần nghiên cứu sửa đi chính sách theo hướng tăng cường hơn na việc hỗ trợ bồi dưṡng cán bộ quản hợp tác xã nông nghiệp.

- Kinh phí hỗ trợ bồi dưỡng tổ trưởng tổ hợp tác nhìn chung rt thấp, thấp hơn so với hợp tác xã. Năm 2008 là năm có mức hỗ trợ bình quân thấp nhất - 100.000 đồng/tổ trưởng tổ hợp tác, năm 2011 có mức hỗ trợ bình quân cao nhất cũng chỉ đạt 930.000 đng/tổ trưởng tổ hợp tác.

- Kinh phí hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý hợp tác xã cũng còn thp. Kinh phí hỗ trợ đào tạo sơ cấp, trung cấp bình quân cho một cán bộ quản lý hợp tác xã năm 2007 là năm có mức hỗ trợ thấp nhất là 1.210.000 đồng và năm 2011 là năm có mức hỗ trợ cao nhất là 4.50.000 đồng. Kinh phí hỗ trợ đào tạo cao đẳng bình quân một cán bộ cán bộ quản lý hợp tác xã dao động từ 3.080.000 đồng năm 2008 và 4.460.000 đồng năm 2011. Đối với hỗ trợ đào tạo đại học và sau đại học dao động từ 2.490.000 đồng năm 2009 rà 6.300.000 đồng năm 2011.

- Việc phân bổ kinh phí và giao nhiệm vụ cho các cơ quan trực tiếp thực hiện chính sách lại thường chậm, không kịp thời. Điều tra 16 Sở Kế hoạch và Đầu tư có 2 sở cho rằng việc phân bkinh phí và giao nhiệm vụ còn chậm, 3 sở cho rằng bình thường.

- Công tác tng hợp nhu cu thành lập mới hợp tác xã, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã chưa được các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương coi trọng trở thành một nhiệm vụ tờng xuyên của cơ quan mình. Điều tra 16 Sở Tài chính thì có 8 sở, chiếm 50% số sở điều tra hàng quý mới thực hiện công tác này, 3 sở (18,8%) 6 tháng mới tiến hành.

3.2.4. Hạn chế v hiệu quả

Hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng chưa cao, chưa gắn với thực tế. Cụ th như sau:

- Nội dung còn nặng về lý thuyết, thiếu tính cụ thể, còn chung chung, xa rời thực tiễn, nội dung về kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động của các hợp tác xã, t hợp tác còn hạn chế, thiếu bài tập vận dụng thực tế;

- Chưa có chương trình, nội dung bồi dưỡng chuyên sâu cho từng ngành, nghề, từng lĩnh vực; một số lĩnh vực hợp tác xã có nhu cầu bồi dưỡng, đào tạo, như vệ sinh môi trường, nhưng trong chương trình lại chưa có, phần lớn các cơ sở đào tạo chưa có nội dung, chương trình bồi dưỡng về vấn đề này.

- Nội dung bồi dưỡng gần như không có sự thay đổi trong nhiều năm, thường lặp lại nội dung cũ, trong khi tình hình và nhu cu của đối tượng bồi dưỡng, đào tạo thì thay đi; nhiều nội dung không phù hợp với nhu cầu của đối tượng tham gia bồi dưỡng, tập huấn. Chng hạn, vấn đề quan tâm nhất đối với các hợp tác xã, tổ hợp tác hiện nay là thiếu phương án sản xuất, kinh doanh khả thi để được ngân hàng cho vay vốn, thiếu kiến thức về tổ chức quản lý, điều hành và hạn chế năng lực về tiếp cận thị trường, nhưng tại các khóa tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu về marketing, về lập phương án sản xuất, kinh doanh, quản trị kinh doanh, xây dựng chiến lược và kế hoạch sản xuất, kinh doanh lại chưa được quan tâm.

- Phương thức bồi dưỡng chưa thật phù hợp cho từng loại đối tượng và các trình độ khác nhau, trong một khoá hoặc một lớp tập huấn có cả người có trình độ văn hóa cấp I, cấp II hoặc trình độ chuyên môn sơ cấp, trung cấp, thm chí có cả người có trình độ đại học và có người chưa qua lp đào tạo chuyên môn.

- Phương pháp giảng dạy còn đơn điệu, chủ yếu là phương pháp thuyết trình, giảng viên nói học viên nghe và ghi chép, những phương pháp giảng dạy hiện đại như CEFE... còn ít được áp dụng, giảng viên được mời về giảng dạy ở các nguồn khác nhau với trình độ khác nhau, trong đó có nhiều giảng viên ít am hiu về hợp tác xã, chưa hình thành được đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp được đào tạo cơ bản về những kiến thức liên quan đến hợp tác xã và nghiệp vụ sư phạm cần thiết.

- Cơ s vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và học tập thiếu thốn.

- Chưa hình thành được bộ giáo trình khung chun thống nhất mang tính pháp lý bắt buộc để các cơ sở đào tạo phải sử dụng. Tài liệu hiện được sử dụng đã cũ, lạc hậu và nghèo nàn về nội dung. Việc đánh giá, xác nhận kết quả bồi dưỡng, học tập còn bỏ trống, chưa có cơ quan nào thực hiện công việc này.

Những tồn tại trên đây bắt nguồn tcác nguyên nhân sau đây:

- Nhìn chung, cấp uỷ và chính quyền các cấp, các ngành có quan tâm nhưng chưa nhận thức được đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của phát trin hợp tác xã, t hợp tác trong nền kinh tế nhiều thành phần định hưng XHCN và ca việc đào tạo, phát trin nguồn nhân lực cho kinh tế tập th, chưa thoát khỏi tư duy về mô hình hợp tác xã kiểu cũ, chưa b trí đủ nguồn lực đ thực hiện chính sách thành lập mới các hợp tác xã, tổ hợp tác và bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý hợp tác xã.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến nghị quyết, Luật Hợp tác xã và những chính sách hỗ trợ, khuyến khích hợp tác xã chưa thường xuyên, liên tục đã dẫn đến hạn chế trong nhận thc về hợp tác xã tn tại ngay trong tư duy của cán bộ của cấp ủy và chính quyền các cấp, trong nhận thức của người dân, của xã hội. Đã xảy ra hiện tượng hiu sai, vận dụng không đúng các quy định pháp luật về hợp tác xã, hạn chế tiềm năng phát triển hợp tác xã. Thậm chí chính quyền một s địa phương đã can thiệp sâu vào hoạt động và tổ chức nhân sự của hợp tác xã, can thiệp trực tiếp vào công việc quản lý điều hành của hợp tác xã; nhiều cán bộ hợp tác xã được đào tạo có năng lực quản điều hành lại bị điều động sang công tác khác theo yêu cầu của tổ chức đảng, chính quyền. Thực trạng về năng lực và sự biến động của đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã chưa bao đm cho hợp tác xã n định và phát trin.

- Công tác tuyên truyền về phát triển kinh tế tập thể chưa gắn kết thành một thể thống nhất với việc phân bổ kinh phí cho việc thành lập mới hợp tác xã, tổ hợp tác. Việc vận động thành lập mới hợp tác xã, tổ hợp tác phụ thuộc vào ngun kinh phí được phân bổ hàng năm, chưa xây dựng được chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế tập thể lâu dài, cho một tương lai gần từ 3 đến 5 năm tương lai xa là 10 năm và xa hơn nữa.

- Năng lực nội tại của các hợp tác xã còn hạn chế, kh năng cạnh tranh chưa cao, khả năng mở rộng quy mô sn xuất, kinh doanh không cao, thiếu nguồn lực và động lực để thu hút cán bộ quản lý và ưu tiên cho đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho chính tổ chức mình. Bên cạnh đó, cán bộ quản lý hợp tác xã cũng chưa thực sự chủ động và chưa quan tâm đầu tư đúng mức cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ kế cận; chưa xác định được rõ nhu cầu và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của hợp tác xã mình.

- Công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ hợp tác xã, tổ hợp tác còn dàn tri, chồng chéo, nhiều cơ quan tham gia, không chuyên sâu. Đội ngũ giảng viên còn thiếu về số lượng và sự am hiểu của giảng viên về hợp tác xã còn hạn chế. Cho đến nay đội ngũ giảng viên cấp tỉnh chủ yếu làm kiêm nhiệm, là cán bộ của Liên minh hợp tác xã các tỉnh, thành phố hoặc giảng viên các trường đào tạo chính trị của tỉnh, huyện và một số cán bộ của các sở, ban, ngành của tỉnh. Đội ngũ giảng viên ở cả trung ương và địa phương chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hợp tác xã, hạn chế về kinh nghiệm thực tế.

- Hệ thống quản lý Nhà nước đối với hợp tác xã chưa được kiện toàn, chưa có đầu mối thống nhất quản lý Nhà nước đối với hợp tác xã, nên việc quản lý Nhà nước về công tác thành lập mới hợp tác xã, tổ hợp tác và bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực kinh tế tập thể còn nhiều bất cập, hạn chế; không xây dựng được chiến lược, kế hoạch dài hạn về phát triển hợp tác xã, trong đó có chiến lược, kế hoạch về xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho khu vực kinh tế, bao gồm các nội dung về số lượng, chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực, chương trình, nội dung bồi dưỡng, đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất - kỹ thuật. Việc giám sát, kiểm tra và xử lý các sai phạm trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển hợp tác xã trong đó có chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã của các cơ quan chức năng nhà nước chưa thực hiện. Cho đến nay, chưa thực hiện được công tác kiểm tra, đánh giá triển khai thực hiện nguồn ngân sách hỗ trợ từ trung ương cũng như từ các địa phương cho hoạt động hỗ trợ thành lập mới, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã, tổ hợp tác của các tỉnh, thành phố. Nguồn kinh phí hàng năm phân bổ từ ngân sách trung ương và địa phương chưa có một cơ chế đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.

- Vai trò của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Mặt trận tquốc Việt Nam và các tổ chức đoàn th tại địa phương chưa th hiện đúng với vị thế và khả năng của tổ chức mình trong việc hỗ trợ các tổ chức kinh tế tập th, hợp tác xã phát triển. Hệ thống liên minh hợp tác xã hoạt động còn mang nặng tính hành chính, chưa phát huy được vai trò độc lập, sáng tạo, đại diện cho tổ chức hợp tác xã cơ sở, chưa tạo ra tính cạnh tranh về chất lượng và hiệu quả hỗ trợ thành lập mới, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý hợp tác xã, tổ hợp tác. Một số tổ chức đảng, đoàn th chưa phát huy đúng mức, chưa phối kết hợp đồng bộ với tchức liên minh hợp tác xã, chưa tạo được phong trào có sức mạnh và định hướng, dẫn dắt nông dân thoát khỏi sản xuất nhỏ lẻ, liên kết vươn lên sản xuất hàng hóa quy mô lớn.

II. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

1. Quan điểm chỉ đạo

Đ hoàn thiện chính sách hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã, tổ hợp tác và bồi dưỡng, đào tạo cán bộ hợp tác xã, tổ hợp tác cho giai đoạn tới cần quán triệt các quan điểm (yêu cu) sau:

Một là, cần có cách tiếp cận và giải quyết đồng bộ về tất cả các mặt: tổ chức, kinh phí, giáo viên, giáo trình, tài liệu học và dạy, cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện dạy và học và phương thức dạy và học... Trong đó, đặc biệt chú ý sự phối hợp tốt gia các ngành liên quan và các cấp chính quyền tỉnh, huyện, xã/phuờng trong triển khai thực hiện; tận dụng ti đa các cơ s vật cht hiện có và lực lượng giảng viên trên địa bàn đồng thời kết hợp với việc sử dụng giảng viên có trình độ chuyên môn tốt ở những nơi khác, cơ sở khác nhau.

Hai , hỗ trợ phát trin nhân lực cho kinh tế tập thể là rất quan trọng, cần tiến hành thường xuyên, liên tục, trên cơ s nhu cầu của người dân, của các hợp tác xã, t hợp tác; tránh cách làm phiến diện, chạy theo số lượng, thiếu chú ý cht lượng và không bám sát nhu cầu của người dân, của hợp tác xã, tổ hợp tác.

Ba là, hỗ trợ cần có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải trong bố trí kinh phí; b trí đủ kinh phí cho các hoạt động thành lập mới hợp tác xã, t hợp tác và cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đã được xác định trong kế hoạch nhằm bảo đảm hiệu quả của việc thành lập mới hợp tác xã, t hợp tác và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã.

Bốn là, tăng cường công tác giám sát, kiểm tra thực hiện để chính sách được thực hiện tốt, ngân sách Nhà nước được sử dụng đúng và hiệu quả; cần có cơ quan tư vấn độc lập đánh giá việc thực hiện chính sách.

Năm là, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bao gồm đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản lý, chuyên môn nghiệp vụ với các hình thức phù hợp, đa dạng, linh hoạt. Từng bước xã hội hoá công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, xã viên và người lao động trong hợp tác xã; các hợp tác xã phải chủ động trong công tác đào tạo, không ỷ lại, trông chờ, phụ thuộc vào các cơ quan nhà nước.

2. Kiến nghị hoàn thiện nội dung chính sách

2.1. Mở rộng đối tượng được hỗ trợ bồi dưỡng:

Đối tượng hỗ trợ được bồi dưỡng ngn ngày, đào tạo dài hạn không ch bao gồm những người như quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 88/2005/NĐ-CP mà cần được m rộng cho c xã viên không làm công việc chuyên môn k thuật, nghiệp vụ của hợp tác xã và những người lao động thường xuyên tại hợp tác xã và có nhu cầu làm việc lâu dài tại hợp tác xã, không ch bao gồm tổ trưởng tổ hợp tác mà c thành viên tổ hợp tác. Ngoài ra, do thực tế hiện nay hầu hết cán bộ hợp tác xã độ tuổi khá cao và phần lớn đu chưa qua đào tạo, bồi dưỡng, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Do vậy, cần mở rộng biên độ tuổi của cán bộ hợp tác xã được hưởng chính sách đào tạo có thể lên tới 45 - 50 tui.

2.2. Xoá bỏ quy định về phân biệt mức độ hỗ trợ đi với đi tượng hợp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã phi nông nghiệp; phân b kinh phí hợp lý cho bồi dưỡng và đào tạo.

Nên i b quy định về phân biệt mức độ hỗ trợ chi phí ăn, ở giữa các chức danh trong ban quản trị, chủ nhiệm hợp tác xã, ban kiểm soát, kế toán trưởng của hợp tác xã nông nghiệp và phi nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 88/2005/NĐ-CP, đồng thời nâng mức hỗ trợ lên 100% chi phí ăn, ở.

Cần chú ý phân bổ hợp lý nguồn kinh phí hỗ trợ bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã thuộc lĩnh vực hợp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã phi nông nghiệp, cũng như phân bổ hợp lý nguồn kinh phí dành cho hỗ trợ bồi dưỡng và kinh phí dành cho hỗ trợ đào tạo.

Theo báo cáo của các địa phương, tỷ lệ cán bộ quản lý hợp tác xã được hỗ trợ tham gia các khóa bồi dưỡng và hỗ trợ tham gia các khóa đào tạo trên tổng số cán bộ quản lý hợp tác xã còn có sự chênh lệch rất cao. Trong giai đoạn 2007-2012, t lệ cán bộ quản lý hợp tác xã được hỗ trợ tham gia bồi dưỡng rất cao: năm 2007 là năm có tỷ lệ thấp nhất cũng đạt 48,15%, năm cao nhất là năm 2010 đạt tới 88,76%, bình quân trong sáu năm, mỗi cán bộ quản lý được hỗ trợ tham gia trên 3 lớp bồi dưỡng. Ngược lại, tỷ lệ cán bộ hợp tác xã được hỗ trợ tham gia các khóa đào tạo rất thấp, năm 2012 là năm có tỷ lệ cao nhất cũng chỉ đạt 2,88%. Tỷ lệ cán bộ quản lý hợp tác xã chưa qua đào tạo hiện nay còn rất cao, đến năm 2012, tỷ lệ này còn tới 59,43%. Chính vì vậy, trong thời gian tới, nguồn kinh phí dành cho hỗ trợ đào tạo phải được tăng lên một cách hợp lý.

2.3. Nâng mức hỗ trợ cho các đi tượng được hợp tác xã cử đi đào tạo (chính quy hoặc tại chức), gồm cả xã viên không làm công việc chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và người lao động làm việc thường xuyên trong hợp tác xã từ 50% như quy định tại khoản 4 điều Nghị định số 88/2005/NĐ-CP lên 100%; nâng số năm cam kết làm việc cho hợp tác xã ít nhất 5 năm sau khi tốt nghiệp lên 8 hoặc 10 năm.

2.4. Nâng mức chi thù lao giảng viên, báo cáo viên:

Quy định chi phí thuê giảng viên, báo cáo viên và chuyên gia tư vấn thành lập mới hp tác xã, tổ hợp tác ở các cấp và chức vụ khác nhau là quá thp, không phù hợp vi thực tế và không đủ liều lượng kích thích và tương xứng với năng lực, trình độ, công sức bỏ ra đ thu hút và mời họ tham gia giảng dạy. Do vậy cần nghiên cứu nâng mức thù lao này cao hơn nữa cho phù hợp với tình hình thực tế.

2.5. Nâng mức hỗ trợ chi phí đào tạo, bồi dưỡng, chi phí ăn, nghỉ cho các học viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng trong hợp tác xã, thợp tác (quy định tại Nghị định 88/2005/NĐ-CP Thông tư số 88/2005/NĐ-CP">66/2006/TT-BTC Thông tư số 173/2012/TT-BTC), b sung chi phí hp lý chi cho công tác quản lý lớp học và thực hiện việc kim tra, giám sát, đánh giá cht lượng và hiệu quả khoá đào tạo, bồi dưỡng.

2.6. Nâng định mức suất hỗ trợ cho học viên và chi phí bồi dưỡng cho giảng viên, tư vấn viên thực hiện công tác tư vn thành lập mới hợp tác xã, tổ hợp tác và công tác đào tạo cho cán bộ, xã viên hợp tác xã, tổ hợp tác.

2.7. Nâng định mức hỗ trợ cho việc thành lập một hợp tác xã và một tổ hợp tác vì hiện nay định mức này còn quá thấp. Hiện nay, bình quân thành lập một hợp tác xã được hỗ trợ khoảng 5 triệu đồng, một tổ hợp tác được hỗ trợ 500.000 đồng.

2.8. Nghiên cu xây dựng chính sách khuyến khích các hợp tác xã thu hút người có trình độ cao đẳng, đại học hoặc trên đại học và người có tay nghề cao về làm việc trong hợp tác xã. Khuyến khích cán bộ quản lý, khoa học, kỹ thuật đang công tác tại cơ quan Nhà nước về làm việc tại các hợp tác xã theo nhu cầu của hợp tác xã; theo nguyên tắc hợp đồng lao động; nhà nước hỗ trợ một phần lương cho một thời hạn nhất định.

2.9. Xây dựng chương trình hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế tập thể cho giai đoạn 5 năm 2013-2018, trên cơ sở đó, tạo thuận lợi cho việc xây dựng, tập trung mọi nguồn lực, phân bổ kinh phí ngân sách hàng năm hỗ trợ cho khu vực kinh tế tập thể, trong đó có hỗ trợ thành lập mới, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã, tổ hợp tác bảo đảm đúng tiến độ, tạo sự chủ động cho địa phương trong triển khai thực hiện.

3. Hoàn thiện tổ chức thực hiện chính sách

3.1. Hình thành bộ máy quản lý nhà nước thống nhất về hợp tác xã, tổ hợp tác

Trong những năm gần đây, với việc Quốc hội ban hành Luật Hợp tác xã và Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật, công tác quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, tổ hợp tác từng bước được củng cố và tăng cường. Tuy nhiên, quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, tổ hợp tác còn nhiều hạn chế, nhất là công tác đăng ký hợp tác xã, thực hiện chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác chưa được quan tâm đúng mức; bộ máy theo dõi, quản lý nhà nước về hợp tác xã, tổ hợp tác chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt là ở địa phương và cơ sở (xã, phường và quận, huyện); tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn thực hiện quy định pháp luật về hợp tác xã, việc giám sát, kiểm tra và xử lý những sai phạm trong việc thực hiện các quy định pháp luật và chính sách về hợp tác xã, tổ hợp tác hầu như buông lỏng; một số chính quyền cấp xã còn can thiệp quá sâu, trái pháp luật vào tổ chức và hoạt động của hợp tác xã, tổ hợp tác; v.v..

Một trong những nguyên nhân của tồn tại trên là chưa hình thành được bộ máy quản lý nhà nước thống nhất, xuyên suốt từ trung ương tới địa phương về hợp tác xã, tổ hợp tác. Vì vậy, để khắc phục tồn tại trên đây, nhằm nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, tổ hợp tác, bảo đảm cho việc thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với hợp tác xã, tổ hợp tác cần tăng cường cơ quan đầu mối mạnh và thống nhất quản lý nhà nước về hợp tác xã, tổ hợp tác trên tất cả các mặt; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức nhân sự, phương tiện làm việc ở tất cả các cấp, đi đối với tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước v hợp tác xã, tổ hợp tác ở từng cấp và giữa các cp.

Theo đó, cần nghiên cứu kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đi với hợp tác xã, tổ hợp tác. Việc kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, tổ hợp tác phải bảo đảm được các nguyên tc cơ bn sau:

Thứ nhất, bộ máy quản lý phải có được sự thống nhất, xuyên suốt từ trung ương đến địa phương, văn bản hóa nhiệm vụ qun lý nhà nước cho tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ.

Thứ hai, quy mô tổ chức cơ quan quản lý nhà nước và cán bộ phù hợp với thực tế về số lượng, cht lượng và xu hướng phát triển của kinh tế tập th.

Thứ ba, bộ máy quản có sự kết ni liên thông với đối tượng quản lý và các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, với các đoàn thể, tổ chức quần chúng, nghề nghiệp, xã hội. Tiến bộ tích cc của khu vực hợp tác xã là mục tiêu của công tác quản lý nhà nước.

Thứ tư, bộ máy quản lý phải có năng lực kiểm tra, giám sát, đánh giá các công tác quản lý nhà nước, trong đó có chính sách hỗ trợ, việc thực thi các quy định pháp luật về hợp tác xã.

