Nội dung toàn văn Công văn 96/BXD-KTQH thiết kế cơ sở Dự án đầu tư xây dựng
BỘ XÂY DỰNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
96/BXD-KTQH |
Hà Nội ngày 14 tháng 9 năm 2011 |
Kính gửi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội có văn bản số 2503/KH&ĐT-TĐ ngày 24/06/2011 đề nghị Bộ Xây dựng có ý kiến về thiết kế cơ sở Dự án ĐTXD Trung tâm giao dịch công nghệ thường xuyên Hà Nội, Hà Nội do Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội làm chủ đầu tư.
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 29/6/2009;
Căn cứ Nghị định 02/2006/NĐ-CP ngày 05/01/2006 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Khu đô thị mới; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; và Thông tư số 12/2009/NĐ-CP quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình">03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Sau khi nghiên cứu hồ sơ, Bộ Xây dựng có ý kiến về thiết kế cơ sở Dự án ĐTXD Trung tâm giao dịch công nghệ thường xuyên Hà Nội như sau:
Về Quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc:
- Quy hoạch tổng mặt bằng công trình Trung tâm giao dịch công nghệ thường xuyên Hà Nội về cơ bản được thiết kế tuân thủ theo công văn số 3644/QHKT-P6 ngày 5/11/2010 về việc chấp thuận Quy hoạch Tổng mặt bằng và phương án kiến trúc sơ bộ công trình Trung tâm giao dịch công nghệ thường xuyên tại khu đất X2, thuộc phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội.
- Hình thức kiến trúc công trình cần nghiên cứu thêm về các chi tiết phân mảng đặc rỗng của khối đế tạo sự đồng nhất với khối tháp ở trên (đặc biệt là tòa nhà 16 tầng) để đạt hiệu quả kiến trúc cao nhằm tạo điểm nhấn và hài hòa với cảnh quan chung của khu vực.
- Để đạt hiệu quả cao, mặt bằng tầng 5 đến tầng 15 của khối 16 tầng cần xem xét việc lấy thêm ánh sáng, thông gió tự nhiên đối với khu vực hành lang, thang thoát hiểm để đảm bảo phòng cháy chữa cháy.
2. Hạ tầng kỹ thuật công trình được đấu nối với hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực đã thực hiện theo Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 10/11/2006 của UBND TP Hà Nội về việc phê duyệt dự án đầu tư của UBND quận Tây Hồ về việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu nhà ở tái định cư và công trình công cộng tại phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội.
3. Thiết kế cơ sở áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam.
4. Nhà thầu lập thiết kế cơ sở có đăng ký kinh doanh phù hợp với công việc thực hiện. Chủ nhiệm đồ án, chủ trì thiết kế có chứng chỉ hành nghề theo quy định.
5. Một số lưu ý khác:
- Kiểm tra, bổ sung các tiện nghi cần thiết trong công trình đảm bảo cho người tàn tật tiếp cận sử dụng theo quy định tại QCXDVN 01:2002 do Bộ Xây dựng ban hành.
- Kiểm tra bảo đảm thực hiện các lưu ý tại văn bản số 846/CVDA-PC23 ngày 30/12/2009 của Phòng cảnh sát PCCC – Công an thành phố Hà Nội.
- Công trình sử dụng kính phủ ngoài do đó cần có giải pháp sử dụng vật liệu, thiết bị công trình đảm bảo theo hướng tiết kiệm năng lượng theo Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29/3/2011 Quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và Quy chuẩn các công trình sử dụng năng lượng có hiệu quả QCXDVN 09:2005.
- Nội dung ghi chú tại mặt cắt của khối cao tầng không thống nhất với mặt bằng (mặt cắt chú thích là văn phòng, mặt bằng ghi lưu trú).
- Giải pháp thiết kế kết cấu. Cần bổ sung Danh mục các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan cần tuân thủ, hệ thống các tiêu chuẩn áp dụng cho Dự án. VD: Quy chuẩn Phân loại, phân cấp công trình xây dựng QCVN 03:2009/BXD; Quy chuẩn Số liệu ĐKTN dùng trong xây dựng QCVN 02:2009/BXD;.... và danh mục các tiêu chuẩn liên quan.
- Giải pháp thiết kế hệ thống cấp điện động lực, chiếu sáng và hệ thống chống sét. Cần bổ sung Danh mục các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan cần tuân thủ, hệ thống các tiêu chuẩn áp dụng cho Dự án. VD: Quy chuẩn Phòng chống cháy cho nhà và công trình: QCVN 06:2010/BXD “An toàn cháy cho nhà và công trình”; Quy chuẩn Nhà ở và công trình công cộng. An toàn sinh mạng và sức khoẻ QCVN 05:2008/BXD; Quy chuẩn các công trình sử dụng năng lượng có hiệu quả QCXDVN 09:2005;Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước cho nhà và công trình ban hành năm 2004; Quy chuẩn Công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị QCVN 07:2010/BXD;... và danh mục các tiêu chuẩn liên quan.
- Trước khi triển khai các bước thiết kế tiếp theo cần tiến hành thí nghiệm hiện trường, kiểm tra sức chịu tải của móng cọc để điều chỉnh kích thước và số lượng cọc nếu cần thiết, đảm bảo an toàn công trình.
- Khi thực hiện đấu nối hệ thống giao thông, thoát nước, cấp điện, cấp nước,... của công trình với hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài cần thực hiện theo hướng dẫn, chấp thuận của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, đảm bảo kết nối đồng bộ, phù hợp với hệ thống hạ tầng khu vực.
- Trong quá trình thi công xây dựng và sử dụng công trình, phải có biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn cho người lao động và công trình xây dựng; chất thải xây dựng phải được thu gom, vận chuyển đến nơi chôn lấp của thành phố hoặc được xử lý theo quy định về môi trường.
- Chỉ đưa công trình vào sử dụng sau khi đã có chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật Phòng cháy chữa cháy, Luật Bảo vệ môi trường và có chứng nhận sự phù hợp về chất lượng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Trên đây là ý kiến của Bộ Xây dựng về thiết kế cơ sở Dự án ĐTXD Trung tâm giao dịch công nghệ thường xuyên Hà Nội; Chủ đầu tư và nhà thầu thiết kế căn cứ ý kiến nêu trên bổ sung, hoàn chỉnh thiết kế cơ sở trước khi phê duyệt dự án; chịu trách nhiệm triển khai các công việc tiếp theo và đảm bảo chất lượng công trình xây dựng theo quy định pháp luật hiện hành về đầu tư xây dựng công trình./.
Nơi nhận
: |
TL. BỘ TRƯỞNG |