Công văn 8226/BCT-TKNL

Nội dung toàn văn Công văn 8226/BCT-TKNL 2022 nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài


BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 8226/BCT-TKNL
V/v nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2022

Kính gửi: Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Căn cứ quy định tại Nghị định số 152/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 12 năm 2020 quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, Bộ Công Thương gửi Quý Cục báo cáo về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài như sau:

1. Thông tin về đơn vị quản lý người lao động nước ngoài:

- Tên tổ chức: Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương (Chủ dự án Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam - Đan Mạch giai đoạn 2020 - 2025 (Chương trình DEPP3)).

- Loại hình tổ chức: Cơ quan quản lý nhà nước

- Tổng số lao động đang làm việc tại tổ chức (Văn phòng dự án Chương trình DEPP3): 02 người, trong đó số lao động nước ngoài đang làm việc là: 0 người.

- Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

- Điện thoại: (024) 22202358; Email: [email protected]

- Website: moit.gov.vn; depp3.vn

- Cơ quan cấp: Bộ Công Thương

- Thời hạn của giấy phép hoạt động: Nghị định 96/2022/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29 tháng 11 năm 2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2022.

- Lĩnh vực hoạt động: Quản lý nhà nước về tiết kiệm năng lượng ngành Công Thương.

- Người nộp hồ sơ của tổ chức để liên hệ khí cần thiết (số điện thoại, email): Nguyễn Thị Hải Ngọc, ĐT: 0933.111.185, Email: [email protected]

2. Nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài

2.1. Vị trí công việc 1: Chuyên gia

- Chức danh công việc: Cố vấn Năng lượng dài hạn cho Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam - Đan Mạch giai đoạn 2020 - 2025, hỗ trợ cho Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững.

- Slượng (người): 01 người

- Thời hạn làm việc: Từ ngày 01 tháng 12 năm 2022 đến ngày 31 tháng 10 năm 2025.

- Địa điểm làm việc (dự kiến): Vụ Tiết kiệm Năng lượng và Phát triển bền vững, Phòng 318, Nhà B, Bộ Công Thương, 54 Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

- Hình thức làm việc: Làm việc toàn thời gian.

- Lý do sử dụng người lao động nước ngoài: Căn cứ Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Đan Mạch ký ngày 28 tháng 10 năm 2021 về hợp tác phát triển trong Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam - Đan Mạch 2020 - 2025 (Chương trình DEPP3), Chính phủ Đan Mạch tài trợ kinh phí từ Chương trình DEPP3 để tuyển dụng 01 Cố vấn dài hạn làm việc tại Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững. Mô tả vị trí công việc, chức danh công việc và yêu cầu về trình độ và kinh nghiệm đối với vị trí này được cung cấp trong Phụ lục 1 kèm theo Công văn.

2.2. Vị trí công việc 2: Chuyên gia

- Chức danh công việc: Cố vấn Năng lượng dài hạn cho Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam - Đan Mạch giai đoạn 2020 - 2025, hỗ trợ cho Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo và Cục Điều tiết điện lực.

- Số lượng (người): 01 người

- Thời hạn làm việc: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 đến ngày 31 tháng 10 năm 2025.

- Địa điểm làm việc (dự kiến): Cục Điều tiết diện lực, Phòng 601, D10 Khuất Duy Tiến, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

- Hình thức làm việc: Làm việc toàn thời gian.

- Lý do sử dụng người lao động nước ngoài: Căn cứ Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Đan Mạch ký ngày 28 tháng 10 năm 2021 về hợp tác phát triển trong Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam - Đan Mạch 2020 - 2025 (Chương trình DEPP3), Chính phủ Đan Mạch tài trợ kinh phí từ Chương trình DEPP3 để tuyển dụng 01 Cố vấn dài hạn làm việc tại Cục Điều tiết điện lực. Mô tả vị trí công việc, chức danh công việc và yêu cầu về trình độ và kinh nghiệm đối với vị trí này được cung cấp trong Phụ lục 2 kèm theo Công văn.

Các văn bản kèm theo Công văn: Nghị định 96/2022/NĐ-CP; Hiệp định Chương trình DEPP3; Phụ lục về Điều khoản tham chiếu công việc cho các Cố vấn dài hạn.

Bộ Công Thương đề nghị Quý Cục xem xét, thẩm định và chấp thuận.

Trân trọng cảm ơn./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Thứ trưởng Đặng Hoàng An (
để b/c);
- Các Cục: ĐL, ĐT
ĐL (đp/h);
- Lưu: VT, TKNL.

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG
VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Trịnh Quốc Vũ

PHỤ LỤC 1

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU CÔNG VIỆC CHO CỐ VẤN DÀI HẠN HỖ TRỢ CHO VỤ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, BỘ CÔNG THƯƠNG
(Kèm theo Công văn số 8226 ngày 20 tháng 12 năm 2022)

Chương trình DEPP III sẽ cung cấp các Cố vấn dài hạn (LTA) làm việc tại các đơn vị đối tác. LTA đã cho thấy là một nhân tố quan trọng đóng góp vào các hoạt động hợp tác thành công nhất về nâng cao năng lực trong Chương trình DEPP II. Các LTA sẽ cung cấp chuyên môn kỹ thuật hỗ trợ cho các đơn vị đối tác và góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác tốt đẹp, dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau giữa các đối tác và Cục Năng lượng Đan Mạch (DEA). Ngoài các sản phẩm và chuyên môn kỹ thuật, các LTA sẽ đảm bảo rằng hỗ trợ của Chương trình sẽ được cung cấp phù hợp và có tính bền vững đối với các đơn vị đối tác. Ngoài ra, các LTA cũng sẽ được giao nhiệm vụ thực hiện đánh giá nhu cầu đối với các đơn vị tiếp nhận hỗ trợ nâng cao năng lực trong quá trình triển khai dựa trên hoạt động tương tác hàng ngày với các đối tác nhm đảm bảo rằng hoạt động hợp tác đáp ứng nhu cầu và các vấn đề ưu tiên của đối tác. Dựa trên các yêu cầu này, Chương trình DEPP III sẽ củng cố chức năng, vai trò của LTA thông qua việc cung cấp hai LTA cho Việt Nam.

Phụ lục này trình bày Điều khoản tham chiếu công việc cho ETA hỗ trợ cho Vụ Tiết kiệm Năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương.

Điều khoản tham chiếu công việc

Cố vấn Năng lượng dài hạn, Bộ Công Thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững)

Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam - Đan Mạch (DEPP III), Việt Nam

1. Chương trình DEPP III tại Việt Nam

1.1. Tóm tắt bối cảnh chung:

Việt Nam có dân số xấp xỉ 96,2 triệu người với mật độ dân số 290 người/km2. Việt Nam đứng thứ 45 trong các nền kinh tế lớn nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 7% và GDP ở mức 2.564 USD/đầu người. 2% dân số là hộ nghèo, có mức sng dưới chuẩn nghèo (chuẩn nghèo 1,9 USD/người/ngày). Theo các báo cáo trình bày tại một hội nghị do Bộ Tài nguyên Môi trường chủ trì vào ngày 18 tháng 8 năm 2017 tại TP Hồ Chí Minh, Việt Nam là nước có mức phát thải khí nhà kính (KNK) đứng thứ 27 trên thế giới, chiếm 0,72% tổng lượng phát thải trên toàn cầu.

Ô nhiễm không khí đô thị hiện đang nghiêm trọng tại Việt Nam. Nhận thấy những lợi ích trong nước và trên toàn cầu khi giảm mức phát thải carbon và giảm ô nhiễm môi trường, Việt Nam đã ban hành các chiến lược chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh. Chính phủ nhận thức được sự cần thiết phải giảm dấu chân môi trường của tăng trưởng kinh tế quốc gia, nhằm giảm nhẹ và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, và việc ứng phó với các thách thức này cũng đem lại các cơ hội góp phần thúc đẩy tăng trưởng. Tại Hội nghị COP21 tại Pari năm 2015, Việt Nam đã cam kết tự nguyện giảm 8% phát thải KNK vào năm 2030 và có thể giảm tới 25% tùy theo mức hỗ trợ của quốc tế.

1.2. Tóm tắt thông tin về Chương trình:

Chương trình DEPP III được xây dựng dựa trên tiến độ đạt được và các bài học kinh nghiệm của Chương trình DEPP II. Do đó, việc tiếp tục làm việc với các đối tác đã từng hợp tác sẽ có lợi thế rõ rệt khi được hưởng lợi từ thông tin chia sẻ và quan hệ hợp tác đã có trong giai đoạn trước với các đối tác và củng cố các thành quả đã đạt được. Tuy nhiên, một số tiêu chí quan trọng để lựa chọn đối tác vẫn được áp dụng, bao gồm:

- Sự phù hợp của đơn vị quản lý và thẩm quyền đối với phát triển chính sách năng lượng và khí hậu

- Nhu cầu của các nhà lãnh đạo trong ngành có liên quan và nhu cầu của đơn vị về lĩnh vực chuyên môn chế hợp tác với Cục Năng lượng Đan Mạch

- Các thẩm quyền có liên quan trực tiếp đến các mục tiêu chính của Chương trình DEPP III.

- Năng lực tham gia vào chương trình hợp tác với mức độ tham vọng được hai bên thống nhất

- Khả năng sử dụng các đầu vào để đạt được các kết quả mong muốn, bằng cách trực tiếp hoặc tác động đến chính sách, quy hoạch hoặc quy định pháp lý

- Ưu tiên và nhu cầu liên quan đến các mục tiêu của Chương trình DEPP và bối cảnh quốc gia triển khai Chương trình

- Mức độ rủi ro được chấp nhận để có thể triển khai Chương trình và Lý thuyết thay đổi vẫn sẽ giá trị.

Cơ quan đối tác chính của DEA trong Chương trình DEPP II là Bộ Công Thương Việt Nam (BCT). BCT là cơ quan của chính phủ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước trong công nghiệp thương mại bao gồm điện năng, năng lượng tái tạo (NLTT), tiết kiệm năng lượng (TKNL), dầu và khí. Các Hợp phần trong Chương trình DEPP II tại Việt Nam được triển khai với 03 đơn vị trực thuộc BCT, bao gồm: Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (EREA), Cục Điều tiết điện lực (ERAV) và Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (EESD), Một Cố vấn dài hạn (LTA) đã làm việc tại văn phòng dự án đặt BCT trong phần lớn thời gian triển khai Chương trình này.

Sự tham gia và sẵn sàng tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của các đối tác được trình bày ngắn gọn dưới đây.

EREA: Cơ quan hoạch định chính sách của Việt Nam ở cấp ngành cấp quốc gia, đang tìm kiếm và sẵn sàng tiếp nhận những thay đổi được đề xuất trong hoạt động hợp tác. Bằng chứng cho điều này đó là các cán bộ của EREA có quan tâm, cam kết thực hiện và có thời gian tham gia vào hoạt động nâng cao năng lực của Hợp phần.

ERAV: Cơ quan hoạch định chính sách của Việt Nam ở cấp ngành và cấp quốc gia, đang tìm kiếm và sẵn sàng tiếp nhận những thay đổi được đề xuất trong hoạt động hợp tác. Điều này bao gồm các cơ quan quản lý của Việt Nam tiếp tục kế hoạch phát triển và tích hợp điện gió và điện mặt trời với tỷ trọng lớn vào lưới điện quốc gia và cung cấp một sân chơi minh bạch và công bằng cho các nhà phát triển dự án điện gióđiện mặt trời.

EESD: Cơ quan hoạch định chính sách của Việt Nam ở cấp ngành và cấp quốc gia, đang tìm kiếm và sẵn sàng tiếp nhận những thay đổi được đề xuất trong hoạt động hợp tác. Điều này bao gồm các cán bộ của EESD Sở Công Thương cấp tỉnh (SCT) có quan tâm, cam kết thực hiện có thời gian tham gia vào hoạt động nâng cao năng lực của Hợp phần và ngân sách có thể được huy động để triển khai một cơ chế hỗ trợ đủ hấp dẫn đối với ngành công nghiệp.

Hoạt động hợp tác giữa các đối tác Việt Nam Đan Mạch đã có kết quả tích cực, hai bên đều bày tỏ hài lòng với các kết quả đạt được cho đến nay. Tất cả các tiêu chí lựa chọn tiếp tục được đáp ứng và không có ứng cử viên nào khác được xác định có thể đáp ứng các tiêu chí hay các mục tiêu của Chương trình DEPP III như các đối tác hiện tại. Do đó Chương trình DEPP III sẽ tiếp tục triển khai với các đối tác hiện tại.

1.3. Các yêu cầu và kỳ vọng của các bên Liên quan

Vai trò của Cố vấn năng lượng dài hạn (LTA) chủ yếu là hỗ trợ Bộ CT, DEA và EDK triển khai các hoạt động của Chương trình liên quan đến Hợp phần 3 và xây dựng tài liệu và phổ biến các kết quả liên quan. LTA là đầu mối chia sẻ kiến thức và tư vấn kỹ thuật của Đan Mạch và chịu trách nhiệm về điều phối giữa các đơn vị đối tác tham gia thực hiện Hợp phần 3. Các nhiệm vụ khác là phổ biến thông tin về các hoạt động và kết quả của Chương trình tại các sự kiện khác nhau, các hội thảo hội nghị do Bộ CT, DEA và EDK chủ trì hoặc các bên liên quan khác chủ trì.

Các đơn vị đối tác chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các hoạt động của Chương trình và bao gồm Bộ CT, DEA và EDK:

- Bộ CT sẽ phân bổ đnguồn lực để tạo điều kiện cho LTA làm việc, bao gồm cung cấp địa điểm làm việc tại một đơn vị đối tác, các tài liệu, thông tin và dữ liệu phù hợp để hỗ trợ nâng cao năng lực và đóng góp giờ làm việc của các cán bộ thuộc đơn vị đối tác để phối hợp làm việc với chuyên gia.

- Nhóm chuyên gia DEA sẽ có nhiệm vụ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các hoạt động của Chương trình, chịu trách nhiệm điều phối tư vấn quốc tế cũng như vấn đề ngân sách và kế toán, bên cạnh các nhiệm vụ khác. Nhóm chuyên gia DEA sẽ kênh kết nối trực tiếp của Chính phủ Đan Mạch cho phép tiếp cận các tài liệu, thông tin và dữ liệu liên quan nhằm hỗ trợ công việc của LTA.

- EDK sẽ phân bổ giờ làm việc của các cán bộ để hỗ trợ LTA về quy trình tiếp nhận nhân sự mới, kết nối mạng lưới, lập kế hoạch tổ chức sự kiện và triển khai các hoạt động.

- LTA sẽ liên hệ và báo cáo cho Giám đốc Ban quản lý dự án của Bộ Công Thương, Trưởng nhóm chuyên gia quốc gia của DEA và Quản lý Chương trình cấp cao có liên quan của EDK.

1.4. Thành phần dự kiến của ban tuyển chọn

- Các ứng viên cho vị trí này sẽ được lựa chọn để tham dự phỏng vấn với Bộ Năng lượng, Hạ tầng kỹ thuật và Khí hậu Đan Mạch, Cục Năng lượng Đan Mạch và Bộ Ngoại giao Đan Mạch, phối hợp với Bộ CT, đại diện của Bộ CT cũng sẽ tham dự buổi phỏng vấn tuyển chọn. Công ty Mercuri Urval sẽ tham gia vào quá trình tuyển dụng thông qua triển khai các bài kiểm tra tính cách, tham dự phỏng vấn với các ứng viên được chọn, cũng như tham dự vào buổi phỏng vấn cuối cùng. Thành phần ban phỏng vấn trong buổi phỏng vấn cuối cùng bao gồm: đại diện của Bộ Năng lượng, Hạ tầng kỹ thuật và Khí hậu Đan Mạch, Cục Năng lượng Đan Mạch, đại diện của Bộ CT, đại diện của Bộ Ngoại giao Đan Mạch và tư vấn của Công ty Mercuri Urval A/S chịu trách nhiệm về quá trình tuyển dụng.

2. Vị trí

2.1 Chức danh:

- Cố vấn cấp cao (N1)

2.2 Địa điểm cung cấp dịch vụ:

- Bộ Công Thương, tại Vụ Tiết kiệm năng lượng Phát triển bền vững, Hà Nội, Việt Nam

2.3 Thời hạn hợp đồng:

- Thời hạn hợp đồng: 2 năm với khả năng gia hạn thêm 1 năm. Thù lao hấp dẫn phù hợp với tình trạng gia đình. Đóng góp vào chế độ lương hưu, bảo hiểm y tế và chi trả học phí. Hỗ trợ chi phí thuê nhà thông qua tiền lương. Tài trợ chi phí di chuyển chỗ ở. Thông tin chi tiết vui lòng tham khảo Các quy định về cán bộ của Danida - Cố vấn cho các nhiệm vụ dài hạn (http://amg.um.dk/en/Technical-guidelines/technical-assistance/).

2.4 Lĩnh vực chịu trách nhiệm/ các nhiệm vụ

Trách nhiệm chính của cố vấn sẽ là đóng vai trò: 1) một chuyên gia nội bộ về tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp, hỗ trợ xây dựng năng lực cho Bộ CT/EESD các tỉnh; hỗ trợ và cố vấn cho Bộ CT/EESD trong triển khai Chương trình VNEEP 3 khi yêu cầu; 2) cố vấn kỹ thuật, cho các hoạt động khác của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam - Đan Mạch.

Với vai trò là cố vấn chính cho hoạt động nâng cao năng lực về tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp, LTA dự kiến sẽ:

- Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực cho Bộ CT/EESD các Sở Công Thương cấp tỉnh về TKNL trong công nghiệp cụ thể là xây dựng sửa đổi khung pháp lý về TKNL, các cơ chế khuyến khích cho ngành công nghiệp và xây dựng các cẩm nang công nghệ TKNL, phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia của Cục Năng lượng Đan Mạch cũng như các chuyên gia trong nước quốc tế khác.

- Đóng góp vào tăng cường năng lực cho Bộ CT/EESD và các Sở Công Thương trong thiết lập cơ cấu điều tiết để quản lý hoạt động TKNL trong công nghiệp theo hướng có hiệu quả về chi phí.

- Hỗ trợ và tư vấn cho Bộ CT/EESD trong triển khai Chương trình VNEEP 3 khi có yêu cầu.

- Xác định các nhu cầu kỹ thuật và tạo điều kiện cho nhóm chuyên gia DEA tại Đan Mạch cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ CT/EESD.

- Htrợ triển khai các hoạt động liên quan đến TKNL như: xây dựng chiến lược, kế hoạch về TKNT, các khuyến nghị về các hoạt động hợp tác trong tương lai giữa Việt Nam Đan Mạch các nhiệm vụ liên quan theo yêu cầu của Bộ CT/EESD.

Với vai trò là cố vấn của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng, LTA dự kiến sẽ:

- Xác định các nhu cầu của các đối tác liên quan của Việt Nam và tạo điều kiện cho hỗ trợ kỹ thuật của nhóm chuyên gia DEA tại Đan Mạch

- Hỗ trợ điều phối và trao đổi thông tin chặt chẽ giữa các đơn vị đối tác, bao gồm các cuộc họp cập nhật tiến độ và báo cáo về tiến độ và các kế hoạch ngắn hạn

- Chuẩn bị và tham gia vào các đoàn công tác sang Việt Nam trong khuôn khổ Chương trình và các chuyến tham quan học tập sang Đan Mạch.

- Chia sẻ thông tin về các hoạt động và các kết quả của Chương trình, bao gồm tham vấn ý kiến của các bên liên quan và phát biểu tại các sự kiện của ngành năng lượng.

- Hỗ trợ tham vấn kỹ thuật chất lượng cao cho Bộ CT/EESD để triển khai và quản lý các đầu vào kỹ thuật, xây dựng các chính sách, quy định và hướng dẫn cần thiết cho dự án ở cấp quốc gia và cấp tỉnh.

- Hỗ trợ xây dựng dự thảo các Điều khoản tham chiếu (TOR) cho hoạt động hỗ trợ kỹ thuật các đầu vào khác, tuyển chọn tư vấn, theo dõi tiến độ công việc của tư vấn và góp ý cho các sản phẩm, báo cáo của tư vấn.

- Hướng dẫn và giám sát (bao gồm khung thời gian, chất lượng và sự phù hợp của hoạt động hỗ trợ kỹ thuật) tư vấn quốc tế và trong nước được tuyển dụng cho các hoạt động theo các kết quả chung khác nhau, nhằm đảm bảo sự phối hợp đồng bộ mức tối đa giữa các tư vấn làm việc cho các hợp phần khác nhau.

- Cung cấp đầu vào để xây dựng Kế hoạch hoạt động và dự thảo báo cáo tiến độ.

- Lập kế hoạch và chuẩn bị cho các hội thảo và sự kiện của Chương trình, bao gồm chuẩn bị các bài trình bày tại các hội thảo, sự kiện.

- Hỗ trợ xây dựng các giải pháp tài chính mới cho các dự án liên quan đến dịch vụ năng lượng.

- Liên tục cập nhật về tình hình phát triển ngành năng lượng và thiết lập mạng lưới kết nối cá nhân với các đối tác phát triển, các tổ chức xã hội dân sự và khu vực tư nhân.

- Cung cấp đầu vào cho các đối thoại chính sách phù hợp với các đối tác và cả Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng khi yêu cầu, bao gồm chuẩn bị các báo cáo ngắn về chính sách hoặc tóm tắt bối cảnh khi có yêu cầu.

- Hỗ trợ các mục tiêu chiến lược thứ cấp của Chương trình thông qua tích cực tìm kiếm các khả năng kết nối sự tham gia của các đơn vị thuộc khu vực tư nhân của Việt Nam và Đan Mạch, các tổ chức hội dân sự của Việt Nam, các cơ quan hợp tác đa phương (như IRENA, OECD và IEA) các đơn vị học thuật trong các hoạt động của Chương trình cũng như tăng cường phạm vi ảnh hưởng chính sách của Chương trình, ví dụ như ở cấp Quốc hội Việt Nam.

- Hỗ trợ giám sát và đánh giá Chương trình DEPP3, phối hợp với DEA, Đại sứ quán Đan Mạch, EESD và các chuyên gia khác.

- Hỗ trợ triển khai Chương trình Chuyển hóa carbon thấp trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng - giai đoạn 2 (LCEE2) nếu Chương trình được Bộ Ngoại giao Đan Mạch phê duyệt.

- Chuẩn bị các báo cáo và khuyến nghị/tư vấn theo yêu cầu của EESD và/hoặc DEA.

2.5 Các tiêu chí thành công

- Nâng cao năng lực thành công cho Bộ CT về các biện pháp thực hành tốt nhất về TKNL trong ngành công nghiệp, chuyển hóa thành các đầu vào cụ thể cho xây dựng chính sách và hỗ trợ cho Bộ CT, EESD và các Sở Công Thương.

- Cung cấp đầu vào kỹ thuật phù hợp để hoàn thành các hoạt động của Chương trình liên quan đến TKNL trong ngành công nghiệp, phối hợp với DEA.

- Cung cấp khuyến nghị kỹ thuật và chính sách có tính chiến lược với chất lượng cao và phù hợp trong các lĩnh vực mà Chương trình hợp tác đối tác đang tích cực triển khai.

- Cung cấp đầu vào chất lượng cao để xác định và tuyển dụng các chuyên gia tư vấn quốc tế và trong nước phù hợp.

- Phối hợp thành công với Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam, các đối tác và các bên liên quan của Việt Nam và DEA.

- Thành công trong việc xây dựng tài liệu và phổ biến các kết quả của các hoạt động Chương trình.

- Thành công trong việc tích cực kết nối với nhiều bên liên quan của Chính phủ, các doanh nghiệp và các tổ chức nhằm đảm bảo tính sở hữu, hợp lệ và hiệu quả của các hoạt động Chương trình.

3. Hồ sơ năng lực/ Bằng cấp chuyên môn

3.1 Các yêu cầu và kỳ vọng liên quan đến bằng cấp chuyên môn của ứng cử viên

- Yêu cầu kiến thức vững chắc về chính sách năng lượng Đan Mạch và TKNL trong ngành công nghiệp.

- Có bằng Thạc sỹ hoặc bằng cấp tương đương trong lĩnh vực quản lý năng lượng/ môi trường, kinh tế, khoa học chính trị, kỹ thuật và/hoặc các chủ đề liên quan đến TKNL.

- Có nhiều kinh nghiệm làm việc trong một hoặc một số lĩnh vực liên quan như: xây dựng khung pháp lý về TKNL định mức tiêu hao năng lượng, xây dựng các cơ chế khuyến khích hỗ trợ cho hoạt động TKNL trong ngành công nghiệp, xây dựng các cẩm nang công nghệ TKNL để áp dụng; thiết lập cơ cấu điều tiết để quản lý thực thi TKNL trong ngành công nghiệp theo hướng có hiệu quả về chi phí, bao gồm kiểm toán năng lượng hệ thống quản lý năng lượng.

- Có kinh nghiệm quản lý và điều phối dự án và kinh nghiệm cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, tham gia các chuyến công tác trao đổi kinh nghiệm và biệt phái kỹ thuật

- kinh nghiệm làm việc với các cơ chế khuyến khích hỗ trợ các hoạt động TKNL trong ngành công nghiệp sẽ là một ưu thế.

- Có kinh nghiệm làm việc với các quốc gia đang phát triển, đặc biệt với Việt Nam, sẽ là một ưu thế.