Dựa trên cơ s các nguyên tắc trên, nghiên cứu thành lập bộ máy quản lý nhà nước thống nhất về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã xuyên suốt từ trung ương tới địa phương. Vi nguyên tắc đó, ở cấp Trung ương thành lập Tổng cục phát trin hợp tác xã thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực phát trin hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong phạm vi c nước; ở cấp tỉnh thành lập Cục phát triển hợp tác xã; ở cấp huyện thành lập Phòng phát triển hợp tác xã.

Bộ máy quản lý nhà nước về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Chủ trì nghiên cu, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và văn bản pháp luật có liên quan;

- Thng nhất tổ chức thực hiện việc đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên phạm vi toàn quốc; xây dựng h thống thông tin về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên phạm vi toàn quốc;

- Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, chính sách h trợ, ưu đãi đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; ch trì việc tng kết, xây dựng kế hoạch, chương trình, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; thực hiện hoặc ch đạo thực hiện các dự án mô hình thí điểm và nhân rộng các mô hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phát triển có hiệu quả;

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan khác tiến hành việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; xử lý và hướng dẫn xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, của cá nhân và tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật; giải quyết hoặc hướng dẫn giải quyết những vướng mắc trong việc thực hiện các quy định pháp luật về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

- Chủ trì công tác hợp tác quốc tế về phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

- Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, tổng kết việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

- Tổ chức thực hiện chế độ tài chính và công tác kim toán đi với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

- Cơ quan quản lý Nhà nước các cấp về hợp tác xã có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thành viên Mặt trận tổ chức thi hành pháp luật về hợp tác xã. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng và phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; tham gia với cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng chính sách và giám sát thi hành pháp luật về hợp tác xã; triển khai các chương trình dự án phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Cùng với việc hình thành bộ máy quản lý nhà nước thống nhất cần tăng cường bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về hợp tác xã, tổ hợp tác, vì hiện nay, đội ngũ cán bộ này vừa thiếu lại vừa yếu, ít hiểu biết về bản chất, các giá trị và các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã, tổ hợp tác. Các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố hàng năm hoặc định kỳ tổ chức các khóa bồi dưỡng cho cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, hợp tác xã, kết hợp bồi dưỡng cán bộ cho các đoàn thể, hội, hiệp hội liên quan tới phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác, kết hợp với việc tham quan, học hỏi kinh nghiệm trong nước và ngoài nước.

3.2. Huy động nguồn lực cho việc thực hiện chính sách

Cần đa dạng hóa, thu hút nguồn lực, nhất là kinh phí (tài chính) từ các nguồn khác nhau để phục vụ cho việc thành lập mới hợp tác xã, tổ hợp tác và cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã. Ngoài nguồn ngân sách Nhà nước bố trí, bao gồm cả ngân sách trung ương và địa phương, cần huy động từ sự tài trợ, giúp đ các chính phủ, tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, của Liên minh hợp tác xã các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Thuỵ Đin, Hà Lan, Đan Mạch,...; huy động sđóng góp của các tổ chức, của các cá nhân trong nước và Việt kiều ngoài nước, huy động các hợp tác xã làm ăn có hiệu qu như Sai gon Coop. tham gia đóng góp.

Chú trọng huy động các nguồn lực quốc tế cho đào tạo, bồi dưỡng đối với hợp tác xã không chỉ về tài chính, mà cả v giáo viên, nội dung và phương pháp giảng dạy. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các bộ, ngành, Liên minh hợp tác xã Việt Nam và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần quan tâm vận động quốc tế trên lĩnh vực này.

Chính sách hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã, t hợp tác và chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã là một chính sách mang tính lâu dài, đã được quy định tại Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát trin hợp tác xã và tới đây sẽ được qui định tại một Nghị định mới hướng dẫn thi hành Luật Hợp tác xã 2012. Vì vậy, các bộ, ngành và địa phương cần xây dựng kế hoạch cụ th về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã cho ngành, ngh đào tạo, bồi dưỡng, cp đào tạo, thi gian bồi dưỡng... về thành lập mới hợp tác xã, t hợp tác theo từng loại hình, từng lĩnh vực và khả năng của ngân sách địa phương.

Chính quyền cấp tỉnh cn giao trách nhiệm về quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực kinh tế tập th cho một cơ quan đầu mối, đng thời xác định rõ trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng, đào tạo cho cơ quan, đơn vị cụ th.

3.3. Đi mới phương thc thực hiện chính sách

Đ sử dụng các nguồn lực một cách tập trung, thống nhất và hiệu quả từ trung ương đến địa phương, trong thời gian tới, các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với kinh tế tập th cần được thực hiện theo hướng xây dựng và trin khai thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập th thống nhất trong toàn quốc, bao gồm các nội dung: tuyên truyền luật pháp và chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế tập th; hướng dẫn xây dựng điều lệ, quy chế hoạt động của hợp tác xã, thành lập mới hợp tác xã; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho kinh tế tập thể; xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mẫu; mặt bằng đất đai và phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp cho cộng đồng xã viên của tổ chức kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp; xây dựng cụm công nghiệp, làng ngh dưới hình thức tổ chức hợp tác xã; dịch vụ tư vấn quản lý kinh doanh cho hợp tac xã.

Trước mt cn tập trung xây dựng Chương trình hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế tập th cho giai đoạn 5 năm (2013-2018) để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê chun. Trên cơ s đó, tạo thuận lợi cho việc tập trung, thống nht mọi ngun lực, phân b kinh phí ngân sách hàng m hỗ trợ cho khu vực kinh tế tập thể, trong đó có hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã, tổ hợp tác, hỗ trợ bồi dưỡng, đào tạo cán bộ hợp tác xã, tổ trưởng tổ hợp tác, bảo đảm đúng tiến độ, tạo sự chủ động cho các địa phương triển khai thực hiện.

Cùng với việc chuyển hướng trên cần đổi mới hoạt động của các cơ quan hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể theo hướng, quy định điều kiện, quyền, nghĩa vụ của tổ chức tham gia hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể gắn với kết quả phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, sự phối hợp giữa tổ chức tham gia hoạt động hỗ trợ với cơ quan nhà nước trong việc triển khai chương trình, dự án từ nguồn ngân sách nhà nước, tăng cường năng lực cho các tổ chức hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể.

3.4. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các hộ gia đình, các cơ sở kinh tế cá thể, tiểu chủ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các nhóm đối tượng xã hội tham gia thành lập mới hợp tác xã, tổ hợp tác

Trin khai tích cực công tác tuyên truyền về đường lối, chủ trương phát triển kinh tế tập thể của Đảng và nhà nước trong các lĩnh vực của nền kinh tế, cung cấp đầy đủ và thường xuyên cho người lao động những thông tin đầy đủ và chính xác về các quy định luật pháp có liên quan đến kinh tế tập thể, về phong trào hợp tác xã quốc tế, về mô hình hợp tác xã kiểu mới, kinh nghiệm làm ăn tốt, lợi ích và trách nhiệm của thành viên khi tham gia hợp tác xã. Cụ thể là:

- Tiếp tục tổ chức quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã ở Việt Nam, như Chỉ thị 100-CT/TW, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X, XI và đặc biệt là Nghị quyết 13-NQ/TW. Phân biệt rõ những điểm khác nhau cơ bản của mô hình hợp tác xã kiểu mới so với mô hình hợp tác xã kiểu cũ, so với doanh nghiệp và các tổ chức khác, vai trò của hợp tác xã kiểu mới đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đối với lợi ích của người lao động…

+ Giới thiệu, giải thích mục tiêu và những nội dung cơ bản của quy định pháp luật về kinh tế tập thể, hợp tác xã, các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tập thể và các quy định về quản lý của nhà nước đối với hợp tác xã. Tới đây, cần tập trung tuyên truyền, phổ biến sâu rộng những nội dung cơ bản của Luật Hợp tác xã năm 2012 mà kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIII vừa mới thông qua. Việc phổ biến, giải thích các điểm mới căn bản trong Luật Hợp tác xã năm 2012 sẽ giúp mọi người, kể cả cán bộ, công chức, xã viên hợp tác xã và người lao động, hiểu và có nhận thức đúng và thống nhất hơn về mô hình hợp tác xã kiểu mới, sự bình đng giữa các hợp tác xã với các loại hình doanh nghiệp khác; giúp mọi người và xã viên hợp tác xã xóa đi mặc cảm và sự tự ti khi tham gia t chức kinh tếy. Khi đã hiểu rõ bản chất và các nguyên tắc t chức, hoạt động của mô hình hợp tác xã kiểu mới, cũng như nm vững những quan điểm, tư tưởng và chính sách của nhà nước dành cho khu vực này, thì việc tham gia hợp tác xã của các xã viên sẽ thực sự dựa trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện và nhu cầu đích thực của họ. Đây là nhân tố quyết định bảo đảm sự thành công của hợp tác xã trong quá trình hoạt động sau này.

Trên sở đy mạnh công tác tuyên truyền, cần vận động nhân dân, các tổ chức hình thành các nhóm sáng lập viên, giúp các nhóm sáng lập viên xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh, dự thảo điều lệ hợp tác xã và các thủ tục cần thiết để hình thành hợp tác xã, tổ hợp tác.

3.5. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hp tác xã

Đ nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã cn thực hiện một số biện pháp sau:

- Nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã, tổ hợp tác cho cán bộ, đảng viên trong các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, tổ chức, đoàn th, các đối tượng xã hội, mọi tầng lớp dân cư và xã viên hợp tác xã về quan điểm đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực cho kinh tế tập thlà một nhân t cấu thành và là nhân t có vai trò quan trọng quyết định đến sự phát triển bền vững và có hiệu quả của khu vực kinh tế tập thể.

- Xây dựng chiến lược, kế hoạch đào tạo, bồi dưng, dạy nghề, phát trin nguồn nhân lực cho khu vực kinh tế tập th, trong đó xác định rõ nhu cầu trong từng thời kỳ đối với đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, qun lý hợp tác xã là nhiệm vụ trọng tâm đi đôi với việc bố trí và phân b kinh phí ngân sách, ngun lực một cách thoả đáng để thực hiện.

- Xây dựng nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu của hợp tác xã, t hợp tác. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng trước hết phải cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về hợp tác xã (vai trò, vị trí của hợp tác xã trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, các giá trị, nguyên tc, bn chất hợp tác xã...) và trang bị những kiến thức cơ bản và giúp đội ngũ cán bộ qun lý hợp tác xã, xã viên giải quyết những vấn đề thực tiễn của hoạt động sn xuất, kinh doanh, nâng cao hiệu quả công việc. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải thiết thực, phải dựa trên nhu cầu và gắn với từng đối tượng, đáp ứng những nhu cầu cụ thể của từng loại đối tượng học viên, cung cấp cho học viên những kiến thức mà hợp tác xã cần chứ không phải kiến thức có trong chương trình của các cơ sở đào tạo, mang tính chất áp đặt. Chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải cập nhật được những kiến thức mới nhất và những tổng kết kinh nghiệm thực tiễn sản xuất, kinh doanh ở trong nước và trên thế giới.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các tổ chức đoàn thể, xã hội và Liên minh hợp tác xã Việt Nam nghiên cứu việc xã hội hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với hợp tác xã; tăng cường đào tạo giảng viên cho các tỉnh, thành phố; nghiên cứu về bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã (thời gian, phương thức tổ chức…) để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng.

- Đa dạng hóa phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng phương pháp giảng dạy hiện đại kết hợp với truyền thống dựa trên hiệu quả. Chú trọng sử dụng các bài tập tình huống, giải quyết những vấn đề mới, bức xúc đặt ra trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh.

- Mở rộng mạng lưới các cơ sở tham gia đào tạo, bồi dưỡng hợp tác xã thông qua việc thu hút các viện, trường đại học, nghiên cứu giao một số trường đại học về kinh tế trọng điểm tại 3 miền đưa bộ môn kinh tế tập thể, hợp tác xã vào giảng dạy chính thức.

- Xây dựng đội ngũ giảng viên, chuyên gia tập huấn đối với lĩnh vực kinh tế tập thể. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, tập huấn viên là biện pháp quan trọng hàng đầu, quyết định chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực của khu vực kinh tế tập thể. Đội ngũ giảng viên phải được trang bị tương đối đầy đủ, toàn diện và am hiểu sâu sắc những vấn đề về tổ chức quản lý và hoạt động của hợp tác xã, có trình độ sư phạm và có năng lực truyền đạt. Tiến hành nghiên cứu xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn đối với các giảng viên và cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn mới được tham gia giảng dạy.

- Thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, đặc biệt là các nước có phong trào hợp tác xã phát triển nhằm các mục tiêu:

+ Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, phương pháp dạy học tích cực, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên;

+ Xây dựng tập giáo trình chuyên sâu về đào tạo, bồi dưỡng dành cho khu vực kinh tế tập thể;

+ Trao đổi học tập kinh nghiệm, khảo sát, tham quan, tiếp thị, tìm kiếm thị trường các nước trong khu vực và quốc tế.

+ Hướng tới những kế hoạch hợp tác đào tạo đội ngũ chuyên gia đầu ngành về hp tác xã mang tính chiến lược trung và dài hạn.

3.6. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ thành lập mới, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản hợp tác xã, t hợp tác; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc thực hiện chế độ báo cáo việc thực hiện chính sách

Một trong những khâu yếu hiện nay trong quản lý chính sách hỗ trợ thành lập mới, đào tạo, bồi dưỡng là khâu kiểm tra nhằm bảo đảm cho các mục tiêu của chính sách. Do khâu kế hoạch hóa còn yếu, các mục tiêu không được xác định rõ ràng nên việc kiểm tra, đánh giá gặp khó khăn. Mặt khác, do chưa có hệ thống tổ chức quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, t hp tác từ trung ương đến địa phương, nên chưa thể triển khai công tác kiểm tra một cách thường xuyên, chặt chẽ.

Cho đến nay, việc tổng kết định k việc thực hiện chính sách hỗ trợ thành lập mới, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã chủ yếu trên cơ sở tổng hợp báo cáo của các đơn vị, các địa phương, báo cáo của liên minh hợp tác xã Việt Nam và một số báo cáo của các bộ quản lý chuyên ngành. Giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động hỗ trợ thành lập mới, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã với tư cách là một khâu không thể thiếu trong quá trình quản lý nhà nước này cần được tiến hành thường xuyên, kịp thời, chặt chẽ và hình thành như là một chế độ cần thiết theo đúng yêu cầu của            quản nhà nước cần thông qua những cán bộ, đơn vị có chuyên môn sâu.

Công tác hỗ trợ thành lập mi, đào tạo, bồi dưỡng cn phải có sự kiểm tra, đánh giá kết quả định kỳ thường xuyên và liên tục theo một hệ thống mang tính khoa học. Người tổ chức hỗ trợ thành lập mới mỗi hợp tác xã, t hợp tác, mỗi khóa đào tạo, bồi dưỡng chịu trách nhiệm đánh giá ngay khi hoạt động kêt thúc. Việc đánh giá kết quả cần phải dựa vào kết quả đạt được của việc thành lập mới, việc học tập của từng học vn thông qua các bài kiểm tra và các trình bày của học viên trên tinh thần dân chủ, tức tôn trọng ý kiến phản hồi của người học.

Cn nghiên cứu có những quy định cụ th hơn về trách nhiệm kim tra, thanh tra, giám sát việc thi hành và chế tài xử lý vi phạm luật pháp, cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát trin kinh tế tập thể của các cơ quan nhà nước, tổ chức hỗ trợ và các hợp tác xã, tổ hợp tác. Trên cơ sở đó, các bộ, ngành và ủy ban nhân dân các cấp tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Luật Hợp tác xã, các Nghị định của Chính phủ, đặc biệt là chính sách khuyến khích, hỗ trợ tổ hợp tác, hợp tác xã; theo dõi, nm tình hình hoạt động của tổ hợp tác, hợp tác xã trong các lĩnh vực thuộc phạm vi phụ trách của bộ, ngành, địa phương mình theo định kỳ nhằm phát hiện những thuận lợi, khó khăn, vướng mc cần tháo g, phát hiện những nhân tố mới, nhng điển hình tiên tiến, cũng như những tiêu cực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã đ rút kinh nghiệm chđạo chung và đề ra phương hướng giải quyết.

Cần giao chức năng giám sát, kiểm tra, đánh giá công tác hỗ trợ đối với kinh tế tập th cho một cơ quan đầu mối thống nhất có thẩm quyền, đồng thời bổ sung kinh phí để cơ quan này tổ chức thực hiện, có thể là Tổng cục hợp tác xã và các cục hợp tác xã ở địa phương dự kiến sẽ thành lập trong thời gian tới. Đồng thời, nghiên cứu huy động các tổ chức nghiên cứu, tư vấn tham gia đánh giá độc lập hiệu quả hoạt động của công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với kinh tế tập thể nhằm bảo đảm tính khách quan, khoa học của việc đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng./.

 

PHỤ LỤC I

SỐ LIỆU BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ THÀNH LẬP MỚI, ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ HỢP TÁC XÃ CỦA 44 TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN 2007-2012

Biểu 1

TÌNH HÌNH PHÁT TRIN KINH TẾ TẬP THỂ GIAI ĐOẠN 2007-2012

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

I

Hợp tác xã

 

 

 

 

 

 

 

1

Tỷ trọng đóng góp vào GDP

%

2,85 (26)

2,97 (26)

3,34 (26)

3,16 (26)

2,75 (27)

3,14 (23)

2

Tng số hợp tác xã

HTX

11.034 (42)

11.457 (42)

11.469 (42)

11.710 (42)

11.296 (42)

1 1.636 (42)

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

Số hợp tác xã thành lập mới

HTX

520 (37)

687 (41)

612 (42)

617 (42)

611 (41)

500 (40)

 

Số hợp tác xã giải thể

HTX

285 (28)

274 (29)

402 (32)

377 (28)

742 (30)

184 (26)

3

Tổng số liên hiệp hợp tác xã

LH HTX

11 (15)

25 (19)

25 (19)

26 (19)

28 (20)

27 (19)

4

Tổng số xã viên

người

4.745.355 (43)

4.803.678 (44)

4.800.127 (43)

4.822.134 (43)

4.824.512 (43)

4.845.004 (43)

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

Số xã viên mới

người

57.628 (36)

61.734 (36)

48.139 (39)

69.022 (38)

33.764 (39)

35.381 (35)

5

Tổng số lao động thường xuyên trong hợp tác xã

người

920.729 (40)

946.038 (40)

927.796 (40)

933.048 (40)

833.002 (40)

850.354 (40)

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lao động thường xuyên mới

người

24.154 (27)

29.747(30)

24.365 (30)

23.296 (29)

23.728 (31)

23.305 (29)

 

Số lao động là xã viên hợp tác xã

người

771.874 (29)

778.391 (29)

781.839 (29)

872.228 (31)

772.969 (31)

768.584 (30)

6

Doanh thu bình quân một hợp tác xã

triệu đồng/năm

2.476,25 (36)

2.445,37 (37)

2.620,22 (37)

2.762,36 (38)

2.922,27 (40)

3.278,98 (37)

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

Doanh thu của HTX với xã viên

triệu đồng/năm

336,43 (10)

564,35 (10)

485,6 (8)

512,57 (9)

863,17 (10)

1011,75 (11)

7

Lợi nhuận bình quân một hợp tác xã

triệu đồng/năm

87,3 (33)

102,08 (34)

113,69 (33)

127,19 (34)

142,51 (35)

164,92 (32)

8

Thu nhập bình quân của xã viên hợp tác xã

triệu đồng/năm

11,45 (32)

15,43 (33)

16,41 (35)

18,9 (34)

21,5 (34)

23,8 (33)

9

Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong hợp tác xã

triệu đồng/năm

10,6 (36)

12,3 (35)

13,62 (35)

15,41 (36)

16,79 (36)

18,39 (35)

10

Tổng số cán bộ quản lý hợp tác xã

người

37.787 (30)

39.699 (31)

39.950 (33)

41.323 (37)

43.163 (40)

44.280 (39)

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

HTX đã qua đào tạo đạt trình độ sơ, trung cấp

người

11.891 (31)

12.916 (29)

13.820 (30)

14.776 (32)

15.907 (31)

16.547 (32)

 

Số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên

người

1.848 (31)

2.143,2 (31)

2.343 (32)

2.601 (33)

3.307 (34)

3.857 (34)

II

Tổ hợp tác

 

 

 

 

 

 

 

1

Tổng số tổ hợp tác

THT

91.910 (30)

91.882 (31)

97.166 (35)

99.305 (32)

106.677 (33)

106.339 (36)

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

S t hợp tác thành lập mới

THT

4.076 (31)

1.959 (23)

6.933 (24)

3.139 (25)

6.818 (27)

1.475 (25)

 

Số THT có đăng ký hoạt động với chính quyền xã/phường/thị trấn

THT

16.555 (15)

21.332 (18)

20.028 (21)

21.979 (21)

28.002 (25)

30.085 (28)

2

Tổng số thành viên tổ hợp tác

thành viên

690.749 (25)

700.376 (26)

858.141 (26)

923.966 (28)

1.071.922 (29)

1.145.061 (33)

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

S thành viên mới thu hút

thành viên

5.799 (13)

13.937 (17)

50.796 (19)

41.163 (20)

34.944 (23)

17.328 (21)

3

Doanh thu bình quân một tổ hợp tác

triệu đồng/năm

515 (12)

577,43 (12)

666,71 (12)

637,92 (14)

757,28 (16)

642,35 (18)

4

Lợi nhuận bình quân một t hợp tác

triệu đồng/năm

33,6 (13)

36,4(12)

40,15 (12)

25,6 (13)

39,3 (14)

49,4 (15)

5

Thu nhập bình quân của thành viên tổ hợp tác

triệu đồng/năm

8,06 (18)

8,9 (18)

9,89 (18)

11,08 (18)

12,11 (21)

15,13 (23)

Ghi chú: Số liệu ghi trong (…) là số địa phương báo cáo

 

Biểu 2

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ THÀNH LẬP MỚI HỢP TÁC XÃ, TỔ HỢP TÁC VÀ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ HỢP TÁC XÃ, TỔ TRƯỞNG TỔ HỢP TÁC GIAI ĐOẠN 2007-2012

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

I

Hỗ trợ thành lập mới

 

 

 

 

 

 

 

1

Hợp tác xã

 

 

 

 

 

 

 

a

Tổng số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

555 (25)

553 (25)

1360 (31)

1257 (31)

1186 (35)

1239 (31)

b

Tổng kinh phí hỗ trợ

triệu đồng

1254 (16)

2215 (20)

3653 (26)

3461 (30)

3994 (28)

4712 (25)

2

Tổ hợp tác

 

 

 

 

 

 

 

a

Tổng số tổ hợp tác được hỗ trợ

HTX

1241 (8)

1216 (10)

3424 (14)

2510 (16)

2152 (15)

2374 (18)

b

Tổng kinh phí hỗ trợ

triệu đồng

647 (4)

2267 (5)

3165 (11)

3260 (10)

1782 (11)

3606 (14)

II

Hỗ trợ bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã, tổ trưởng tổ hợp tác

 

 

 

 

 

 

 

1

Cán bộ hợp tác xã nông nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

a

Tổng số cán bộ được hỗ trợ bồi dưỡng

người

15759 (32)

16651 (36)

19794 (36)

29827 (36)

27743 (35)

19881 (39)

b

Tổng kinh phí hỗ trợ

triệu đồng

7914 (28)

7180 (31)

9130 (33)

10648 (32)

15148 (32)

12741 (35)

2

Cán bộ hợp tác xã phi nông nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

a

Tổng số cán bộ được hỗ trợ bồi dưỡng

người

2436 (21)

3765 (24)

5840 (25)

6851 (23)

4598 (28)

7536 (28)

b

Tổng kinh phí hỗ trợ

triệu đồng

2568 (18)

2195 (22)

3633 (22)

4099 (20)

3499 (25)

4292 (23)

3

Tổ trưởng tổ hợp tác

 

 

 

 

 

 

 

a

Tổng số tổ trưởng được hỗ trợ bồi dưỡng

người

1049 (5)

1870 (4)

4727 (8)

4390 (10)

4327 (18)

2415 (16)

b

Tổng kinh phí hỗ trợ

triệu đồng

187 (5)

184 (4)

1281 (8)

1285 (10)

2144 (15)

1342 (12)

III

Hỗ trợ đào tạo cán bộ hợp tác xã, tổ trưởng tổ hợp tác

 

 

 

 

 

 

 

1

Sơ cấp, trung cấp

 

 

 

 

 

 

 

a

Tổng số cán bộ hợp tác xã, tổ trưởng tổ hợp tác được hỗ trợ đào tạo

người

370 (4)

472 (8)

310

395 (10)

271 (9)

769 (12)

b

Tổng kinh phí hỗ trợ

triệu đồng

448 (4)

831,8 (8)

667

984 (7)

1146 (8)

2312 (9)

2

Cao đẳng

 

 

 

 

 

 

 

a

Tổng số cán bộ hợp tác xã, tổ trưởng tổ hợp tác được hỗ trợ đào tạo

người

95 (1)

179 (4)

170 (6)

185 (5)

320 (4)

323 (3)

b

Tổng kinh phí hỗ trợ

triệu đồng

330 (1)

414 (3)

525 (6)

699 (5)

1265 (4)

1347 (3)

3

Đại học, sau đại học

 

 

 

 

 

 

 

a

Tổng số cán bộ hợp tác xã, tổ trưởng tổ hợp tác được hỗ trợ đào tạo

người

111 (3)

177 (5)

370 (6)

204 (9)

237 (8)

183 (8)

b

Tổng kinh phí hỗ trợ

triệu đồng

375 (2)

568 (5)

765 (5)

720 (7)

736 (6)

684 (5)

Ghi chú: Số liệu trong (…) là số lượng địa phương có số liệu

 

DANH SÁCH

CÁC CƠ QUAN GỬI BÁO CÁO*

STT

Cơ quan

Số công văn

Ngày công văn

 

Các địa phương

 

 

1

Sở KHĐT tỉnh Sơn La

551/BC-SKHĐT

23/10/2012

2

UBND tỉnh Lai Châu

461/BC-UBND

2/11/2012

3

Sở KHĐT tỉnh Hòa Bình

1724/SKHĐT-ĐKKD

30/10/2012

4

UBND tỉnh Điện Biên

260/BC-UBND

13/11/2012

5

UBND tỉnh Thái Nguyên

202/BC-UBND

14/11/2012

6

UBND tỉnh Cao Bằng

2992/BC-UBND

5/11/2012

7

UBND tỉnh Bắc Cạn

373/BC-UBND

6/11/2012

8

UBND tỉnh Lạng Sơn

303/BC-UBND

8/11/2012

9

UBND tỉnh Tuyên Quang

130/BC-UBND

9/11/2012

10

Sở KHĐT tỉnh Yên Bái

308/BC-SKHĐT

26/10/2012

11

UBND tỉnh Lào Cai

343/BC-UBND

25/10/2012

12

Sở KHĐT tỉnh Quảng Ninh

2615/BC-KHDT

30/10/2012

13

Sở KHĐT tỉnh Bắc Ninh

327/KH-KTTT&TN

22/10/2012

14

Sở KHĐT tỉnh Nam Định

695/BC-SKHĐT

26/10/2012

15

UBND thành phố Hải Phòng

7363/UBND-DN

31/10/2012

16

Sở KHĐT tỉnh Hà Nam

1153/BC-SKHĐT

26/10/2012

17

Sở KHĐT tỉnh Hải Dương

1166/BC-SKHĐT

26/10/2012

18

Sở KHĐT tỉnh Thái Bình

469/BC-SKHĐT

25/10/2012

19

UBND thành phố Hà Nội

8743/UBND-KHĐT

2/11/2012

20

UBND tỉnh Quảng Trị

333/BC-UBND

30/11/2012

21

UBND tỉnh Quảng Bình

1420/CT-KTN

19/11/2012

22

Sở KHĐT tỉnh Thanh Hóa

2470/SKHĐT-ĐKKD

31/10/2012

23

Sở KHĐT tỉnh Hà Tĩnh

797/BC-SKH

1/11/2012

24

Sở KHĐT tỉnh Nghệ An

782/BC-SKHDT

29/10/2012

25

Sở KHĐT tỉnh Quảng Nam

327/BC-SKHĐT

27/11/2012

26

UBND tỉnh Quảng Ngãi

275/BC-UBND

31/10/2012

27

UBND tỉnh Khánh Hòa

179/UBND-BC

2/11/2012

28

UBND thành phố Đà Nẵng

233/BC-UBND

6/12/2012

29

UBND tỉnh Lâm Đồng

214/BC-UBND

13/11/2012

30

UBND tỉnh Kon Tum

281/BC-UBND

26/10/2012

31

UBND tỉnh Đắk Lắk

237/BC-UBND

9/11/2012

32

UBND tỉnh Đắk Nông

483/BC-UBND

15/11/2012

33

UBND tỉnh Gia Lai

3593/UBND-KTTH

29/10/2012

34

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

212/BC-UBND

6/12/2102

35

UBND tỉnh Bình Thuận

239/BC-UBND

7/11/2012

36

UBND tỉnh Đồng Nai

10027/UBND-KT

13/12/2012

37

UBND tỉnh Bình Dương

118/BC-UBND

2/11/2012

38

UBND tỉnh Bình Phước

253/BC-UBND

10/12/2012

39

Sở KHĐT tỉnh Long An

522/BC-SKHĐT

10/25/2012

40

UBND tỉnh Bạc Liêu

259/BC-UBND

2/11/2012

41

UBND tỉnh Bến Tre

331/BC-UBND

30/10/2012

42

UBND tỉnh Sóc trăng

197/BC-UBND

16/11/2012

43

UBND tnh Đng Tháp

239/BC-UBND

26/10/2012

44

UBND tỉnh Tin Giang

219/BC-UBND

14/12/2012

 

Các bộ, ngành

 

 

1

Bộ Nông nghiệp và PTNT

619/BC-BNN-KTHT

1/23/2013

2

Bộ Công thương

12332/BCT-CNĐP

20/12/2012

3

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

7037/NHNN-TD

29/10/2012

4

Bộ Tài chính

14875/BTC-NSNN

30/10/2012

5

Hội Cựu chiến binh Việt Nam

406/BC-CCB

20/10/2012

(*) Tính đến ngày 31/12/2012

 

PHỤ LỤC II

TÓM TẮT BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍCH SÁCH HỖ TRỢ THÀNH LẬP MỚI, ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ HỢP TÁC XÃ GIAI ĐOẠN 2007 - 2012

TÓM TẮT BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍCH SÁCH HỖ TRỢ THÀNH LẬP MỚI, ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ HỢP TÁC XÃ GIAI ĐOẠN 2007 - 2012

PHẦN 1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Tổng số phiếu điều tra là 32 phiếu của mẫu 01-QLNN, gồm 16 phiếu điều tra tại Sở Kế hoạch và Đầu tư; 16 phiếu điều tra tại Sở Tài chính thuộc 10 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và 6 tỉnh vùng Đông Nam Bộ.

I. Đánh giá tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã giai đoạn 2007-2012

1. Kết quả phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong thực hiện chính sách hỗ trợ thành lập mới HTX, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX được đánh giá tương đối hiệu quả, có một số đơn vị phối hợp đạt hiệu quả cao, tuy nhiên một số đơn vị sự phối hợp đạt mức độ bình thường, cụ thể được đánh giá như sau:

TT

Chỉ tiêu đánh giá

Đánh giá của
Sở Tài chính
(Số phiếu đánh giá = %)

Đánh giá của
Sở Kế hoạch và Đầu tư
(Số phiếu đánh giá = %)

1

Rất hiệu quả

3/16 = 18,8

03/16 = 6,3

2

Tương đối hiệu quả

9/16 = 56,3

10/16 = 62,5

3

Bình thường

04/16 = 31,3

05/16 = 25

4

Kém hiệu quả

0

0

5

Hoàn toàn không hiệu quả

0

0

2. Việc phân bổ kinh phí và giao nhiệm vụ cho cơ quan trực tiếp thực hiện chính sách hỗ trợ thành lập mới, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX hiện nay ở các địa phương chưa thật kịp thời, còn ở mức độ tương đối, một số địa phương ở mức độ bình thường, có địa phương còn chậm, cụ thể được đánh giá theo biểu sau:

TT

Chỉ tiêu đánh giá

Đánh giá của
Sở Tài chính
(Số phiếu đánh giá = %)

Đánh giá của
Sở Kế hoạch và Đầu tư
(Số phiếu đánh giá = %)

1

Rất kịp thời

7/16 = 43,8

1/16 = 6,3

2

Tương đối kịp thời

6/16 = 37,5

10/16 = 62,5

3

Bình thường

2/16 = 12,5

3/16 = 18,9

4

Vẫn còn chậm

1/16 = 6,3

2/16 = 12,5

5

Rất chậm

0

0

3. Chính sách hỗ trợ thành lập mới HTX, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX thực hiện ở các địa phương được đánh giá tương đối hiệu quả, một s địa phương đánh giá rt hiệu quả, tuy nhiên ở một số địa phương thực hiện chính sách này còn kém hiệu quả, cụ th như sau:

- Chính sách hỗ trợ thành lập mới HTX:

TT

Chỉ tiêu đánh giá

Đánh giá của
Sở Tài chính
(Số phiếu đánh giá = %)

Đánh giá của
Sở Kế hoạch và Đầu tư
(Số phiếu đánh giá = %)

1

Rất hiệu quả

1/16 = 6,3

1/16 = 6,3

2

Tương đối hiệu quả

9/16 = 56,3

7/16 = 43,8

3

Bình thường

5/16 = 31,3

5/16 = 31,2

4

Kém hiệu quả

1/16 = 6,3

3/16 = 18,8

5

Hoàn toàn không hiệu quả

0

0

- Chính sách hỗ trợ đào tạo cán bộ hợp tác xã

TT

Chỉ tiêu đánh giá

Đánh giá của
Sở Tài chính
(Số phiếu đánh giá = %)

Đánh giá của
Sở Kế hoạch và Đầu tư
(Số phiếu đánh giá = %)

1

Rất hiệu quả

2/16 = 12,5

1/16 = 6,3

2

Tương đối hiệu quả

7/16 = 43,8

8/16 = 50

3

Bình thường

6/16 = 37,5

4/16 = 25

4

Kém hiệu quả

1/16 = 6,3

3/16 = 18,8

5

Hoàn toàn không hiệu quả

0

0

- Chính sách hỗ trợ bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã

TT

Chỉ tiêu đánh giá

Đánh giá của
Sở Tài chính
(Số phiếu đánh giá = %)

Đánh giá của
Sở Kế hoạch và Đầu tư
(Số phiếu đánh giá = %)

1

Rất hiệu quả

4/16 = 25

3/16 = 18,8

2

Tương đối hiệu quả

9/16 = 56,2

10/16 = 62,5

3

Bình thường

2/16 = 12,5

2/16 = 12,5

4

Kém hiệu quả

1/16 = 6,3

1/16 = 6,3

5

Hoàn toàn không hiệu quả

0

0

4. Các định mức chi hỗ trợ theo các nội dung thành lập mới, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã ở các địa phương được điều tra cho thấy chưa được phù hợp lắm so với tình hình thực tế hiện nay, một số địa phương cơ quan Tài chính đánh giá phù hợp, nhưng Sở Kế hoạch và Đầu tư đánh giá chưa phù hợp. Một số địa phương đánh giá không phù hợp đề nghị cần sửa đổi, cụ thể được đánh giá như sau:

- Chi thành lập mới hợp tác xã:

TT

Chỉ tiêu đánh giá

Đánh giá của
Sở Tài chính
(Số phiếu đánh giá = %)

Đánh giá của
Sở Kế hoạch và Đầu tư
(Số phiếu đánh giá = %)

1

Rất phù hợp

0

0

2

Phù hợp

9/16 = 56,2

6/16 = 37,5

3

Chưa phù hợp lắm

5/16 = 31,3

8/16 = 50

4

Không phù hợp

1/16 = 6,3

1/16 = 6,3

5

Cần sửa đổi

1/16 = 6,3

1/16 = 6,3

- Chi hỗ trợ đào tạo cán bộ hợp tác xã

TT

Chỉ tiêu đánh giá

Đánh giá của
Sở Tài chính
(Số phiếu đánh giá = %)

Đánh giá của
Sở Kế hoạch và Đầu tư
(Số phiếu đánh giá = %)

1

Rất phù hợp

2/16 = 12,5

0

2

Phù hợp

6/16 = 37,5

6/16 = 37,5

3

Chưa phù hợp lắm

5/16 = 31,3

6/16 = 37,5

4

Không phù hợp

1/16 = 6,3

1/16 = 6,3

5

Cần sửa đổi

2/16 = 12,5

1/16 = 6,3

- Chi hỗ trợ bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã

TT

Chỉ tiêu đánh giá

Đánh giá của
Sở Tài chính
(Số phiếu đánh giá = %)

Đánh giá của
Sở Kế hoạch và Đầu tư
(Số phiếu đánh giá = %)

1

Rất phù hợp

1/16 = 6,3

0

2

Phù hợp

7/16 = 43,8

4/16 = 25

3

Chưa phù hợp lắm

5/16 = 31,3

9/16 = 56,3

4

Không phù hợp

1/16 = 6,3

2/16 = 12,5

5

Cần sửa đổi

2/16 = 12,5

1/16 = 6,3

5. Về công tác tổng hợp nhu cầu thành lập mới HTX, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX của 02 Sở được đánh giá ở mức độ bình thường, Sở Kế hoạch và đầu tư ở mức độ thưng xuyên hơn, được đánh giá như sau:

TT

Chỉ tiêu đánh giá

Đánh giá của
Sở Tài chính
(Số phiếu đánh giá = %)

Đánh giá của
Sở Kế hoạch và Đầu tư
(Số phiếu đánh giá = %)

1

Rất thường xuyên (hàng tuần)

1/16 = 6.3

0

2

Tương đối thường xuyên (hàng tháng)

4/16 = 25

8/16 = 50

3

Thỉnh thoảng (hàng quý)

8/16 = 50

2/16 = 12,5

4

Hiếm khi (6 tháng)

3/18 = 18,8

6/16 = 37,5

6. Đáp ứng nhu cầu HTX của chính sách hỗ trợ thành lập mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã của các địa phương còn thấp, đạt trung bình khoảng 40% nhu cầu; vùng Đồng bằng sông Hồng mức độ đáp ứng nhu cầu thấp hơn vùng Đông Nam bộ, cụ thể được đánh giá theo biểu sau:

TT

Nội dung

Mức độ đáp ứng nhu cầu (%)

Sở Tài chính

Sở KH & ĐT

1

Thành lập mới

30,6

50

2

Đào tạo cán bộ HTX

31,9

46,8

4

Bồi dưỡng cán bộ HTX

39,4

56,9

Phân theo Vùng:

Vùng Đồng bằng sông Hồng: 10 đơn vị

TT

Nội dung

Mức độ đáp ứng nhu cầu (%)

Sở Tài chính

Sở KH & ĐT

1

Thành lập mới

19

50

2

Đào tạo cán bộ HTX

20

44

4

Bồi dưỡng cán bộ HTX

27

56

Vùng Đông Nam bộ: 06 đơn vị

TT

Nội dung

Mức độ đáp ứng nhu cầu (%)

Sở Tài chính

Sở KH & ĐT

1

Thành lập mới

50

50

2

Đào tạo cán bộ HTX

51,7

51,7

4

Bồi dưỡng cán bộ HTX

60

58,3

7. Tính thường xuyên của công tác kiểm tra, thanh tra còn ở mức độ thấp cụ thể được đánh giá theo biểu sau:

TT

Chỉ tiêu đánh giá

Đánh giá của
Sở Tài chính
(Số phiếu đánh giá = %)

Đánh giá của
Sở Kế hoạch và Đầu tư
(Số phiếu đánh giá = %)

1

Một quý một lần

12,5 = 2/16

18,8 = 3/16

2

6 tháng một lần

0

12,5 = 2/16

3

Đột xuất khi có yêu cầu

75 = 12/16

62,5 = 10/16

4

Không kiểm tra, thanh tra

12,5 = 2/16

6,3 = 1/16

8. Việc tổng hợp kết quả thực hiện của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX chưa được thường xuyên, có đơn vị chưa quan tâm để thực hiện nhiệm vụ này, cụ thể được đánh giá như sau:

TT

Chỉ tiêu đánh giá

Đánh giá của
Sở Tài chính
(Số phiếu đánh giá = %)

Đánh giá của
Sở Kế hoạch và Đầu tư
(Số phiếu đánh giá = %)

1

Rất thường xuyên (hàng tuần)

0

0

2

Tương đối thường xuyên (hàng tháng)

25 = 4/16

31,3 = 5/16

3

Thỉnh thoảng (hàng quý)

31,3 = 5/16

25 = 4/16

4

Hiếm khi (6 tháng)

31,3 = 5/16

43,8 = 7/16

5

Không làm việc này

12,5 = 2/16

0

9. Tình hình tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ thành lập mới HTX, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX hiện nay chưa được thống nhất chung, mỗi địa phương làm theo một quy định, có đơn vị không thực hiện công việc này, cụ th được đánh giá theo biu như sau:

TT

Chỉ tiêu đánh giá

Đánh giá của
Sở Tài chính
(Số phiếu đánh giá = %)

Đánh giá của
Sở Kế hoạch và Đầu tư
(Số phiếu đánh giá = %)

1

Một tháng một lần

12,5 = 2/16

12,5 = 2/16

2

Một quý một lần

18,8 = 3/16

0

3

6 tháng một lần

31,3 = 5/16

18,8 = 3/16

4

Một năm một ln

37,5 = 6/16

68,8 = 11/16

II. Đánh giá những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong việc thực hiện chính sách hỗ tr thành lập mới hợp tác xã; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã giai đoạn 2007-2012

1. Những tồn tại và hạn chế:

- Đánh giá của Sở Tài chính tại các tnh được điều tra như sau:

+ Đối với chính sách hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã: chưa đủ đ tạo điều kiện cho HTX có được thuận lợi khi mới thành lập, do điều kiện thực tế một số tỉnh nguồn lực không có nên ít HTX được thành lập mới theo luật HTX 2003, chưa lồng ghép vào các chính sách khác nên thực hin chưa hiệu quả. Các ngành chức năng tham mưu tốt cho UBND tỉnh ban hành và thực hiện có hiệu quả cơ chế chính sách ưu đãi tập trung giải quyết các khó khăn vướng mc về thủ tục đầu tư, đăng ký kinh doanh, tiếp cận vốn, mặt bng sản xuất cho HTX, xây dựng mô hình kinh doanh, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, củng cố tổ chức Đảng.

+ Chính sách đào tạo cán bộ hợp tác xã: Công tác đào tạo còn chng chéo về nội dung và đối tượng, hình thức đào tạo thiếu sự lôi cuốn, kinh phí hạn hẹp, đối tượng và số lượng tham gia đào tạo còn hạn chế, trình độ của một số cán bộ quản lý hợp tác xã chưa đáp ứng được tiêu chun của các trường liên kết đào tạo, chưa quan tâm đào tạo, kiện toàn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã. Mặc dù chính sách hỗ trợ tối thiểu 50% chi phí đào tạo nhưng số lượng đối tượng HTX đăng đào tạo là không nhiều.

+ Chính sách bi dưỡng cán bộ hợp tác xã: Hiện nay đang có chính sách phân biệt đối tượng hợp tác xã (chỉ HTX nông nghiệp mới được hỗ trợ 50% chi phí ăn, nghỉ), việc tổ chức lớp bồi dưỡng còn nhiều khó khăn do còn phân biệt đối tượng được hỗ trợ (không đủ học viên cho 01 lớp bồi dưỡng), công tác bồi dưỡng còn chồng chéo về nội dung và đối tượng, hình thức đào tạo thiếu sự lôi cuốn, chưa thu hút được đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp tham gia giảng dạy. Kinh phí bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã chưa được bố trí thường xuyên hàng năm và thường bố trí vào 6 tháng cuối năm, nên kinh phí chưa thực hiện được phải chuyển sang năm sau: chưa quan tâm nhiều đến bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã về chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức các lớp hội thảo để các hợp tác xã dễ trao đổi kinh nghiệm. Chưa lồng ghép vào các chính sách khác nên thực hiện chưa hiệu quả.

- Đánh giá của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại các tỉnh được điều tra như sau:

+ Chính sách thành lập mới: Do nguồn kinh phí hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã còn hạn chế (không có kinh phí); kinh phí hỗ trợ thấp nên chưa khuyến khích được việc thành lập mới các hợp tác xã. Chính sách cũng đã đi vào thực tiễn, phát huy tác dụng, song còn có bất cập, đó là: Hầu hết sáng lập viên là những người có tâm huyết, có kinh nghiệm, nhưng chưa có nhiều kiến thức và hiểu biết đầy đủ về hợp tác xã và phương pháp vận động phát triển thành viên, cũng như việc xây dựng phương án ban đầu, trong khi đó chính sách hỗ trợ ban đầu cho hoạt động này chưa có, còn chính sách hỗ trợ thành lập chỉ được thanh toán sau, cho nên có nhiều khó khăn cho "buổi đầu" khởi nghiệp, các sáng lập viên có nhu cầu, tuy nhiên khả năng đáp ứng nhu cầu còn hạn chế mới được khoảng từ 30 đến 60% nhu cầu. Công tác tuyên truyền chưa sâu, rộng, công tác tư vấn kiến thức về Luật hợp tác xã ở một số nơi chưa sâu, chính sách tiếp cận thông tin về Luật hợp tác xã chưa được phổ biến, các Trung tâm tư vấn Luật hợp tác xã chưa nhiều. Cơ chế, chính sách thiếu đồng bộ trong hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã: ngân sách các địa phương khó khăn nên việc bố trí góp một phần nhỏ trong kinh phí hỗ trợ cũng gặp khó khăn. Sự chỉ đạo của một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể về phát triển kinh tế tập thể còn hạn chế, chưa thường xuyên liên tục; sự phối hợp của các cấp, các ngành có lúc, có nơi, có nội dung chưa chặt chẽ, đồng bộ. Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã được hỗ trợ, nhìn chung bước đầu chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh, tiếp cận thị trường, song số lượng hợp tác xã hoạt động hiệu quả trong tổ chức quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được nhiều, một số hợp tác xã hoạt động còn kém.

+ Chính sách về đào tạo cán bộ hợp tác xã:

Việc hỗ trợ đào tạo cho cán bộ hợp tác xã nhìn chung hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cu của hợp tác xã, đối tượng thụ hưởng phần lớn là các hợp tác xã nông nghiệp, cán bộ lãnh đạo trong lĩnh vực này phần lớn là những người lớn tuổi, có kinh nghiệm nhưng khả năng tiếp thu các kiến thức có phần hạn chế, nên trong chính sách đào tạo bồi dưỡng thì cần gắn nhiều với thực tế sự thử nghiệm có như vậy hiệu quả đào tạo bồi dưỡng mới được nâng cao; một số nội dung không còn phù hợp với tình hình hiện tại nữa như mức hỗ trợ học viên, giảng viên còn thấp (cụ thể thông tư số 66/TT-BTC ngày 17/7/2006), kinh phí hỗ trợ 50% còn thấp đối với cán bộ nghèo; một số địa phương cán bộ quản lý hợp tác xã trên 40 tuổi chưa có chính sách hỗ trợ, dẫn đến chất lượng các lớp chưa cao. Các địa phương việc cử cán bộ đi đào tạo, cán bộ hợp tác xã đi học tập nâng cao trình độ để đáp ứng nhu cầu phát triển hợp tác xã còn nhiều hạn chế, do cá nhân tự trang trải các hợp tác xã chỉ hỗ trợ được khoảng 30 đến 40%; thời gian đào tạo dài hạn do cán bộ hợp tác xã tự bỏ kinh phí nên hiệu quả không cao, các khóa đào tạo chỉ mới dừng lại ở việc đáp ứng chỉ tiêu kế hoạch đào tạo đặt ra mà chưa thể hiện tính hiệu quả thực sự của nó, nội dung đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu của đối tượng; do đó học viên tham gia còn rất ít so với nhu cầu. Các chính sách còn nh lẻ chưa có những chương trình lớn tổng thể, có chiến lược lâu dài, đồng bộ; chưa có sự liên kết thống nhất giữa các đơn vị hỗ trợ dẫn đến một nội dung, một vấn đề mà nhiều đơn vị cùng đào tạo gây lãng phí và mất thời gian cho cán bộ hợp tác xã. Một số địa phương ngân sách khó khăn, kinh phí bố trí cho công tác đào tạo cán bộ hợp tác xã chưa đáp ứng nhu cu, không đủ kinh phí cho việc đào tạo dài hạn, chủ yếu t chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn. Chưa có trường đào tạo giành riêng cho HTX

+ Chính sách về bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã:

Các hợp tác xã chưa thực sự quan tâm nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực.

Nguồn kinh phí cho công tác bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của cán bộ hợp tác xã. Các khóa học trong thời gian ngn, mức chi thấp (theo Thông tư số 88/2005/NĐ-CP">66/2006/TT-BTC ngày 07/7/2006 của Bộ Tài chính về chế độ tài chính hỗ trợ các sáng lập viên HTX chuẩn bị thành lập, các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX) hiện nay không còn phù hợp với thực tiễn nên rất khó thực hiện, không mi được giảng viên lâu năm có kinh nghim giảng dạy, học viên rất thụ động khi tham gia, do đó hiệu quả các lớp bồi dưỡng chưa được cao.

Chưa thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho kỹ thuật viên và xã viên của hợp tác xã nông nghiệp. Các lớp bồi dưỡng về Luật HTX chưa được mở nhiều.

Một số địa phương chưa chủ động trong công tác bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã, còn phụ thuộc vào số kinh phí do Sở Tài chính bố trí hàng năm.

2. Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế

- Đánh giá của Sở Tài chính tại các tỉnh được điều tra

+ Chính sách thành lập mới:

Sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa được đúng mức, sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành địa phương thiếu chặt chẽ, thường xuyên.

Các địa phương hiện nay thiếu quỹ đất hỗ trợ cho các hợp tác xã khi thành lập mới đi vào hoạt động.

Do mới chỉ hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã về tập huấn cho sáng lập viên, tài liệu, hồ sơ, thủ tục, không có hỗ trợ kinh phí hoạt động ban đầu và một số trang thiết bị văn phòng cho hợp tác xã hoạt động nên rất khó khăn. Chính sách hỗ trợ thành lập mới đã áp dụng từ năm 2005, chưa theo kịp tình hình thực tế.

Trình độ cán bộ quản lý hợp tác xã còn hạn chế, công tác tổ chức thực hiện thiếu tính khoa học.

+ Chính sách đào tạo cán bộ hợp tác xã:

Do thiếu kinh phí đào tạo; một số địa phương chưa có chính sách hỗ trợ cho đào tạo cán bộ quản lý hợp tác xã trên 40 tuổi. Kinh phí hỗ trợ 50% cho học viên còn thấp, chưa tạo được động lực khuyến khích đi học.

Các đối tượng hợp tác xã công tác thiếu ổn định, thường xuyên thay đổi nên việc đào tạo cùng một chuyên đề nhưng hàng năm phải đào tạo lại. Kiến thức chưa được đào tạo tập trung; giáo viên thiếu kinh nghiệm do định mức chi thấp, không mời được giáo viên có chuyên môn, trình độ.

Do trong quá trình hoạt động, một số hợp tác xã không đạt hiệu quả. Nhà nước chưa có chính sách trợ giá, bao tiêu sản phẩm đối với hợp tác xã nông nghiệp, nên ít thu hút cán bộ hoặc người có tâm huyến gắn bó lâu dài với hợp tác xã.

+ Chính sách bồi dưỡng cán bộ tác xã:

Các địa phương thiếu kinh phí cho công tác bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã; một số địa phương các đối tượng hợp tác xã công tác thiếu n định, thường xuyên thay đi nên việc bồi dưỡng cùng một chuyên đề nhưng hàng năm phải tập huấn, đào tạo lại, chưa thường xuyên quan tâm tổ chức lớp bồi dưỡng cho cán bộ hợp tác xã.

Do định mức chi hỗ trợ còn thấp so với thực tế nên khó khăn cho học viên và giảng viên và công tác tổ chức lớp; một số lớp bồi dưỡng thiếu giáo viên hướng dẫn thực tế và cơ sở vật chất tổ chức lớp còn rất hạn chế; học viên chưa quan tâm nhiều đến việc nâng cao bồi dưỡng kiến thức.

- Đánh giá ca Sở Kế hoạch và Đầu tư tại các tỉnh được điều tra

+ Chính sách thành lập mới:

Công tác nghiên cứu quán triệt tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phát trin kinh tế tập thchưa làm tốt (Luật HTX...), chưa chú trọng tổ chức thông tin, ph biến tới nhân dân. Nhận thức của một bộ phận cán bộ các cấp, các ngành về phát triển hợp tác xã còn chưa đầy đủ.

Một số chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển hợp tác xã chưa đến được với người dân, làm cho ngưòi dân chưa thấy có quyền lợi gì khi tham gia vào HTX. Mặc dù hợp tác xã mới thành lập đều được hỗ trợ, tư vấn thành lập từ Liên minh Hợp tác xã, nhưng kiểm tra các hợp tác xã thành lập mới không được hỗ trợ kinh phí.

Việc ban hành chính sách còn chưa sát với thực tế, chưa gn với nhu cầu của cơ sở; chính sách hỗ trợ đang áp dụng chưa chỉnh sửa, b sung kịp thời với thực tế hiện nay nên còn nhiều hạn chế; việc triển khai chính sách chưa đồng bộ giữa các đơn vị hỗ trợ, chưa gắn với cơ quan quản lý chuyên ngành về HTX.

Cán bộ hướng dẫn Luật hợp tác xã chưa chuyên trách, còn kiêm nhiệm nên trình độ còn hạn chế.

Trình độ năng lực đội ngũ cán bộ hợp tác xã còn yếu, nhất là năng lực điều hành tổ chức sản xuất và quản lý sự cạnh tranh trong cơ chế thị trường và xu thế hội nhập kinh tế quc tế ngày càng tăng đã ảnh hưởng đến hoạt động của hợp tác xã, nhiều hợp tác xã đã lúng túng trong chuyển đi hoạt động cho phù hợp.

Nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển hợp tác xã chủ yếu từ ngân sách nhà nước, nên mức chi hỗ trợ phải tuân theo các quy định của Nhà nước dẫn đến không linh hoạt trong việc áp dụng triển khai so với nhu cầu thực tế. Mức hỗ trợ cho các sáng lập viên, các hạng mục hỗ trợ mới đáp ứng 50-60% nhu cầu của hợp tác xã

Hiện nay chủ yếu quy định hỗ trợ v mặt kỹ thuật như thông tin, tư vấn xây dựng điều lệ, tổ chức hội nghị thành lập..., kinh phí hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã quá thp, th tục còn phức tạp khó thanh toán.

+ Chính sách đào tạo cán bộ hợp tác xã:

Hệ thống chính sách ban hành chậm, triển khai đồng bộ việc th chế hóa Nghị quyết và cụ thể hóa thực hiện Luật HTX sau 9 năm vn chưa ban bành đầy đủ các văn bản hướng dẫn theo yêu cầu, chính sách và biện pháp hỗ trợ chưa rõ nét nội dung chính sách và nguồn lực thực hiện ít, lại phân tán. Văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp với tình hình thực tế.

Do kinh tế tập thể mà trọng tâm là Hợp tác xã là một loại hình kinh tế đặc thù, hiện nay hình thức đào tạo cán bộ hợp tác xã là gửi đi đào tạo như đào tạo chung cùng với các lĩnh vực kinh tế khác điều này chưa làm rõ được nét đặc thù riêng của kinh tế tập thể. Cán bộ hợp tác xã sau khi được đào tạo đã có được kiến thức cơ bản nhưng khi hoạt động trong lĩnh vực hợp tác xã lại gặp nhiều khó khăn vì vậy trong hình thức đào tạo cán bộ hợp tác xã cần gắn giữa đào tạo chuyên môn và đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng lãnh đạo hợp tác xã.

Một số địa phương, chưa có chính sách htrợ cho cán bộ hp tác xã đi học dài hạn (trung cấp, cao đẳng, Đại học).

Một số cơ sở đào tạo nội dung đào tạo cán bộ quản lý hợp tác xã thường được biên soạn theo ý nghĩ chủ quan ca đơn vị tổ chức, giáo trình tài liệu học chưa bám sát với thực tin yêu cầu của thị trường.

Chưa xây dựng được kế hoạch tổng thể dài hạn về đào tạo cán bộ HTX (kế hoạch đào tạo bao gồm cả kinh phí để thực hiện): do còn bộ phận cán bộ là kiêm nhiệm, kinh phí còn hạn chế. Chính sách đào tạo theo Nghị định số 88 của Chính phủ chưa theo kịp thực tiễn.

Kinh phí hỗ trợ thấp gây khó khăn cho công tác tổ chức đào tạo, phần lớn các hợp tác xã không có kinh phí hỗ trợ học tập dài hạn tại các trường đào tạo.

Bản thân người được mời tham gia các lớp đào tạo tại các khóa học về Luật hợp tác xã tâm lý còn ngại đi học, ngại tiếp cận các văn bản pháp luật, tư duy, thói quen cũ.

+ Chính sách bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã:

Chưa có kế hoạch tổng thể trong nhiều năm v công tác bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã (kế hoạch đào tạo bao gồm c kinh phí để thực hiện). Chưa gn với cơ quan quản lý chuyên ngành về hợp tác xã.

Văn bn quy phạm pháp luật không còn phù hợp với thực tế hiện nay: văn bản hướng dn chưa được thường xuyên rà soát, bổ sung kịp thời: chính sách đưa ra không còn phù hợp cho trượt giá. Do định mc chi phí xây dựng từ năm 2006 đến nay không phù hợp với tình hình thực tế.

Do trình độ cán bộ quản lý hợp tác xã không đồng đều nên việc tiếp cận thông tin về chính sách đào tạo, bồi dưỡng còn hạn chế.

Kinh phí bồi dưỡng còn hạn chế; cơ sở vật chất, trưng lớp còn nhiều hạn chế, chưa có cơ sở bồi dưỡng riêng cho khu vực kinh tế tập thể.

III. Kiến nghị về chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã trong thời gian tới.

1. Chính sách thành lập mi

- Nhà nưc cần có chính sách mạnh hơn về việc khuyến khích hỗ trợ thành lập mới HTX; nên có 1 đầu mối từ Trung ương đến địa phương trong thực hiện chính sách hỗ trợ thành lập mới, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến quan điểm chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện ưu đãi đầu tư cho tất cả hợp tác xã, khi hợp tác xã đáp ứng đủ các điều kiện để được hưởng ưu đãi theo quy định.

- Cần quy định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc tổ chức thực hiện chính sách tránh tình trạng "mạnh ai nấy làm", có địa phương thực hin có nơi không thực hiện; nên tập trung vào một đầu mối thực hiện việc khảo sát nhu cầu và triển khai thực hiện, tổng hợp, đánh giá kết quả có như vậy mới phát huy hết hiệu quả của các chính sách hỗ trợ.

- Nên có chính sách quy định quỹ đất hỗ trợ hợp tác xã khi thành lập mới để có cơ sở hoạt động; xác định rõ tiêu chí các hợp tác xã được hỗ trợ thành lập mới, quy định cụ thể mức phí hỗ trợ cho từng hợp tác xã được thành lập mới, nên có chính sách hỗ trợ kinh phí hoạt động ban đầu; quy định tăng s xã viên tối thiểu. Cấp đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã theo mô hình liên thông trên cổng thông tin đăng ký kinh doanh quốc gia để rút ngắn thời gian, thủ tục hành chính.

- Nghị định số 88 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ phát trin kinh tế tập thể và Thông tư số 66 của Bộ Tài chính quy định hỗ trợ thành lập mới, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã cần chỉnh sửa, b sung phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, tăng các định mức hỗ trợ cho hợp tác xã mới thành lập.

2. Chính sách đào tạo cán bộ:

- Nhà nước có chính sách mạnh hơn về việc hỗ trợ đào tạo cán bộ hợp tác xã; nên có 1 đầu mối trong thực hiện chính sách và quy định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc tổ chức thực hiện chính sách tránh nh trạng "mạnh ai nấy làm", có địa phương thực hiện có nơi không thực hiện, nên lồng ghép với các chính sách khác đ đảm bảo hiệu quả hơn.

- Xây dựng chính sách v đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho công tác kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Tăng cường cán bộ chuyên môn có trình độ cao làm việc tại các đơn vị quản lý nhà nước đối với hợp tác xã.

- Cn phi có chính sách ưu đãi đào tạo cán bộ tr có năng lực về làm việc lâu dài tại các hợp tác xã. Nâng cao mức hỗ trợ các chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã về đào tạo cán bộ HTX và phát triển nguồn nhân lực.

- Nghị định số 88/2005/ND-CP ny 11/7/2005 của Chính phủ tại điều 4 quy định điều kiện hỗ trợ đào tạo cho học viên hợp tác xã được cử đi học có độ tuổi không quá 40; Quy định này không còn phù hợp với hiện tại do ở hợp tác xã nông nghiệp số lượng cán bộ Lãnh đạo quản lý trên 40 tuổi là rất nhiều và đối tượng này cần được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng liên tục vì vy không nên giới hạn tuổi trong trường hợp này; cần mở rộng đi tượng được đào tạo.

- Có chính sách khuyến khích hỗ trợ phù hợp bố trí kinh phí đào tạo cho hợp tác xã để cử cán bộ đi đào tạo: hàng năm bố trí kinh phí đào tạo để thường xuyên m các lớp đào tạo ngắn hạn và dài hạn về hợp tác xã; tăng đnh mức chi hỗ trợ đào tạo cán bộ hợp tác xã cho phù hợp với thực tế hiện nay. Nếu đối tượng hợp tác xã học chuyên ngành kế toán thì ngoài việc hỗ trợ học phí cần hỗ trợ thêm chi phí đi lại, tài liệu.

- Xây dựng, biên soạn giáo trình chun cho đào tạo các chức danh Ban Quản trị. Ban Kim soát và nguồn các bộ điều hành hợp tác xã, đồng thi biên soạn bộ giáo trình theo từng lĩnh vực. Các chương trình đào tạo phải gn liền với nhu cầu của các HTX với nội dung đơn giản, d hiểu; tiếp tục trin khai đào tạo tập trung vào các làng ngh truyn thống. Nâng cao năng lực giảng viên sát với thực tế hơn, học viên cn được đi thực tế trong các khóa đào lạo.

- Đề xuất cho thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX tại tỉnh, thành phố dành riêng cho khu vực kinh tế tập thể (thành lập trường).

3. Chính sách bồi dưỡng cán bộ:

- Nhà nước có chính sách mạnh hơn về việc hỗ trợ bồi dưỡng cán bộ HTX; nên có 1 đầu mối trong thực hiện chính sách hỗ trợ thành lập mới, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX. Kinh phí đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng cán bộ HTX còn hạn chế. Hà Nội những năm qua chưa nhận được bố trí ngân sách của TW, đề nghị bố trí hàng năm để hỗ trợ cho khu vực kinh tế tập thể.

- Xây dựng chính sách về đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho công tác kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tập thể phù hợp với tình hình thực tế. Thường xuyên nâng cao kiến thức về kinh tế hợp tác, cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, theo dõi hợp tác xã.

- Tăng cường cán bộ chuyên môn có trình độ cao làm việc tại các đơn vị quản lý nhà nước đối với HTX.

- Thường xuyên quan tâm nâng cao nhận thức v mục đích ý nghĩa và tm quan trọng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển hợp tác xã.

- Nâng định mức hỗ trợ cho công tác bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã, cán bộ quản lý nhà nước về hợp tác xã (cán bộ cấp tỉnh, huyện), điều chỉnh mức hỗ trợ tiền ăn, nghỉ, đi lại từ 50% lên 100%; nâng định mức chi tiền nưc uống và các khoản chi khác cho phù hợp với các chế độ khác.

- Bố trí kinh phí về bồi dưỡng để thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng cho cán bộ quản lý hợp tác xã và cả xã viên. Quan tâm tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức kỹ thuật mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin, các lớp bồi dưỡng theo từng chuyên đề đ áp dụng vào thực tế hiện nay cho hợp tác xã.

PHẦN II. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ĐỐI VỚI CƠ QUAN THỰC HIỆN

Tổng số phiếu điều tra là 48 phiếu của mẫu số 02-ĐVTH, gồm 16 phiếu điều tra tại sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 16 phiếu điều tra tại Liên minh Hợp tác xã; 16 phiếu điều tra tại các cơ sở tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX thuộc 16 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng Sông Hồng và khu vực Đông Nam bộ.

I. Đánh giá tình hình thực hiện chính sách hỗ tr thành lập mới hợp tác xã; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã giai đoạn 2007-2012

1. Tính kịp thời của việc thực hiện chính sách hỗ trợ thành lp mới, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX, đối với các công việc được đánh giá như sau:

- Mức độ kịp thời của công tác tổng hợp nhu cầu thành lập mới, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX

TT

Chỉ tiêu đánh giá

Sở NN&PTNT

(Số phiếu đánh giá = %)

Liên minh HTX

(Số phiếu đánh giá = %)

Cơ sở đào tạo

(Số phiếu đánh giá = %)

1

Rất kịp thời

37,5 = 6/16

25 = 4/16

12,5 = 2/16

2

Tương đối kịp thời

37,5 = 6/16

50 = 8/16

50 = 8/16

3

Bình thường

18,3 = 3/16

18,8 = 3/16

18,8 = 3/16

4

Không kịp thời

 

6,3 = 1/16

 

5

Kém

 

 

 

6

Không đánh giá

6,3 = 1/16

 

18,8 = 3/16

- Mức độ kịp thời của công tác giao kế hoạch, giao nhiệm vụ thực hiện thành lập mới, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX

TT

Chỉ tiêu đánh giá

Sở NN&PTNT

(Số phiếu đánh giá = %)

Liên minh HTX

(Số phiếu đánh giá = %)

Cơ sở đào tạo

(Số phiếu đánh giá = %)

1

Rất kịp thời

18,8 = 3/16

12,5 = 2/16

12,5 = 2/16

2

Tương đối kịp thời

37,5 = 6/16

56,3 = 9/16

37,5 = 6/16

3

Bình thường

25 = 4/16

18,8 = 3/16

31,3 = 5/16

4

Không kịp thời

12,5 = 2/16

6,3 = 1/16

-

5

Kém

-

6,3 = 1/16

-

6

Không đánh giá

6,3 = 1/16

-

18,8 = 3/16

- Mức độ kịp thời của công tác phân bổ kinh phí thành lập mới, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX

TT

Chỉ tiêu đánh giá

Sở NN&PTNT

(Số phiếu đánh giá = %)

Liên minh HTX

(Số phiếu đánh giá = %)

Cơ sở đào tạo

(Số phiếu đánh giá = %)

1

Rất kịp thời

12,5 = 2/16

12,5 = 2/16

12,5 = 2/16

2

Tương đối kịp thời

25 = 4/16

50 = 8/16

18,8 = 3/16

3

Bình thường

25 = 4/16

25 = 4/16

31,3 = 5/16

4

Không kịp thời

12,5 = 2/16

12,5 = 2/16

6,3 = 1/16

5

Kém

6,3 = 1/16

-

-

6

Không đánh giá

18,8 = 3/16

-

31,3 = 5/16

- Mức độ kịp thời về tiến độ giao kế hoạch, giao vốn cho thành lập mới, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX

TT

Chỉ tiêu đánh giá

Sở NN&PTNT

(Số phiếu đánh giá = %)

Liên minh HTX

(Số phiếu đánh giá = %)

Cơ sở đào tạo

(Số phiếu đánh giá = %)

1

Rất kịp thời

18,8 = 3/16

12,5 = 2/16

6,3 = 1/16

2

Tương đối kịp thời

18,8 = 3/16

43,8 = 7/16

18,8 = 3/16

3

Bình thường

31,3 = 5/16

31,3 = 5/16

43,8 = 7/16

4

Không kịp thời

12,5 = 2/16

12,5 = 2/16

6,3 = 1/16

5

Kém

-

-

-

6

Không đánh giá

18,8 = 3/16

-

25 = 4/16

- Tính kịp thời về công tác báo cáo kết quả thực hiện thành lập mới, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX

TT

Chỉ tiêu đánh giá

Sở NN&PTNT

(Số phiếu đánh giá = %)

Liên minh HTX

(Số phiếu đánh giá = %)

Cơ sở đào tạo

(Số phiếu đánh giá = %)

1

Rất kịp thời

25 = 4/16

37,5 = 6/16

12,5 = 2/16

2

Tương đối kịp thời

37,5 = 6/16

50 = 8/16

31,3 = 5/16

3

Bình thường

18,8 = 3/16

6,3 = 1/16

25 = 4/16

4

Không kịp thời

6,3 = 1/16

6,3 = 1/16

-

5

Kém

-

-

-

6

Không đánh giá

12,5 = 2/16

-

31,3 = 5/16

2- Trong mối quan hệ với cơ quan trực tiếp thực hiện, tính kịp thời của việc thực hiện chính sách hỗ trợ thành lập mới, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX, đối với các công việc được đánh giá như sau:

- Tính kịp thời về công tác tổng hợp nhu cầu thành lập mới HTX, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX của các đơn vị cấp dưới trực tiếp thực hiện:

TT

Chỉ tiêu đánh giá

Sở Nông nghiệp & PTNT

(Số phiếu đánh giá = %)

Liên minh HTX

(Số phiếu đánh giá = %)

Cơ sở đào tạo

(Số phiếu đánh giá = %)

1

Rất kịp thời

25 = 4/16

37,5 = 6/16

12,5 = 2/16

2

Tương đối kịp thời

37,5 = 6/16

50 = 8/16

31,3 = 5/16

3

Bình thường

18,8 = 3/16

6,3 = 1/16

25 = 4/16

4

Không kịp thời

6,3 = 1/16

6,3 = 1/16

-

5

Kém

-

-

-

6

Không đánh giá

12,5 = 2/16

-

31,3 = 5/16

- Tính kịp thời của cách thức giao kế hoạch, nhiệm vụ thực hiện cho các đơn vị thực hiện chính sách thành lập mới, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX

TT

Chỉ tiêu đánh giá

Sở NN&PTNT

(Số phiếu đánh giá = %)

Liên minh HTX

(Số phiếu đánh giá = %)

Cơ sở đào tạo

(Số phiếu đánh giá = %)

1

Rất kịp thời

18,8 = 3/16

18,8 = 3/16

12,5 = 2/16

2

Tương đối kịp thời

25 = 4/16

62,5 = 10/16

43,8 = 7/16

3

Bình thường

37,5 = 6/16

6,3 = 1/16

18,8 = 3/16

4

Không kịp thời

-

6,3 = 1/16

-

5

Kém

-

-

-

6

Không đánh giá

18,3 = 3/16

6,3 = 1/16

25 = 4/16

- Tính kịp thời của việc giao kinh phí thực hiện cho các đơn vị trực tiếp thực hiện chính sách thành lập mới, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX

TT

Chỉ tiêu đánh giá

Sở NN&PTNT

(Số phiếu đánh giá = %)

Liên minh HTX

(Số phiếu đánh giá = %)

Cơ sở đào tạo

(Số phiếu đánh giá = %)

1

Rất kịp thời

25 = 4/16

12,5 = 2/16

12,5 = 2/16

2

Tương đối kịp thời

18,8 = 3/16

62,5 = 10/16

25 = 4/16

3

Bình thường

43,8 = 7/16

12,5 = 2/16

31,3 = 5/16

4

Không kịp thời

-

-

12,5 = 2/16

5

Kém

-

-

-

6

Không đánh giá

12,5 =2/16

12,5 = 2/16

18,8 = 3/16

- Tính kịp thời của công tác báo cáo kết quả thực hiện về chính sách thành lập mới, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX

TT

Chỉ tiêu đánh giá

Sở NN&PTNT

(Số phiếu đánh giá = %)

Liên minh HTX

(Số phiếu đánh giá = %)

Cơ sở đào tạo

(Số phiếu đánh giá = %)

1

Rất kịp thời

25 = 4/16

37,5 = 6/16

12,5 = 2/16

2

Tương đối kịp thời

37,5 = 6/16

43,8 = 7/16

37,5 = 6/16

3

Bình thường

25 = 4/16

6,3 = 1/16

31,3 = 5/16

4

Không kịp thời

-

6,3 = 1/16

-

5

Kém

-

-

-

6

Không đánh giá

12,5 = 2/16

6,3 = 1/16

18,8 = 3/16

3- Công tác kiểm tra, giám sát quá tnh thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ thành lập mới, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX nhìn chung đã được các cơ quan được giao nhiệm vụ quan tâm thực hiện, một số địa phương có sự chỉ đạo chặt chẽ của UBND tỉnh, cụ thể được đánh giá như sau: 35,4% = 17/48 đơn vị đánh giá các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chính sách để kịp thời chn chnh những thiếu sót trong quá trình tổ chức thực hiện: 6,3% = 3/48 đơn vị đánh giá hàng năm đều thực hiện công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chính sách: 2,1% = 1/48 đơn vị đánh giá Liên minh HTX phối hợp với các Sở, ngành kiểm tra mỗi quý một lần: 4,2% = 2/48 đơn vị đánh giá 6 tháng 1 lần thực hiện công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chính sách: 2,1% = 1/48 đơn vị đánh giá luôn được sự quan tâm của UBND tỉnh chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi tình hình triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ thành lập mới, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX: 2,1% = 1/48 đơn vị đánh giá công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chính sách tương đối thường xuyên: 10,4% = 5/48 đơn vị đánh giá công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách chưa thường xuyên, liên tục: có 37,5% = 18/48 đơn vị không có ý kiến đánh giá về công tác kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện chính sách.

4. ng tác hỗ trợ thành lập mới HTX:

4.1. Số lượng HTX, sáng lập viên được hỗ trợ:

- Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn hỗ trợ thành lập mới HTX:

Các loại hình HTX

Số lượng HTX

Số lượng sáng lập viên

(người)

Nông nghiệp

360

1097

Tín dụng

 

 

Công nghiệp

 

 

Dịch vụ

 

 

Xây dựng

 

 

Vận tải

 

 

Khác (nếu có, ghi cụ thể)

………………………………….

 

 

Tổng cộng

360

1097

- Liên minh Hợp tác xã tỉnh hỗ trợ thành lập mới HTX:

Các loại hình HTX

Số lượng HTX

Số lượng sáng lập viên

(người)

Nông nghiệp

386

904

Tín dụng

133

16

Công nghiệp

788

650

Dịch vụ

623

202

Xây dựng

241

65

Vận tải

542

157

Khác (HTX Môi trường)

………………………………….

22

32

Tổng cộng

2735

2026

- Các cơ sở đào tạo hỗ trợ thành lập mới HTX:

Các loại hình HTX

Số lượng HTX

Số lượng sáng lập viên

(người)

Nông nghiệp

32

26

Tín dụng

3

 

Công nghiệp

12

10

Dịch vụ

10

17

Xây dựng

4

 

Vận tải

5

 

Khác (HTX Môi trường)

………………………………….

3

4

Tổng cộng

69

57

4.2. Cơ quan đã thực hiện hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã với những nội dung sau:

Đơn vị tính: % = số phiếu

Nội dung hỗ tr

Sở NN & PTNT

Liên minh HTX

Cơ sở đào tạo

Đã thực hiện

Chưa thực hiện

Đã thực hiện

Chưa thực hiện

Đã thực hiện

Chưa thực hiện

Thông tin, tư vấn kiến thức về HTX

87,5=14

12,5=2

100=16

0

37,5-6

62,5=10

Dịch vụ tư vấn xây dựng điều lệ HTX

75=12

25=4

93,8=15

6,3=1

31,3=5

68,8=11

Hoàn thiện thủ tục thành lập, đăng ký kinh doanh và tổ chức hoạt động của HTX.

68,8=11

31,3=5

93,8=15

6,3=1

25=4

75=12

Khác (nếu có, ghi cụ th)

 - Đào tạo người lao động.

- Tuyên truyền điều lệ,

- Tư vấn về XD phương án sản xuất, KD

- Hỗ trợ Hội nghị thành lập mới HTX.

- Hướng dẫn tổ chức đại hội xã viên thành lập HTX.

- Xây dựng nội quy, quy chế hoạt động

25=4

75=12

18,3=3

81,3=13

 

 

4.3. Các cơ quan đã thực hiện hỗ trợ thành lập mới HTX theo phương thức sau:

Đơn vị tính: % = số phiếu

Nội dung hỗ tr

Sở NN & PTNT

Liên minh HTX

Cơ sở đào tạo cán bộ HTX

Đã thực hiện

Chưa thực hiện

Đã thực hiện

Chưa thực hiện

Đã thực hiện

Chưa thực hiện

Tư vấn trực tiếp đi với từng đối tượng hợp tác xã chuẩn bị thành lập, sáng lập viên tại địa điểm phù hợp, thuận lợi cho đối tượng được hỗ trợ

81,3=13

18,8=3

93,8=15

6,3=1

18,3=3

81,3=13

Tổ chức các lớp hướng dẫn tập trung theo nhóm ngành, nghề hoặc theo khu vực xã, liên xã hoặc huyện

56,3=9

43,8=7

75=12

25=4

25=4

75=12

Khác (nếu có, ghi cụ thể)

- Liên hệ với CQ đăng ký kinh doanh để hỗ trợ HTX hoàn thiện hồ sơ đăng ký KD

- Tổ chức khảo sát mô hình HTX tại các tỉnh để vận động thành lập mới HTX

6,3=1

95,8=15

6,3=1

95,8=15

0

0

4.4. Mức độ đáp ứng nhu cầu về định mức chi hỗ trợ cho các sáng lập viên của các hợp tác xã chuẩn bị thành lập được đánh giá như sau:

Nội dung

% = s phiếu (48 phiếu điều tra)

Rất phù hợp

Phù hợp

Bình thường

Kém phù hợp

Hoàn toàn không phù hợp

Không đánh giá

a) Chi tổ chức các lớp hướng dẫn tập trung theo nhóm ngành, nghề hoặc theo khu vực xã, liên xã hoặc huyện cụ th:

12,5=6

20,8=10

20,8=10

20,8=10

6,3=3

18,8-9

- Chi thù lao, đi lại, ăn, ở của giảng viên

16,7=8

27,1=13

18,8=9

20,8=10

0

16,7=8

- Chi i liệu học tập, nước uống cho học viên

14,6=7

27,1 = 13

22,9=11

14,6-7

2,1=1

18,8=9

- Thuê hội trường, phòng học (nếu có)

16,7=8

22,9=11

22,9=11

14,6=7

2,1=1

20,8=10

- Chi tiền điện, văn phòng phẩm

14,6=7

16,7=8

35,4=17

16,7=8

0

16,7=8

b) Chi thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức về hợp tác xã các nội dung cụ thể:

12,5=6

25=12

31,3=15

12,5=6

-

18,8=9

- Chi phổ biến kiến thức, thông tin về HTX trên các phương tiện thông tin đại chúng

12,5=6

20,8=10

27,1=13

16,7=8

4,2=2

18,8=9

- Chi biên soạn, in ấn tài liệu phổ biến, tuyên truyền các văn bản pháp luật về HTX

8,3=4

25=12

25=12

18,8=9

4,2=2

18,8=9

c) Chi tư vấn trực tiếp đối với các sáng lập viên, đại diện HTX chuẩn bị thành lập

4,2=2

2,1=1

2,1=1

8,3=4

0

83,3=40

4.5. Các HTX khi được hỗ trợ thành lập mới mức độ tích cực tham gia được đánh giá như sau:

Nội dung

Đánh giá mức độ tích cực của HTX khi được hỗ trợ thành lập mới

% = Số phiếu đánh giá (48 phiếu điều tra)

Rất tích cực

Tích cực

Trung bình

Chưa tích cực

Không đánh giá

Sở NN & PTNT

0

62,5=10

18,3=3

6,3=1

12,5=2

Liên minh HTX

25=4

56,3=9

18,8=3

0

0

Các Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX

0

25=4

43,8=7

0

31,3=5

5. Đánh giá về công tác hỗ trợ đào tạo cán bộ HTX từ 2007 đến 2012

5.1. Số lượng cán bộ HTX được hỗ trợ đào tạo:

- Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn hỗ trợ đào tạo:

Đơn vị tính: người

STT

Chỉ tiêu

HTX nông nghiệp

HTX phi nông nghiệp

 

Tổng số cán bộ được hỗ trợ đào tạo

842

0

 

Trong đó:

 

 

-

Ban quản trị

200

0

-

Ban chủ nhiệm

206

0

-

Ban kiểm soát

113

0

-

Kế toán trưởng

3

0

 

Xã viên đang làm chuyên môn, nghiệp vụ

320

0

- Liên minh HTX hỗ trợ đào tạo:

Đơn vị tính: người

STT

Chỉ tiêu

HTX nông nghiệp

HTX phi nông nghiệp

 

Tổng số cán bộ được hỗ trợ đào tạo

869

324

 

Trong đó:

 

 

-

Ban quản trị

352

48

-

Ban chủ nhiệm

33

48

-

Ban kiểm soát

13

42

-

Kế toán trưởng

229

87

 

Xã viên đang làm chuyên môn, nghiệp vụ

242

99

- Các trường dạy nghề hỗ trợ đào tạo:

Đơn vị tính: người

STT

Chỉ tiêu

HTX nông nghiệp

HTX phi nông nghiệp

 

Tổng số cán bộ được hỗ trợ đào tạo

230

58

 

Trong đó:

 

 

-

Ban quản trị

90

10

-

Ban chủ nhiệm

50

12

-

Ban kiểm soát

60

10

-

Kế toán trưởng

30

5

 

Xã viên đang làm chuyên môn, nghiệp vụ

0

21

5.2. Từ 2007 - 2012 số lượng cán bộ HTX đã được đào tạo theo các trình độ sau: Qua tổng hợp ý kiến của 03 đơn vị điều tra gồm Sở Nông nghiệp & PTNT, Liên Minh HTX, các cơ sở đào tạo bồi dưỡng tại 16 tỉnh, thành phố của khu vực Đồng bằng sông Hồng và khu vực Đông Nam bộ kết quả như sau:

Đơn vị tính: Người

TT

Trình độ đào tạo

HTX nông nghip

HTX phi nông nghiệp

1

Đại học

 

 

-

Chính quy

103

50

 

Tại chức

196

193

-

Từ xa

82

29

2

Cao đẳng

 

 

-

Chính quy

193

20

-

Từ xa

32

10

3

Trung học chuyên nghiệp

329

71

4

Dạy nghề

892

1864

5

Khác Tập huấn nghiệp vụ kỹ thuật

200

0

5.3. Số lượng cán bộ HTX và các chuyên ngành đã được hỗ trợ đào tạo từ 2007-2012:

STT

Chuyên ngành đào tạo

Số lượng (người)

HTX nông nghiệp

HTX phi nông nghiệp

 

Tài chính kế toán

0

89

 

Kế toán

343

135

 

Quản trị kinh doanh

124

46

 

Trồng trọt

170

0

 

Điện nông thôn

150

0

 

Giao thông vận tải

0

60

 

Chăn nuôi

100

0

 

Thú y

50

0

 

Quản lý đất đai

100

0

 

Khác

218

135

 

Không có số liệu

72

112

 

Tổng cộng

1327

577

5.4. Thái độ của học viên khi tham gia khi tham gia các chương trình đào tạo được đánh giá như sau:

TT

Tên đơn vị đánh giá

Nội dung đánh giá (% = số phiếu đánh giá)

Tích cực

Trung bình

Không đánh giá

1

Sở Nông nghiệp & PTNT

37,5 = 6

18,8 = 3

43,8 = 7

2

Liên minh HTX

563 = 9

18,8 = 3

58 = 4

3

Các trường đào tạo

37,5 = 6

18,8 = 3

43,8 = 7

6. Công tác Bồi dưỡng cán bộ HTX từ năm 2007 đến 2012 được đánh giá như sau:

6.1. Số lượng cán bộ HTX được hỗ trợ bồi dưỡng:

Đơn vị tính: người

 

Chỉ tiêu

HTX nông nghiệp

HTX phi nông nghiệp

 

Tổng số

101.019

16.460

 

Trong đó:

 

 

-

Ban quản trị

33.121

4.768

-

Ban chủ nhim

19.402

3.410

-

Ban kim soát

21.791

2.839

-

Kế toán trưởng

21.808

2.852

-

Xã viên làm chuyên môn, nghiệp vụ

12.994

2.591

- Các đơn vị đã hỗ trợ như sau:

+ S Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Đơn vị tính: người

STT

Chỉ tiêu

HTX nông nghiệp

HTX phi nông nghiệp

 

Tổng số cán bộ được hỗ trợ đào tạo

46.241

0

 

Trong đó:

 

 

-

Ban quản trị

9.627

0

-

Ban chủ nhim

9.698

0

-

Ban kim soát

8949

0

-

Kế toán trưởng

9.626

0

-

Xã viên làm chuyên môn, nghiệp vụ

8.341

0

+ Liên minh HTX

Đơn vị tính: người

STT

Chỉ tiêu

HTX nông nghiệp

HTX phi nông nghiệp

 

Tổng số cán bộ được hỗ trợ đào tạo

37.222

15.560

 

Trong đó:

 

 

-

Ban quản trị

14.821

4.668

-

Ban chủ nhim

4.784

3.210

-

Ban kim soát

6.342

2.739

-

Kế toán trưởng

8.499

2.852

-

Xã viên làm chuyên môn, nghiệp vụ

2.776

2.091

- Các trường dạy nghề hỗ trợ đào tạo:

Đơn vị tính: người

STT

Chỉ tiêu

HTX nông nghiệp

HTX phi nông nghiệp

 

Tổng số cán bộ được hỗ trợ đào tạo

17.553

900

 

Trong đó:

 

 

-

Ban quản trị

5.973

100

-

Ban chủ nhim

2220

200

-

Ban kim soát

3.800

100

-

Kế toán trưởng

3.683

0

-

Xã viên đang làm chuyên môn, nghiệp vụ

1.877

500

6.2. Số lượng cán bộ HTX và các chuyên ngành đã được hỗ trợ bồi dưỡng

TT

Chuyên ngành Bồi dưỡng

Số lưng (người)

HTX nông nghiệp

HTX phi nông nghiệp

 

Quản lý HTX

33.891

3.163

 

Maketing

2.990

50

 

Quản trị kinh doanh

8.521

4.075

 

Hội nhập cơ chế thị trường

270

0

 

Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

1.225

0

 

Tài chính, kế toán

19.937

2.997

 

Quản trị nguồn nhân lực

54

2.110

 

Pháp luật

136

740

 

Sở hữu trí tuệ

18

370

 

K năng mềm

106

1.108

 

Xây dựng kế hoạch

1.262

 

 

Tin học

2303

400

 

Kiểm soát

4423

352

 

Kinh tế

4538

0

 

Phát triển sản xuất

6.200

0

 

Vay vốn

17

779

 

Môi trường

600

150

 

Nông thôn mới

450

0

 

KHKT nông nghiệp

12.599

0

 

Giao tiếp

100

110

6.3. Thái độ của học viên khi tham gia các chương trình bồi dưỡng được đánh giá như sau: 12,5% = 6/48 đơn vị đánh giá rất tích cực; 50% = 24/48 đơn vị đánh giá các học viên tích cực; 18,8% = 9/48 đơn vị đánh giá bình thường khi tham gia các chương trình đào tạo; 18,8%     = 9/48 đơn vị không có ý kiến đánh giá.

- Ý kiến đánh giá cụ thể của các đơn vị như sau:

Tên đơn vị đánh giá

Nội dung đánh giá (% = số phiếu đánh giá là 16)

Rất tích cực

Tích cực

Trung bình

Không đánh giá

Sở Nông nghiệp & PTNT

18,3=3

56,3=9

18,8=3

6,3=1

Liên minh HTX

6,3=1

68,8=11

18,8=3

6,3=1

Các trường đào tạo

12,5=2

25=4

18,8=3

43,8=7

6.4. Mức độ hiệu quả v kết quả học tập của các học viên tham gia các lớp bồi dưỡng được đánh giá như sau: 10,4% = 5/48 đơn vị đánh giá rất hiệu qu; 60,4% = 29/48 đơn vị đánh gtương đối hiệu qu: 10,4% = 5/48 đơn vị đánh giá mức độ trung bình; 18,8% = 9/48 đơn vị không đánh giá.

