Văn bản khác khongso

Điều lệ về chi tiết thi hành việc kiểm nghiệm hàng hoá xuất nhập khẩu do Bộ Thương nghiệp ban hành

Nội dung toàn văn Điều lệ chi tiết thi hành kiểm nghiệm hàng hoá xuất nhập khẩu


BỘ THƯƠNG NGHIỆP
******

VIỆT DÂN CHỦ CỘNG HÒA  
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: KHONGSO

Hà Nội, ngày 26 tháng 09 năm 1956 

 

ĐIỀU LỆ

VỀ CHI TIẾT THI HÀNH VIỆC KIỂM NGHIỆM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU.

Điều 1.- Căn cứ theo nghị định số 1054-TTg ngày 13-9-1956 về kiểm nghiệm hàng hóa xuất nhập khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành, Bộ Thương nghiệp quy định bản điều lệ chi tiết này.

Điều 2.- Những người có hàng xuất nhập khẩu, trước khi làm thủ tục xuất nhập phải đến Phòng Kiểm nghiệm hàng hóa làm đơn xin kiểm nghiệm và nộp kiểm nghiệm phí.

(Có bản quy định kiểm nghiệm phí riêng).

Điều 3.- Cơ quan kiểm nghiệm hàng hóa chỉ kiểm nghiệm những hàng hóa đã đựơc cơ quan quản lý xuất nhập khẩu cho phép.

Điều 4.- Đối với những mẫu hàng, tặng phẩm, những hàng triển lãm và những vật liệu dùng vào việc khảo cứu mà số lượng ít thì có thể miễn kiểm nghiệm , nhưng phải thi hành kiểm dịch để ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm.

Điều 5.- Tuỳ theo tính chất hàng, cơ quan kiểm nghiệm hàng hóa sẽ quy định phải kiểm nghiệm tổng số hàng hoặc chỉ kiểm nghiệm một số mẫu làm đại diện cho tổng số hàng đó.

Điều6.- Những hàng hóa xin kiểm nghiệm phải xếp gọn gàng , thuận tiện cho cơ quan kiểm nghiệm tiến hành công tác và người xin kiểm nghiệm phải cung cấp nhân công, dụng cụ cần thiết cho việc lấy mẫu hàng.

Điều 7.- Khi lấy mẫu hoặc đã kiểm nghiệm tại chỗ, nếu thấy hàng hóa không được tốt, số lượng không đúng , nhãn hiệu không rõ và bao bì xấu thì cơ quan kiểm nghiệm báo cho người xin kiểm nghiệm biết để chế biến lại. Sau khi chế biến xong, cơ quan kiểm nghiệm mới lấy mẫu và tiến hành kiểm nghiệm.

Điều 8.- Nếu đã xin kiểm nghiệm, nhưng cơ quan kiểm nghiệm chưa lấy mẫu mà có lý do chính đáng người có hàng có thể đề nghị rút đơn xin kiểm nghiệm và lấy kiểm nghiệm phí lại.

Nếu đã lấy mẫu hàng và đã kiểm nghiệm rồi thì cơ quan kiểm nghiệm không trả kiểm nghiệm phí lại nữa.

Sau khi đưa đơn xin kiểm nghiệm quá hai tuần lễ mà người có hàng làm cho cơ quan kiểm nghiệm hàng hóa chưa lấy mẫu được thì đơn xin kiểm nghiệm đó coi như huỷ bỏ và kiểm nghiệm phí không trả lại.

Điều 9.- Việc lấy mẫu hàng do cơ quan kiểm nghiệm đảm nhận và sau khi lấy mẫu hàng xong , nhân viên kiểm nghiệm phải niêm phong số hàng hóa đã lấy mẫu.

Điều 10.- Sau khi kiểm nghiệm, cơ quan kiểm nghiệm hàng hoá giữ lại một số hàng mẫu để theo dõi; nếu còn thừa thì trả lại cho người có hàng. Khi hết hạn giữ, nếu người có hàng không đến nhận lại mẫu hàng đó thì cơ quan kiểm nghiệm hàng hóa lập biên bản và bán lấy tiền sung công quỹ.

Trường hợp người xin kiểm nghiệm muốn giữ lại một phần mẫu hàng đã kiểm nghiệm thì phải tự chuẩn bị dụng cụ và bảo quản niêm phong theo đúng phương pháp của cơ quan kiểm nghiệm.

Điều 11.- Đối với việc buôn bán theo mẫu giao hàng (không có hợp đồng)thì cơ quan kiểm nghiệm phải giữ lấy một phần mẫu hàng để làm bằng chứng đối chiếu sau này.

Điều 12.- Việc kiểm nghiệm mẫu hàng phải làm xong trong thời hạn là 5 ngày kể từ ngày lấy mẫu. Nếu gặp trường hợp đặc biệt cần kéo dài thời hạn thì cơ quan kiểm nghiệm hàng hóa có thể quyết định và báo cho người có hàng biết trước.

Trường hợp kiểm nghiệm chưa được dùng thì cơ quan kiểm nghiệm có thể lấy mẫu hàng lại để xét cho chính xác hơn.

Điều 13.- Sau khi kiểm nghiệm xong trong thời hạn từ 10 đến 30 ngày (tuỳ theo loại hàng do cơ quan kiểm nghiệm quy định) nếu hàng chưa xuất phải đưa kiểm nghiệm lại.

Điều 14.- Khi đã cấp giấy chứng nhận, nếu cần phải sửa chữa bao bì, dấu hiệu, ngày xuất khẩu, tên công cụ, vận tải, địa điểm vận tải v.v...thì người có hàng nói rõ lý do, đề nghị cơ quan kiểm nghiệm hàng hóa cử người đến xem xét lại. Nếu xét thấy hợp lý thì cơ quan kiểm nghiệm cho sửa lại niêm phong và cấp giấy chứng nhận khác.

Việc này chỉ được thay đổi một lần. Nếu muốn thay đổi lần nữa thì phải làm thủ tục khác coi như mới xin được kiểm nghiệm lần đầu.

Điều 15.- Trường hợp mất giấy chứng nhận kiểm nghiệm phẩm chất, người có hàng phải làm đơn nói rõ lý do và đề nghị cấp giấy mới. Ngoài việc xét và cấp giấy chứng nhận khác, cơ quan kiểm nghiệm hàng hóa thông tư cho các cơ quan có liên quan biết để phòng xảy ra việc lợi dụng giấy tờ.

Điều 16.- Sau khi kiểm nghiệm, nếu thấy hàng hóa xuất khẩu không hợp quy cách nhưng nếu hai bên mua bán thương lượng đồng ý số hàng ấy thì cơ quan kiểm nghiệm hàng hóa có thể căn cứ vào yêu cầu và kết quả thực tế mà cấp giấy chứng nhận để hàng hóa xuất khẩu dễ dàng.

Điều 17.- Sau khi kiểm nghiệm, nếu thấy hàng hóa xuất khẩu không hợp quy cách thì cơ quan kiểm nghiệm hàng hóa có thể cấp giấy chứng nhận về phẩm chất thực tế hàng hóa để sau này người mua hàng có chứng từ đòi người bán hàng phải bồi thướng hoặc trả lại hàng.

Điều 18.- Những hàng hóa đã kiểm nghiệm và cấp giấy chứng nhận rồi, nếu vì lý do đặc biệt cần phân tán hoặc góp chung lại để xuất khẩu thì người có hàng phải đến cơ quan kiểm nghiệm hàng hóa trình bày rõ lý do.

Cơ quan kiểm nghiệm hàng hóa theo phương pháp dưới đây mà giải quyết:

1) Đối với những hàng hóa phân tán ra để xuất phải kiểm nghiệm lại từng số hàng và sau đó cấp giấy chứng nhận khác;

2) Đối với những loại hàng góp lại để xuất chung thì cơ quan kiểm nghiệm hàng hóa lấy kết quả trung bình về phẩm chất và cấp giấy chứng nhận khác;

3) Đối với những hàng hóa đã kiểm nghiệm rồi mà di chuyển không hết, nếu đợt sau người có hàng đã kiểm nghiệm, đứng nhận số hàng ấy thì có thể miễn kiểm nghiệm lại thời gian không được quá 15 ngày.

Điều 19.- Cơ quan kiểm nghiệm hàng hóa có thể cử nhân viên đến xưởng sản xuất hàng hóa xuất khẩu để hướng dẫn sản xuất và tiến hành công tác kiểm nghiệm tại chỗ. Nếu hàng đúng quy cách thì nhân viên ấy đề nghị với cơ quan kiểm nghiệm cấp giấy chứng nhận để cho xuất khẩu.

Điều 20.- Trường hợp những hàng hóa đã được kiểm nghiệm rồi chuyển từ nơi này đến nơi khác để xuất khẩu thì giải quyết theo phương pháp sau đây:

a) Cơ quan đã kiểm nghiệm trước phải ghi cụ thể số lượng, trọng lượng và phẩm chất hàng hóa, bao bì và giấy chứng nhận đồng thời phải niêm phong cẩn thận các hàng đó.

b) Cơ quan kiểm nghiệm cấp giấy phép đi xem xét lại giấy tờ và tình trạng hàng hóa, bao bì nếu không có gì nghi ngờ thì giữ lại giấy chứng nhận của cơ quan trước đã kiểm nghiệm và căn cứ vào đó mà cấp lại giấy chứng nhận khác cho người xuất hàng.

Điều 21.- Những bản bổ sung và bản điều lệ chi tiết này do Bộ Thương nghiệp quy định hoặc uỷ quyền cho cơ quan kiểm nghiệm hàng hóa Trung ương quy định.

Điều 22.- Bản điều lệ chi tiết này sẽ thi hành kể từ ngày được công bố

 

BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG NGHIỆP




Phan Anh

BẢNG HÀNG HÓA XUẤT NHẬP PHẢI THI HÀNH KIỂM NGHIỆM
(Kèm theo bảng điều lệ về chi tiết thi hành việc kiểm nghiệm hàng hóa)

A) HÀNG XUẤT KHẨU:

1.- Thóc gạo

2.- Các loại hoạt ăn (như ngô, hạt sen,v.v...)

3.- Các loại hạt có dầu (như lạc, vừng, thầu dầu, trẩu, hạt bông....)

4.- Cùi dừa.

5.- Các loại bột sắn, lát khô ( như bột sắn, bột ngô, bột hoàng tinh...)

6.- Hoa quả tươi ( như cam, chanh, dứa, chuối, quýt, dừa....)

7.- Các loại hương liệu (như tiêu, quế, hồi, sa nhân, đinh hương, các thứ thuốc ).

8.- Các loại kích thích (như chè,cà phê, thuốc lá, thuốc phiện,v.v...)

9.- Mật ong, sáp ong, kẹo, bánh, mứt, quả ướp v.v...

10.- Các loại tơ, sợi (như tơ tằm, tơ dứa, gai, đay, dây móc, lanh mang....)

11.- Các loại gỗ (tròn, phiến, xẻ).

12.- Các loại mây, song, tre, các loại rễ cây.

13.- Các loại nhựa (như sơn sống, nhựa trám, nhựa thông, tùng hương, cánh kiến trắng, cánh kiến đỏ, cánh kiến đỏ chế biến (shellac), cao su, củ nâu...)

14.- Các loại dầu thực vật (dầu lạc, dầu vừng, dầu dừa, dầu thông, dầu quế, dầu hồi, dầu trám, dầu do, dầu tràm...)

15.- Các loại mỡ, dầu động vật: mỡ lợn, mỡ bò, dầu cá....

16.- Các loại da sống ( da có long, da để thuộc...)

17.- Các loại xương (xương dùng làm công nghệ, xương để làm phân bón)

18.- Các loại sừng, móng ( sừng trâu bò, móng trâu bò).

19.- Các thứ lông thú (lông gáy lợn, lông ngựa, lông bò, lông thỏ...)

20.- Tóc người

21.- Lông vịt

22.- Các loại cá khô

23.- Các loại mực khô, tôm khô.

24.- Các loại vỏ trai, ốc.

25.- Các loại đồ thủ công nghiệp như mỹ nghệ....

26.- Các loại khoáng sản

27.- Các loại động vật sống.

28.- Các loại cây và hạt giống.

B. HÀNG NHẬP KHẨU :

1. - Thực phẩm:

- Các loại hoa quả

- Các loại thịt,

- Các loại đồ hộp,

- Các loại đồ uống nước như rượu , các thứ giải khát.

- Các dầu để ăn, các thứ gia vị,

- Các loại đường.

- Các loại thuốc hút

- Các loại bột để ăn

2.- Các loại dược liệu, dược phẩm, thuốc Bắc.

3.- Hoá học phẩm.

4.- Các thứ động vật sống

5.- Các loại cây và hạt giống

6.- Da và các thứ chế biến bằng da

7.- Các loại sơn.

8.- Các thứ phẩm ruộm.

9.- Đất đèn và pin đèn.

10.- Các loại dầu thảo mộc

11.- Các loại dầu dùng để chạy máy

12.- Than đá

13.- Các loại bách hoa1 nhu:

- xà phòng

- thuốc đánh răng

- các loại mực viết, mực in....

BẢNG KIỂM NGHIỆM PHÍ
(Kèm theo bản điều lệ về chi tiết thi hành việc kiểm nghiệm hàng hóa xuất nhập khẩu ngày 26-9-1956).

Căn cứ theo điều 2 của bản điều lệ chi tiết về kiểm nghiệm hàng hóa xuất nhập khẩu . Bộ Thương nghiệp quy định thu tiền kiểm nghiệm phí như sau:

I.- Người xin kiểm nghiệm hàng hóa phải trả kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn sau đây:

1) Một yêu cầu lý nghiệm 2.500đ

2) Một yêu cầu hoá nghiệm 5.000đ

3) Những hàng kiểm nghiệm tại chỗ tổng số và toàn diện mà không dùng máy hay hoá phẩm cũng cung công tác chứng kiến kiểm nghiệm mỗi nhân viên một giờ là: 400đ

Nếu ngoài giờ chính quyền 800đ

4) Phí tổn kiểm dịch hàng hóa (như hoá chất , vật liệu, dụng cụ )người có hàng phải chịu.

II. - Nếu cơ quan kiểm nghiệm hàng hóa không đủ phương tiện phải đưa phân chất ở một cơ quan khác thì theo tiêu chuẩn của cơ quan đó mà tính và thanh toán.

III.- Kiểm nghiệm phí phải đóng trước, khi đưa đơn xin kiểm nghiệm.

IV.- Số tiền thu phải nộp vào công quỹ, khi cần chi tiêu về những khoản phí tổn về công dụng hoá phẩm, v.v...thì cơ quan kiểm nghiệm hàng hóa sẽ làm dự trù chi để xin cấp tiền.

 

BỘ TRƯỞNG




Phan Anh

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật khongso

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệukhongso
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThương mại, Xuất nhập khẩu
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật4 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật khongso

Lược đồ Điều lệ chi tiết thi hành kiểm nghiệm hàng hoá xuất nhập khẩu


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Điều lệ chi tiết thi hành kiểm nghiệm hàng hoá xuất nhập khẩu
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệukhongso
                Cơ quan ban hànhBộ Thương nghiệp
                Người kýPhan Anh
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThương mại, Xuất nhập khẩu
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật4 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Điều lệ chi tiết thi hành kiểm nghiệm hàng hoá xuất nhập khẩu

                            Lịch sử hiệu lực Điều lệ chi tiết thi hành kiểm nghiệm hàng hoá xuất nhập khẩu