- Hiểu biết về các đơn vị cung cấp công nghệ TKNL cho ngành công nghiệp là một ưu thế.

- Yêu cầu thành thạo tiếng Anh, kỹ năng nói và viết. Thành thạo tiếng Đan Mạch là một ưu thế.

- Có kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ viết và nói tốt.

3.2 Các yêu cầu và kỳ vọng liên quan đến kỹ năng cá nhân của ứng cử viên:

- Có thái độ mở và hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau và có năng lực làm việc trong một môi trường văn hóa khác biệt

- Có các kỹ năng tương tác cá nhân với sự chủ động và ngoại giao ở mức cao

- Có khả năng làm việc trong một nhóm chuyên gia đa lĩnh vực có quan hệ hợp tác với các Bộ ngành khác nhau và các bên liên quan

- Có thái độ chủ động và linh hoạt, khả năng thích ứng, nhạy cảm xã hội đối với các nền văn hóa khác.

PHỤ LỤC 2

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU CÔNG VIỆC CHO CỐ VẤN DÀI HẠN HỖ TRỢ CHO CỤC ĐIỆN LỰC VÀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VÀ CỤC ĐIỀU TIẾT ĐIỆN LỰC, BỘ CÔNG THƯƠNG
(Kèm theo Công văn số 8226 ngày 20 tháng 12 năm 2022)

Chương trình DEPP III sẽ cung cấp các Cố vấn dài hạn (LTA) làm việc tại các đơn vị đối tác. LTA đã cho thấy là một nhân tố quan trọng đóng góp vào các hoạt động hợp tác thành công nhất về nâng cao năng lực trong Chương trình DEPP II. Các LTA sẽ cung cấp chuyên môn kỹ thuật hỗ trợ cho các đơn vị đối tác và góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác tốt đẹp, dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau giữa các đối tác và Cục Năng lượng Đan Mạch (DEA). Ngoài các sản phẩm và chuyên môn kỹ thuật, các LTA số đảm bảo rằng hỗ trợ của Chương trình sẽ được cung cấp phù hợp và có tính bền vững đối với các đơn vị đối tác. Ngoài ra, các LTA cũng sẽ được giao nhiệm vụ thực hiện đánh giá nhu cầu đối với các đơn vị tiếp nhận hỗ trợ nâng cao năng lực trong quá trình triển khai dựa trên hoạt động tương tác hàng ngày với các đối tác nhằm đảm bảo rằng hoạt động hợp tác đáp ứng nhu cầu và các vấn đề ưu tiên của đối tác. Dựa trên các yêu cầu này, Chương trình DEPP III sẽ củng cố chức năng, vai trò của LTA thông qua việc cung cấp hai LTA cho Việt Nam.

Phụ lục này trình bày Điều khoản tham chiếu công việc cho LTA hỗ trợ cho Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương.

Điều khoản tham chiếu công việc

Cố vấn Năng lượng dài hạn,

Bộ Công Thương (Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết điện lực)

Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam - Đan Mạch (DEPP III), Việt Nam

1. Chương trình DEPP III tại Việt Nam

1.1 Tóm tắt bối cảnh chung:

Việt Nam có dân số xấp xỉ 96,2 triệu người với mật độ dân số 290 người/km2. Việt Nam đứng thứ 45 trong các nền kinh tế lớn nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 7% và GDP ở mức 2.564 USD/đầu người, 2% dân số là hộ nghèo, mức sống dưới chuẩn nghèo (chuẩn nghèo 1,9 USD/người/ngày). Theo các báo cáo trình bày tại một hội nghị do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì vào ngày 18 tháng 8 năm 2017 tại TP Hồ Chí Minh, Việt Nam là nước có mức phát thải khí nhà kính (KNK) đứng thứ 27 trên thế giới, chiếm 0,72% tổng lượng phát thải trên toàn cầu.

Ô nhiễm không khí đô thị hiện đang nghiêm trọng tại Việt Nam. Nhận thấy những lợi ích trong nước và trên toàn cầu khi giảm mức phát thải carbon và giảm ô nhiễm môi trường, Việt Nam đã ban hành các chiến lược và chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh. Chính phủ nhận thức được sự cần thiết phải giảm dấu chân môi trường của tăng trưởng kinh tế quốc gia, nhằm giảm nhẹ thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, và việc ứng phó với các thách thức này cũng đem lại các cơ hội góp phần thúc đẩy tăng trưởng. Tại Hội nghị COP21 tại Pari năm 2015, Việt Nam đã cam kết tự nguyện giảm 8% phát thải KNK vào năm 2030 có thể giảm tới 25% tùy theo mức hỗ trợ của quốc tế.

1.2 Tóm tắt thông tin về Chương trình:

Chương trình DEPP III được xây dựng dựa trên tiến độ đạt được và các bài học kinh nghiệm của Chương trình DEPP II. Do đó, việc tiếp tục làm việc với các đối tác đã từng hợp tác sẽ có lợi thế rõ rệt khi được hưởng lợi từ thông tin chia sẻ và quan hệ hợp tác đã có trong giai đoạn trước với các đối tác và củng cố các thành quả đã đạt được. Tuy nhiên, một số tiêu chí quan trọng để lựa chọn đối tác vẫn được áp dụng, bao gồm:

- Sự phù hợp của đơn vị quản lý và thẩm quyền đối với phát triển chính sách năng lượng và khí hậu

- Nhu cầu của các nhà lãnh đạo trong ngành liên quan và nhu cầu của đơn vị về lĩnh vực chuyên môn và cơ chế hợp tác với Cục Năng lượng Đan Mạch

- Các thẩm quyền có liên quan trực tiếp đến các mục tiêu chính của Chương trình DEPP III.

- Năng lực tham gia vào chương trình hợp tác với mức độ tham vọng được hai bên thống nhất

- Khả năng sử dụng các đầu vào để đạt được các kết quả mong muốn, bằng cách trực tiếp hoặc tác động đến chính sách, quy hoạch hoặc quy định pháp lý

- Ưu tiên nhu cầu liên quan đến các mục tiêu của Chương trình DEPP và bối cảnh quốc gia triển khai Chương trình

- Mức độ rủi ro được chấp nhận để có thể triển khai Chương trình và Lý thuyết thay đổi vẫn sẽ có giá trị.

Cơ quan đối tác chính của DEA trong Chương trình DEPP IIBộ Công Thương Việt Nam (BCT). BCT là cơ quan của Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước trong công nghiệp và thương mại bao gồm điện năng, năng lượng tái tạo (NLTT), tiết kiệm năng lượng (TKNL), dầu khí. Các Hợp phần trong Chương trình DEPP II tại Việt Nam được triển khai với 03 đơn vị trực thuộc BCT, bao gồm: Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (EREA), Cục Điều tiết điện lực (ERAV) và Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (EESD). Một cố vấn dài hạn (LTA) đã làm việc tại văn phòng dự án đặt ở BCT trong phần lớn thời gian triển khai Chương trình này.

Sự tham gia và sẵn sàng tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của các đối tác được trình bày ngắn gọn dưới đây.

EREA: Cơ quan hoạch định chính sách của Việt Nam ở cấp ngành và cấp quốc gia, đang tìm kiếm và sẵn sàng tiếp nhận những thay đổi được đề xuất trong hoạt động hợp tác. Bằng chứng cho điều này đó là các cán bộ của EREA có quan tâm, cam kết thực hiện và có thời gian tham gia vào hoạt động nâng cao năng lực của Hợp phần.

ERAV: Cơ quan hoạch định chính sách của Việt Nam ở cấp ngành và cấp quốc gia, đang tìm kiếm và sẵn sàng tiếp nhận những thay đổi được đề xuất trong hoạt động hợp tác. Điều này bao gồm các cơ quan quản lý của Việt Nam tiếp tục kế hoạch phát triển và tích hợp điện gió và điện mặt trời với tỷ trọng lớn vào lưới điện quốc gia và cung cấp một sân chơi minh bạch công bằng cho các nhà phát triển dự án điện gió và điện mặt trời.

EESD: Cơ quan hoạch định chính sách của Việt Nam ở cấp ngành và cấp quốc gia, đang tìm kiếm và sẵn sàng tiếp nhận những thay đổi được đề xuất trong hoạt động hợp tác. Điều này bao gồm các cán bộ của EESD và Sở Công Thương cấp tỉnh (SCT) quan tâm, cam kết thực hiện và có thời gian tham gia vào hoạt động nâng cao năng lực của Hợp phần ngân sách có thể được huy động để triển khai một cơ chế hỗ trợ đủ hấp dẫn đối với ngành công nghiệp.

Hoạt động hợp tác giữa các đối tác Việt Nam và Đan Mạch đã có kết quả tích cực, và hai bên đều bày tỏ hài lòng với các kết quả đạt được cho đến nay. Tất cả các tiêu chí lựa chọn tiếp tục được đáp ứng và không có ứng cử viên nào khác được xác định có thể đáp ứng các tiêu chí hay các mục tiêu của Chương trình DEPP III như các đối tác hiện tại. Do đó Chương trình DEPP III sẽ tiếp tục triển khai với các đối tác hiện tại.

1.3 Các yêu cầu và kỳ vọng của các bên liên quan

Vai trò của Cố vấn năng lượng dài hạn (LTA) chủ yếu là hỗ trợ Bộ CT, DEA và EDK triển khai các hoạt động của Chương trình liên quan đến Hợp phần 1 và Hợp phần 2 và xây dựng tài liệu và phổ biến các kết quả liên quan. LTA là đầu mối chia sẻ kiến thức và tư vấn kỹ thuật của Đan Mạch và chịu trách nhiệm về điều phối giữa các đơn vị đối tác tham gia thực hiện Hợp phần 1 và 2. Các nhiệm vụ khác là phổ biến thông tin về các hoạt động và kết quả của Chương trình tại các sự kiện khác nhau, các hội thảo và hội nghị do Bộ CT, DEA và EDK chủ trì hoặc các bên liên quan khác chủ trì.

Các đơn vị đối tác chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các hoạt động của Chương trình bao gồm Bộ CT, DEA và EDK:

- Bộ CT sẽ phân bổ đủ nguồn lực đề tạo điều kiện cho LTA làm việc, bao gồm cung cấp địa điểm làm việc tại một đơn vị đối tác, các tài liệu, thông tin và dữ liệu phù hợp để hỗ trợ nâng cao năng lực và đóng góp giờ làm việc của các cán bộ thuộc đơn vị đối tác để phối hợp làm việc với chuyên gia.

- Nhóm chuyên gia DEA sẽ có nhiệm vụ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các hoạt động của Chương trình, chịu trách nhiệm điều phối tư vấn quốc tế cũng như vấn đề ngân sách kế toán, bên cạnh các nhiệm vụ khác. Nhóm chuyên gia DEA sẽ là kênh kết nối trực tiếp của Chính phủ Đan Mạch và cho phép tiếp cận các tài liệu, thông tin và dữ liệu liên quan nhằm hỗ trợ công việc của LTA.

- EDK sẽ phân bổ giờ làm việc của các cán bộ để hỗ trợ LTA về quy trình tiếp nhận nhân sự mới, kết nối mạng lưới, lập kế hoạch tổ chức sự kiện và triển khai các hoạt động.

- LTA sẽ liên hệ và báo cáo cho Giám đốc Ban quản lý dự án của Bộ Công Thương, Trưởng nhóm chuyên gia quốc gia của DEA và Quản lý Chương trình cấp cao có liên quan của EDK.

1.4 Thành phần dự kiến của ban tuyển chọn

Các ứng viên cho vị trí này sẽ được lựa chọn để tham dự phỏng vấn với Bộ Năng lượng, Hạ tầng kỹ thuật và Khí hậu Đan Mạch, Cục Năng lượng Đan Mạch và Bộ Ngoại giao Đan Mạch, phối hợp với Bộ CT, đại diện của Bộ CT cũng sẽ tham dự buổi phỏng vấn tuyển chọn. Cục Năng lượng Đan Mạch sẽ chủ trì quá trình tuyển chọn, thông qua thực hiện các bài kiểm tra và phỏng vấn với các ứng cử viên được chọn, cũng như chủ trì buổi phỏng vấn cuối cùng. Thành phần ban phỏng vấn trong buổi phỏng vấn cuối cùng bao gồm: Cục Năng lượng Đan Mạch, đại diện Bộ Năng lượng, Hạ tầng kỹ thuật và Khí hậu Đạn Mạch, Đại sứ quán Vương quốc Đan Mạch tại Hà Nội và các đại diện của Bộ CT.

2. Vị trí

2.1 Chức danh:

- Cố vấn (N2).

2.2 Địa điểm cung cấp dịch vụ:

- Bộ Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, Hà Nội, Việt Nam

2.3 Thời hạn hợp đồng:

- Thời hạn hợp đồng: 2 năm với khả năng gia hạn thêm 1 năm. Thù lao hấp dẫn phù hợp với tình trạng gia đình. Đóng góp vào chế độ lương hưu, bảo hiểm y tế và chi trả học phí. Hỗ trợ chi phí thuê nhà thông qua tiền lương. Tài trợ chi phí di chuyển chỗ ở. Thông tin chi tiết vui lòng tham kho Các quy định về cán bộ của Danida - Cố vấn cho các nhiệm vụ dài hạn (http://amg.um.dk/en/Technical-guidelines/technical-assistance/).

2.4 Lĩnh vực chịu trách nhiệm/ các nhiệm vụ

Trách nhiệm chính của LTA sẽ là đóng vai trò: 1) một chuyên gia nâng cao năng lực về quy hoạch năng lượng cho hoạt động nâng cao năng lực trong quy hoạch dài hạn ngành năng lượng; 2) một chuyên gia nâng cao năng lực về các quy định kỹ thuật điện và tích hợp năng lượng tái tạo vào hệ thống điện; 3) một chuyên gia nâng cao năng lực trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi và 4) cố vấn và chuyên gia kỹ thuật cho hoạt động nâng cao năng lực về quản lý nhu cầu phụ tải, các chỉ số hiệu quả hoạt động (KPI) và các hoạt động khác trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam - Đan Mạch.

Với vai trò là cố vấn chính cho hoạt động nâng cao năng lực trong quy hoạch dài hạn ngành năng lượng, LTA dự kiến sẽ:

- Đóng góp vào nâng cao năng lực liên quan đến thu thập dữ liệu, tổng hợp, xây dựng tài liệu và thống nhất giữa các bên liên quan, bao gồm thiết lập khung để tiếp tục cập nhật dữ liệu cần thiết cho xây dựng mô hình và đảm bảo chất lượng các dữ liệu được thu thập, đặc biệt là đối với các dự án đầu tư vào các nhà máy điện NLTT.

- Đóng góp vào nâng cao năng lực về xây dựng các kịch bản chính sách phù hợp và thiết lập mô hình liên quan cũng như giải thích các kết quả mô hình và cung cấp các đầu vào cụ thể cho các Báo cáo Triển vọng Năng lượng, các báo cáo và tài liệu liên quan (Cẩm nang Công nghệ sản xuất điện, bằng dữ liệu và các báo cáo dữ liệu), các nhiệm vụ lập quy hoạch chính thức của Chính phủ (như sửa đổi các quy hoạch điện và năng lượng) hỗ trợ đảm bảo chất lượng.

- Đóng góp vào nâng cao năng lực về vận hành và xây dựng các mô hình liên quan đến phân tích ngành năng lượng như mô hình Balmorel, mô hình TIMES, mô hình LEAP và các kết quả phân tích.

- Đóng góp vào nâng cao năng lực về xây dựng các hướng dẫn để sử dụng làm tài liệu cho các khóa đào tạo hoặc các hoạt động nâng cao năng lực.

Với vai trò là cố vấn chính về nâng cao năng lực về các quy định kỹ thuật điện và tích hợp năng lượng tái tạo vào hệ thống điện, LTA dự kiến sẽ;

- Đóng góp vào nâng cao năng lực dựa trên kinh nghiệm của Đan Mạch và quốc tế về các quy định kỹ thuật và thị trường đối với các bên liên quan trong ngành điện như đơn vị vận hành hệ thống truyền tải điện (TSO), các đơn vị vận hành hệ thống phân phối điện (DSO), đơn vị vận hành hệ thống và thị trường điện, các đơn vị bán lẻ điện, các nhà máy phát điện và các khách hàng sử dụng điện, liên quan đến việc kết nối và triển khai các quy định nối lưới.

- Đóng góp vào nâng cao năng lực dựa trên kinh nghiệm của Đan Mạch và quốc tế về tăng khả năng tích hợp các nguồn NLTT biến động vào hệ thống điện, bao gồm tăng cường tính linh hoạt trong sản xuất điệnđáp ứng nhu cầu phụ tải.

- Đóng góp vào nâng cao năng lực dựa trên kinh nghiệm của Đan Mạch và quốc tế trong vận hành hệ thống điện và xây dựng các quy định kỹ thuật với mục tiêu chung là nâng cao khả năng tích hợp thêm các nguồn năng lượng tái tạo vào hệ thống.

- Đóng góp vào nâng cao năng lực dựa trên kinh nghiệm của Đan Mạch và quốc tế về quản lý nhu cầu phụ tải và xây dựng các chỉ số KPI cho các công ty điện lực.

Với vai trò là cố vấn về năng lượng gió ngoài khơi, LTA dự kiến sẽ:

- Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực cho Bộ CT và các đơn vị liên quan (EREA ERAV) Về điện gió ngoài khơi nói chung cụ thể các quy định hoạt động vận hành của chính phủ.

- Đóng góp vào tăng cường năng lực cho Bộ CT và các đơn vị liên quan về thiết lập cơ cầu quản lý điều tiết để quản lý sự phát triển, của điện gió ngoài khơi tại Việt Nam có hiệu quả về chi phí.

Ngoài ra, LTA dự kiến số:

- Xác định các nhu cầu của các đối tác liên quan của Việt Nam và tạo điều kiện cho hỗ trợ kỹ thuật của nhóm chuyên gia DEA tại Đan Mạch

- Hỗ trợ điều phối và trao đổi thông tin chặt chẽ giữa các đơn vị đối tác, bao gồm các cuộc họp cập nhật tiến độ và báo cáo về tiến độ và các kế hoạch ngắn hạn

- Chuẩn bị và tham gia vào các đoàn công tác sang Việt Nam trong khuôn khổ Chương trình và các chuyến tham quan học lập sang Đan Mạch.

- Chia sẻ thông tin về các hoạt động và các kết quả của Chương trình, bao gồm tham vấn ý kiến của các bên liên quan và phát biểu tại các sự kiện của ngành năng lượng.

- Hỗ trợ xây dựng dự thảo các Điều khoản tham chiếu (TOR) cho hoạt động hỗ trợ kỹ thuật và các đầu vào khác, phối hợp với Bộ CT trong công tác tuyển chọn tư vấn, theo dõi tiến độ công việc của tư vấn và góp ý cho các sản phẩm, báo cáo của tư vấn.

- Cung cấp đầu vào để xây dựng Kế hoạch hoạt động dự thảo báo cáo tiến độ.

- Lập kế hoạch và chuẩn bị cho các hội thảo sự kiện của Chương trình.

- Liên tục cập nhật về tình hình phát triển ngành năng lượng và thiết lập mạng lưới kết nối cá nhân với các đối tác phát triển, các tổ chức xã hội dân sự khu vực tư nhân.