- Ý kiến đánh giá cụ thể của các đơn vị như sau:

Tên đơn vị đánh giá

Nội dung đánh giá (% = số phiếu đánh giá là 16)

Rất hiệu quả

Tương đối hiệu quả

Trung bình

Không đánh giá

Sở Nông nghiệp & PTNT

12,5=2

75 = 12

6,3 = 1

6,3 = 1

Liên minh HTX

12,5=2

75 = 12

6,3 = 1

6,3 = 1

Các trường đào tạo

6,3 = 1

31,3 = 5

18,3 = 3

43,8 = 7

6.5. Mức độ đáp ứng nhu cầu của định mức chi cho việc thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX được đánh giá như sau:

- Theo đánh giá của Sở NN & PTNT:

Nội dung

Mức độ đáp ứng nhu cầu (% = số phiếu đánh giá)

Rất phù hợp

Phù hợp

Bình thường

Kém phù hợp

Hoàn toàn phù hợp

Không đánh giá

a) Hỗ trợ cho cơ quan tổ chức lớp học

 

 

 

 

 

 

- Thuê hội trường, phòng học

12,5=2

37,5=6

25=4

12,5=2

0

12,5=2

- Chi in chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa học cho học viên, văn phòng phẩm, thuê phương tiện, trang thiết bị phục vụ giảng dạy

12,5=2

25=4

31,3=5

12,5=2

6,3=1

12,5=2

- Chi nước uống

25=4

37,5=6

12,5=2

18,8=3

0

6,3=1

- Thuê giảng viên, báo cáo viên

12,5=2

43,8=7

18,8=3

18,8=3

6,3=1

6,3=1

- Chi phí cho việc ăn, ở, đi lại của giảng viên, báo cáo viên

6,3=1

43,8=7

18,8=3

18,8=3

6,3=1

6,3=1

- Chi biên soạn giáo trình, tài liệu

6,3=1

43,8=7

12,5=2

31,3=5

6,3=1

6,3=1

- Chi tổ chức tham quan, khảo sát thuộc chương trình khóa học (nếu có)

6,3=1

25=4

43,8=7

18,8=3

6,3=1

18,8=3

b) Hỗ trợ cho các chức danh HTX:

 

 

 

 

 

 

- H trợ tiền vé tàu, xe đi và về (bao gồm cả vé đò, vé phà nếu có) bng phương tiện giao thông công cộng (trừ máy bay) từ trụ sở HTX đến cơ sở đào tạo

6,3=1

18,8=3

43,8=7

18,8=3

6,3=1

6,3=1

 

- Hỗ tr kinh phí mua tài liệu, giáo trình phục vụ khóa học( không bao gồm tài liệu tham khảo)

6,3=1

25=4

43,8=7

18,8=3

25=4

6,3=1

c) Chi hỗ trợ cho chức danh thuộc HTX nông, lâm nghip và thủy sản, ngh muối, hỗ trợ 50% chi phí ăn, ở theo mức cơ sở đào tạo quy định

6,3=1

12,5=2

31,3=5

12,5=2

18,8=3

25=4

d) Hỗ trợ cho cán bộ, xã viên trong trường hợp được HTX cử đi Đào tạo tập trung, tối thiểu 50% tiền học phí theo quy định của trường

-

18,8=3

31,3=5

6,3=1

18,8=3

25=4

- Theo đánh giá của Liên minh Hợp tác xã:

Nội dung

Mức độ đáp ứng nhu cầu (% = số phiếu đánh giá)

Rất phù hợp

Phù hợp

Bình thường

Kém phù hợp

Hoàn toàn không phù hợp

Không đánh giá

a) Hỗ trợ cho cơ quan tổ chức lớp học

 

 

 

 

 

 

- Thuê hội trường, phòng học

12,5=2

25=4

25=4

31,3=5

0

6,3=1

- Chi in chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa học cho học viên, văn phòng phẩm, thuê phương tiện, trang thiết bị phục vụ giảng dạy

6,3=1

31,3=5

25=4

31,3=5

0

6,3=1

- Chi nước uống

6,3=1

25=4

25=4

31,3=5

6,3=1

6,3=1

- Thuê giảng viên, báo cáo viên

0

31,3=5

0

43,8=7

18,8=3

6,3=1

- Chi phí cho việc ăn, ở, đi lại của giảng viên, báo cáo viên

0

18,8=3

18,8=3

37,5=6

18,8=3

6,3=1

- Chi biên soạn giáo trình, tài liệu

0

18,8=3

18,8=3

50=8

6,3=1

6,3=1

- Chi tổ chức tham quan, khảo sát thuộc chương trình khóa học (nếu có)

0

12,5=2

25=4

43,8=7

12,5=2

18,8=3

b) Hỗ trợ cho các chức danh HTX:

 

 

 

 

 

 

- H trợ tiền vé tàu, xe đi và về (bao gồm cả vé đò, vé phà nếu có) bng phương tiện giao thông công cộng (trừ máy bay) từ trụ sở HTX đến cơ sở đào tạo

0

6,3=1

18,8=3

50=8

18,8=3

6,3=1

 

- Hỗ tr kinh phí mua tài liệu, giáo trình phục vụ khóa học( không bao gồm tài liệu tham khảo)

0

31,3=5

25=4

31,3=5

6,3=1

6,3=1

c) Chi hỗ trợ cho chức danh thuộc HTX nông, lâm nghip và thủy sản, ngh muối, hỗ trợ
50% chi phí ăn
, ở theo mức cơ sở đào tạo quy định

0

12,5=2

25=4

43,8=7

6,3=1

12,5=2

d) Hỗ trợ cho cán bộ, xã viên trong trường hợp được HTX cử đi Đào tạo tập trung, tối thiểu 50% tiền học phí theo quy định của trường

0

18,8=3

18,8=3

31,3=5

12,5=2

18,8=3

- Theo đánh giá của cơ sở đào tạo nghề tại tỉnh:

Nội dung

Mức độ đáp ứng nhu cầu (% = số phiếu đánh giá)

Rất phù hợp

Phù hợp

Bình thường

Kém phù hợp

Hoàn toàn không phù hợp

Không đánh giá

a) Hỗ trợ cho cơ quan tổ chức lớp học

 

 

 

 

 

 

- Thuê hội trường, phòng học

0

50=8

18,8=3

6,3=1

0

25=4

- Chi in chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa học cho học viên, văn phòng phẩm, thuê phương tiện, trang thiết bị phục vụ giảng dạy

0

43,8=7

31,3=5

0

0

25=4

- Chi nước uống

0

56,3=9

12,5=2

6,3=1

 

25=4

- Thuê giảng viên, báo cáo viên

0

43,8=7

18,8=3

6,3=1

 

31,3=5

- Chi phí cho việc ăn, ở, đi lại của giảng viên, báo cáo viên

0

37,5=5

18,8=3

25=4

 

31,3=5

- Chi biên soạn giáo trình, tài liệu

6,3=1

50=8

6,3=1

6,3=1

 

31,3=5

- Chi tổ chức tham quan, khảo sát thuộc chương trình khóa học (nếu có)

0

31,3=5

12,5=2

12,5=2

6,3=1

31,3=5

b) Hỗ trợ cho các chức danh HTX:

 

 

 

 

 

 

- H trợ tiền vé tàu, xe đi và về (bao gồm cả vé dò, vé phà nếu có) bng phương tiện giao thông công cộng (trừ máy bay) từ trụ sở HTX đến cơ sở đào tạo

0

25=4

18,8=3

6,3=1

6,3=1

25=4

 

- Hỗ tr kinh phí mua tài liệu, giáo trình phục vụ khóa học( không bao gồm tài liệu tham khảo)

0

37,5=6

43,8=7

6,3=1

6,3=1

25=4

c) Chi hỗ trợ cho chức danh thuộc HTX nông, lâm nghip và thủy sản, ngh muối, hỗ trợ 50% chi phí ăn, ở theo mức cơ sở đào tạo quy định

0

31,3=5

25=4

6,3=1

6,3=1

31,3=5

d) Hỗ trợ cho cán bộ, xã viên trong trường hợp được HTX cử đi đào tạo tập trung, tối thiểu 50% tiền học phí theo quy định của trường

0

31,3=5

25=4

6,3=1

6,3=1

31,3=5

II. Đánh giá những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã giai đoạn 2007-2012

1. Những tồn tại và hạn chế trong việc thực hiện chính sách

1.1. Chính sách hỗ trợ thành lập mới HTX:

- Công tác tuyên truyền chưa sâu, rộng nên nhận thức về HTX kiu mới và Luật HTX của hầu hết cán bộ cơ sở và nông dân chưa đầy đủ, do vậy việc chuyển đổi và thành lập mới còn mang nặng tính hình thức, chưa thực hiện toàn diện chính sách.

- Sự quan tâm của cp ủy, chính quyền địa phương đối với việc thành lập HTX mới chưa đúng mức do vậy hoạt động của HTX còn lúng túng, bị động.

- Việc hỗ trợ thành lập mới còn hạn chế, mức hỗ trợ kinh phí theo quy định hiện hành quá thấp (2,5-3 triệu đồng/ HTX) nên chưa khuyến khích được HTX thành lập mới làm hồ sơ đề nghị hỗ trợ. Chưa gắn với nhu cầu cn thiết phát triển HTX và xã viên như tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh của HTX, hỗ trợ nhu cầu vay vốn phát triển SXKD của các hộ gia đình xã viên, vì vậy nhiều HTX sau khi thành lập kém hiệu quả và giải th.

- Tâm của người dân còn lo ngại khi vào HTX. Xã viên chưa tin tưởng vào các chính sách hỗ trợ, nên công tác vận động thành lập mới còn khó khăn, chưa có s tham gia đông đảo của người dân, làm hạn chế quá trình xây dựng và phát triển kinh tế tập thể.

- Các HTX khi bắt đầu thành lập cần có nhiều sự tư vấn về tổ chức hoạt động, dịch vụ, sự tư vấn từ 1 -2 cơ quan là chưa đủ. Dịch vụ tư vấn cho HTX còn rất ít, chưa đáp ứng yêu cầu.

- Các HTX chưa được thụ hưởng nhiều vì không thực hiện đúng chính sách.

- Chưa có hình thức bố trí cho sáng lập viên trải nghiệm thực tế tại một HTX đã hoạt động tốt, do đó sáng lập viên chưa vững về nghiệp vụ còn lúng túng.

- Các HTX chưa chủ động trong việc tự chủ (vốn hoạt động) còn            mang tính trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Chất lượng cán bộ HTX không đồng đều, còn non yếu về chuyên môn

- Nguồn kinh phí Nhà nước bố trí hàng năm chưa đáp ứng được nhu cầu cho thực hin kế hoạch thành lp mới, việc cấp kinh phí chưa thường xuyên; thủ tục thanh quyết toán đòi hỏi nhiều thủ tục, giấy tờ.

1.2. Chính sách đào tạo cán bộ HTX:

- Chưa có chương trình cụ thể dành riêng đ đào tạo đội ngũ cán bộ HTX; chưa có khung tài liệu chuẩn; giáo trình của các trường chưa đổi mới theo nội dung hoạt động của HTX, không phù hợp với nhu cầu thực tiễn của các HTX; thực tế hiện nay chưa có dạng đào tạo đặc thù về kinh tế tập thể: đào tạo đang chạy theo số lượng và thành tích.

- Chưa có trường đào tạo dành riêng cho HTX, chất lượng đầu vào của các trường chuyên nghiệp cấp tỉnh của ngành nông nghiệp còn thấp; lực lượng giảng viên chuyên về HTX còn thiếu.

- Cán bộ HTX trên 40 tui chưa có chính sách hỗ trợ đi đào tạo; đội ngũ học sinh ngành nông nghiệp chưa tâm huyết với nghề, ra trường thường làm nghề khác.

- Công tác đào tạo chưa gắn với thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX, chưa đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của xã viên khi tham gia vào HTX là được hỗ trợ việc đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh của hộ gia đình. Phương thức đào tạo chưa đa dạng, thời gian đào tạo ngắn, kiến thức cần trang bị đôi khi thiếu thực tiễn, mang nặng tính hình thức.

- Cán bộ quản lý HTX phần lớn trình độ thấp và không đồng đều, hầu hết tuổi cao, hầu hết hoạt động theo kinh nghiệm thực tế, không được đào tạo cơ bản nên việc tiếp thu kiến thức hạn chế dần đến quá trình đào tạo gặp nhiều khó khăn.

- Phân bổ thời gian đào tạo liên tục, dài ngày không phù hợp với yêu cầu, hoạt động điều hành của cán bộ HTX: mặc dù nhiều HTX có nhu cầu nâng cao kiến thức nhưng việc sắp xếp thời gian công việc để tham gia học dài ngày còn khó khăn, chưa khuyến khích được việc cử người đi đào tạo.

- Kinh phí phân bổ cho công tác đào tạo đối với trình độ trung cấp nghề thấp hơn so với trung cấp chuyên nghiệp.

- Hàng năm kinh phí bố trí cho đào tạo cán bộ HTX còn rất ít. Mức chi được quy định trong thông tư số 88/2005/NĐ-CP">66/2006/TT-BTC không phù hợp với thực tế hiện nay. Quy định hỗ trợ 50% học phí mà cam kết phục vụ 05 năm chưa hợp lý.

1.2. Chính sách bồi dưỡng cán bộ HTX:

- Công tác bồi dưỡng cán bộ các HTX chưa sâu sát thực tiễn, chưa có khung tài liệu chuẩn, thời gian bồi dưỡng quá ngắn, thiếu thời gian giúp học viên thực hành. Chất lượng bồi dưỡng kém, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, cần cập nhật những kiến thức mới phù hợp với tình hình nhiệm vụ hiện tại như xây dựng nông thôn mới.

- Công tác đào tạo tiểu giáo viên chưa được quan tâm đúng mức, chủ yếu đơn vị tự tạo giáo viên tại chỗ. Việc bồi dưỡng từng đối tượng phải cụ thể phù hợp với các đối tượng học viên để mang lại hiệu quả thiết thực sau khi kết thúc lớp bồi dưỡng.

- Tổ chức bồi dưỡng chưa thường xuyên, nhân lực phục vụ bồi dưỡng còn hạn chế. Việc tp hợp HTX tham gia các lớp bồi dưỡng còn gặp nhiu khó khăn; chương trình bồi dưỡng còn chồng chéo giữa Liên minh HTX với các Sở, ngành quản lý trong từng loại hình HTX.

- Kinh phí hỗ trợ của Trung ương còn mang tính dàn trải trong khí đó về địa phương, các đơn vị chức năng giải quyết còn nặng tính "thủ tục hành chính"'. Hàng năm kinh phí btrí cho bồi dưỡng còn ít; định mức hỗ trợ cho giảng viên, học viên không th thực hiện; mức hỗ trợ còn thấp đặc biệt là các HTX phi nông nghiệp.

2. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện chính sách

2.1. Chính sách hỗ trợ thành lập mới HTX:

- Sự quan tâm trong lãnh đạo chưa thưng xuyên, chính sách chưa đúng mức, chưa đồng bộ, việc thực thi chính sách chưa triệt đ.

- Các chủ trương chính sách còn chậm đến cơ sở, đã có chính sách ban hành nhưng chưa được hưởng lợi như việc vay vốn phải xây dựng đ án, dự án, nhưng năng lực của HTX nông nghiệp chưa đủ khả năng xây dựng dự án.

- Nhận thức chưa đúng đn về vai trò của HTX mới hoạt động theo Luật HTX. Chưa làm rõ khái niệm, nhận thức về HTX, kinh tế HTX là loại hình kinh tế mới, chưa được nhận thức sâu rộng, người dân nhận thức về HTX kiểu mới chưa đầy đủ, ấn tượng về mô hình HTX kiểu cũ còn ảnh hưởng, hiện nay HTX chưa được bình đẳng với các loại hình kinh tế khác.

- Thực tế, một số HTX đã ổn định, một số HTX yếu kém vẫn tồn tại, chưa có hướng khắc phục, hàng năm công tác nm bắt nhu cầu thành lập mới chưa được thực hiện thường xuyên do thiếu cán bộ chuyên trách về HTX ở cấp huyện và đặc biệt là cấp xã. Lực lượng cán bộ quản lý HTX và quản Nhà nước về kinh tế HTX còn thiếu và yếu.

- Việc hỗ trợ thành lập mới chỉ dừng ở mức độ giúp các sáng lập viên, tổ chức Hội nghị thành lập mi các HTX, chưa có chính sách hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu áp dụng cho toàn quốc để HTX Nông nghiệp đưc hoạt động nhanh chóng, chưa quan tâm đến việc giúp HTX có trụ sở làm việc và lồng ghép các chương trình dự án, hình nhằm hỗ trợ HTX phát trin sản xuất kinh doanh có hiệu quả và cần tạo điều kiện cho vay vốn phát triển kinh tế hộ.

-  Việc xây dựng kế hoạch về phát triển kinh tế tập thể ở các cấp còn bất cập, một số địa phương chưa có một đầu mối cho việc hướng dẫn thủ tục thành lập mới; các dịch vụ tư vấn cho HTX hầu như không có; thủ tục để được hưởng chế độ hỗ trợ còn nhiều bất cập, đơn vị thẩm định đùn đẩy lẫn nhau, làm cho đơn vị khó thực hiện. Triển khai thực hiện thiếu thực tiễn, còn mang nặng tính áp đặt, cảm nghĩ của cơ quan quản lý Nhà nước, từ đó cơ quan thực thi nhiệm vụ gặp trở ngại và khó khăn.

- Nhiều HTX còn lúng túng trong việc xác định phương hướng sản xuất dịch vụ và tổ chức hoạt động theo mô hình HTX kiểu mới; các HTX nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản phẩm, sức sản xuất nhỏ, manh mún, khâu tiêu thụ sản phẩm đầu ra chưa được đảm bảo để huy động nguồn lực; hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội mà các HTX mang lại cho xã viên chưa cao.

- Các cấp có thẩm quyền cấp phép đăng ký kinh doanh cho HTX chưa tạo điều kiện thuận lợi nhất cho HTX trong quá trình hoàn thiện thủ tục thành lập. Chính sách vay vốn ưu đãi của Nhà nước rất khó khăn để các HTX được tiếp cận.

- Một số địa phương cán bộ HTX thường xuyên luân chuyển và không căn cứ vào Luật.

- Việc bố trí kế hoạch vốn không đều đặn hàng năm; chính sách về tài chính theo thông tư 88/2005/NĐ-CP">66/2006/TT-BTC rất khó áp dụng, định mức chi không phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

- Liên minh HTX Thái Bình từ năm 2002-2007 đã tư vấn, hướng dẫn thành lập mới 16 HTX nhưng chỉ được 03 HTX có kinh phí hỗ trợ thành lập mới với số tiền là 45 triệu đồng.

1.2. Chính sách đào tạo cán bộ HTX:

- Các địa phương thiếu quy hoạch, kế hoạch đào tạo cán bộ hỗ trợ các HTX phát triển bền vững, việc xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch còn bất cập ở các cấp.

- Việc ban hành các chính sách đào tạo còn chưa sát với thực tế, đào tạo chưa phù hợp với tốc độ phát triển, cán bộ đào tạo chủ yếu nằm ở lĩnh vực nông nghiệp do tuổi cao nên không đủ sức khỏe theo đuổi lớp đào tạo có thời gian kéo dài.

- Nguồn nhân lực và ngành nghề đào tạo chưa đa dạng, phong phú

- Đa phần đội ngũ cán bộ HTX nông nghiệp chưa được đào tạo theo yêu cầu đổi mới phát triển và hội nhập nền kinh tế thị trường, do đó hoạt động của HTX còn gặp nhiều khó khăn, phương pháp làm việc thủ công nên chưa tạo điều kiện cho các thành viên của HTX tham gia các khóa đào tạo để thực sự quan tâm, thiết tha gắn bó với HTX.

- Một số HTX chưa thực sự chú trọng và hiểu về tầm quan trọng của việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ trong quản lý HTX để có tác động khuyến khích và cổ vũ cho người tham gia học tập, cần phải vừa huấn luyện vừa có thực tiễn (như tham quan, học tập kinh nghiệm để chứng minh)

- Định mức chi hỗ trợ công tác đào tạo còn thấp, nội dung chưa gắn với thực tiễn sản xut kinh doanh nên chưa thực sự hấp dẫn người học.

- Kinh phí đào tạo cấp giữa Liên minh HTX với các Sở; ngành chưa đều, còn chồng chéo

1.3. Chính sách bồi dưỡng cán bộ HTX:

- Công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ về kinh tế hợp tác chưa được quan tâm đúng mức, việc xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch còn bất cập ở các cấp. - Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt là nguồn kinh phí vẫn tạo nên cơ chế "xin cho"

- Sự thống nhất từ Trung ương đến địa phương chưa thực sự đồng nhất về quan điểm, nên mỗi địa phương xử lý một kiểu khác nhau. Trung ương còn ít quan tâm đến việc bồi dưỡng tiểu giáo viên, để đáp ứng nhiệm vụ chuyên môn thì đơn vị tự tổ chức biên soạn tài liệu tập huấn.

- Chưa có đơn vị nào được giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm về xây dựng bộ tài liệu chuẩn cho bồi dưỡng tập huấn cán bộ HTX; Nội dung bồi dưỡng chung chung, không phù hợp với từng đối tượng. Chương trình bồi dưỡng chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế của từng địa phương, nội dung bồi dưỡng nhiều nhưng thời gian ngắn, chủ yếu là phát tài liệu tham khảo, người đọc còn nhiều hạn chế; hình thức bồi dưỡng cần đa dạng như hội thảo, tham quan mô hình trình diễn,... Các lớp bồi dưỡng chỉ nên kéo dài từ 2-3 ngày và gn với thực tin, không nên mang tính đại trà,

- Một số cơ quan cấp dưới chưa thực sự quan tâm hỗ trợ khu vực kinh tế tập thể, chưa triển khai và đôn đốc các HTX tham gia các lớp bồi dưỡng đầy đủ. Một bộ phận cán bộ chưa tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ gắn với yêu cầu, nhiệm vụ được phân công.

- Cán bộ HTX chưa n tâm công tác, chỉ coi HTX là bàn đạp để chuyển sang UBND

- Một số tỉnh chưa thực sự quan tâm hỗ trợ kinh tế tập thể nên chưa bố trí đủ nguồn lực đ thực hiện cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX, kinh phí phân b không đồng đều, còn chng chéo.

III/ Kiến nghị sửa đổi, b sung chính sách hỗ trợ phát trin hợp tác xã trong thi gian ti.

1. Chính sách hỗ trợ thành lập mới HTX:

- Cần tập trung tuyên truyền, tập huấn về Luật HTX, vai trò của HTX đến cán bộ cấp ủy, chính quyền cơ sở để quan tâm thực hiện chính sách hỗ trợ kịp thời đầy đủ hơn.

- Có chính sách hỗ trợ cụ thể hơn về trụ sở làm việc, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ HTX mới thành lập.

- Cần rà soát, tổng hợp nhu cầu thành lập mới HTX ở các lĩnh vực, đồng thời cho phép giải thể một số HTX quá yếu kém, hoạt động không hiệu quả.

- Giảm bớt các thủ tục hành chính, công khai các thủ tục trên mạng internet hoặc các phương tiện thông tin của đơn vị chủ quản, từng bước hình thành dịch vụ tư vấn cho HTX: giảm thủ tục thanh toán kinh phí hỗ trợ thành lập mới HTX.

- Hỗ trợ tư vấn về cách thức hoạt động và kinh doanh của các HTX nông nghiệp, tìm kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

- Có chính sách tài chính, tín dụng khuyến khích phát triển HTX; ưu đãi về vay vốn ngân hàng.

- Cần sửa đổi bổ sung Nghị định 88/2005/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 88/2005/NĐ-CP">66/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính. Nâng định mức hỗ trợ các HTX thành lập mới, có chính sách để khuyến khích sáng lập viên tham gia xây dựng mới: Tăng mức chi cho các sáng lập viên để thuê tư vấn hỗ trợ xây dựng điều lệ HTX và mức đi lại cho sáng lập viên.

2. Chính sách đào tạo cán bộ HTX

- Các địa phương phải có quy hoạch, kế hoạch cụ thể để đào tạo cán bộ phát triển kinh tế hợp tác.

- Có kế hoạch dài hạn và tập trung vào một đầu mối thực hiện việc tổng hợp, khảo sát nhu cầu và triển khai thực hiện tránh sự chồng chéo. Đảm bảo quyền lợi sau khi được đào tạo cho người đi học.

- Đối tượng HTX cử đi đào tạo không nên quy định tuổi với khu vực HTX nông nghiệp. Cần đáp ứng nhu cầu thực tế về đào tạo cán bộ HTX cho địa phương.

- Có khung chương trình đào tạo phù hợp. Xây dựng bộ giáo trình chuẩn đào tạo, bồi dưỡng cho các chức danh HTX và từng loại hình HTX. Chương trình, nội dung đào tạo gắn với nhu cầu thực tiễn của địa phương.

- Cần gắn đào tạo với việc học tập mô hình điểm cân đối để tạo nên việc học đi đôi với thực tiễn.

- Chú trọng đào tạo cán bộ kỹ thuật, công nghệ sản xuất để có điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động trong HTX. Đào tạo cán bộ HTX nông nghiệp gắn với chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn để hướng tới đào tạo cho lực lượng xã viên.

- Quan tâm t chức các lớp đào tạo ngắn hạn về khoa học kỹ thuật, quản lý HTX, Kinh doanh dịch vụ, Maketing,...

- Thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX tại tỉnh dành riêng cho khu vực kinh tế tập thể (thành lập trường).

- Các định mức hỗ trợ cần quan tâm thực hiện: Hỗ trợ 100% học phí; Hỗ trợ tiền ăn cho học viên theo Thông tư 139/2010/TT-BTC; Hỗ trợ công tác biên soạn tài liệu, giáo trình đào tạo cho phù hợp nhu cầu của cán bộ HTX hiện nay (bao gồm cả in ấn chỉnh sửa)

3. Chính sách bi dưỡng cán bộ HTX

- Quản lý khung tài liệu cần bồi dưỡng cho cán bộ HTX; Nội dung bồi dưỡng ngn gọn, phù hợp với các đối tượng học. Bộ tài liệu cho các lớp bồi dưỡng cần phù hợp với từng vùng, miền.

- Tăng thời gian thực hành giúp người học nắm vững kiến thc vận dụng vào thực tiễn.

- B sung thêm đối tưng tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức hàng năm là cán bộ làm công tác chuyên môn trong các HTX nông nghiệp và xã viên.

- Tổ chức thường xuyên và liên tục các lớp bồi dưỡng hàng năm, giúp địa phương có đội n tiểu giáo viên chuẩn về kiến thức k thuật

- Khi cấp Chứng chỉ sau bồi dưỡng được sử dụng hành nghề trong phạm vi ngành nông nghiệp.

- Phân b vốn cho đầu mối liên minh HTX phù hợp với số lượng đơn vị thành viên.

- Bố trí nguồn kinh phí ổn định thường xuyên hàng năm; tăng các định mức hỗ trợ bồi dưỡng cán bộ HTX; tăng định mức hỗ trợ cho cán bộ HTX phi nông nghiệp đi tham gia bồi dưỡng.

PHẦN III. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ, CÁN BỘ HỢP TÁC XÃ

Tổng số phiếu điều tra là 1.536 phiếu, trong đó mẫu số 03-ĐTTH điều tra 192 phiếu, mẫu số 04-THCN điều tra 1.344 phiếu điều tra tại các Hợp tác xã và cán bộ HTX của 16 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng Sông Hồng và khu vực Đông Nam bộ.

A. Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ thành lập mới HTX; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hợp tác xã giai đoạn 2007-2012

I. Chính sách về thành lập mới HTX

1. Các Hợp tác xã được điều tra

- Mức độ phù hợp của những nội dung hỗ trợ thành lập mới trên được đánh giá như sau:

Nội dung hỗ trợ

ĐVT: % = số phiếu đánh giá (192 ĐT)

Rất phù hợp

Phù hợp

Tương đối phù hợp

Kém phù hợp

Không đánh giá

Thông tin, tư vấn kiến thức về HTX

31,3=60

30,2=58

16,7=32

2,1=4

13=25

Dịch vụ tư vấn xây dựng điều lệ HTX

23,4=45

43,2=83

15,6=30

0,5=1

17,2=33

Hoàn thiện thủ tục thành lập, đăng ký kinh doanh và tổ chức hoạt động của HTX

31,8=61

36,5=70

18,2=35

0,5=1

13=25

- Đánh giá về những phương thức hỗ trợ hợp tác xã khi thành lập mới như sau:

Phương thức hỗ trợ

ĐVT: % = số phiếu đánh giá (192 ĐT)

Rất phù hợp

Phù hợp

Tương đối phù hợp

Kém phù hợp

Không đánh giá

Tư vấn trực tiếp cho hợp tác xã và sáng lập viên khi chuẩn bị thành lập mới tại địa điểm phù hợp, thuận lợi

25=48

42,2=81

12=23

0,5=1

20,3=39

Tổ chức các lớp hướng dẫn tập trung theo nhóm ngành, nghề hoặc theo khu vực xã, liên xã hoặc huyện.

22,9=44

34,4=66

15,1=29

1,6=3

26=50

- Mức độ phù hợp về hỗ trợ kinh phí cho các nội dung thành lập mới hợp tác xã được đánh giá như sau:

Nội dung hỗ trợ

ĐVT: % = số phiếu đánh giá (192 ĐT)

Rất phù hợp

Phù hợp

Tương đối phù hợp

Kém phù hợp

Hoàn toàn không phù hợp

Không đánh giá

Thông tin, tư vấn kiến thức về HTX

31,3=60

30,2=58

16,7=32

2,1=4

0,5=1

19,3=37

Dịch vụ tư vấn xây dựng điều lệ HTX

21,4=41

31,8=61

20,8=40

2,1=4

0,5=1

23,4=45

Hoàn thiện thủ tục thành lập, đăng ký kinh doanh và tổ chức hoạt động của HTX

25,5=49

30,7=59

19,3=37

2,6=5

0

21,9=42

- Tính kịp thời về kinh phí hỗ trợ cho các nội dung thành lập mới HTX theo tình hình thực tế của các địa phương được đánh giá như sau:

Nội dung hỗ trợ

ĐVT: % = số phiếu đánh giá (192 ĐT)

Rất phù hợp

Tương đối kịp thời

Mức độ bình thường

Vẫn còn chậm

Rất chậm

Không đánh giá

Thông tin, tư vấn kiến thức về HTX

27,1=52

20,8=40

21,9=42

7,3=14

2,6=5

20,3=39

Dịch vụ tư vấn xây dựng điều lệ HTX

17,7=34

22,4=43

22,4=43

4,7=9

3,6=7

29,2=56

Hoàn thiện thủ tục thành lập, đăng ký kinh doanh và tổ chức hoạt động của HTX

23,4=45

20,3=39

22,9=44

6,8=13

2,1=4

24,5=47

2. Đối với cán bộ HTX

- Mức độ đáp ứng nhu cầu của các nội dung hỗ trợ thành lập mới được đánh giá như sau:

Nội dung hỗ trợ

ĐVT: % = số phiếu đánh giá (1.344 PĐT)

Rất tốt

Tương đối tốt

Bình thường

Kém

Rất kém

Không đánh giá

Thông tin, tư vấn kiến thức về HTX

16,5=222

33,5=450

23,1=310

1=13

0,1=1

25,9=348

Dịch vụ tư vấn xây dựng điều lệ HTX

11,2=150

30,1=405

15,6=209

1,2=16

0,2=3

41,7=561

Hoàn thiện thủ tục thành lập, đăng ký kinh doanh và tổ chức hoạt động của HTX

12,1=162

21,9=294

13,6=138

1,4-19

0,7=9

50,4=677

Khác (như trên)

0,9=12

1,1=15

0,4=6

0,2=3

0,1=1

97,2=1,307

- Mức độ đáp ứng nhu cầu của các phương thức hỗ trợ thành lập mới được đánh giá:

Phương thức hỗ trợ

ĐVT: % = số phiếu đánh giá (1.344 PĐT)

Rất tốt

Tương đối tốt

Bình thường

Kém

Rất kém

Không đánh giá

Tư vấn trực tiếp đối với từng đối tượng hợp tác xã chuẩn bị thành lập, sáng lập viên tại địa điểm phù hợp, thuận lợi cho đối tượng được hỗ trợ.

12,5=168

23,1=310

17,5=235

0,8=11

0,2=3

45,9=617

Tổ chức các lớp hướng dẫn tập trung theo nhóm ngành, nghề hoặc theo khu vực xã, liên xã hoặc huyện.

10,4=140

29,5=396

16,8=226

3,1=41

0,1=1

40,2=540

Các phương thức hỗ trợ khác (Cụ thể như trên)

0,6=8

1,5=20

0,4=6

0,2=3

0,1=1

97,2=1,306

- Các Hợp tác xã sau khi được thành lập (2007-2011) mức độ hoạt động hiệu quả được đánh giá như sau:

Có 15,5% = 208/1.344 người đánh giá hoạt động rất hiệu quả; 49,7% = 668/1.344 người đánh giá hoạt động tương đối hiệu quả; 24,9% = 334/1.344 người đánh giá hoạt động bình thường; 1,3% = 8/1.344 người đánh giá hoạt động kém hiệu quả; 0,1%=2/1.344 người đánh giá hoạt động hoàn toàn không hiệu quả; có 8,5% =114/1.344 người không đánh giá.

- Hợp tác xã sau khi được thành lập những nội dung hỗ trợ cần thiết nhất để HTX hoạt động có hiệu quả;

+ 65,6% = 881/1.344 người đánh giá nội dung cần thiết nhất là: Thông tin, tư vấn kiến thức về HTX;

+ 13,8% = 185/1.344 nguời đánh giá nội dung cần thiết nhất là: Dịch vụ tư vấn xây dựng điều l HTX;

+ 16,4% = 221/1.344 người đánh giá nội dung cần thiết nhất là: Hỗ trợ khác, cụ th:

II. Chính sách đào tạo cán bộ hợp tác xã từ năm 2007-2012

1. Đối vi HTX được điều tra

- Qua điều tại các HTX cho biết mức độ cần thiết của h đào tạo cho cán bộ HTX được phản ảnh như sau:

Hệ đào tạo

ĐVT: % = số phiếu đánh giá (192 ĐT)

Rất cần thiết

Tương đối cần thiết

Mức độ bình thường

Không cần thiết lắm

Hoàn toàn không cần thiết

Không đánh giá

Chính quy

25,5=49

9,4=18

2,1=4

0

0

63=121

Tại chức

27,6=53

25=48

6,3=12

0,5=1

0

40,6=7

Từ xa

10,4=20

7,8=15

4,7=9

1=2

1,6=3

74,5=143

Đào tạo khác (dạy nghề)

4,2=8

5,2=10

4,2=8

0,5=1

1=2

84,9=163

- Mức độ cần thiết của trình độ đào tạo cho cán bộ HTX được phản ảnh như sau:

Trình độ đào tạo

ĐVT: % = số phiếu đánh giá (192 ĐT)

Rất cần thiết

Tương đối cần thiết

Mức độ bình thường

Không cần thiết lắm

Hoàn toàn không cần thiết

Không đánh giá

Trung cấp

32,3=62

15,1=29

6,8=13

0,5=1

1=2

84,9=163

Cao Đẳng

16,1=31

16,7=32

2,1=4

1,6=3

-

63,5=122

Đại học

33,9=65

12,5=24

4,2=8

1=2

0

48,4=93

Khác (dạy nghề)

2,6=5

4,2=8

1=2

0,5=1

0,5=1

91,1=175

- Số lượng cán bộ HTX được cử đi đào tạo từ năm 2007 - 2012 như sau:

Chỉ tiêu

Số lượng (người)

Tổng số cán bộ được đào tạo

718

Trong đó:

 

Ban quản trị

205

Ban chủ nhiệm

171

Ban kiểm soát

126

Kế toán trưởng

122

Xã viên đang làm chuyên môn, nghiệp vụ

94

+ Số lượng cán bộ HTX được đào tạo theo các trình độ như sau:

STT

Trình độ

Số lượng (người)

1

Đại học

277

-

Chính quy

17

-

Tại chức

211

-

Từ xa

49

2

Cao đẳng

38

-

Chính quy

26

-

Từ xa

12

3

Trung học chuyên nghiệp

107

4

Dạy nghề

158

5

Khác

138

- Mức độ đáp ứng nhu cầu của các cơ s đào tạo (cơ sở vật cht, phương thức t chức khóa đào tạo cho học viên, bố trí thời gian, địa điểm lớp học...) theo các chương trình đào tạo được các HTX đánh giá như sau:

Chương trình đào tạo

ĐVT: % = số phiếu đánh giá (192 ĐT)

Rất tốt

Tốt

Bình thường

Kém

Rất kém

Không đánh giá

Đại học

10,9=21

15,1=29

11,5=22

0,5=1

0,5=1

61,5=118

Cao đẳng

3,6=7

10,9=21

7,8=15

0,5=1

0

77,1=148

Trung học chuyên nghiệp

3,6=7

15,6=30

15,6=30

0

0

65,1=125

Dạy nghề

2,6=5

14,6=28

12,5=24

1=2

0

69,3-133

Khác

5,2=10

7,8=15

9,9=19

0

0

77,1=148

- Mức độ đáp ứng nhu cầu của học viên về phương pháp giảng dạy của giảng viên được đánh giá: 17,7% = 34/192 HTX đánh giá rất tốt; 44,8% = 86/192 HTX đánh giá tương đối tốt; 12% = 23/192 HTX đánh giá bình thường; 0,5% =1/192 HTX đánh giá kém; có 25% = 48/192 HTX không đánh giá.

- Mức độ đáp ứng nhu cầu của học viên về chất lượng nội dung của giáo trình đào tạo được đánh giá: Có 15,6% = 30/192 HTX đánh giá rất tốt; 45,8% = 88/192 HTX đánh giá tương đối tốt; 14,6% = 28/192 HTX đánh giá bình thường; 24% = 46/192 HTX không đánh giá.

- Mức độ phù hợp của kinh phí hỗ trợ đào tạo theo các nội dung được đánh giá như sau:

Nội dung hỗ trợ

ĐVT: % = số phiếu đánh giá (192 ĐT)

Rất phù hợp

Phù hợp

Bình thường

Kém phù hợp

Hoàn toàn không phù hợp

Không đánh giá

Học phí

13,5=26

21,4=41

27,6=53

4,7=9

1=2

31,8=61

Ăn

13,5=26

22,9=44

27,6=53

4,2=8

1,6=3

32,3=62

Nghỉ

11,5=22

19,3=37

27,6=53

6,3=12

3,1=6

32,3=62

Đi lại

9,9=19

18,8=36

27,1=52

8,9=17

4,2=8

31,3=60

Khác

0,5=1

2,1=4

3,1=6

1,6=3

0

92,7=178

- Mức độ kịp thời của kinh phí hỗ tr đào tạo theo các nội dung được đánh giá như sau:

sau:

Nội dung hỗ trợ

ĐVT: % = số phiếu đánh giá (192 ĐT)

Rất kịp thời

Tương đối kịp thời

Bình thường

Vẫn còn chậm

Rất chậm

Không đánh giá

Học phí

13=25

24=46

25,5=49

5,7=11

0

31,8=61

Ăn

12=23

21,4=41

29,2=56

4,2=8

0,5=1

32,8=63

Nghỉ

23=12

19,3=37

29,7=57

5,7=11

0,5=1

32,8=63

Đi lại

10,4=20

18,6=36

29,2=56

8,3=16

1=2

32,3=62

Khác

0,5=1

0

3,1=6

0,5=1

0

95,8=184

2. Đối với cán bộ HTX

Điều tra 1.344 người gồm: Ban Chủ nhiệm, Ban Quản trị, Ban Kiểm soát, Kế toán trưởng, xã viên phụ trách chuyên môn kỹ thuật của HTX đánh giá như sau:

- Mức độ đáp ứng nhu cầu của các cơ sở đào tạo (cơ sở vật chất, phương thức tổ chức khóa đào tạo, bố trí thời gian, địa diểm lớp học…) theo các chương trình đào tạo cho cán bộ HTX được đánh giá như sau:

Chương trình đào tạo

ĐVT: % = số phiếu đánh giá (1.344 PĐT)

Rất tốt

Tốt

Bình thường

Kém

Rất kém

Không đánh giá

Đại học

1,9=26

7,4=100

4,8=64

0,1=1

0

85,8=1153

Cao đẳng

4,4=5

5,8=78

4,6=62

0,1=1

0

89,1=1198

Trung học chuyên nghiệp

1,9=25

8=107

4,7=63

0,2=3

0

85,3=1146

Dạy nghề

3,2=43

9,3=125

6,4=86

0,9=12

0

80,2=1078

Khác

3,9=52

5,5=74

2,5=34

0,1=1

0

88=1183

- Mức độ đáp ứng nhu cầu của học viên về phương pháp giảng dạy của giảng viên được đánh giá: 11,6% = 156/1.344 cán bộ HTX đánh giá rất tốt; 25,8% = 347/1.344 cán bộ HTX đánh giá tương đối tốt: 14,7% = 197/1.344 cán bộ HTX đánh giá bình thường; 0,2% = 3/1.344 cán bộ HTX đánh giá kém; có 47,6 - 640/1.344 cán bộ HTX không đánh giá.

- Mức độ đáp ứng nhu cầu của học viên về chất ợng nội dung của giáo trình đào tạo được đánh giá: Có 11,2% = 150/1.344 cán bộ HTX đánh giá rất tốt; 29,9% = 402/1.344 cán bộ HTX đánh giá tương đối tốt; 12,9% = 173/1.344 cán bộ HTX đánh giá bình thường; 0,2% = 3/1.344 cán bộ HTX đánh giá chất lượng giáo trình kém và 45,8% = 616/1.344 cán bộ HTX không đánh giá.

- Mức độ phù hợp của kinh phí hỗ trợ đào tạo cán bộ HTX theo các nội dung được đánh giá như sau:

Nội dung hỗ trợ

ĐVT: % = số phiếu đánh giá (1.344 PĐT)

Rất phù hợp

Phù hợp

Bình thường

Kém phù hợp

Hoàn toàn không phù hợp

Không đánh giá

Học phí

4,9=66

20,5=276

21,8=293

1,3=17

0,5=7

51=685

Ăn

3,9=53

19,9=268

21,1=283

3,7=50

0,7=10

50,6=680

Nghỉ

3,8=51

17,6=236

18,8=252

4,4=59

0,8=11

54,7=735

Đi lại

3,6=48

16,4=220

16,4=220

4,5=60

0,8=11

58,4=785

Khác

0,5=7

1,9=26

0,9=12

0,1=2

0

96,5=1297

- Mức độ kịp thi của kinh phí hỗ trợ đào tạo cán bộ HTX theo các nội dung được đánh giá như sau:

Nội dung hỗ trợ

ĐVT: % = số phiếu đánh giá (1.344 PĐT)

Rất kịp thời

Tương đối kịp thời

Bình thường

Vẫn còn chậm

Rất chậm

Không đánh giá

Học phí

6,5=87

19,9=267

19,9=267

1,8=24

0,4=5

51,6=693

Ăn

6=80

18,8=253

20,6=277

2,9=39

0,4=6

51,3=689

Nghỉ

5,6=75

16,1=217

18,2=245

3,7=50

0,4=6

56=752

Đi lại

5,6=75

15,4=207

15,8=212

3,3=44

0,5=7

59,4=799

Khác

0,6=8

1,2=16

0,5=7

0

0

97,7=1.313

- Đánh giá mức độ phù hợp của phương thức và thủ tục thanh toán các nội dung hỗ trợ đào tạo cán bộ HTX như sau:

Mức độ phù hợp của

ĐVT: % = số phiếu đánh giá (1.344 PĐT)

Rất kịp thời

Tương đối kịp thời

Bình thường

Vẫn còn chậm

Rất chậm

Không đánh giá

Phương thức thanh toán các nội dung hỗ trợ

6,5=88

21,9=294

19,9=267

1,3=18

0

50,4=677

Thủ tục thanh toán các nội dung hỗ trợ

4,9=66

20,5=257

20,7=278

2,0=27

0,1=2

51,8=696

III. Chính sách bồi dưỡng cán bộ HTX từ 2007 - 2012

1. Đối với HTX được điều tra

Mức độ đáp ứng nhu cầu của các nội dung bồi dưỡng trên cho cán bộ HTX được đánh giá:

Nội dung bồi dưỡng

ĐVT: % = số phiếu đánh giá (192 PĐT)

Rất tốt

Tốt

Bình thường

Kém

Rất kém

Không đánh giá

Công tác quản lý HTX, các chính sách về phát triển kinh tế tập thể

25,5=49

43,2=83

9,9=19

0

0

21,4=41

Luật về HTX

12,5=24

35,4=68

12,5=24

1=2

0

38,5=74

Nghiệp vụ kiểm soát HTX

10,4=20

27,6=53

8,3=16

3,1=6

0

50=96

Nghiệp vụ kế toán HTX

6,8=13

19,3=37

5,2=10

2,1=4

0

66,1=127

Nội dung khác (như trên)

3,6=7

13,5=26

4,7=9

0

0

77,1=148

- Các HTX được điều tra cho biết: S lượng cán bộ HTX được cử đi các lớp bồi dưỡng từ năm 2007 - 2012 như sau:

Chỉ tiêu

Số lưng (người)

Tổng số cán bộ được đào tạo

1.141

Trong đó:

 

Ban quản trị

386

Ban chủ nhiệm

242

Ban kim soát

184

Kế toán trưởng

162

Xã viên đang làm chuyên môn, nghiệp vụ

167

- Nhu cầu cần thiết trong công tác bồi dưỡng cán bộ HTX được đánh giá như sau: 67,2% = 129/192 HTX đánh giá rất cần thiết; 18,2% = 35/192 HTX đánh giá tương đối cần thiết; 2.1% = 4/192 HTX đánh giá bình thường; 0,5% = 1/192 HTX đánh giá không cần thiết lắm: 12% = 23/192 HTX không đánh giá.

- Mức độ đáp ứng nhu cầu của học viên về các phương thức tổ chức lớp bồi dưỡng cán bộ HTX được đánh giá như sau:

Phương thức tổ chức

ĐVT: % = số phiếu đánh giá (192 ĐT)

Rất tốt

Tốt

Bình thường

Kém

Rất kém

Không đánh giá

Tổ chức các lớp hướng dẫn tập trung theo nhóm ngành, nghề

30,2=58

33,3=64

7,3=14

0

0

29,2=56

Tổ chức các lớp hướng dẫn tập trung theo khu vực xã, liên xã hoặc huyện.

24,5=47

30,2=58

8,3=16

0

0

37=71

Các phương thức hỗ trợ khác

2,1=4

3,1=6

1=2

0

0

92,7=178

- Mức độ đáp ứng nhu cầu của học viên về phương pháp giảng dạy của giảng viên được đánh giá: 29,2% = 56/192 HTX điều tra đánh giá phương pháp giảng dạy của giảng viên rất tốt; 47,9% = 92/192 HTX điều tra đánh giá phương pháp giảng dạy của giảng viên tương đối tốt; 8,9% = 17/192 HTX điều tra đánh giá phương pháp giảng dạy của giảng viên bình thường; 14,1% = 27/192 HTX không đánh giá.

- Mức độ đáp ứng nhu cầu của học viên về chất lượng nội dung, chương trình bài giảng, tài liệu , văn phòng phẩm được đánh giá: 21,9% = 42/192 HTX điều tra đánh giá phương pháp giảng dạy của giảng viên rất tốt; 47,4% = 91/192 HTX điều tra đánh giá phương pháp giảng dạy của giảng viên tương đối tốt: 16,1% = 31/192 HTX điều tra đánh giá phương pháp giảng dạy của giảng viên bình thường: 14,6% = 28/192 HTX không đánh giá.

- Mức độ đáp ứng nhu cầu của học viên về bố trí thời gian, địa điểm lớp học bồi dưỡng cán bộ HTX được đánh giá: 22,4% = 43/192 HTX điều tra đánh giá phương pháp giảng dạy của giảng viên rất tốt; 44,3% = 85/192 HTX điều tra đánh giá phương pháp giảng dạy của giảng viên tương đối tốt; 16,7% = 32,192 HTX điều tra đánh giá phương pháp giảng dạy của giảng viên bình thường; 16,7% = 32/192 HTX không đánh giá.

- Mức độ phù hợp của kinh phí hỗ trợ bồi dưỡng cán bộ HTX được đánh giá như sau:

Nội dung hỗ trợ

ĐVT: % = số phiếu đánh giá (192 ĐT)

Rất phù hợp

Phù hợp

Bình thường

Kém phù hợp

Hoàn toàn không phù hợp

Không đánh giá

Ăn

16,1=39

33,9=65

27,1=52

5,7=11

0

17,2=33

Nghỉ

14,1=27

31,8=61

27,1=52

6,3=12

0

20,8=40

Đi lại

14,1=27

30,7=59

25=48

8,9=17

2,6=5

18,8=30

Khác

0,5=1

2,1=4

4,2=8

0

0

93,2=179

- Tính kịp thời của kinh phí hỗ trợ bồi dưỡng cán bộ HTX theo tình hình thực tế được đánh giá như sau:

Nội dung hỗ trợ

ĐVT: % = số phiếu đánh giá (192 ĐT)

Rất kịp thời

Tương đối kịp thời

Bình thường

Vẫn còn chậm

Rất chậm

Không đánh giá

Ăn

19,8=38

28,1=54

30,7=59

2,6=5

0

18,8=36

Nghỉ

17,2=33

26,6=51

28,6=55

4,2=8

1,6=3

21,9=42

Đi lại

16,7=32

27,1=52

24=46

10,4=20

0,5=1

21,4=41

Khác

0

2,1=4

2,6=5

0

0

95,3=183

2. Cán bộ HTX được điều tra

- Mức độ đáp ng nhu cầu của các nội dung bồi dưỡng cán bộ HTX được đánh giá như sau:

Nội dung bồi dưỡng

ĐVT: % = số phiếu đánh giá (1.344 ĐT)

Rất tốt

Tốt

Bình thường

Kém

Rất kém

Không đánh giá

Bồi dưỡng kiến thức về KHKT trong chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, các ngành nghề nông thôn; Khoa học công nghệ cao

9,4=126

36,4=485

14,6=196

0,1=2

0

39,7=534

Chuyên đề về nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ HTX, Ban Chủ nhiệm, Ban Quản trị, Ban Kiểm soát; nghiệp vụ kiểm soát trưởng HTX

4,4=59

25,4=342

11,4=153

0,1=1

0

58,7=789

Bồi dưỡng về Luật HTX; chế độ hạch toán theo Thông tư Liên tịch số 74/BTC-BNN giữa Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp & PTNT; hướng dẫn xây dựng Điều lệ HTX, Điều lệ sửa đổi, công tác quản lý tài chính, ngân sách HTX, hướng dẫn sử dụng kinh phí, báo cáo thuế

1,6=21

13,6=183

9,4=127

0,1=2

0

75,3=1013

Các Chủ trương và chính sách về phát triển kinh tế tập thể; Đặc điểm các loại hình kinh tế tập thể; xây dựng kế hoạch phát triển HTX; công tác xây dựng nông thôn mới.

1,1=15

7,1=53

0,1=1

0,1=1

0

87,8=1180

Nghiệp vụ về hội nhập kinh tế thị trường; xây dựng phương án kinh doanh, dịch vụ thương mại, phương pháp xây dựng quảng bá thương hiệu, sản phẩm

0,9=12

4,5=61

2,4=32

0,1=1

0

92,1=1238

- Mức độ đáp ứng nhu cầu của học viên về các phương thức tổ chức các lớp bồi dưỡng cán bộ HTX được đánh giá:

Phương thức tổ chức

ĐVT: % = số phiếu đánh giá (1.344 PĐT)

Rất tốt

Tốt

Bình thường

Kém

Rất kém

Không đánh giá

Tổ chức các lớp hướng dẫn tập trung theo nhóm ngành, nghề

8,1=109

32,7=440

19,1=257

0,6=8

0

39,4=530

Tổ chức các lớp hướng dẫn tập trung theo khu vực xã, liên xã hoặc huyện.

8,1=109

31,8=427

20,5=275

0,9=12

0

38,8=521

Các phương thức hỗ trợ khác (tư vấn, kết hợp các lớp tập huấn chuyên môn KHKT)

1,2=16

2,6=35

1,4=19

0

0

94,8=1274

- Mức độ đáp ứng nhu cầu của học viên về bố trí thời gian, địa điểm lớp học bồi dưỡng cán bộ HTX:

Qua điều tra, có 15,1% = 203/1.344 cán bộ HTX đánh giá rất tốt: 43,7% = 587/1.344 cán bộ HTX đánh giá tương đối tốt: 23,7% = 318/1.344 cán bộ HTX đánh giá bình thường; 1,1% = 15/1.344 cán bộ HTX đánh giá kém; 0,1% = 1/1.344 cán bộ HTX đánh giá rất kém, 16,4% = 220/1.344 cán bộ HTX không đánh giá.

- Mức độ đáp ứng nhu cầu về phương pháp giảng dạy của giảng viên đối với học viên được đánh giá:

Có 16% = 215/1.344 cán bộ HTX đánh giá rất tốt; 46,2% = 621/1.344 cán bộ HTX đánh giá tương đối tốt; 20,1% = 270/1.344 cán bộ HTX đánh giá bình thường; 2% = 27/1.344 cán bộ HTX đánh giá kém; 0,1% = 1/1.344 cán bộ HTX đánh giá rất kém, 15,6% = 210/1.344 cán bộ HTX không đánh giá.

- Mức độ phù hợp của kinh phí hỗ trợ theo các nội dung của lớp bồi dưỡng cán bộ HTX được đánh giá như sau:

Nội dung hỗ trợ

ĐVT: % = số phiếu đánh giá (1.344 PĐT)

Rất phù hợp

Phù hợp

Bình thường

Kém phù hợp

Hoàn toàn không phù hợp

Không đánh giá

Ăn

10,5=141

27,5=370

26,9=496

4,7=63

0,4=5

20=269

Nghỉ

7,4=99

23,2=312

32,3=434

5,4=72

0,9=12

30,9=415

Đi lại

7,7=103

21,7=292

34,1=458

5,8=78

0,4=5

30,4=408

Khác

0,4=5

1,3=18

1,1=15

0,2=3

0

96,9=1303

- Mức độ kịp thời của kinh phí hỗ trợ Bồi dưỡng cán bộ HTX theo các nội dung được đánh giá như sau:

Nội dung hỗ trợ

ĐVT: % = số phiếu đánh giá (1.344 PĐT)

Rất kịp thời

Tương đối kịp thời

Bình thường

Vẫn còn chậm

Rất chậm

Không đánh giá

Ăn

11,2=150

28,1=378

35,3=475

4,1=55

0,4=5

20,8=281

Nghỉ

8,5=114

22,6=304

31,3=421

4,3=58

1,3=18

31,9=429

Đi lại

8,9=120

21,3=286

32,7=440

4,6=62

0,7=10

31,7=426

Khác

0,5=7

1,2=16

0,8=11

0,1=1

0

97,4=1309

- Mức độ phù hợp của phương thức và thủ tục thanh toán các nội dung hỗ trợ bồi dưỡng cán bộ HTX được đánh giá như sau:

Mức độ phù hợp của

ĐVT: % = số phiếu đánh giá (1.344 ĐT)

Rất phù hợp

Phù hợp

Bình thường

Kém phù hợp

Hoàn toàn không phù hợp

Không đánh giá

Phương thức thi trả các nội dung hỗ trợ

9,8=132

31,8=428

33,2=446

2,7=36

0,1=2

22,3=300

Thủ tục thanh toán các nội dung hỗ trợ

9,2=123

26,9=362

32,4=435

3=40

0,4=6

28,1=378

- Mức độ cần thiết về nhu cầu bồi dưỡng cán bộ HTX được đánh giá: Có 67,9% = 913/1.344 cán bộ HTX được điều tra đánh giá rất cần thiết; 14,7% = 197/1.344 cán bộ HTX được điều tra đánh giá tương đối cần thiết: 5,4% = 73/1.344 cán bộ HTX được điều tra đánh giá nhu cầu bình thường; 0,1 = 1/1.344 cán bộ HTX được điều tra đánh giá không cần thiết lắm, còn lại 11,9% = 160/1.344 cán bộ HTX được điều tra không đánh giá.

B. Một số kiến nghị cần sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ thành lập mới HTX; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX trong thời gian tới

I. Chính sách thành lập mi Hợp tác xã

1. Kiến nghị của HTX được điều tra

- Cần có chính sách hỗ trợ 100% kinh phí đ làm thủ tục thành lập mới, hỗ trợ tư vấn trực tiếp kiến thức về HTX. Hỗ trợ phải kịp thời.

- Có chính sách hỗ trợ cấp đt cho HTX thành lập mới xây kho để tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ, xây trụ sở để hoạt động;

- Hỗ trợ về tư vấn pháp lý, pháp luật và xây dựng điều lệ hoạt động cho HTX mới thành lập. HTX chuyển đổi.

- Có chính sách hỗ trợ ban đầu trang thiết bị văn phòng làm việc của HTX mới thành lập.

- Chính sách về hỗ trợ vay vốn ưu đãi lãi suất cho HTX để kinh doanh, dịch vụ, đơn giản thủ tục cho vay để kịp thời về vốn.

2. Kiến nghị của cán bộ HTX

- Cần có chính sách hỗ trợ về đất cho HTX xây dựng trụ s làm việc, kho tàng để kinh doanh, dịch vụ cho xã viên.

- Cần cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các HTX đã có văn phòng riêng.

- Cần có chính sách hỗ trkinh phí để hoàn thiện thủ tục thành lp HTX, hướng dẫn rõ ràng, đơn giản hơn.

- Cần có chính sách hỗ trợ ban đầu trang thiết bị văn phòng làm việc của HTX mới thành lập. Chính sách hỗ trợ cụ thể về mương máng phục vụ tưới tiêu.

- Các cơ quan chức năng cần xem xét và đánh giá các thành phần kinh tế và HTX cho phù hợp với thực tế hiện nay ở nông thôn để HTX phát triển.

- Có chính sách trẻ hóa đội ngũ cán bộ, những cán bộ có tâm huyết với nông dân, nông nghiệp, nông thôn.

- Cần sửa đổi lại chính sách cho những HTX hiện nay không có đất sản xuất nông nghiệp, nhất là về thời gian trong một nhiệm kỳ.

- Có chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi cho HTX lãi suất 0,65%.

- Có chính sách về chế độ phụ cấp lương cho cán bộ HTX và đóng bảo hiểm xã hội cho cán bộ HTX.

- Tổ chức cánh đồng mẫu lớn, Nhà nước cần có chính sách đầu tư máy móc cho HTX nông nghiệp đ hỗ trợ xã viên sản xuất và phục vụ phát triển công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn.

- Do chuyển đổi từ HTX nông nghiệp sang HTX dịch v nên Nhà nước cần có chính sách giảm thuế giá trị gia tăng cho các HTX nông nghiệp chuyển đổi sang kinh doanh, dịch vụ. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho HTX.

- Hướng dẫn dịch vụ tư vấn xây dựng điều lệ HTX đảm bảo phù hp sát với điều kiện thực tế của từng địa phương, HTX.

- Hỗ trợ 100% kinh phí tư vấn, tập huấn hoàn thiện các thủ tục để thành lập HTX. Hỗ trợ đầy đủ các thông tin về chính sách phát triển HTX.

- Nhà nước cần có chương trình khuvến khích các HTX thành lập vì mô hình HTX rất tốt trong xã hội hiện nay đảm bảo quyền của người lao động.

- Hỗ trợ xây dựng tủ sách cho HTX các văn bản, tài liệu chính sách mới về HTX, tài liệu khoa học kỹ thuật.

- y dựng mẫu về thủ tục giấy tờ thành lập HTX trên trang Web của cơ quan có thẩm quyền và cấp giấy phép thành lập HTX.

II. Chính sách đào tạo cán bộ hợp tác xã

1. Kiến nghị của HTX được điều tra

- Ban Chủ nhiệm, ban Quản trị, kim soát đều do từ nông dân bầu lên nên cần các lớp đào tạo cho cán bộ Lãnh đạo HTX bằng hình thức đào tạo từ xa hoặc đào tạo tại chức; cần được đào tạo từ hệ Trung cấp trở n; mở nhiều lớp liên thông lên đại học cho cán bộ HTX.

- Cần có công tác quy hoạch cán bộ HTX đ hàng năm đào tạo nâng cao trình độ quản lý cho lãnh đạo HTX. Nên có chính sách đào tạo chính quy cho cán bộ kế thừa lãnh đạo HTX. Nhà nước hỗ tr kinh phí 100% cho cán bộ HTX nông nghiệp đi học. Chương trình đào tạo gắn với nhu cầu thực tế của HTX.

- Tchức các khóa đào tạo dài hạn cho cán bộ HTX các chuyên ngành về Luật, qun trị kinh doanh, quản lý kinh tế, quản lý nông nghiệp, ngành nghề, khoa học kỹ thuật trong trồng trt, chăn nuôi, thủy sản, tin học để làm việc.

- Nhà nước khuyến khích mở trường đào tạo cán bộ quản lý HTX, hàng năm tăng nguồn kinh phí cho công tác đào tạo cán bộ HTX, mở rộng các ngành ngh đào tạo.

- Thường xuyên mở các lớp đào tạo cho con em xã viên HTX.

- Cần sửa đi kinh phí hỗ trợ ăn, nghỉ, xăng xe cho cán bộ HTX đi học nên theo giá thực tế hiện nay.

2. Kiến nghị của cán bộ HTX

- Cần đa dạng hình thức đào tạo, liên kết mở các lớp đào tạo đại học tại chức tại địa phương cho cán bộ HTX.

- Có chính sách nâng cao độ tuổi đào tạo cho phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương.

- Các trường đào tạo nên có khoa đào tạo về HTX theo xu thế mô hình các quốc gia tiên tiến. Mđào tạo về quản lý điều hành kinh doanh dịch vụ HTX.

- Các khóa đào tạo nên tập trung các nội dung đào tạo chuyên ngành quản lý kinh tế, tài chính, khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp.

- Cần đào tạo lớp trẻ kế cận đủ trình độ, năng lực chuyên môn tâm huyết với nghề đ xây dựng đội ngũ cán bộ HTX có năng lực sáng tạo để xây dựng một hoặc nhiều HTX trên địa bàn dân cư có điều kin phát triển HTX.

- Cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ Trung cấp trở lên cho cán bộ làm việc trong HTX. Đào tạo nên theo nhu cầu của HTX.

- Có chính sách hỗ trợ hợp lý kinh phí đào tạo, nên hỗ trợ 100% kinh phí cho cán bộ HTX nông nghiệp đi học tại các trưng. Nâng cao mức hỗ trợ kinh phí đào tạo về ăn, nghỉ, đi lại.

- Quan tâm mở các khóa đào tạo nghề cho xã viên và cán bộ kỹ thuật của HTX; hỗ trợ 100% kinh phí học nghề cho xã viên.

- Đào tạo cho Ban Chủ nhiệm, ban Quản trị, ban Kim soát và kế toán trưởng HTX về kiến thc, th tục vay vốn và quản lý nguồn vốn vay giúp cho bà con xã viên.

III. Chính sách bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã

1. Kiến nghị của HTX được điều tra

- Các lớp bồi dưỡng nên bố trí thời gian thích hợp từng ngành, nghề để cán bộ HTX được tham dự đy đủ hơn.

- Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng cho Ban Chủ nhiệm, Ban Quản trị, Ban Kiểm soát, kế toán trưởng. Mỗi nhiệm kỳ của cán bộ HTX các cơ quan chuyên môn nên mở lớp bồi dưỡng cho cán bộ Lãnh đạo HTX.

- Nội dung các lớp bồi dưỡng cần tập trung như: Chính sách mới về kinh tế tập thể, Luật HTX, kiến thức quản lý kinh tế, quản lý kinh doanh các loại hình dịch vụ HTX; các lớp chuyển giao tiến bộ KHKT sản xuất nông nghiệp, sản xuất VietGap; quản lý tài chính kế toán HTX; nghiệp vụ tiếp thị, quảng bá thương hiệu và xây dựng thương hiệu.

- Các lớp bồi dưỡng cần tổ chức tham quan thực tế các mô hình HTX làm ăn có hiệu quả.

2. Kiến nghị của cán bộ HTX

- Bố trí các lớp bồi dưỡng về thời gian, địa điểm phù hợp với công tác của cán bộ HTX từng địa phương.

- Nội dung các khóa bồi dưỡng cần tập trung vào các chuyên ngành sát với thực tế công việc chuyên môn của từng chức danh trong HTX.

- Cần tập trung bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ Lãnh đạo HTX về quản lý kinh tế, tài chính HTX, kiến thức về nông nghiệp, nông thôn để thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

- Hàng năm quan tâm mở các lớp bồi dưỡng về Khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, ngành nghề nông thôn cho Lãnh đạo HTX và nghiệp vụ kế toán cho kế toán trưởng HTX.

- Cần bồi dưỡng thường xuyên, liên tục về kiến thức về quản lý, kinh doanh và pháp luật trong kinh doanh, dịch vụ cho Ban Chủ nhiệm, ban Quản trị HTX, Luật HTX và chính sách về phát triển HTX để các HTX đủ sức cạnh tranh cùng các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

- Nhà nước cần tăng nguồn kinh phí cho công tác bồi dưỡng cán bộ HTX để các cơ quan chuyên môn mở rộng đối tượng bồi dưỡng đến xã viên HTX. Định mức bổ trợ các lớp bồi dưỡng cần sửa đổi cho phù hợp với giá cả thực tế hiện nay.

- Các lớp bồi dưỡng phải bố trí thời gian phù hợp giữa học và đi tham quan thực tế để trao đổi kinh nghiệm làm ăn giữa các HTX với nhau./.



1 Phụ lục 1

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 7149/BKHĐT-HTX

Loại văn bản Công văn
Số hiệu 7149/BKHĐT-HTX
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 23/09/2013
Ngày hiệu lực 23/09/2013
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Bộ máy hành chính, Đầu tư
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Cập nhật 11 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Công văn 7149/BKHĐT-HTX năm 2013 hỗ trợ thành lập mới đào tạo bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Công văn 7149/BKHĐT-HTX năm 2013 hỗ trợ thành lập mới đào tạo bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã
Loại văn bản Công văn
Số hiệu 7149/BKHĐT-HTX
Cơ quan ban hành Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Người ký Đặng Huy Đông
Ngày ban hành 23/09/2013
Ngày hiệu lực 23/09/2013
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Bộ máy hành chính, Đầu tư
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Cập nhật 11 năm trước

Văn bản thay thế

Văn bản được căn cứ

Văn bản hợp nhất

Văn bản gốc Công văn 7149/BKHĐT-HTX năm 2013 hỗ trợ thành lập mới đào tạo bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã

Lịch sử hiệu lực Công văn 7149/BKHĐT-HTX năm 2013 hỗ trợ thành lập mới đào tạo bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã

  • 23/09/2013

    Văn bản được ban hành

    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

  • 23/09/2013

    Văn bản có hiệu lực

    Trạng thái: Có hiệu lực