Công văn 7610/BYT-UBQG50

Công văn 7610/BYT-UBQG50 năm 2016 triển khai Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS do Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 7610/BYT-UBQG50 Tháng Hành động quốc gia phòng chống HIV AIDS 2016


ỦY BAN QUỐC GIA
PC AIDS VÀ PC TN MT, MD
BỘ Y TẾ - CƠ QUAN TT PC AIDS
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7610/BYT-UBQG50
V/v Triển khai Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2016

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2016

 

Kính gửi:

Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm các bộ, ngành, đoàn thể và các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương

 

Thực hiện kế hoạch hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2016 và hưởng ứng các mục tiêu 90-90-90 đến năm 2020 của Liên Hợp quốc (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% người nhiễm HIV chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi rút và 90% người nhiễm HIV đã được điều trị bằng thuốc kháng vi rút kiểm soát được số lượng vi rút ở mức thấp), Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm phát động trong cả nước Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2016 từ ngày 10/11 đến ngày 10/12/2016. Năm 2016 tiếp tục thực hiện chủ đề “Hưng tới mục tiêu 90-90-90 để kết thúc dịch AIDS tại Việt Nam” (có Kế hoạch kèm theo).

Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm các bộ, ngành, đoàn thể và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dng kế hoạch cụ thể, chỉ đạo tổ chức thực hiện và giám sát các hoạt động của Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương, đơn vị.

Kết thúc Tháng Hành động, Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm các bộ, ngành, đoàn thể và các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đánh giá, tổng kết và gửi báo cáo về Bộ Y tế (Cục Phòng, chống HIV/AIDS, số 135/3 Núi Trúc, Ba Đình, Hà Nội) trước ngày 20/12/2016 để Bộ Y tế tổng hợp báo cáo Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.

Trân trọng cảm ơn.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- PTT Vũ Đức Đam-Chủ tịch UBQG (để b/c);
- Các thành viên UBQG (đbiết);
- Sở Y tế các tỉnh/thành phố (để thực hiện);
- Lưu: VT, AIDS.

KT. CHỦ TỊCH ỦY BAN
PHÓ CHỦ TỊCH




BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Nguyễn Thị Kim Tiến

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC THÁNG HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS NĂM 2016
(Từ ngày 10/11 - 10/12/2016)
(Kèm theo công văn s 7610/BYT-UBQG ngày 20 tháng 10 năm 2016 của UBQG PCAIDS và PCTNMTMD)

I. MỤC TIÊU

1. Thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn dân nhm thực hiện “Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030”, hướng tới các mục tiêu 90-90-90 để kết thúc dịch AIDS ở Việt Nam vào năm 2030 (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% người nhiễm HIV chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bng thuốc kháng vi rút và 90% người nhiễm HIV đã được điều trị bằng thuốc kháng vi rút kiểm soát được số lượng vi rút ở mức thấp);

2. Nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những người dễ tn thương, người có hành vi nguy cơ cao, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người về dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS;

3. Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIVAIDS với gia đình, xã hội, đặc biệt là trong dự phòng lây nhiễm HIV và tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

4. Mở rộng độ bao phủ, nâng cao chất lượng, tính dễ tiếp cận của các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS đến mọi người dân.

II. CHỦ ĐỀ VÀ KHẨU HIỆU

1. Chủ đề của Chiến dịch phòng, chống AIDS năm 2016: Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) đã phát động mục tiêu 90-90-90 (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi rút và 90% người nhiễm HIV đã được điều trị bằng thuốc kháng vi rút kiểm soát được số lượng vi rút ở mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác) ở cấp độ toàn cầu để tiến tới kết thúc dịch AIDS vào năm 2030. Việt Nam đã cam kết hưng ứng mục tiêu này từ năm 2014 và đây là mục tiêu quan trọng, do vậy năm 2016, Việt Nam tiếp tục tập trung vào chủ đề “Hướng tới mục tiêu 90-90-90 để kết thúc dịch AIDS tại Việt Nam”. (Văn bản giải thích chủ đề Phụ lục 2 kèm theo).

2. Khẩu hiệu của chiến dịch (Phụ lục 1 kèm theo).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TRONG THÁNG HÀNH ĐỘNG

1. Ban hành văn bản hướng dẫn chỉ đạo

Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm các cấp ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tăng cường triển khai các hoạt động trong Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2016 phù hợp với điều kiện và chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị, địa phương.

2. Tổ chức các hội nghị, hội thảo

Tùy điều kiện cụ thể, các hội nghị, hội thảo sau đây cần được tổ chức ở các địa phương, đơn vị:

- Các hội nghị, hội thảo về các chủ đề: Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu 90-90-90 để hướng tới kết thúc AIDS; Huy động và đảm bảo tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS; Kiện toàn các cơ sở điều trị HIV/AIDS đủ điều kiện để có thể chi trả thuốc ARV, xét nghiệm cho người nhiễm HIV thông qua bảo hiểm y tế; Mở rộng độ bao phủ bảo hiểm y tế, hướng tới mục tiêu 100% người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế; Chương trình phối hợp Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư” giai đoạn 2012 - 2020; Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Chống kỳ thị phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng, tại trường học, cơ sở y tế và nơi làm việc.

- Tổ chức gặp mặt, sinh hoạt câu lạc bộ với những người nhiễm HIV, người dễ bị tổn thương với HIV; truyền thông dự phòng lây nhiễm HIV tiếp tục thực hiện hành vi an toàn, tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng; lợi ích của tư vấn xét nghiệm HIV sớm; lợi ích điều trị sớm HIV/AIDS; lợi ích của bảo hiểm y tế với người nhiễm HIV, nguy cơ không tiếp tục được tiếp cận điều trị bằng thuốc kháng vi rút nếu không có thẻ bảo hiểm y tế trong thời gian tới, vận động người nhiễm HIV tham gia và sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh.

- Các hội thảo chuyên đề chia sẻ kinh nghiệm, các mô hình có hiệu quả trong công tác dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS và chống kỳ thị phân biệt đối xử, đặc biệt là các mô hình mà người nhiễm HIV chủ động vươn lên làm chủ trong phòng, chống HIV/AIDS và giúp nhau trong cuộc sống. Chú trọng các mô hình điều trị, can thiệp và giảm tác hại cho đồng bào dân tộc thiu số, vùng sâu vùng xa, các mô hình xã hội hóa trong phòng, chống HIV/AIDS và Phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư”.

3. Tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động trong Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS

a) Lễ phát động Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS

- Ủy ban Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm khuyến khích các bộ, ngành, đoàn thể và các tỉnh, thành phố tổ chức Lễ phát động Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2016.

- Thời điểm tổ chức Lễ phát động Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS cần được thực hiện trước hoặc trong ngày mở đầu Tháng Hành động (ngày 10/11/2016).

b) Lễ mít tinh và diễu hành quần chúng hưởng ứng Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS

- Lễ mít tinh và diễu hành quần chúng hưởng ứng Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS năm 2016 tổ chức tập trung tại cấp bộ, ngành và tỉnh/thành phố. Các cuộc mít tinh và diễu hành quần chúng nên được tổ chức vào thời điểm thuận lợi cho việc huy động cộng đồng tham gia như ngày cuối tuần (26-27/11) hoặc Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS (01/12/2016). Ngoài Lễ mít tinh, có thể tổ chức các sự kiện phối hợp như điều hành hoặc quần chúng đi bộ, đạp xe, chạy, trưng bày, triển lãm, ca nhạc, biu diễn kịch, truyền thông lưu động hoặc các sự kiện gây quhỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS.

- Ngoài mít tinh và diễu hành cấp tỉnh, thành phố, Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm khuyến khích các tỉnh, thành phố, các bộ ngành chỉ đạo các địa phương, đơn vị tổ chức các cuộc mít tinh hoặc các sự kiện thích hợp khác tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, đơn vị.

c) Tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS

- Về nội dung truyền thông cần chú trọng vào các nội dung sau:

+ Các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV và lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV;

+ Lợi ích của tư vấn xét nghiệm sớm HIV và xét nghiệm định kỳ với nhóm có hành vi nguy cơ cao;

+ Điều trị bằng thuốc ARV: Lợi ích của điều trị bằng thuốc ARV, Lợi ích tiếp cận sớm với các dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV/AIDS; quảng bá các dịch vụ điều trị ARV tại địa phương v.v...

+ Bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS: Sự cần thiết, quyền lợi, mức đóng, mức hưởng và thủ tục tham gia cũng như cách sử dụng bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

+ Huy động và đảm bảo tài chính cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS.

+ Luật Phòng, chống HIV/AIDS cn nhấn mạnh về quyn và nghĩa vụ của người nhiễm HIV, những điều khoản liên quan đến quyền tiếp cận điều trị và chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV/AIDS;

+ Chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS;

- Về hình thức: cần linh hoạt và triển khai đa dạng phong phú các hình thức truyền thông phù hợp với nguồn lực sẵn có của từng địa phương.

+ Truyền thông trực tiếp như truyền thông với cá nhân, truyền thông nhóm, thăm gia đình người nhiễm HIV hoặc người có hành vi nguy cơ cao; tư vấn tại các cơ sở y tế; tổ chức sinh hoạt của các câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS, các nhóm tự lực, các nhóm giáo dục đồng đẳng (lưu ý cần huy động sự tham gia của người nhiễm HIV).

+ Truyền thông đại chúng: Ưu tiên về thời điểm, thời lượng phát sóng trên đài phát thanh, đài truyền hình; dung lượng và vị trí đăng trên báo in, báo điện tử trong Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS; tăng cường truyền thông qua các chương trình giải trí trên truyền hình, các phóng sự, các chương trình quảng cáo, các chương trình tọa đàm, giao lưu với những người nổi tiếng về HIV/AIDS... Xây dựng chuyên trang, chuyên mục, đăng tải tin, bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương như Đài Phát thanh và Truyền hình, báo in, báo điện tử.

+ Truyền thông lưu động, đội chiếu bóng lưu động, các cuộc thi tìm hiểu phòng, chống HIV/AIDS; Tổ chức các đêm giao lưu văn nghệ truyền thông phòng, chống HIV/AIDS, nhất là xã, phường, thôn, ấp, bản.

+ Tổ chức các sự kiện truyền thông có sự tham gia của người nhiễm HIV và gia đình; của các nhà lãnh đạo, người nổi tiếng và lãnh đạo cộng đồng;

+ Phát triển và phổ biến các phương tiện và tài liệu truyền thông: Xây dựng các cụm panô, khẩu hiệu, treo băng roll tại các địa điểm công cộng có đông người qua lại như các trục đường giao thông chính, các bến xe, công viên; cửa ngõ thành phố, xã phường, thôn, ấp, bản và cổng các cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh viện; Phổ biến các ấn phẩm truyền thông phòng, chống HIV/AIDS khác như áp phích, tranh gấp, tờ rơi, sách mỏng về phòng, chống HIV/AIDS.

4. Triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khác

- Giới thiệu, quảng bá rộng rãi về lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS và giới thiệu chi tiết các cơ sở cung cấp các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS sẵn có tại địa phương, đơn vị, bao gồm cả các dịch vụ chuyển tiếp, chuyển tuyến để mọi người dân, đặc biệt là những người dễ tổn thương, người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS dễ dàng tiếp cận và sử dụng;

- Tổ chức mở rộng việc cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS như tư vấn xét nghiệm HIV lưu động; xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng; điểm cấp phát thuốc Methadone; điểm cấp phát thuốc ARV tại các trạm y tế xã.

- Tổ chức các hoạt động truyền thông vận động đưa trẻ nhiễm HIV đến trường học chung với trẻ không nhiễm HIV và chống kỳ thị phân biệt đối xử với trẻ nhiễm HIV;

- Tổ chức vận động các doanh nghiệp tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động, nhận người lao động là người nhiễm HIV, người sau cai, người đang được điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

- Tổ chức các chương trình vận động các tổ chức, cá nhân và gia đình tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, ng hộ gây quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV, mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV và tổ chức thăm hỏi người nhiễm hoặc nhóm người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS tại địa phương;

- Tổ chức các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số;

- Kiện toàn, củng cố hệ thống chuyển tiếp, chuyển tuyến, đặc biệt là dịch vụ cung cấp các phương tiện dự phòng lây nhiễm HIV như bao cao su, bơm kim tiêm sạch cho mọi người dân có nhu cầu tại cộng đồng;

- Rà soát, chấn chỉnh, giám sát hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ, đảm bảo tính sẵn có, tính dễ tiếp cận của các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, đặc biệt là các dịch vụ can thiệp giảm thiu tác hại dự phòng lây nhiễm HIV;

- Vận động những người tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số, tôn giáo, dòng họ (già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo, trưởng họ, trưởng tộc...) tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong đồng bào vùng dân tộc và miền núi;

- Vận động các tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự khác và mạng lưới người nhiễm HIV tại địa phương tích cực tham gia và tổ chức các hoạt động nhân Tháng Hành động;

- Tổ chức cho các nhà lãnh đạo các cấp tham gia thuyết trình bao gồm cả đánh giá và làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, các cá nhân trong công tác phòng, chống HIV/AIDS tại các cuộc họp, hội nghị, các sự kiện truyền thông phòng, chống HIV/AIDS, đi thăm hỏi, động viên các tổ chức, cơ sở chăm sóc, hỗ trợ và điều trị bệnh nhân AIDS, các câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS, các nhóm tự lực và cá nhân, gia đình bệnh nhân AIDS giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS hòa nhập cộng đồng;

- Tổ chức các chuyến giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác phòng chống HIV/AIDS của các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Y tế - Cơ quan thường trực phòng, chống HIV/AIDS của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm

- Xây dựng hướng dẫn các Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và các tỉnh thành phố tổ chức thực hiện Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS;

- Phi hợp với UBND thành phố Đà Nng tổ chức mít tinh và diễu hành quần chúng cấp quốc gia hưởng ứng Tháng Hành động và Ngày thế giới phòng, chống AIDS vào ngày 27/11/2016;

- Tổ chức các sự kiện khác nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS như: Giải báo chí toàn quốc lần thứ V về HIV/AIDS; Tổ chức gặp mặt các Tổng biên tập, phóng viên báo chí, Bộ ngành đoàn thtrung ương; Gặp mặt các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực HIV/AIDS để thông báo kế hoạch tổ chức các hoạt động Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và vận động đơn vị chức tham gia Tháng Hành động;

- Phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan báo chí ở Trung ương thực hiện Chiến dịch truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng trong Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS...;

- Vận động sự tham gia của các tổ chức quốc tế đang hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam tham gia các hoạt động của Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở các địa phương, đơn vị;

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan thành viên y ban Quốc gia giải quyết các vướng mắc (nếu có) liên quan đến Tháng Hành động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Tổng hợp và báo cáo Chính phvà Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm kết quả hoạt động Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS của các bộ, ngành, đoàn thể và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Ban Chỉ đạo Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương

- Ban hành văn bản chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống tổ chức các hoạt động nhằm hưởng ứng Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS theo Hướng dẫn này;

- Kiện toàn Ban chỉ đạo, phân công các thành viên của Ban Chđạo trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc chuẩn bị và tổ chức thực hiện Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS;

- Giải quyết hoặc tham mưu cho cấp có thẩm quyền giải quyết các vướng mắc (nếu có) liên quan đến Tháng Hành động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Tổ chức các hoạt động của Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với chức năng nhiệm vụ và hoàn cảnh thực tế của cơ quan, tổ chức, đơn vị, trong đó tập trung các hoạt động về các cơ quan, tổ chức, đơn vị cơ sở;

- Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn chi tiết, khuyến khích các cơ quan, tổ chức, đơn vị cơ sở tổ chức mít tinh và điều hành quần chúng theo hướng dẫn;

- Theo dõi, giám sát, tổng hợp báo cáo các hoạt động thực hiện trong Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS của bộ, ngành, đoàn thể mình và gửi về Bộ Y tế - Cơ quan thường trực phòng, chống HIV/AIDS của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm (Cục Phòng, chống HIV/AIDS).

3. Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị trong tỉnh tổ chức Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, đơn vị;

- Tổ chức Lễ mít tinh và diễu hành cấp tỉnh, các hội nghị, hội thảo, tổ chức chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi và truyền thông vận động cũng như các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khác trong Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS như đã hướng dẫn ở trên;

- Phân công và chỉ đạo cho các thành viên của Ban Chỉ đạo trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các địa phương, đơn vị trong việc chuẩn bị và tổ chức thực hiện Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS;

- Theo dõi, giám sát, tổng hợp báo cáo các hoạt động thực hiện trong Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS của các địa phương, đơn vị và gửi về Bộ Y tế - Cơ quan thường trực phòng, chống HIV/AIDS của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm (Cục Phòng, chống HIV/AIDS) theo quy định (mẫu báo cáo kèm theo).

 

PHỤ LỤC 1

KHẨU HIỆU CỦA THÁNG HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG AIDS NĂM 2016

1. Nhiệt liệt hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS 01/12/2016!

2. Hãy hành động vì “Mục tiêu 90-90-90 để hướng tới kết thúc dịch AIDS tại Việt Nam”!

3. Xét nghiệm HIV sớm là để bảo vệ chính mình và người thân!

4. Tiếp cận sớm các dịch vụ điều trị HIV/AIDS là quyền lợi của người nhiễm HIV!

5. Tham gia bảo hiểm y tế giúp người nhiễm HIV giảm gánh nặng chi phí điều trị!

6. Tham gia bảo hiểm y tế là cách tốt nhất để người nhiễm HIV được điều trị liên tục suốt đời!

7. Chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS là góp phần phòng, chống HIV/AIDS!

8. Hãy chia sẻ và chăm sóc người nhiễm HIV để giúp họ tiếp tục sống khỏe, sống có ích!

9. Phụ nữ mang thai cần tư vấn và xét nghiệm HIV trong 3 tháng đầu để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

10. Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS!

11. Hãy dùng riêng bơm kim tiêm sạch để phòng tránh lây nhiễm HIV!

12. Hãy sử dụng bao cao su đbảo vệ cho bạn và gia đình!

13. Phòng, chống HIV/AIDS là bảo vệ chính bạn và gia đình bạn!

14. Người nghiện ma túy hãy đến các cơ sở điều trị Methadone để được khám và điều trị!

15. Điều trị ARV sớm giúp người nhiễm HIV sống khỏe mạnh và giảm lây nhiễm HIV cho người khác!

16. Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2016!

 

PHỤ LỤC 2

CHỦ ĐỀ NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG, CHỐNG AIDS NĂM 2015
(Tài liệu giải thích chủ đề)
“Hướng tới mục tiêu 90-90-90 để kết thúc dịch AIDS tại Việt Nam”

Mục tiêu 90-90-90

Tại hội nghị AIDS toàn cầu ở Australia tháng 7 năm 2014, Liên Hợp quốc đã đưa ra các mục tiêu đến năm 2020 có 90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi rút ở mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác. Ba mục tiêu này được gọi là Mục tiêu 90 - 90 - 90 của Liên hợp quốc.

Các mục tiêu 90-90-90 là nhng dấu mốc quan trọng có tính chiến lược trong phòng, chống HIV/AIDS nói chung cũng như để có thể kết thúc dịch HIV/AIDS vào năm 2030 bởi vì:

- 90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình: Nếu một người nhiễm HIV mà không biết mình nhiễm thì có thể vô tình làm lây nhiễm HIV cho người thân và cho người khác trong cộng đồng. Hơn nữa nếu chúng ta không biết được thì không thể tiếp cận và cung cấp được các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS cho họ. Không biết được số người nhiễm HIV thực tế trong cộng đồng cũng sẽ gây khó khăn trong việc lập kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS.

- 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV: Việc điều trị sớm bằng thuốc ARV sẽ giúp cho người nhiễm HIV tiếp tục kéo dài cuộc sng khỏe mạnh, giảm các nhiễm trùng cơ hội. Hơn nữa, việc điều trị sớm bằng thuốc ARV và đúng sẽ làm giảm khả năng lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục và giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con.

- 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lưng vi rút ở mức thấp đsống khỏe mạnh và giảm nguy cơ lây truyền HIV sang người khác: Việc kiểm soát tải lượng vi rút HIV ở mức thấp dưới ngưỡng phát hiện là chbáo quan trọng liên quan đến chất lượng và tuân thủ điều trị bằng thuốc kháng HIV.

Như vậy, các mục tiêu này có liên quan mật thiết với nhau. Từ tiếp cận với những người có hành vi nguy cơ cao để tư vấn, dự phòng lây nhiễm HIV và tạo cơ hội cho họ tiếp cận các dịch vụ xét nghiệm HIV. Khi một người được chẩn đoán nhiễm HIV cần được kết nối với dịch vụ điều trị ARV và duy trì tốt việc tuân thủ điều trị. Nếu đạt được 3 mục tiêu quan trọng này thì chúng ta có thể phát hiện được hầu hết những người nhiễm HIV trong cộng đồng; điều trị được hầu hết những người nhiễm HIV với kết quả điều trị tốt, giảm tối đa khả năng lây nhiễm HIV cho người khác, người đã nhiễm HIV có cuộc sống khỏe mạnh, từ đó có thể đạt được mục tiêu to lớn hơn là kết thúc đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030.

Tại sao năm 2016, Việt Nam lại tiếp tục chọn chủ đề “Hướng tới mục tiêu 90-90-90 để kết thúc dch AIDS ti Vit Nam”?

Năm 2014, thay mặt Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy mại dâm đã cam kết và hưởng ứng các mục tiêu 90-90-90 mà Liên hợp quốc đã đề ra. Như đã đề cập ở trên, mỗi mục tiêu là một dấu mốc hết sức quan trọng để khẳng định những kết qucủa công cuộc phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam. Nếu 90% số người nhiễm HIV được biết tình trạng nhiễm HIV của mình như vậy công tác giám sát và xét nghiệm của chúng ta đã được làm tốt. Chúng ta có thể tiếp cận, quản lý, tư vấn cung cấp các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị cho phần lớn người nhiễm HIV. Nếu 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV liên tục thì không những chúng ta đã làm tốt công tác điều trị sớm chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV mà còn giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho cộng đồng và giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con. Nếu 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi rút ở mức thấp và ổn định tức là tải lượng vi rút HIV ở mức thấp dưới ngưỡng phát hiện là chỉ báo quan trọng đánh giá chất lượng điều trị cũng như sự tuân thủ điều trị tốt của bệnh nhân. Như vậy, nếu chúng ta đạt được 3 mục tiêu 90 - 90 - 90 thì chúng ta có thể phát hiện được hầu hết những người nhiễm HIV trong cộng đồng; điều trị được hầu hết những người nhiễm HIV với kết quả điều trị tốt, giảm tối đa khả năng lây nhiễm HIV cho người khác, người đã nhiễm HIV có cuộc sống khỏe mạnh, từ đó có thể đạt được mục tiêu to lớn hơn là kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030 như Liên Hợp quốc đề ra.

Năm 2016 là năm thứ ba liên tiếp, Việt Nam tiếp tục theo đuổi và thực hiện mục tiêu này. Mặc dù trong những năm qua, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong phòng, chống HIV/AIDS như 8 năm liền dịch HIV được kiểm soát ở cả 3 tiêu chí: Giảm số người nhiễm mới HIV hàng năm; giảm số người chuyển sang AIDS và giảm số người tử vong do HIV/AIDS. Việt Nam đã tiếp tục kiểm soát được tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư ở mức dưới 0,3%. Tuy nhiên theo báo cáo tổng hợp từ các địa phương các chỉ tiêu hiện tại của Việt Nam còn khá xa so với các mục tiêu 90-90-90 mà Liên Hợp quốc đề ra. Với mục tiêu 90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình thì Việt Nam đã đạt được khoảng gần 80%. Tuy nhiên, mục tiêu 90% người nhiễm HIV được điều trị ARV thì còn khá xa so với mục tiêu của Liên hợp quốc và mới chỉ đạt khoảng gần 50%. Với mục tiêu 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi rút ở mức thấp và ổn định, Việt Nam hiện đang mở rộng xét nghiệm tải lượng vi rút theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới tiến tới như là xét nghiệm thường quy. Điều này đòi hỏi cần sự cam kết và nlực lớn hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa của mi người lãnh đạo, mỗi người dân trong việc nâng cao nhận thức về phòng, chống HIV/AIDS. Nó cũng đòi hỏi chương trình phòng, chống HIV/AIDS cần phải có những điều chỉnh thích hợp với tình hình mới. Đây là những mục tiêu hết sức tham vọng và rất thách thức nhất là trong giai đoạn tới khi nguồn lực viện trợ quốc tế cho Việt Nam giảm nhanh nhưng đây là những mục tiêu quan trọng. Thực hiện được những mục tiêu này không chlà bảo vệ sức khỏe tính mạng của con người mà còn là sự ổn định và phát triển của quốc gia. Trong bối cảnh dịch HIV mang tính toàn cầu và tác động toàn cầu, nếu Việt Nam làm tốt công tác phòng, chống HIV/AIDS nói chung và thực hiện thắng lợi các mục tiêu 90-90-90 thì nó không chcó ý nghĩa thiết thực đối với người dân Việt Nam mà cả với cộng đồng quốc tế và điều quan trọng đó là tiền đề để tiến tới kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030.

 

PHỤ LỤC 3

BÁO CÁO NHANH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THÁNG HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS NĂM 2016

Tên đơn vị báo cáo: ……………………….

Stt

Tên hoạt động

Đơn vị thực hiện chính

Đơn vị phối hp

Thời gian tổ chức

Địa điểm tổ chức

Dự kiến kết quả

1

………

 

 

 

 

 

………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày ……. tháng……năm 2016
LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ

Ghi chú: - Báo cáo này dành cho các Ban Chđạo Phòng, chống HIV/AIDS các tỉnh tng hợp trên cơ sở kế hoạch của các tuyến.

- Đề nghị các đơn vị gửi Báo cáo nhanh về Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Phòng Truyền thông - Huy động cộng đồng) trước ngày 20/11/2016 để tổng hợp báo cáo Ủy ban Quốc gia. Điện thoại: 043.7367143, Fax: (04) 3.8465732, Email: [email protected]

 

SỞ Y TẾ
TRUNG TÂM PC
HIV/AIDS……………………..
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……./TT-AIDS

…………, ngày    tháng    năm 2016

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THÁNG HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA PHÒNG,/CHỐNG HIV/AIDS NĂM 2016

Kính gửi:

- Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế
- Sở Y tế tỉnh/thành phố: ………………..

I. Quản lý chỉ đạo:

Ban hành Văn bản chỉ đạo hướng dẫn trin khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS

+ Có □                                + Không □

Cấp ban hành:

- Ủy ban nhân dân tỉnh/ thành phố □

- Sở Y tế □

II. Các hoạt động cụ thể

1. Các hoạt động tại tuyến tỉnh

1.1. Tổ chức mít tinh và diễu hành quần chúng

+ Mít tinh và diễu hành: Có □                  Không □

+ (Nếu có) Số người tham dự: …………………….

1.2. Tổ chức các hoạt động truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng

Hình thức

Không

Nếu có

Đài phát thanh truyền hình tỉnh/thành phố

 

 

 

Phim/ Phóng sự

 

 

Số lần phát sóng:

Spot cổ động

 

 

Số lần phát sóng:

Tọa đàm

 

 

Số lần phát sóng:

Báo in, báo điện tử

 

 

S tin, bài viết :

Xây dựng các cụm panô, khẩu hiệu, treo băng rol

 

 

Scụm pano :

Số khẩu hiệu, băng roll:

Phân phát tranh gấp, tờ rơi,sách mỏng, áp phích

 

 

Số tranh gấp, tờ rơi :

S áp phích :

Số sách mỏng :

Bản tin HIV:

Tạp chí AIDS và cộng đồng:

Khác (ghi rõ):

 

 

 

1.3. Tổ chức các hoạt động truyn thông truyền thông trực tiếp

Hình thức

Không

Nếu có

Tiếp cận với cá nhân, nhóm

 

 

Slượt người:

Thăm gia đình

 

 

Số lần:

Tổ chức sinh hoạt của các câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS, các nhóm tự lực, nhóm giáo dục đồng đẳng

 

 

Số lần:

Tuyên truyền lưu động, đội chiếu bóng lưu động

 

 

Slần:

Tổ chức các cuộc thi phòng, chống HIV/AIDS

 

 

Số lần:

Khác (ghi rõ)

1.4. Tổ chức các chuyến giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS

+ Có: □

 

+ Không: □

Nếu có ghi rõ:

- Số lần: …………….

Ngành Y tế: □

 

- Thành phần tham gia:

Liên ngành: □

1.5. Các hoạt động khác (ghi rõ)

2. Các hoạt động tại tuyến huyện

2.1. Tổ chức mít tinh và diễu hành quần chúng

+ Số huyện/thị có mít tinh và diễu hành: …………..

+ Số người tham dự: …………………………………

2.2. Tổ chức các hoạt động truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng

Hình thức

Không

Nếu có

Đài phát thanh truyền hình huyện

 

 

 

Phim/ Phóng sự

 

 

Số lần phát sóng: ………

Spot cổ động

 

 

Số lần phát sóng: ………

Tọa đàm

 

 

Số lần phát sóng: ……..

Báo in, báo điện tử

 

 

Stin, bài viết: ………..

Xây dựng các cụm panô, khẩu hiệu, treo băng rol

 

 

Số cụm pano: …………

Sổ khẩu hiệu, băng rol: ……….

Phân phát tranh gấp, trơi, sách mỏng, áp phích

 

 

Stranh gấp, tờ rơi:

Số áp phích:

Số sách mỏng:

2.3. Tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp

Hình thức

Không

Nếu có

Nói chuyện sức khỏe với cá nhân, nhóm

 

 

Số lần: ……………..

Thăm gia đình

 

 

Số lần: ……………..

Tổ chức sinh hoạt của các câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS, các nhóm tự lực, nhóm giáo dục đồng đẳng

 

 

Số lần: ……………..

Tuyên truyền lưu động, đội chiếu bóng lưu động

 

 

Số lần: ……………..

Tổ chức các cuộc thi phòng, chống HIV/AIDS

 

 

Số lần: ……………..

2.4. Tổ chức các chuyến giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS

+ Có: □

+ Không: □

 

+ Nếu có ghi rõ:

- Số lần: …………….

 

 

- Thành phần tham gia:

Ngành Y tế: ……………

Liên ngành: ……………

2.5. Các hoạt động khác (ghi rõ)

3. Các hoạt động tại tuyến xã/phường/thị trấn

3.1. Tổ chức mít tinh và diễu hành quần chúng

+ Tổng số cuộc mít tinh tại xã phường:………….

+ Tổng số người tham dự: ………… người

3.2. Các hoạt động khác

III. Đánh giá chung

1. Thuận lợi

2. Khó khăn

IV. Đề xuất, khuyến nghị

 


Nơi gửi:
- Như trên;
- Lưu VT.

GIÁM ĐỐC

Ghi chú: Đnghị các đơn vị gửi Báo cáo kết quả hoạt động về Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Phòng TT và HĐCĐ) trước ngày 20/12/2016 bằng email và văn bản để tổng hợp báo cáo Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.

Điện thoại: 043.7367143, Fax: (04) 3.8465732, Email: tungvaac@gmail.com

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 7610/BYT-UBQG50

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu7610/BYT-UBQG50
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành20/10/2016
Ngày hiệu lực20/10/2016
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Thể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Công văn 7610/BYT-UBQG50 Tháng Hành động quốc gia phòng chống HIV AIDS 2016


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 7610/BYT-UBQG50 Tháng Hành động quốc gia phòng chống HIV AIDS 2016
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu7610/BYT-UBQG50
                Cơ quan ban hànhchống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm, Uỷ ban Quốc gia phòng
                Người ký***, Nguyễn Thị Kim Tiến
                Ngày ban hành20/10/2016
                Ngày hiệu lực20/10/2016
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Thể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Công văn 7610/BYT-UBQG50 Tháng Hành động quốc gia phòng chống HIV AIDS 2016

                      Lịch sử hiệu lực Công văn 7610/BYT-UBQG50 Tháng Hành động quốc gia phòng chống HIV AIDS 2016

                      • 20/10/2016

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 20/10/2016

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực