Điều ước quốc tế Khongso

Hiệp định hợp tác giữa Việt Nam và Cộng đồng Châu Âu (1995)

Nội dung toàn văn Hiệp định hợp tác giữa Việt Nam Cộng đồng Châu Âu 1995


HIỆP ĐỊNH

HỢP TÁC GIỮA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU (1995)

Một bên là CHÍNH PHỦ VIỆT NAM,

Một bên là HỘI ĐỒNG LIÊN MINH CHÂU ÂU

HOAN NGHÊNH sự gia tăng về hợp tác và thương mại kể từ khi bình thường hoá quan hệ tháng 11 năm 1990 giữa một bên là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, dưới đây gọi là "Việt nam", và một bên là cộng đồng Châu âu và các nước thành viên của mình, dưới đây được gọi là "Cộng đồng";

NHẬN THẤY tầm quan trọng của việc tăng cường hơn nữa các mối liên lạc và thắt chặt các quan hệ giữa Việt nam và Cộng đồng;

KHẲNG ĐỊNH Việt nam và Cộng đồng coi trọng các nguyên tắc tôn trọng quyền con người, dân chủ và các nguyên tắc của hiến chương Liên Hiệp quốc, và tôn trọng độc lập và chủ quyền quốc gia;

NHẬN THẤY rằng Việt nam đã có những biện pháp nhằm bình thường hoá quan hệ với các đối tác của mình, trên cấp độ khu vực cũng như trên thế giới và nhấn mạnh những biện pháp hợp tác có thể hỗ trợ quá trình hợp tác khu vực;

NHẬN THẤY rằng trách nhiệm của mọi quốc gia, theo nguyên tắc và thông lệ quốc tế cơ bản, là nhận hồi hương các công dân đã rời bỏ tổ quốc vì lý do này hay lý do khác;

XÉT THẤY tầm quan trọng của những cơ hội gần đây trong buôn bán hàng dệt và quần áo thông qua quyền lợi và nghĩa vụ trong các hợp đồng song phương giữa Việt nam và Cộng đồng;

VỚI lòng mong muốn chung là phải củng cố, tăng cường và đa dạng hoá các mối quan hệ trong lĩnh vực hai bên cùng quan tâm, trên cơ sở bình đẳng, không phân biệt đối xử, cùng có lợi và có đi có lại;

NHẬN THẤY kết quả tích cực của tiến trình cải cách kinh tế hiện hành ở Việt nam nhằm để dảm bảo chuyển tiếp sang nền kinh tế thị trường và cam kết của Việt Nam tiếp tục tiến trình đó.

MONG MUỐN tạo điều kiện thuận lợi để thương mại giữa Việt Nam và cộng đồng phát triển thương mại hai chiều tự do, không bị cản trở theo cách thức ổn định, trong sáng và không phân biệt đối xử, có tính đến điều kiện kinh tế khác nhau của mỗi bên.

XÉT THẤY cần nêu cao nguyên tắc, thông lệ và những việc làm và những việc làm nhằm khuyến khích phát triển thương mại hai chiều tự do, không bị cản trở thao cách thức ổn định, trong sáng và không phân biệt đối xử, có tính đến điều kiện khác nhau của mỗi bên.

XÉT THẤY cần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư trực tiếp;

XÉT THẤY cần thiết phải hỗ trợ Việt Nam trong nỗ lực nhằm đạt được phát triển kinh tế vững chắc và cải thiện đời sống các tầng lớp dân cư nghèo;

XÉT THẤY rằng Việt Nam và Cộng đồng coi trọng việc bảo vệ môi trường ở cấp độ địa phương và toàn cầu, và việc sử dụng lâu bền tài nguyên thiên nhiên, và nhận thấy có mối liên hệ giữa môi trường và phát triển;

ĐÃ QUYẾT ĐỊNH ký kết hiệp định này và nhằm mục đích đó, đã đề cử đại diện đặc mệnh toàn quyền của mình là :

CHÍNH PHỦ VIỆT NAM

NGUYỄN MẠNH CẦM

Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

HỘI ĐỒNG LIÊN MINH CHÂU ÂU

HA-VIÊ SO-LA-NA MA-DA-RIA-GA

Bộ trưởng Ngoại giao Vương quốc Tây Ban Nha

Chủ tịch đương nhiệm Hội đồng liên minh Châu Âu

MA-NU-EN MA-RIN

Phó chủ tịch Uỷ ban Cộng đồng Châu Âu

ĐẠI DIỆN CỦA HAI BÊN, sau khi đã trao đổi giấy uỷ quyền đầy đủ của mình, được thừa nhận là đúng thể thức,

ĐÃ THOẢ THUẬN NHƯ SAU:

Điều 1. NỀN TẢNG

Tôn trọng quyền con người và nguyên tắc dân chủ là nền tảng của quan hệ hợp tác giữa các bên cũng như của các điều khoản của Hiệp định này và tạo thành nhân tố thiết yếu của Hiệp định.

Điều 2. MỤC ĐÍCH

Những mục đích chủ yếu của Hiệp định này là:

1- Đảm bảo các điều kiện và khuyến khích gia tăng và phát triển đầu tư và thương mại hai chiều giữa hai bên vì lợi ích chung, có tính đến hoàn cảnh kinh tế của mỗi bên;

2- Hỗ trợ phát triển kinh tế vững chắc và cải thiện điều kiện sống cho các tầng lớp dân cư nghèo;

3- Tăng cường hợp tác kinh tế vì lợi ích chung, bao gồm cả hỗ trợ các lỗ lực của chính phủ Việt nam trong việc cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển sang kinh tế thị trường;

4- Hỗ trợ bảo vệ môi trường và sử dụng lâu bền các nguồn tài nguyên thiên nhiên .

Điều 3. ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC

Việt nam và Cộng đồng sẽ dành cho nhau đối xử tối huệ quốc về thương mại phù hợp với các điều khoản của Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (1994)

Những quy định tại điều này không áp dụng đối với những ưu đãi mà một trong hai bên ký kết thoả thuận khi thiết lập một liên minh thuế quan, một khu vực mậu dịch, một khu vực mậu dich tự do hoặc một khu vực đối xử ưu đãi. 

Điều 4. HỢP TÁC THƯƠNG MẠI

1- Các bên cam kết phát triển và đa dạng hoá trao đổi thương mại và cải thiện tiếp cận thị trường của nhau đến mức cao nhất có thể được, có tính đến hoàn cảnh kinh tế của mỗi bên.

2- Các bên, trong khuôn khổ luật pháp và quy định hiện hành cảu mỗi bên, cam kết thực hiện chính sách nhằm tạo thuận lợi cho việc bán sản phẩm vào thị trường của nhau. Vì vậy, hai bên sẽ dành cho nhau điều kiện tuận lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hoá và thoả thuận xem xét cách thức và biện pháp loại bỏ hàng rào thương mại giữa ahi bên, dặc biệt là hàng rào phi thuế quan, có tính đến hệ thống khác nhau của mỗi bên và những việc đã làm trong lĩnh vực này của các tổ chức quốc tế.

3- Những quy định tại đoạn một và hai không hạn chế quyền của mỗi bên ký kết được áp dụng các biện pháp nhằm bảo vệ những lợi ích an ninh thiết yếu cuả mình, hoặc nhằm bảo vệ sức khoẻ và đạo đức con người và bảo vệ môi trường, đời sống và sức khoẻ của của súc vật hoặc cây trồng. Liên quan đến vấn đề trên, những biên pháp như vậy phải không được là phương tiện phân biệt đối xử vũ đoán hoặc vô lý, hoặc biện pháp hạn chế thương mại trá hình.

4- Các bên thoả thuận khuyến khích trao đổi thông tin về những cơ hội thị trường cùng có lợi và tiến hành tham khảo ý kiến trên tinh thần xây dựng các vấn đề liên quan đến thuế quan, phi thuế quan, dich vụ, y tế, an toàn hoặc môi trường và yêu cầu kỹ thuật. Các chương trình đào tạo cần phải được tiến hành trong những lĩnh vực này và được coi là một phần của quan hệ hợp tác giữa hai bên.

6- Các bên thoả thuận tham khảo ý kiến với nhau về bất kỳ tranh chấp nào có thể nảy sinh trong lĩnh vực thương mại hoặc trong các lĩnh vực có liên quan đến thương mại.

Điều 5. ĐẦU TƯ

Các bên khuyến khích tăng cường đầu tư cùng có lợi bằng cách thiết lập môi trường thuận lợi cho đầu tư tư nhân, bao gồm điều kiện tốt hơn để tiến hành chuyển vốn và trao đổi thông tin về các cơ hội đầu tư. Đặc biệt các bên ủng hộ, khi thích hợp.

Các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đâù tư giữa Việt nam và các nước thành viên của Cộng đồng trên cơ sở các nguyên tắc không phân biệt đối xử và có đi có lại.

Điều 6. QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

1-Theo đúng thẩm quyền, quy định và chính sách của mình cho phép các bên sẽ

(a) Hướng vào việc cải thiện các điều kiện nhằm bảo hộ một cách có hiệu quả và xứng đáng và tăng cường quyền sở hữu trí tuệ, công nghiệp và thươngmại theo tiêu chuẩn quốc tế cao nhất :

(b) Hợp tác để dảm bảo những mục đích này,kể cả thông qua giúp đỡ kỹ thuật,khi thích hợp.

2- Các bên thoả thuận tránh phân biệt đối xử trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ,tiến hành tham khảo ý kiến, nếu cần thiết khi các vấn đề gây ảnh hưởng tới quan hệ thương mại nẩy sinh.

Điều 7. HỢP TÁC KINH TẾ

1- Các bên, vì lợi ích chung và phù hợp với mục tiêu và chính sách của mình, khuyến khích hợp tác kinh tế ở quy mô rộng nhất có thể được nhằm đóng góp vào việc mở rộng kinh tế và nhu cầu phát triển của nhau.

2- Các bên thoả thuận hợp tác kinh tế bao gồm ba lĩnh vực hoạt động lớn sau đây:

(a) Cải thiện môi trường kinh tế Việt nam bằng cách tạo thuận lợi cho việc tiếp cận công nghệ và giảipháp của Cộng đồng.

(b) Tạo thuận lợi cho các cuộc tiếp xúc giữa các nhà hoạt động kinh tế và tiến hành cá biện pháp khác nhằm lkhuyến khích trao đổi buôn bán và đầu tư trực tiếp;

(c) Tăng cường hiểu biết lẫn nhau trong lĩnh vực môi trường kinh tế,xã hội và văn hoã của nhau và lấy đó làm nền tảng cho sự hợp tác có hiệu quả;

3- Trong các lĩnh vực chung miêu tả ở trên, mục tiêu cụ thể sẽ là:

(a) Giúp Việt nam trong những nỗ lực tiếp tục nhằm chuyển tiếp thành công sang nền kinh tế thị trường và nhờ vậy cải thiện môi trường kinh tế và kinh doanh;

(b) Khuyến khích hợp tác giữa các thành phần kinh tế của hai bên; đặc biệt là giữa các thành phần kinh tế tư nhân.

4- Các bên, trong phạm vi giới hạn các phương tiện tài chính và thủ tục của mình, sẽ cùng nhau xác định vì lợi ích chung các lĩnh vực và ưu tiên cho các hoạt động và chương trình hợp tác kinh tế.

Điều 8. KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Các bên, phù hợp với lợi ích chung và các mục tiêu của chiến lược của mình trong lĩnh vực này, khuyến khích hợp tác khoa học và công nghệ, bao gồm cả các lĩnh vực thực hành như tiêu chuẩn, kiểm tra chất lượng nhằm:

(a) Khuyến khích chuyển giao giải pháp, công nghệ và phổ biến thông tin và chuyên môn;

(b) Tạo cơ hội tiến hành hoạt động hợp tác kinh tế, công nghiệp và thương mại trong tương lai.

Điều 9. HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN

1- Cộng đồng nhận thức được nhu cầu cần viện trợ phát triển của Việt nam và sẵn sàng tăng cường quan hệ hợp tác của mình bằng cách cung cấp viện trợ phát triển thông qua các chương trình và dự án cụ thể phù hợp với những mục tiêu được nêu ra trong quy định của Hội đồng EEC số 443//92 nhằm đóng góp vào những nỗ lực và chiến lược của chính Việt nam nhằm đạt được sự phát triển kinh tế bền vững và tiến bộ xã hội cho nhân dân Việt nam.

2- Chương trình và dự án sẽ nhằm vào các tầng lớp dân cư nghèo, bao gồm cả những khu vực có tiếp cận các công dân hồi hươngvà phát triển hạ tầng cơ sở kinh tế và xã hội.Đặc biệt chú ý phát triển cân đối nông nghiệp với sự tham gia của các nhóm dân cư sẽ được xác định. Hợp tác trong lĩnh vực này cũng sẽ bao gồm cả việc tạo công ăn việc làm oẻ các thị trấn và phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển, có chú ý thích hợp tới hoạt động giáo dục dành cho họ và phúc lợi gia đình họ .

3- Chú ý đặc biệt sẽ được dành cho các hoạt động nhằm thúc đẩy hợp nhất kinh tế giữa các vùng ở Việt nam.

4- Hợp tác phát triển sẽ tập trung cho những ưu tiên được hai bên thoả thuận và sẽ có mục tiêu là các chương trình và dự án phải có hiệu quả lâu bền.

Điều 10. HỢP TÁC KHU VỰC

1- Hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực này với thoả thuận chung, có thể được mở rộng đến các hoạt động trong bối cảnh hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam Á và không tổn hại tới quyền của mỗi bên được tiến hành các hoạt động hợp tác với các đối tác khác trong khu vực.

2- Chú ý đặc biệt sẽ được dành cho:

(a) Xúc tiến thương mại trong khu vực;

(b) Hỗ trợ các sáng kiến và dự án khu vực;

(c) Nghiên cứu nhằm cải thiện đầu mối giao thông và truyền thông trong khu vực

Điều 11. HỢP TÁC VỀ MÔI TRƯỜNG

1- Các bên thấy cần thiết phải chú ý đầy đủ tới bảo vệ môi trường và coi đó là một bộ phận cấu thành của hợp tác phát triển và hợp tác kinh tế.Hơn nữa,hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của các vấn đề môi trường và phát triển bền vững, và khẳng định mong muốn của mình tiến hành hợp tác bảo vệ và cải thiện môi trường,đặc biệt trong lĩnh vvực ô nhiễm nước, đất,không khí, sói mòn, phá rừng, vấn đề sử dụng lâu bền các nguồn tài nguyên thiên nhiên, có tính đến những việc đã làm được trên diễn đàn quốc tế.

2- Chú ý đặc biệt sẽ được dành cho :

(a) Bảo vệ, gìn giữ và sử dụng lâu bền rừng tự nhiên;

(b) Tầm quan trọng của mối liên hệ giữa năng lượng, môi trường ;

(c) Tìm kiếm các giải pháp thực tiễn cho vấn đề năng lượng ở nông thôn:

(d) Bảo vệ môi trường ở thành thị;

(e) Phòng ngừa ô nhiễm công nghiệp;

(f) Bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái biển;

(g) Tăng cường khả năng quản lý môi trường cho các cơ quan quản lý môi trường trung ương và địa phương.

Điều 12. THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Các bên sẽ hợp tác trên lĩnh vực thông tin và truyền thông để hiểu biết lẫn nhau hơnvà tăng cường các mối quan hệ giữa hai khu vực.

Điều 13. KIỂM SOÁT VIỆC LẠM DỤNG MA TUÝ

1- Các bên khẳng định quyết tâm của mình, phù hợp với thẩm quyền của mỗi bên, tăng cường hiệu quả của các chính sách và biện pháp phòng ngừa sản xuất và phân phối mọi loại ma tuý, chất gây mủ, chất gây rối loạn tâm thần cũng như phòng ngừa và giảm lạm dụng ma tuý,có chú ý đến công việc do các tổ chức quốc tế thực hiện trong lĩnh vực này.

2- Hợp tác giữa hai bên bao gồm các vấn đề sau đây:

(a) Đào tạo, giáo dục,tăng cường sức khoẻ và cai nghiện,bao gồm các dự án tái hoà nhập người nghiện vào môi trường lao động và xã hội

(b) Các biện pháp nhằm khuyến khích các cơ hội kinh tế khác;

(c) Giúp đỡ hành chính, tài chính và kỹ thuật về kiểm soát buôn bán ma tuý, phòng ngừa, điều trị và giảm việc lạm dụng ma tuý;

(d) Viện trợ kỹ thuật và đào tạo để phòng ngừa việc tẩy sạch đồng tiền;

(e) Trao đổi những thông tin có liên quan.

Điều 14. UỶ BAN HỖN HỢP

1- Các bên thoả thuận lập Uỷ ban hỗn hợp với các nhiệm vụ sau:

(a) Đảm bảo sựe hoạt động và thi hành đúng đắn Hiệp định và đối thoại giữa hai bên;

(b) Đề xuất những khuyến nghị thích hợp nhămgđạt được mục đích của Hiệp định;

2- Uỷ ban hỗn hợp bao gồm đại diện của cả hai bên ở cấp viên chức cấp cao. Uỷ ban hỗn hợp thường lệ họp hai năm một lần, luân phiên tại Bruxelles và Hà nội, vào ngày do hai bên thoả thuận xác định. Phiên họp bất thường cũng có thể được triệu tập theo thoả thuận của hai bên.

3- Uỷ ban hỗn hợp có thể thành lập các tiểu ban chuyên ngành để giúp Uỷ ban thực hiện nhiệm vụ của mình và để điều phối việc xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án trong khuôn khổ Hịêp định.

4- Chương trình Nghị sự của các phiên họp Uỷ ban hỗn hợp sẽ được xác định theo thoả thuận của các bên.

5- Các bên thoả thuận rằng Uỷ ban hỗn hợp còn có nhiệm vụ đảm bảo sự hoạt động đúng của bất kỳ Hiệtp định ngành nào Việt nam và Cộng đồng đã ký kết hoặc có thể sẽ ký kết.

6- Cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động của Uỷ ban hỗn hợp sẽ do hai bên xác định và co thoả thuận.

Điều 15. PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI

1- Các bên có thể, theo thoả thuận chung, cải tiến Hiệp định này nhằm nâng cao mức độ hợp tác và bổ sung vào Hiệp định này các hiệp định về các lĩnh vực và hoạt động cụ thể .

2- Trong khuôn khổ của Hiệp định này, mỗi bên có thể đề nghị mở rộng phạm vi hợp tác, có chú ý đến kinh nghiệm thu thập được qua việc thực hiện hiệp định này.

Điều 16. CÁC HIỆP ĐỊNH KHÁC

Không gây tổn hại tới các điều khoản liên quan của các hiệp ước thành lập cộng đồng Châu Âu. Hiệp định này hay bất cứ hoạt động nào xuất phát từ Hiệp định cũng sẽ không ảnh hưởng gì tới quyền của các nước thành viên thuộc Cộng đồng được tiến hành các hoạt động song phương với Việt nam trong khuôn khổ hợp tác kinh tế hay được ký kết, khi thích hợp, các hiệp định hợp tác kinh tế mới với Việt nam.

Điều 17. ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI

Để việc hợp tác trong khuôn khổ Hiệp định này được dễ dàng, nhà chức trách Việt nam sẽ dành cho các viên chức và chuyên gia của Cộng đồng những đảm bảo và điều kiện thuận lợi cần thiết để thực thi chức năng của mình. Quy định chi tiết sẽ được nêu ra trong thư trao đổi.

Điều 18. LÃNH THỔ ÁP DỤNG

Hiệp định nầy được áp dụng, về một bên, trên lãnh thổ Việt nam và bên kia, trên các lãnh thổ mà tại đó Hiệp ước thành lập Cộng đồng kinh tế Châu Âu được áp dụng theo các điều kiện quy định trong Hiệp ước.

Điều 19. PHỤ LỤC

Các phụ lục kèm theo Hiệp định này là một bộ phần không thể tách rời khỏi Hiệp định .

Điều 20. HIỆU LỰC VÀ GIA HẠN

1- Hiệp lực sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng tiếp theo ngày mà các bên thông báo cho nhau đã hoàn thành những thủ tục cần thiết cho mục đích này.

2- Hiệp định này được ký cho giai đoạn năm năm, nghiễm nhiên được gia hạn thêm một năm một trừ khi một trong các bên tuyên bố huỷ bỏ sáu tháng trước khi Hiệp định hết hạn.

Điều 21. GIÁ TRỊ VĂN BẢN

Hiệp định này được thảo thành hai bản bằng các ngữ Đan mạch, Hà lan, Anh, Đức, Phần lan, Pháp , Hy lạp, Italia, Bồ đào nha, Tây ban nha, Thuỵ điển và Việt nam, các văn bản đều có giá trị như nhau

 

PHỤ LỤC 1

CÁC TUYÊN BỐ CỦA CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU TUYÊN BỐ CỦA CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU VỀ ĐOẠN 5 PHẦN MỞ ĐẦU CỦA HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC

Cộng đồng Châu Âu tuyên bố sẵn sàng xem xét, trong khuôn khổ các dự án hợp tác phát triển và mỗi khi có thể, các cơ thể, các cơ hội đóng góp vào việc tái hoà nhập kinh tế cho các công dân Việt nam hồi hương.

Tuyên bố của Cộng đồng Châu Âu về điều chỉnh thuế quan

Cộng đồng Châu Âu khẳng định rằng Việt nam được hưởng Quy chế ưu đãi chung (GSP) được Cộng đồng đơn phương thực hiện từ 1/7/1971 trên cơ sở nghị quyết số 21 (II) được thông qua tại Hội nghị Liên hiệp quốc về mậu dịch và phát triển lần thứ hai họp năm 1986.

Cộng đồng sẵn sàng tổ chức hội thảo tại Việt nam cho những cá nhân sử dụng quy chế GSP trong cả khu vực công và tư nhân để đảm bảo quy chế này được sử dụng tối đa.

Tuyên bố của Cộng đồng Châu Âu

Trong quá trình thương lượng về Hiệp định hợp tác giưac Cộng đồng Châu Âu và Việt nam, Cộng đồng tuyên bố rằng trên cơ sở điều 16 của Hiệp định thì các điều khoản của Hiệp định này sẽ thay thế các điều khoản của các Hiêph định được ký kết giữa Việt nam và các nước thành viên của Cộng đồng khi các điều khoản đó không hợp hoặc không đồng nhất với các điều khoản cua Hiệp định này.

 

PHỤ LỤC II

TUYÊN BỐ CHUNG GIỮA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM VÀ CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU

Các bên thoả thuận rằng để dùng cho Hiệp định này "sở hữu trí tuệ, công nghiệp và thương mại" đặc biệt bao gồm bảo vệ bản quyền (kể cả phần mềm máy tính) và các quyền có liên quan, nhãn hiệu thương mại và dịch vụ, xuất xứ địa lý, kể cả xuất sứ gốc, đồ hoạ và thiết kế công nghiệp, bằng sáng chế, sơ đồ thiết kế vi mạch cũng như bảo vệ thông tin không được tiết lộ và bảo vệ chống cạnh tranh không công bằng.

 

PHỤ LỤC III

TUYÊN BỐ CỦA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Vịêt nam tuyên bố rằng việc hồi hương các công dân của mình sẽ được thực hiện trên cơ sở thoả thuận chung giữa Việt nam và nước có liên quan nhằm đảm bảo nguyên tắc hồi hương có trật tự trong điều kiện an toàn, nhân phẩm phù hợp với các thông lệ quốc tế được chấp nhận và kế hoạch hành động toàn diện (CPA) năm 1989 và với tài trợ của Cộng đồng quốc tế.

Tuyên bố của Cộng đồng Châu Âu

Cộng đồng Châu Âu nhắc lại rằng Cộng đồng và các nước thành viên coi trọng nguyên tắc hồi hương các công dân về nước ra đi ban đầu đề cập đến trong đoạn 5 phần mở đầu của Hiệp định này.

Cộng đồng Châu Âu chỉ ró rằng các điều khoản của Hiệp định sẽ không hề ảnh hưởng đến nghĩa vụ trong vấn đề này được quy định trong các Hiệp định tay đôi được ký kết giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam và các nước thành viên Cộng đồng.

 

BỘ NGOẠI GIAO
---------

SAO Y BẢN CHÍNH
"Để báo cáo, Để thực hiện"

Số: 50/LPQT

Hà Nội ngày 10 tháng 6 năm 1996

 

Nơi nhận
-VPCP
-Bộ kế hoạch- ĐT
-Bộ Khoa học, CN-MT
-Bộ văn hoá - TT
-Bộ tài chính
-Bộ nội vụ
-Ngân hàng NN
-UB Dân tộc và MN
-Tổng cục bưu điện
-Tổng cục hải quan
-ĐSQ VN tại Bỉ
-Vụ Tây Bắc Âu
-Vụ LPQT
-LT (15 b)

TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO 
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ
ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ 
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Bá Sơn

(Hiệp định này có hiệu lực ngày 1 tháng 6 năm 1996)

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật Khongso

Loại văn bảnĐiều ước quốc tế
Số hiệuKhongso
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành10/06/1996
Ngày hiệu lực01/06/1996
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật Khongso

Lược đồ Hiệp định hợp tác giữa Việt Nam Cộng đồng Châu Âu 1995


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Hiệp định hợp tác giữa Việt Nam Cộng đồng Châu Âu 1995
                Loại văn bảnĐiều ước quốc tế
                Số hiệuKhongso
                Cơ quan ban hànhChính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hội đồng Liên minh Châu Âu
                Người ký***
                Ngày ban hành10/06/1996
                Ngày hiệu lực01/06/1996
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật18 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Hiệp định hợp tác giữa Việt Nam Cộng đồng Châu Âu 1995

                            Lịch sử hiệu lực Hiệp định hợp tác giữa Việt Nam Cộng đồng Châu Âu 1995

                            • 10/06/1996

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 01/06/1996

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực