Công văn 8387/BCT-TTB

Công văn 8387/BCT-TTB 2022 hướng dẫn thực hiện công tác phòng ngừa tham nhũng

Nội dung toàn văn Công văn 8387/BCT-TTB 2022 hướng dẫn thực hiện công tác phòng ngừa tham nhũng


BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 8387/BCT-TTB
V/v hướng dẫn một số nội dung về thực hiện công tác phòng ngừa tham nhũng

Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2022

Kính gửi:

- Tổng công ty Giấy Việt Nam;
- Công ty TNHH MTV Vật liệu xây dựng và Xây lắp thương mại (BMC);
- Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam;
- Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp - CTCP;
- Tổng công ty cổ phần Xây dựng công nghiệp Việt Nam;
- Công ty cổ phần Viện Nghiên cứu dệt may;
- Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội;
- Công ty cổ phần Xây dựng và Xuất nhập khẩu tổng hợp;
- Công ty cổ phần Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp.

Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng; Bộ Công Thương hướng dẫn một số nội dung về phòng ngừa tham nhũng đối với các Doanh nghiệp trực thuộc Bộ như sau:

I. Giải thích từ ngữ

- Tham nhũng trong doanh nghiệp là các hành vi được thực hiện do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp bao gồm: Tham ô tài sản; Nhận hối lộ; Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi. Đặc điểm của tham nhũng trong doanh nghiệp là người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp lợi dụng chức vụ, quyền hạn và nhiệm vụ được giao của mình để vụ lợi cá nhân, làm thiệt hại và đe dọa đến quyền, lợi ích của doanh nghiệp mình.

- Người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp là người do bổ nhiệm, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ đó. Người có chức vụ, quyền hạn trong Doanh nghiệp trực thuộc Bộ bao gồm:

+ Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

+ Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp;

+ Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ đó.

II. Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp

1. Xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng theo quy định tại Điều 78, Điều 79 của Luật Phòng, chống tham nhũng

- Căn cứ vào quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và luật khác có liên quan, Doanh nghiệp ban hành quy tắc đạo đức kinh doanh, quy tắc đạo đức nghề nghiệp đối với người lao động trong doanh nghiệp.

- Ban hành, thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa xung đột lợi ích, ngăn chặn hành vi tham nhũng và xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng.

2. Thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động theo quy định tại Điều 9, các điểm a, c và d khoản 1 Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 80 Luật Phòng, chống tham nhũng và Điều 53 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ

- Căn cứ vào đặc thù trong tổ chức, hoạt động, Doanh nghiệp có trách nhiệm quy định cụ thể hình thức công khai, nội dung công khai, trách nhiệm thực hiện việc công khai minh bạch trong doanh nghiệp mình.

- Về nội dung công khai: Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hp pháp của người lao động, thành viên; chế độ lương, thưởng; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các chế độ phúc lợi xã hội khác; quy tắc ứng xử, điều lệ doanh nghiệp; công tác tổ chức, bố trí nhân sự và các nội dung khác phải công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật có liên quan.

- Thực hiện công bố thông tin theo quy định của Nghị định số 47/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.

3. Thực hiện việc kiểm soát xung đột lợi ích theo quy định tại Điều 23, Điều 80 Luật Phòng, chống tham nhũng và Điều 54 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ

- Quy định cụ thể các trường hợp xung đột lợi ích, trách nhiệm thông tin, báo cáo về các trường hợp xung đột lợi ích và công khai, phổ biến, tập huấn cho toàn thể người lao động, thành viên của doanh nghiệp.

- Quy định cụ thể việc tiếp nhận, xử lý thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích trong doanh nghiệp, bao gồm việc giám sát và áp dụng các biện pháp phù hợp khác theo thẩm quyền để kiểm soát xung đột lợi ích.

- Có biện pháp bảo vệ kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động đã thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích trong doanh nghiệp khi bị thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại.

- Báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp xung đột lợi ích dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật cn phải ngăn chặn, xử lý kịp thời.

- Quy định cụ thể trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong đơn vị, tổ chức do mình quản lý.

- Quy định cụ thể hình thức xử lý trách nhiệm, các trường hợp được xem xét loại trừ, miễn, giảm hoặc bị tăng trách nhiệm đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong đơn vị, tổ chức do mình quản lý.

- Quy định cụ thể trình tự, thủ tục xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong đơn vị, tổ chức do mình quản lý.

III. Tổ chức thực hiện

Căn cứ hướng dẫn này, trên cơ sở vận dụng phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mình, yêu cầu người đứng đầu các doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh thì căn cứ các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước để chỉ đạo xử lý; vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện báo cáo về Bộ Công Thương qua Thanh tra Bộ.

Bộ Công Thương thông báo, yêu cầu các Tổng công ty, Công ty nghiêm túc triển khai thực hiện./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng;
- Các Thứ trư
ng;
- Lưu: VT, TTB.

TL. BỘ TRƯỞNG
CHÁNH THANH TRA




Lê Việt Long

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 8387/BCT-TTB

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu8387/BCT-TTB
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành27/12/2022
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài chính nhà nước
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhậtnăm ngoái
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Công văn 8387/BCT-TTB

Lược đồ Công văn 8387/BCT-TTB 2022 hướng dẫn thực hiện công tác phòng ngừa tham nhũng


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 8387/BCT-TTB 2022 hướng dẫn thực hiện công tác phòng ngừa tham nhũng
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu8387/BCT-TTB
                Cơ quan ban hànhBộ Công thương
                Người ký***
                Ngày ban hành27/12/2022
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài chính nhà nước
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhậtnăm ngoái

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Công văn 8387/BCT-TTB 2022 hướng dẫn thực hiện công tác phòng ngừa tham nhũng

                            Lịch sử hiệu lực Công văn 8387/BCT-TTB 2022 hướng dẫn thực hiện công tác phòng ngừa tham nhũng

                            • 27/12/2022

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực