Công văn 963/TY-KD

Công văn số 963/TY-KD về việc kiểm soát vận chuyển động vật do Cục Thú y ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 963/TY-KD kiểm soát vận chuyển động vật


BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC THÚ Y

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------

Số: 963/TY-KD
V/v: Kiểm soát vận chuyển động vật

Hà Nội, ngày 11 tháng 6 năm 2009

 

Kính gửi: Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thời gian gần đây, dịch bệnh động vật truyền nhiễm đã xảy ra ở một số tỉnh, thành phố làm ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi trong nước và xuất khẩu như bệnh Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Tai xanh,.... Một trong những nguyên nhân làm lây lan dịch là do việc thực hiện kiểm dịch động vật tại gốc trước khi vận chuyển đến các tỉnh khác để nuôi làm giống đã không tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật thú y. Mặt khác, nhiều tổ chức, cá nhân khi nhập giống vật nuôi từ tỉnh khác về nuôi trong địa bàn tỉnh đã không thông báo cho Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố nơi tiếp nhận giống vật nuôi biết để hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân nuôi cách ly trước khi đưa giống vật nuôi đến các hộ chăn nuôi. Chính vì những lý do trên, nhiều địa phương đã xẩy ra dịch bệnh Lở mồm long móng, Tai xanh, Cúm gia cầm,… như tỉnh Quảng Trị, Yên Bái, Bắc Cạn, Hà Tĩnh,… Để ngăn chặn dịch bệnh động vật lây lan do vận chuyển động vật, ngày 28/4/2009 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 22/2009/TT-BNN hướng dẫn yêu cầu về giống vật nuôi, kiểm dịch vận chuyển giống vật nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh phát triển chăn nuôi (sau đây gọi là Thông tư số 22). Cục Thú y hướng dẫn Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nội dung nêu tại Điểm 4, III của Thông tư số 22 như sau:

1. Việc thực hiện nuôi cách ly động vật ít nhất là 07 ngày trước khi nhập đàn hoặc đưa về các hộ chăn nuôi chỉ áp dụng đối với giống vật nuôi nhập từ tỉnh khác vào địa bàn của tỉnh sở tại để nuôi làm giống.

2. Đối với giống vật nuôi vận chuyển từ huyện này đến huyện khác trong phạm vi tỉnh thì không phải thực hiện việc nuôi cách ly trước khi nhập đàn hoặc đưa về các hộ chăn nuôi. Tuy nhiên Chi cục Thú y cần chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kiểm dịch động vật tại gốc của các Trạm Thú y huyện, đảm bảo giống vật nuôi không mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khi vận chuyển đi các huyện khác trong tỉnh.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc gì, đề nghị các đơn vị gửi văn bản về Cục Thú y để xử lý kịp thời./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ NN & PTNT (để b/c);
- Cục trưởng (để b/c);
- Sở NN & PTNT các tỉnh, TP;
- Tổng Công ty Chăn nuôi VN;
- CQTY vùng thuộc Cục Thú y;
- Lưu VP, KD.

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Hoàng Văn Năm

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 963/TY-KD

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu963/TY-KD
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành11/06/2009
Ngày hiệu lực11/06/2009
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật15 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Công văn 963/TY-KD kiểm soát vận chuyển động vật


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị thay thế

          Văn bản hiện thời

          Công văn 963/TY-KD kiểm soát vận chuyển động vật
          Loại văn bảnCông văn
          Số hiệu963/TY-KD
          Cơ quan ban hànhCục Thú y
          Người kýHoàng Văn Năm
          Ngày ban hành11/06/2009
          Ngày hiệu lực11/06/2009
          Ngày công báo...
          Số công báo
          Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
          Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
          Cập nhật15 năm trước

          Văn bản thay thế

            Văn bản được dẫn chiếu

              Văn bản hướng dẫn

                Văn bản được hợp nhất

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Công văn 963/TY-KD kiểm soát vận chuyển động vật

                      Lịch sử hiệu lực Công văn 963/TY-KD kiểm soát vận chuyển động vật

                      • 11/06/2009

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 11/06/2009

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực