Nội dung toàn văn Công văn 88/BNN-BVTV-BCĐ-TB Tình hình dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 88/BNN-BVTV-BCĐ-TB | Tp. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 07 năm 2008 |
Kính gửi: | - Bộ Nông nghiệp và PTNT |
1- Tình hình sản xuất
Theo báo cáo của Chi Cục Bảo vệ thực vật các tỉnh phía Nam, đến ngày 03/07/2008 Lúa Hè Thu 2008 đã xuống giống khoảng 1.745.760ha (Trong đó vùng ĐNB: 150.530 ha; vùng TNB: 1.595.230 ha), ở các giai đoạn mạ: 49.106 ha; đẻ nhánh: 280.118 ha; đòng trổ: 637.386 ha; chín: 473.186 ha; thu hoạch: 305.964 ha. Lúa Thu Đông đã xuống giống 115.818 ha ở Đồng Tháp, Tp. Cần thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh...
2- Tình hình rầy nâu - bệnh VL&LXL
2.1. Rầy nâu
- Lúa Hè Thu: Diện tích nhiễm rầy nâu trên lúa Hè Thu trong tuần tăng đáng kể, toàn vùng có 156.759 ha cao nhất từ đầu vụ đến nay (tăng 79.964 ha so với tuần trước). Rầy nâu xuất hiện trên trà lúa giai đoạn đẻ nhánh đến trổ chín, mật số rầy nâu khá cao phổ biến từ 1.000- 3.000 con/m2, có 10.104 ha nhiễm nặng có mật số từ 5.000-10.000 con/m2. Diện tích phun trừ rầy nâu trong tuần là 45.983 ha. Rầy nâu trên đồng ruộng phổ biến tuổi 1-3. Diện tích nhiễm rầy nâu tập trung nhiều ở các tỉnh Kiên Giang, Long An, Tiền Giang, An Giang, Trà Vinh, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bình Thuận.
- Lúa Thu Đông: Diện tích nhiễm rầy nâu trong tuần 29.556 ha (tăng 21.123 ha so với tuần trước) trong đó có 8.480 ha nhiễm nặng tập trung chủ yếu ở tỉnh Đồng Tháp. Mật số rầy nâu phổ biến 500-3.000 con/m2, nơi cao 10.000 con/m2, rầy nâu phổ biến ở tuổi 1-3.
2.2. Bệnh vàng lùn & lùn xoắn lá
- Lúa Hè Thu: Diện tích lúa nhiễm bệnh vàng lùn còn 34,5 ha tập trung chủ yếu ở 2 tỉnh Đồng Nai và BR-VT.
- Lúa Thu Đông: Diện tích lúa bị nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá tiếp tục tăng ở tỉnh Đồng Tháp. Tổng diện tích lúa bị nhiễm bệnh vàng lùn tại Đồng Tháp là 1.129,9 ha trong đó diện tích nhiễm nhẹ: 727 ha với tỷ lệ bệnh 3-5%; 384,5 ha bị nhiễm TB với tỷ lệ bệnh trên 5-10%; 18,4 ha bị nhiễm nặng với tỷ lệ bệnh trên 10-50%. Phân bố chủ yếu ở các huyện Lấp Vò, Lai Vung và rãi rác ở Tp. Cao Lãnh trên trà lúa đẻ nhánh; có 6 ha trên lúa giai đoạn làm đòng. Nông dân đã thực hiện nhổ cây lúa bệnh được 65 ha. Huỵện Hồng Dân, Bạc Liêu vừa phát hiện vi rút vàng lùn trên trà lúa 35 ngày tuổi , đang tập trung điều tra, khoanh vùng diện tích ổ bệnh.
3. Công tác phòng, chống dịch tại địa phương
- Theo dõi tình hình rầy nâu vào đèn, mật độ rầy nâu ngoài đồng, vận động nông dân trừ rầy tại các nơi có mật số rầy nâu cao, nhổ bỏ cây lúa bệnh.
- Ban Chỉ đạo của Bộ tổ chức 2 d0oàn công tác đi kiểm tra tình hình dịch hại tại một số tỉnh vùng Đông Nam Bộ.
- Cục Bảo vệ thực vật cử 4 cán bộ đi tăng cường công tác ở Bình Thuận, Tây Ninh, Đồng nai.
4. Công tác trọng tâm trong thời gian tới
- Dự báo 7 ngày tới rầy nâu tuổi 4-5 tiếp tục gây hại trên các trà lúa đẻ nhánh trên lúa Thu Đông và giai đoạn đòng trổ lúa Hè Thu, có khả năng cháy rầy cục bộ do ảnh hưởng mật số rầy khá cao. Ngoài ra, khả năng phát tán nguồn bệnh cũng rất lớn trong phạm vi rộng (kể cả vùng Đông Nam Bộ). Ban chỉ đạo phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá các địa phương tiếp tục phân công cán bộ kỹ thuật, bám sát địa bàn, thường xuyên thăm đồng, theo dõi chặt chẽ diễn biến về sự phát sinh phát triển của rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá nhất là giai đoạn lúa đẻ nhánh vụ 3, để tổ chức chỉ đạo phòng trị kịp thời ở nơi có mật số rầy nâu cao để giảm bớt mật số rầy di trú mang mầm bệnh phát tán trong giữa cuối tháng 7.
- Đối với các khu vực sản xuất lúa Thu Đông - Mùa cần xác định lịch xuống giống tập trung, đồng loạt và ”Né rầy”.
- Ban chỉ đạo tỉnh Bạc Liêu, Đồng Tháp tích cực chỉ đạo bao vây, khoang vùng, tổ chức huy động lực lượng quần chúng cùng ra đồng nhổ hủy lúa bị bệnh, phun trừ rầy nâu ở ruộng bệnh, có mật số rầy cao.
- Duy trì chế độ báo cáo trước 17 giờ hàng ngày về Trung Tâm BVTV Phía Nam để tổng hợp và báo cáo Bộ kịp thời.
| KT. TRƯỞNG BAN |