- Cung cấp đầu vào và/hoặc báo cáo cho các đối thoại chính sách phù hợp với các đối tác và cả Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng khi có yêu cầu, bao gồm chuẩn bị các báo cáo ngắn về chính sách hoặc tóm tắt bối cảnh khi có yêu cầu của Bộ CT, DEA và EDK.

- Hỗ trợ các mục tiêu chiến lược thứ cấp của Chương trình thông qua tích cực tìm kiếm các khả năng kết nối sự tham gia của các đơn vị thuộc khu vực tư nhân của Việt Nam và Đan Mạch, các tổ chức hội dân sự của Việt Nam, các cơ quan hợp tác đa phương (như IRENA, OECD và IEA) và các đơn vị học thuật trong các hoạt động của Chương trình cũng như tăng cường phạm vi ảnh hưởng chính sách của Chương trình, ví dụ như cấp Quốc hội Việt Nam.

- Đại diện cho EDK, đóng vai trò là đồng Trưởng ban của Ban công tác kỹ thuật về Dữ liệu và Thống kê Năng lượng thuộc Nhóm Đối tác Năng lượng Việt Nam.

- Chuẩn bị các khuyến nghị, báo cáo ngắn dựa trên ý kiến tham vấn kỹ thuật của LTA khi Bộ CT, DEA yêu cầu.

2.5 Các tiêu chí thành công

- Nâng cao năng lực thành công cho Bộ CT về các biện pháp thực hành tốt nhất về lập quy hoạch dài hạn ngành năng lượng dựa trên mô hình, tích hợp năng lượng tái tạo vào hệ thống điện, xây dựng khung pháp lý cho điện gió ngoài khơi và phổ biến các kết quả để cung cấp đầu vào cụ thể cho các chính sách.

- Thành công trong đảm bảo rằng Bộ CT tiếp tục sử dụng mô hình năng lượng dài hạn và phát huy năng lực về tích hợp NLTT trong xây dựng chính sách cũng như đóng vai trò chính và chủ động trong xây dựng khung pháp lý cho điện gió ngoài khơi sau khi kết thúc Chương trình.

- Cung cấp khuyến nghị kỹ thuật và chính sách có tính chiến lược với chất lượng cao và phù hợp trong các lĩnh vực mà Chương trình hợp tác đối tác đang tích cực triển khai.

- Cung cấp đầu vào kỹ thuật phù hợp để hoàn thành các hoạt động của Chương trình.

- Cung cấp đầu vào chất lượng cao để xác định và tuyển dụng các chuyên gia tư vấn quốc tế và trong nước phù hợp.

- Phối hợp thành công với Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam, các đối tác và các bên liên quan của Việt Nam và DEA.

- Thành công trong việc xây dựng tài liệu và phổ biến các kết quả của các hoạt động Chương trình.

- Thành công trong việc tích cực kết nối với nhiều bên liên quan của Chính phủ, các doanh nghiệp và các tổ chức nhằm đảm bảo tính sở hữu, hợp lệ và hiệu quả của các hoạt động Chương trình.

- Thành công trong phối hợp với các đơn vị đối tác xây dựng các giải pháp thực hành tốt nhất với sự phù hợp cao nhất cho Bộ CT.

3. Hồ sơ năng lực/ Bằng cấp chuyên môn

3.1 Các yêu cầu và kỳ vọng liên quan đến bằng cấp chuyên môn của ứng cử viên

- Yêu cầu kiến thức vững chắc về hệ thống năng lượng Đan Mạch, chính sách năng lượng Đan Mạch, ngành điện gió ngoài khơi của Đan Mạch, quy hoạch dài hạn ngành năng lượng và tích hợp NLTT trong vận hành hệ thống năng lượng.

- bằng Thạc sỹ hoặc bằng cấp tương đương trong lĩnh vực quản lý năng lượng/ môi trường, kinh tế, khoa học chính trị, kỹ thuật và/hoặc các chủ đề liên quan đến NLTT.

- Có nhiều kinh nghiệm làm việc trong một hoặc một số lĩnh vực liên quan như: mô hình hóa hệ thống năng lượng, các giải pháp tích hợp NLTT, vận hành hệ thống điện, phát triển thị trường điện, quy định kỹ thuật đối với ngành năng lượng, quy định về điện gió ngoài khơi, thúc đẩy đầu tư điện gió ngoài khơi, quy hoạch NLTT.

- Có kinh nghiệm quản lý và điều phối dự án và kinh nghiệm cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, tham gia các chuyển công tác trao đổi kinh nghiệm và biệt phái kỹ thuật.

- Kinh nghiệm làm việc với các quốc gia đang phát triển, đặc biệt với Việt Nam, sẽ là một ưu thế.

- Hiểu biết về các đơn vị cung cấp công nghệ NLTT là một ưu thế.

- Yêu cầu thành thạo tiếng Anh, kỹ năng nóiviết. Thành thạo tiếng Đan Mạch là một ưu thế.

- Có kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ viết và nói tốt.

3.2 Các yêu cầu và kỳ vọng liên quan đến kỹ năng cá nhân của ứng cử viên:

- Có thái độ mở và hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau và có năng lực làm việc trong một môi trường văn hóa khác biệt.

- Có các kỹ năng tương tác cá nhân với sự chủ động và ngoại giao ở mức cao.

khả năng làm việc trong một nhóm chuyên gia đa lĩnh vực có quan hệ hợp tác với các Bộ ngành khác nhau và các bên liên quan.

- Có thái độ chủ động và linh hoạt, khả năng thích ứng, nhạy cảm xã hội đối với các nền văn hóa khác.

- Có năng lực quản lý và hỗ trợ các quy trình làm việc với các bên liên quan ở các cấp khác nhau.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 8226/BCT-TKNL

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu8226/BCT-TKNL
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành20/12/2022
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLao động - Tiền lương
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhậtnăm ngoái
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Công văn 8226/BCT-TKNL

Lược đồ Công văn 8226/BCT-TKNL 2022 nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 8226/BCT-TKNL 2022 nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu8226/BCT-TKNL
                Cơ quan ban hànhBộ Công thương
                Người kýTrịnh Quốc Vũ
                Ngày ban hành20/12/2022
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLao động - Tiền lương
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhậtnăm ngoái

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Công văn 8226/BCT-TKNL 2022 nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài

                            Lịch sử hiệu lực Công văn 8226/BCT-TKNL 2022 nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài

                            • 20/12/2022

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực