Điều ước quốc tế Khongso

Hiệp định hợp tác kinh tế thương mại giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Bungari (1993).

Nội dung toàn văn Hiệp định hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam Bungari 1993


HIỆP ĐỊNH

HỢP TÁC KINH TẾ THƯƠNG MẠI GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ BUNGARI (1993).

Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ Cộng hoà Bungari, sau đây gọi là "các bên ký kết", nhằm mục đích phát triển các mối quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước, đã thoả thuận như sau:

Điều 1:

Các bên ký kết sẽ tạo điều kiện và thúc đẩy sự phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước một cách ổn định, bền vững và lâu dài trên cơ sở các nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi.

Điều 2:

1. Các bên ký kết dành cho nhau chế độ tối huệ quốc trong lĩnh vực thương mại bao gồm việc vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu, những quy định hải quan, biểu thuế và các chi phí khác có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá giữa hai nước.

2. Chế độ này không bao gồm:

a, Những ưu đãi mà một trong các Bên ký kết đã và sẽ dành cho nước láng giềng trên cơ sở những thoả thuận những thương mại ở vùng biên giới.

b, Những ưu đãi mà một trong các Bên ký kết đã và sẽ dành cho các nước tham gia với một trong hai Bên ký kết trong liên minh thuế quan, khu vực thương mại tự do hoặc các hình thức liên kết kinh tế khác.

Điều 3:

Việc mua bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ cho nhau giữa các Bên ký kết sẽ được thực hiện trên cơ sở các hợp đồng được ký kết giữa các pháp nhân và/ hoặc tự nhiên nhân được quyền hoạt động ngoại thương, sau đây được gọi là các "chủ thể", phù hợp với quy định của Hiệp định này và luật pháp của nước của Bên ký kết.

Điều 4:

Việc giao hàng và cung cấp dịch vụ theo các hợp đồng được ký kết giữa các chủ thể đã nêu trong điều 3 của Hiệp định này sẽ tiến hành phù hợp với tập quán thương mại quốc tế, trên cơ sở giá quốc tế hiện hành.

Điều 5:

Việc thanh toán mậu dịch và phi mậu dịch sẽ tiến hành bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi phù hợp với luật pháp của mỗi nước và có thể bằng mọi hình thức thanh toán quốc tế.

Điều 6:

Việc thanh toán nợ bằng đồng Rúp chuyển nhượng thuộc các Hiệp định đã ký kết trước đây sẽ được giải quyết bằng một thoả thuận riêng giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ cộng hoà Bun-ga-ri.

Điều 7:

Nhằm mục đích phát triển ổn định các quan hệ kinh tế - thương mại giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ Cộng hoà Bungari, các bên ký kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia các hội chợ, triển lãm và các biện pháp thương mại khác được tổ chức tại hai nước cũng như tiến hành các trao đổi các thông tin mang tính chất thương mại.

Điều 8:

Các bên ký kết sẽ khuyến khích các chủ thể mở rộng các quan hệ hợp tác sản xuất, thành lập các xí nghiệp liên doanh và phát triển các hình thức hợp tác kinh tế khác.

Điều 9:

Đại diện được uỷ quyền của các Bên ký kết sẽ luân phiên hàng năm gặp nhau ở Việt Nam và Bun-ga-ri để thảo luận việc phát triển hợp tác và việc thực hiện Hiệp định này.

Điều 10:

Mọi tranh chấp có thể phát sinh từ hợp đồng thương mại hoặc có liên quan đến hợp đồng thương mại được ký kết giữa các chủ thể mà không giải quyết được bằng thương lượng sẽ được đưa ra xét xử theo sự thoả thuận của các chủ thể tại tổ chức Trọng tài thương mại có thẩm quyền quả Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Bun-ga-ri.

Trong trường hợp không đạt được sự thoả thuận trên, các chủ thể có thể chọn tổ chức trọng tài quốc tế có thẩm quyền tại nước thứ ba.

Điều 11:

Hiệp định này phải được phê duyệt phù hợp với luật pháp của mỗi nước và có hiệu lực từ ngày trao đổi công hàm ngoại giao về việc phê duyệt đó.

Hiệp định này có giá trị trong thời hạn 5 năm.

Nếu 6 tháng trước khi có hiệu lực của Hiệp định này, không bên nào có công hàm cho bên kia về ý định huỷ bỏ thực hiện Hiệp định thì hiệu lực của Hiệp định này tự động kéo dài thêm một thời hạn mới là một năm.

Sau khi Hiệp định này hết hiệu lực, các điều khoản của Hiệp định này sẽ tiếp tục được áp dụng đối với các hợp đồng đã được ký kết trong thời gian hiệu lực của Hiệp định.

Hiệp định này được ký tại Hà Nội, ngày 19 tháng 3 năm 1993 bằng hai bản chính, mỗi bản được lập bằng tiếng Việt Nam và tiếng Bun-ga-ri, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.

 

THỪA UỶ QUYỀN CHÍNH PHỦ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THỪA UỶ QUYỀN CHÍNH PHỦ
CỘNG HOÀ BUN-GA-RI

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật Khongso

Loại văn bảnĐiều ước quốc tế
Số hiệuKhongso
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành19/03/1993
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThương mại
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật31 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật Khongso

Lược đồ Hiệp định hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam Bungari 1993


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Hiệp định hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam Bungari 1993
                Loại văn bảnĐiều ước quốc tế
                Số hiệuKhongso
                Cơ quan ban hànhChính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Cộng hoà Bungari
                Người ký***
                Ngày ban hành19/03/1993
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThương mại
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật31 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Hiệp định hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam Bungari 1993

                            Lịch sử hiệu lực Hiệp định hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam Bungari 1993

                            • 19/03/1993

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực