Nội dung toàn văn Công văn 7809/BNN-TL 2023 đánh giá 05 năm thi hành Luật Thủy lợi
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7809/BNN-TL | Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2023 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 27/02/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật Thủy lợi.
Để có cơ sở rà soát, đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức rà soát, đánh giá tình hình 05 năm thực hiện Luật Thủy lợi tại địa phương (từ ngày 01/7/2018 đến nay), theo các nội dung cụ thể sau:
1. Công tác chỉ đạo, điều hành triển khai thi hành Luật Thủy lợi.
2. Kết quả đạt được trong thi hành Luật Thủy lợi.
3. Đánh giá về những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
4. Đề xuất, kiến nghị.
(Chi tiết theo Đề cương báo cáo gửi kèm)
Báo cáo tổng kết, đánh giá thi hành Luật Thủy lợi của các địa phương gửi về Cục Thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội (điện thoại 024.32444055; mail: [email protected]) trước ngày 30 tháng 11 năm 2023 để tổng hợp.
Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo thực hiện./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐỀ CƯƠNG
BÁO CÁO TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ THI HÀNH LUẬT THỦY LỢI
(từ 01/7/2018 đến nay)
(Kèm theo Công văn số 7809/BNN-TL ngày 30 tháng 10 năm 2023)
I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT
1. Công tác tuyên truyền, phổ biến thi hành pháp luật về thủy lợi.
2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người tham gia hoạt động thủy lợi.
3. Công tác ban hành văn bản: Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản triển khai thực hiện theo quy định pháp luật về thủy lợi tại địa phương (Nghị quyết, Quyết định, Kế hoạch, văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện Luật Thủy lợi và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật).
4. Kinh phí thực hiện: Việc bố trí nguồn kinh phí để các cơ quan, đơn vị tại địa phương chủ động tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao về công tác triển khai thi hành Luật Thủy lợi.
II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG THI HÀNH LUẬT THỦY LỢI
1. Tổng quát chung hiện trạng công trình thủy lợi trên địa bàn
- Các công trình thủy lợi trên địa bàn (đập, hồ chứa, trạm bơm, cống, kênh…, theo phân loại: lớn, vừa và nhỏ);
- Cơ quan quản lý;
- Đơn vị khai thác.
2. Công tác tổ chức lập, rà soát quy hoạch thủy lợi
- Công tác tổ chức lập, rà soát Quy hoạch thủy lợi/Phương án phát triển mạng lưới thủy lợi (trong quy hoạch Tỉnh) trên địa bàn.
- Các Quy hoạch thủy lợi/Phương án phát triển mạng lưới thủy lợi (trong quy hoạch Tỉnh) đang có hiệu lực.
3. Đầu tư xây dựng công trình thủy lợi
Công tác đầu tư xây dựng công trình thủy lợi (đập, hồ chứa nước; trạm bơm, cống, kênh …).
4. Quản lý, khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi
4.1. Quy trình vận hành công trình thủy lợi (QTVH): Tình hình lập, phê duyệt, điều chỉnh, công bố và tổ chức thực hiện quy trình vận hành công trình thủy lợi (QTVH công trình thủy lợi theo quy định Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT , Thông tư số 03/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT ; Đối với hồ chứa QTVH theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước); Số công trình phải lập QTVH theo quy định; số công trình đã lập QTVH; Số công trình chưa có QTVH.
4.2. Quản lý an toàn đập, hồ chứa nước (theo quy định của Nghị định số 114/2018/NĐ-CP)
- Kê khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa nước: Số công trình đã kê khai/công trình chưa kê khai ;
- Công tác kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước, quyết định phương án tích nước và giải pháp bảo đảm an toàn đối với đập, hồ chứa nước;
- Công tác quan trắc công trình đập, hồ chứa nước; quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn; cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu về đập, hồ chứa thủy lợi của Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Công tác kiểm định an toàn đập, hồ chứa nước: số công trình đã kiểm định; số công trình chưa kiểm định;
- Phương án ứng phó thiên tai; phương án ứng phó tình huống khẩn cấp, bản đồ ngập lụt vùng hạ du (số liệu về các phương án đã lập);
- Lập, lưu trữ hồ sơ kỹ thuật về quản lý công trình thủy lợi: Số công trình có đầy đủ hồ sơ lưu trữ theo quy định; Số công trình không đủ hồ sơ lưu trữ.
4.3. Phương án bảo vệ công trình thủy lợi và cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
- Phương án bảo vệ công trình thủy lợi: số công trình phải lập PABV theo quy định tại Điều 41 Luật Thủy lợi và Điều 23 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP; số công trình đã phê duyệt phương án bảo vệ; số công trình chưa có phương án bảo vệ.
- Cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi: số công trình phải cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ theo quy định tại Điều 22 Thông tư 05/2018/TT- BNNPTNT, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 03/2022/TT-BNNPTNT ; số công trình đã cắm mốc; số công trình chưa cắm mốc.
4.4. Các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
- Tình hình cấp phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi (theo quy định tại Điều 44 Luật Thủy lợi và Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ; Nghị định số 114/2018/NĐ-CP); Số lượng giấy phép đã cấp.
- Kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
- Tình hình vi phạm và xử lý vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi (số vụ vi phạm; kết quả giải quyết, xử phạt vi phạm hành chính).
5. Tổ chức và phương thức khai thác công trình thủy lợi
- Mô hình tổ chức khai thác công trình thủy lợi;
- Việc phân cấp quản lý công trình;
- Năng lực của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn;
- Thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi.
- Phương thức khai thác công trình thủy lợi: Giao nhiệm vụ/đặt hàng/đấu thầu và các phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi theo quy định tại Điều 15 Nghị định 129/2017/NĐ-CP.
6. Giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi
- Việc xây dựng phương án giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi và giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác.
- Tổ chức xây dựng hoặc rà soát, sửa đổi bổ sung định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi.
7. Thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng
- Mô hình tổ chức thủy lợi cơ sở, quản lý khai thác thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng;
- Năng lực của tổ chức, cá nhân quản lý khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng;
- Tình hình thành lập, củng cố tổ chức thủy lợi cơ sở;
- Việc ban hành thiết kế mẫu, thiết kế điển hình công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng;
- Thực hiện quy định về toàn bộ người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi là thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở;
- Các chính sách hỗ trợ đặc thù khác ngoài các chính sách đã quy định tại Nghị định số 77/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.
8. Khoa học công nghệ
Việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ mới, công nghệ tiên tiến trong hoạt động thủy lợi.
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Đánh giá chung về kết quả đạt được.
2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
- Tồn tại, bất cập của Luật Thủy lợi: các nội dung quy định có mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, gây khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn (nêu rõ Điều, khoản, điểm);
- Các quy định pháp luật chuyên ngành khác (Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Giá, Luật Quản lý sử dụng tài sản công, Pháp lệnh bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia ...) có mâu thuẫn, chồng chéo với quy định pháp luật về Thủy lợi (nêu cụ thể từng nội dung).
- Những nội dung chưa có quy định, cần được bổ sung trong Luật Thủy lợi.
- Nguyên nhân (chủ quan, khách quan).
IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Thủy lợi.
- Nhóm chính sách về điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch thủy lợi (nếu có).
- Nhóm chính sách về đầu tư xây dựng công trình thủy lợi (nếu có).
- Nhóm chính sách quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi (nếu có).
- Nhóm chính sách mô hình tổ chức, năng lực của tổ chức/cá nhân(nếu có).
- Nhóm chính sách về tài chính trong quản lý, khai thác CTTL (nếu có).
- Nhóm chính sách về thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng (nếu có).
.....
(theo mẫu tại Phụ lục kèm theo)
2. Đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Bộ, ngành./.
PHỤ LỤC
CÁC NỘI DUNG QUY ĐỊNH CÓ MÂU THUẪN,CHỒNG CHÉO, BẤT CẬP, VƯỚNG MẮC TRONG THỰC TIỄN, CẦN ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LUẬT THỦY LỢI
(Kèm theo Công văn số 7809/BNN-TL ngày 30 tháng 10 năm 2023)
TT | Tên văn bản/Nhóm nội dung | Quy định có mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, những vấn đề vướng mắc trong thực tiễn | Thuyết minh | Đề xuất hướng xử lý | Ghi chú |
I | Các nội dung có mâu thuẫn, chồng chéo trong Luật thủy lợi | ||||
1 | Nhóm chính sách về điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch thủy lợi (nếu có) | ||||
..... | |||||
Nhóm chính sách quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi (nếu có). | |||||
..... | |||||
II | Các quy định pháp luật chuyên ngành khác có mâu thuẫn, chồng chéo với luật Thủy lợi | ||||
..... | |||||
III | Những nội dung chưa có quy định, cần được bổ sung trong Luật Thủy lợi | ||||
..... |