Nội dung toàn văn Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam Lào 2005
BỘ NGOẠI GIAO |
|
Số: 29/2005/LPQT | Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 2005 |
Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào năm 2005 có hiệu lực từ ngày 07 tháng 01 năm 2005./.
| TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO |
HIỆP ĐỊNH
VỀ HỢP TÁC KINH TẾ, VĂN HÓA, KHOA HỌC KỸ THUẬT GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO NĂM 2005.
Quán triệt tinh thần và nội dung cuộc Hội đàm giữa Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và Bộ Chính trị Đảng Nhân dân cách mạng Lào ngày 06 tháng 01 năm 2005, tại thủ đô Hà Nội;
Căn cứ vào Hiệp định về hợp tác kinh tế văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2001 - 2005, ký ngày 06 tháng 02 năm 2001, tại Hà Nội;
Nhằm thúc đẩy, mở rộng và phát triển mối quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dán Lào (sau đây gọi tắt là hai Bên).
Hai Bên thỏa thuận nội dung, chương trình hợp tác giữa hai nước năm 2005 như sau:
Điều 1.
1.1. Căn cứ vào điểm 1.1, Điều 1 Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giai đoạn 2001 - 2005 giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, ký ngày 06 tháng 02 năm 2001 tại Hà Nội;
Theo đề nghị của phía Lào, hạn mức viện trợ của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dành cho Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong năm 2005 là 150 tỷ đồng Việt Nam, bao gồm 120 tỷ đồng Việt Nam đã được thỏa thuận tại Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giai đoạn 2001 - 2005 và 30 tỷ đồng bổ sung năm 2005.
1.2. Khoản viện trợ nêu trên được sử dụng giúp Lào đào tạo nguồn nhân lực, tiếp tục hoàn thành các chương trình, dự án hợp tác đã được thỏa thuận trong giai đoạn 2001-2005, hỗ trợ kỹ thuật một số lĩnh vực khác theo yêu cầu của phía Lào được ghi trong Phụ lục số 1, Hiệp định này.
1.3. Phía Việt Nam tiếp tục thực hiện Hiệp định tín dụng giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào số VL-01, ký ngày 18 tháng 7 năm 2001 và Hiệp định tín dụng bổ sung ký ngày 16 tháng 7 năm 2004 để hỗ trợ phía Lào hoàn thành xây dựng đường 18B của Lào.
Điều 2.
2.1. Năm 2005, Việt Nam cấp 650 học bổng đào tạo tại Việt Nam ở bậc đại học và sau đại học, hệ dài hạn chính quy tập trung, tại chức, thực tập sinh, bồi dưỡng ngắn hạn (kể cả quốc phòng, an ninh, trung ương và địa phương của Lào), trong đó cáp 50 học bổng dành cho khu vực Tam giác phát triển của phía Lào và 50 học bổng dự bị trước khi thi tuyển vào đại học tại Việt Nam dành cho cán bộ, học sinh diện u tiên, con em đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa của Lào do phía Lào lựa chọn. Số lượng và cơ cấu cụ thể do phía Lào đề nghị theo Phụ lục số 2, Hiệp định này.
Ngoài số học bổng trên, hai Bên thỏa thuận tiếp tục cấp 10 học bổng cho con em Việt kiều sang học đại học tại Việt Nam.
Phía Lào cấp 25 học bổng hệ đại học dài hạn chính quy tập trung và thực tập bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ, lưu học sinh Việt Nam sang học các ngành tại Lào.
2.2. Giao cho Bộ Giáo dục hai Bên triển khai cụ thể trong kế hoạch hợp tác năm 2005 việc nghiên cứu phương thức thi tuyển chọn lưu học sinh sang học tại Việt Nam đảm bảo chất lượng theo quy chế tuyển sinh vào các bậc học của Việt Nam.
Từ năm 2005, học sinh Lào khi sang học đại học tại Việt Nam sẽ được học dự bị đại học tối đa hai năm (trong đó một năm học tiếng Việt và một năm dự bị đại học)
Hai Bên thỏa thuận phối hợp quản lý và thực hiện chặt chẽ Nghị định thư về hợp tác đào tạo cán bộ, ký ngày 15 tháng 01 năm 2002. Hợp tác giáo dục và đào tạo giữa các địa phương hai nước ở các bậc học được thống nhất quản lý tập trung giữa hai Bộ Giáo dục theo Nghị định thư này.
2.3. Phía Việt Nam tiếp tục giúp Lào hoàn thành cải tạo khu giảng đường Trường Chính trị - Hành chính quốc gia Lào; Chuẩn bị khởi công xây dựng Trường năng khiếu, dự bị đại học cho học sinh dân tộc tại Viêng - Chăn. Tiếp tục hoàn thiện khâu chuẩn bị dự án xây dựng vỏ Trường phổ thông dân tộc nội trú các tỉnh Xiêng - Khoảng, tỉnh Hủa - Phăn; Hỗ trợ kỹ thuật khoa tiếng Việt trường Đại học quốc gia Viêng Chăn bằng nguồn vốn được ghi tại Điểm 1.1, Điều 1 của Hiệp định.
Giao hai Bộ Giáo dục nghiên cứu đề án giảng dạy của Trường Trung học phổ thông nội trú bằng hai thứ tiếng Lào và Việt tại Lào để làm cơ sở xây dựng dự án đầu tư cho loại hình trường này.
2.4. Hai Bên thống nhất việc nâng cao chất lượng cán bộ học sinh Lào học tại Việt Nam. Phối hợp nghiên cứu bộ giáo trình dạy tiếng Việt và bộ Từ điển Việt - Lào và Lào - Việt bằng nguồn kinh phí của Việt Nam để phổ cập trong các trường phổ thông dân tộc nội trú của Lào và các trường đào tạo lưu học sinh Lào tại Việt Nam. Tiếp tục cử giáo viên dạy tiếng Việt cho con em Việt kiều tại Lào bằng kinh phí của Việt Nam.
2.5. Đa dạng hóa hình thức đào tạo, theo khả năng của mình, phía Việt Nam sẵn sàng cử chuyên gia giúp Lào đào tạo tại chỗ ở Lào trên cơ sở yêu cầu cụ thể của phía Lào theo cơ chế Việt Nam hỗ trợ kinh phí đi, về và sinh hoạt phí cho chuyên gia, phía Lào chi phí ăn, ở và phương tiện đi lại, các điều kiện giảng dạy của chuyên gia Việt Nam tại Lào.
Khuyến khích cán bộ, học sinh Lào ở các bậc đại học, sau đại học và nghiên cứu thực tập chuyên môn... học tập ở Việt Nam bằng nguồn kinh phí của các cá nhân, tổ chức của Lào hoặc bằng nguồn vốn do các tổ chức quốc tế, các nước thứ ba giúp Lào.
Điều 3.
3.1. Giao hai Bộ Lao động hai Bên sớm hoàn chỉnh và ký "Thỏa thuận về việc cử và tiếp nhận chuyên gia Việt Nam sang làm việc tại Lào" để làm cơ sở triển khai hợp tác chuyên gia cho các bộ, ngành, địa phương hai Bên.
Việt Nam tiếp tục cử chuyên gia phối hợp với phía Lào để tăng cường quản lý kinh tế vĩ mô của Lào bằng nguồn kinh phí của Việt Nam.
3.2. Hai Bên thỏa thuận tiếp tục phối hợp thực hiện tốt các nội dung của "Thỏa thuận Viêng Chăn năm 2002", nhằm tăng cường việc quản lý lao động tự do từng bước đi vào nề nếp và bảo đảm quyền lợi cho người lao động theo hợp đồng làm việc tại mỗi nước.
Phía Việt Nam bẩy tỏ cảm ơn phía Lào đã có chủ trương điều chỉnh giá dịch vụ lao động, phù hợp cho người lao động Việt Nam làm việc tại Lào. Giao hai Bộ Lao động hai Bên sớm tiếp tục trao đổi triển khai cụ thể nội dung trên.
Điều 4.
4.1. Hợp tác trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản và khí tượng thủy văn:
- Giao hai Bộ Nông nghiệp hai Bên tập trung hoàn thành Nhà trạm và lắp đặt thiết bị bơm của hệ thống thủy lợi Đông-phu-xi và hệ thống thủy lợi Thà-phạ- noọng-phông, bàn giao để đưa vào hoạt động trong năm 2005 nhằm phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa vùng thủy lợi Đông-phu-xi và Thà-phạ-noọng- phông huyện Hạt-xài-phong thành phố Viêng chăn; Tiếp tục xây dựng hệ thống thủy lợi Nậm-loong, huyện Xốp-bầu, tỉnh Hủa-phăn; Hỗ trợ kỹ thuật, chuyên gia duy trì và phát triển có hiệu quả chương trình nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Chăm-pa-sắc, tỉnh Chăm-pa-sắc.
- Bộ Nông nghiệp hai Bên tiếp tục hợp tác trao đổi kinh nghiệm, nghiên cứu sản xuất thí điểm ngô lai, rau, mầu, cây ăn quả, giống gia súc.
- Khuyến khích Bộ Thủy sản Việt Nam hợp tác với Bộ Nông, Lâm nghiệp Lào về nghiên cứu Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản và nâng cấp các cơ sở nuôi trồng giống cá tại Lào.
- Nâng cao năng lực các trạm khí tượng thủy văn đã đưa vào hoạt động giai đoạn 1996 - 2000 để phục vụ cho công tác dự báo giữa hai Bên và phục vụ cho phát triển nông nghiệp và các ngành kinh tế khác.
4.2. Lĩnh vực thương mại:
- Hai Bên tiếp tục thực hiện cơ chế giảm 50% thuế suất thuế nhập khẩu cho hàng hóa có xuất xứ từ mỗi nước đã ban hành, nghiên cứu dành cho nhau những ưu đãi hơn nữa về thương mại để tăng kim ngạch xuất, nhập khẩu giữa hai nước không dưới 30%. Hai Bên giao Bộ Thương mại hai nước trao đổi và thống nhất trong quý I năm 2005 danh mục hàng hóa có xuất xứ từ mỗi nước đưa vào diện hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 0% trình Chính phủ hai nước xem xét và quyết định để có thể áp dụng ngay trong năm 2005.
- Có chính sách khuyến khích mạnh mẽ hàng hóa nông sản sản xuất tại mỗi nước để thúc đẩy sản xuất và giáo lưu thương mại giữa các địa phương hai nước, tạo thuận lợi và khuyến khích phát triển mậu dịch biên giới.
- Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế và các chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư, thương mại khu Thương mại Lao Bảo (Quảng Trị) và Đen-xa-vẳn (Sa-va-na-khẹt), làm cơ sở để nghiên cứu áp dụng mở rộng cho các khu Thương mại của khẩu Bờ Y (Kon Tum) - Phu Cưa (Attôpư), cửa khẩu Na Mèo (Thanh Hóa Hủa Phăng Năm Cắn - Huội Din Đăm (Nghệ An - Xiêng Khoảng) và Nam Phao (Bolykhămxay) - Cầu Treo (Hà Tĩnh). Tăng cường trao đổi buôn bán và thường xuyên tổ chức các hội chợ triển lãm hàng hóa tại các khu vực biên giới hai nước .
4.3. Tài chính và Hải quan:
- Giao ngành hải quan hai nước sớm ký kết Bản ghi nhớ để làm cơ sở cho tổ chức thực hiện cơ chế "kiểm tra một lần" tại các cửa khẩu quốc tế giữa biên giới hai nước, trước mắt thí điểm tại cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị - Đen-xa-vẳn Sa-va-na-khẹt) trong tháng 6 năm 2005.
- Hai Bên nhất trí giao ngành hải quan hai nước tiếp tục phối hợp cùng nhau xử lý những vấn đề còn vướng mắc trong việc tổ chức thực hiện cơ chế giảm thuế suất thuế nhập khẩu cho hàng hóa có xuất xứ từ mỗi nước theo thỏa thuận.
4.4. Hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải:
- Hai Bên thỏa thuận thực hiện tốt những cam kết đã ký kết song phương và khu vực, thường xuyên trao đổi thông tin, tham khảo ý kiến lẫn nhau trong việc phát triển giao thông tiểu vùng.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho Lào vận chuyển hàng hóa quá cảnh của Lào qua lãnh thổ Việt Nam và một số cảng biển hiện có của Việt Nam. Tiếp tục thực hiện ưu đãi các loại phí trọng tải, phí đảm bảo hằng hải, phí hoa tiêu, phí đậu cầu cảng đối với tầu biển nước ngoài chở hàng quá cảnh của Lào qua cảng Vũng Áng như cước phí áp dụng đối với tầu nội địa của Việt Nam như thỏa thuận.
Hai Bên cam kết đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến đường 12 ở mỗi nước ra cảng Vũng Áng của mỗi Bên để đưa vào sử dụng trong năm 2006.
Hai Bên thống nhất quan tâm hơn nữa việc đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông qua lại để tạo điều kiện thuận lợi thu hút các đối tác tham gia giao lưu qua lại giữa hai nước và khu vực. Việt Nam tiếp tục giúp Lào xây dựng tuyến đường Tén Tần đi Quốc lộ 6; nghiên cứu tiền khả thi đoạn đường Huội Mạ - Phả Thỉ dài 1 4 km tỉnh Hủa Phăn của Lào bằng nguồn vốn tại Điểm 1.1, Điều 1, Hiệp định này; Hoàn thành xây dựng tuyến đường 18B của Lào vào năm 2005 theo thỏa thuận.
- Tiếp tục hợp tác giữa hai ngành hàng không và khai thác có hiệu quả các tuyến đường bay giữa hai nước.
4.5. Hợp tác công nghiệp:
- Thực hiện Hiệp định hợp tác năng lượng điện ký ngày 06 tháng 7 năm 1998, Việt Nam tiếp tục bán điện trung áp cho Lào tại Sầm nưa (Hủa phăn), Lắc sao (Bô-ly-khăm-xay), Xê phôn (Sa-va-na-khẹt), Sa muồi (Sa-ra-van) và sẵn sàng bán điện theo yêu cầu của phía Lào tại các điểm biên giới của Lào nối với Bờ Y (Kon Tum), Kak Tao (Quảng Nam) Hồng vân (Thừa Thiên Huế) và Cầu Treo (Hà Tĩnh) của Việt Nam.
- Thúc đẩy các cơ quan liên quan hai Bên sớm ký hợp đồng mua bán điện từ dự án nhà máy thủy điện Sê-ka-mản 3 để tạo điều kiện cho Công ty cổ phần đầu tư phát triển điện Việt - Lào sớm ký Hợp đồng BOT để triển khai đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện Sê-ka-mản 3.
- Tiếp tục khảo sát lập bản đồ địa chất vùng Bắc Lào; thăm dò, mở rộng điều tra khoáng sản thạch cao, muối mỏ ở khu vực Trung Lào tìm kiếm, thăm dò Bô-xít khu vực Nam Lào bằng nguồn vốn tại Điểm 1.1, Điều 1 của Hiệp định. Tạo điều kiện cho Tổng công ty Hóa chất Việt Nam tiếp tục tiến hành thăm dò chi tiết đầu tư khai thác, sản xuất muối mỏ ở khu vực Trung Lào.
Điều 5.
5.1. Tiếp tục hợp tác khám chữa bệnh, trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng cán bộ chuyên môn và quản lý y tế giữa hai nước; Phối hợp hoạt động hệ thống kiểm dịch y tế biên giới theo Hiệp định Kiểm dịch y tế biên giới giữa hai nước ký ngày 21 tháng 12 năm 2001.
5.2. Tăng cường các hoạt động thông tin văn hóa, phối hợp tổ chức những ngày lễ lớn của hai Đảng và nhân dân hai nước trong năm 2005; Tiếp tục hỗ trợ nâng cao năng lực và chuyên môn cho các cán bộ thuộc lĩnh vực báo chí, phát thanh truyền hình và thông tin đại chúng.
Theo thỏa thuận, Việt Nam giúp xây dựng Đài phát sóng chuyển tiếp của Lào ại Chăm-pa-sắc, tiếp tục hoàn thành Kho lưu trữ hình ảnh động của Lào bằng nguồn vốn tại Điểm 1.1 , Điều 1 của Hiệp định;
Bằng nguồn kinh phí của Việt Nam, hỗ trợ kỹ thuật, cùng phối hợp với phía Lào triển khai chương trình phụ đề tiếng Lào trên các kênh truyền hình chuyển tiếp của Việt Nam phát tại Lào; Trao đổi kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động của Bảo tàng Cay-sỏn Phôn-vi-hản;
5.3. Hai Bên tiếp tục phối hợp ngăn chặn hành lang vận chuyển ma túy vào Lào và Việt Nam, thực hiện tốt Hiệp định về kiểm soát ma túy, các chất hướng thần và tiền chất ký ngày 06 tháng 7 năm 1998.
Tiếp tục hợp tác phòng chống các loại tội phạm gây nguy hại đến an ninh quốc gia mỗi nước;
Hai Bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định về quy chế biên giới, ngăn chặn xuất nhập cảnh bất hợp pháp và di dân tự do của nhân dân các dân tộc dọc biên giới, bảo vệ đường biên giới hai nước trở thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển lâu dài;
Phối hợp bảo vệ môi trường, sinh thái vùng biên; Kịp thời phát hiện và giải quyết thỏa đáng các vấn đề phát sinh phù hợp với quan hệ truyền thống giữa hai nước, đồng thời hỗ trợ các địa phương dọc biên giới hai nước xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, kết hợp giữa kinh tế và quốc phòng, an ninh nhằm phát triển các địa phương vùng biên giới trở thành hậu phương chiến lược vững mạnh.
Phối hợp nghiên cứu xây dựng dự án "Tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào" trên cơ sở nội dung Ký họp chuyên viên lần thứ 2 tại Sa-va- na-khẹt, ngày 14 tháng 12 năm 2003, trình hai Chính phủ xem xét, quyết định .
5.4. Hai Bên tiếp tục hợp tác trao đổi thông tin, kinh nghiệm, đào tạo cán bộ lưu trữ, cơ yếu của Lào.
5.5. Hai Bên tiếp tục tạo điều kiện cho các ngành, các địa phương phối hợp thực hiện việc tìm kiếm, cất bốc và hồi hương hài cốt các liệt sĩ Việt Nam hy sinh trên đất Lào.
Điều 6.
6.1. Hai Bên tăng cường và mở rộng hợp tác trong lĩnh vực điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, trước mắt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, môi sinh, công nghệ thông tin và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và đào tạo cán bộ trong lĩnh vực quy hoạch, dự báo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Lào.
- Hoàn thành bàn giao và tiếp tục chuyển giao kinh nghiệm sử dụng hiệu quả dự án Nâng cao năng lực nghiệp vụ cho Cục Bản đồ quốc gia Lào. Nhằm giúp Lào từng bước đảm nhiệm trong lĩnh vực quản lý địa chính và đo đạc bản đồ.
- Tiếp tục thực hiện dự án "Tăng cường năng lực kỹ thuật cho Trung tâm đo lường quốc gia Lào đã thỏa thuận để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của Lào.
6.2. Tiếp tục thực hiện cơ chế thanh toán bằng Kíp Lào (LAK) và Đồng Việt Nam (VND) giữa hai nước. Tăng cường hoạt động của các Ngân hàng hai nước trong việc thực hiện thanh toán và chuyển tiền cho các dự án sử dụng vốn viện trợ và vốn vay của Việt Nam dành cho Lào bằng đồng kíp Lào (LAK) và đồng Việt Nam (VND).
Điều 7.
7.1. Hai Bên tăng cường hợp tác về du lịch, mở rộng việc trao đổi khách du lịch giữa hai nước và với nước thứ ba. Phối hợp tuyên truyền quảng bá du lịch. Tạo điều kiện thuận lợi qua lại cho khách du lịch thực hiện các tuyến du lịch giữa hai nước và với nước thứ ba. Phối hợp với Campuchia xây dựng chương trình du lịch "Ba quốc gia - Một điểm đến".
7.2. Hai Bên tiếp tục tạo cơ hội thuận lợi cho các ngành, địa phương và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế của hai nước mở rộng việc hợp tác đầu tư trực tiếp cùng có lợi theo các hình thức đầu tư quy định trong Luật đầu tư nước ngoài của mỗi nước vào mọi lĩnh vực mà hai Bên có điều kiện và có nhu cầu; trước mắt tiếp tục tạo điều kiện thúc đẩy nhanh các chương trình hợp tác đầu tư đã được ký kết .
Coi trọng hợp tác đầu tư, thương mại giữa các địa phương. Khuyến khích hợp tác chăn nuôi và trồng cây công nghiệp, nông nghiệp giữa các địa phương giáp biên giới hai nước bằng nhiều hình thức, trước mắt theo phương thức cung cấp giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm phía Việt Nam, đất đai và lao động của phía Lào.
Khuyến khích các doanh nghiệp hai nước hợp tác liên doanh hai Bên hoặc nhiều Bên để đấu thầu xây dựng các công trình quốc tế và trong nước ở mỗi nước, theo thông lệ quốc tế và mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước.
7.3. Hai Bên phối hợp thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện các thỏa thuận đã được ký kết. Nghiên cứu cơ chế chính sách phù hợp với các quy định hiện hành giữa hai nước nhằm quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn viện trợ hàng năm dành cho
Lào, cũng như các cơ chế chính sách khác để thúc đẩy hơn nữa hợp tác kinh tế đầu tư thương mại giữa hai nước.
7.4. Hai Bên cam kết cùng nhau phối hợp thực hiện tốt Thông báo chung về phát triển kinh tế xã hội khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào – Việt Nam ký ngày 27 tháng 11 năm 2004 tại Viêng Chăn.
Phối hợp thường xuyên giữa hai Bên trong các vấn để có liên quan đến hợp tác giữa hai nước trong các diễn đàn quốc tế và khu vực.
7.5. Giao Phân ban hợp tác hai nước phối hợp đánh giá tình hình thực hiện Hiệp định hợp tác về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa hai nước giai đoạn 2001 2005, chuẩn bị Hiệp định và kế hoạch hợp tác giai đoạn 2006 - 2010 trình lên hai Chính phủ xem xét, làm cơ sở để ký kết vào Kỳ họp ủy ban liên Chính phủ lần thứ 28 tổ chức đầu năm 2006 tại Viêng Chăn.
Điều 8.
- Hai Bên tạo điều kiện và khuyến khích các ngành, địa phương trao đổi đoàn tham quan, khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của hai Bên trên tinh thần thiết thực và hiệu quả.
- Tăng cường các hoạt động giao lưu giữa các tổ chức đoàn thể, phụ nữ, công đoàn, thanh niên, thiếu niên hai nước.Tạo điều kiện gặp gỡ thường xuyên cho các tổ chức thanh niên, thiếu niên các tỉnh kết nghĩa trong các ngày lễ, tết truyền thống của hai nước. Quan tâm tạo điều kiện thăm, nghỉ ngơi cho các cán bộ lão thành cách mạng và quân tình nguyện của Việt Nam tại Lào.
Điều 9.
Hiệp định này có hiệu lực từ ngày ký đến ngày Hiệp định kế tiếp được ký kết.
Trong thời gian thực hiện, có thể bổ sung, sửa đổi theo sự thỏa thuận bằng văn bản của hai Bên.
Làm tại Thủ đô Hà nội, ngày 07 tháng 01 năm 2005 thành hai bản bằng hai thứ tiếng Việt và tiếng Lào, cả hai bản đều có giá trị như nhau./.
TM. CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | TM. CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO |
PHỤ LỤC SỐ 1
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI CỦA VIỆT NAM DÀNH CHO LÀO NĂM 2005
Đơn vị tính: triệu đồng Việt Nam
| Tên chương trình, dự án | Thời gian thực hiện
| Tổng vốn dự án
| Vốn sử dụng năm 2005 |
| TỔNG SỐ |
|
| 150.000 |
A | CÁC DỰ ÁN CHUYỂN TIẾP |
|
|
|
1. | Đào tạo cán bộ, học sinh Lào tại Việt Nam (kể cả quốc phòng, an ninh, dài hạn, ngắn hạn và các địa phương thuộc khu vực Tam giác phát triển của Lào). Đào tạo cán bộ ngành Tài chính của Lào | 2005 2005-2008 | 4.000 | 55.000 1.000 |
2. | Xây dựng hệ thống thủy lợi Nậmlong, Huội-coóng huyện Xốp-bầu tỉnh Hủa-phăn | 2004-2006 | 27.000 | 7.000 |
3. | Hệ thống thủy lợi Đông-phu-xi, trong đó: - Trạm bơm đầu nguồn - Thiết bị bơm (vốn 2004 chuyển sang) | 2005 2004-2005 | 46.054 2.050 13.000 | 2.050 |
4. | Hệ thống thủy lợi Tha-phả-noọng-phông, trong đó: - Trạm bơm đầu nguồn - Thiết bị bơm | 2004-2006 2005 2005 | 36.418 2.050 13.000 | 4.000 2.050 13.000 |
5. | Hỗ trợ xây dựng kho và thiết bị kho bảo tồn di sản hình ảnh động. | 2004-2005 | 10.500 | 3.800 |
6. | Nâng cao năng lực Trung tâm đo lường Quốc gia Lào | 2004-2005 | 5.187 | 2.200 |
7. | Nâng cao Trường Chính trị Hành chính Thà Ngòn, Viêng - Chăn | 2004-2005 |
| 7.000 |
8. | Xây dựng Trạm phát sóng chuyển tiếp truyền hình Lào khu vực Chăm-pa-sắc | 2005-2006 |
| 10.000 |
9. | Khảo sát lập bản đồ địa chất 1/200.000 Bắc Lào | 2002-2005 | 17.000 | 1.000 |
10. | Tiếp tục thăm dò muối mỏ, thạch cao Trung Lào | 2002-2005 | 14.000 | 3.000 |
11. | Điều tra đánh giá khoáng sản Bauxit và các khoáng sản khác vùng Nam Lào | 2005-2008 | 16.000 | 3.000 |
12. | Xây dựng đường nối Tén Tần với đường 6 tỉnh Hủa-phăn của Lào. | 2005 |
| 6.000 |
13. | Tăng cường năng lực cơ sở đào tạo tiếng Việt Đại học quốc gia Lào. | 2005 |
| 1.100 |
| Tiếp tục hoạt động các dự án đã bàn giao |
|
|
|
14. | Tiếp tục hoạt động chương trình phát triển nông nghiệp và hệ thống thủy lợi Chămpa-sắc | 2005-… |
| 2.000 |
15. | Tiếp tục hoạt động một số trạm khí tượng thủy văn Lào | 2005 |
| 1.500 |
16. | Hoạt động chương trình sản xuất giống ngô lai tại Lào | 2005 |
| 500 |
17. | Trường năng khiếu và dự bị đại học dành cho con em dân tộc các địa phương đặt tại Viêng Chăn Đại học Quốc gia Lào (400 chỗ) | 2004 |
|
|
| Các dự án chuẩn bị 2006-2010 |
|
|
|
18. | Trường phổ thông trung học nội trú giảng dạy bằng hai thứ tiếng Lào và Việt tại Viêng Chăn (400 học sinh) | 2005 |
| 300 |
19. | Trường dân tộc nội trú tỉnh Hủa Phăn | 2004 |
|
|
20. | Trường dân tộc nội trú tỉnh Xiêng Khoảng | 2004 |
|
|
21. | Chuẩn bị dự án công nghệ thông tin phục vụ hoạt động ủy ban Kế hoạch và Đầu tư Lào | 2005 |
| 500 |
22. | Lập dự án khả thi tuyến đường Huội mạ Phả thị tỉnh Hủa Phăn (14 km) | 2005 |
| 500 |
23. | Vốn để bố trí các công việc chuẩn bị hoàn thành trong năm |
|
| 23.500 |
PHỤ LỤC SỐ 2
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ HỌC SINH LÀO TẠI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NĂM 2005
Đơn vị: Người
Số thứ tự | Ngành và chuyên môn học | Tổng số
| Dài hạn
| Ngắn hạn | Ghi chú | |
Số lượng | Thời hạn | |||||
I | Đoàn thể thao chính trị | 105 | 20 | 85 |
| 15 CH, 5 NCS |
1 | Lý luận chính trị | 40 | 20 | 20 | 05 tháng | 15 CH, 5 NCS |
2 | Hoàn chỉnh đại học | 15 |
| 15 | 12 tháng |
|
3 | Quản lý hành chính | 20 |
| 20 | 03 tháng |
|
4 | Công tác Tổ chức | 15 |
| 15 | 03 tháng |
|
5 | Thanh tra Nhà nước | 15 |
| 15 | 03 tháng |
|
II | Quốc phòng và an ninh | 155 | 155 |
|
|
|
1 | Quốc phòng | 100 | 100 |
|
|
|
2 | Công an | 55 | 55 |
|
|
|
III | Nghiên cứu sinh khối kinh tế, văn hóa, KHKT Ngành giáo dục | 33 | 33 |
|
| 24 CH, 9 NCS |
1 | Quản lý giáo dục |
| 1 |
|
| Cao học |
2 | Hóa học |
| 1 |
|
| Cao học |
3 | Địa lý |
| 1 |
|
| Nghiên cứu sinh |
4 | Tâm lý Giáo dục |
| 1 |
|
| Cao học |
5 | Khoa học xã hội |
| 1 |
|
| Cao học |
6 | Văn học (ngôn ngữ học) |
| 1 |
|
| Cao học |
7 | Báo chí |
| 1 |
|
| Cao học |
8 | Kinh tế nông nghiệp (trồng trọt) |
| 1 |
|
| Cao học |
9 | Bảo vệ thực vật |
| 1 |
|
| Cao học |
10 | Kỹ thuật sau thu hoạch |
| 1 |
|
| Cao học |
11 | Chăn nuôi |
| 1 |
|
| Nghiên cứu sinh |
12 | Thú y |
| 1 |
|
| Cao học |
13 | Thủy sản |
| 1 |
|
| Cao học |
14 | Cấy mô |
| 1 |
|
| Cao học |
| Thương mại và kế hoạch |
|
|
|
|
|
15 | Ngoại thương |
| 1 |
|
| Nghiên cứu sinh |
16 | Luật Thương mại |
| 1 |
|
| Cao học |
17 | Quản lý kinh tế |
| 1 |
|
| Cao học |
18 | Kinh tế kế hoạch |
| 2 |
|
| 1 CH, 1 NCS |
19 | Quản trị kinh doanh (ngành Thương mại) |
| 1 |
|
| Cao học |
20 | Kinh tế vận tải |
| 1 |
|
| Cao học |
21 | Quản lý viễn thông |
| 1 |
|
| Cao học |
22 | Ngân hàng QLKD |
| 1 |
|
| 1 NCS |
23 | Kinh tế vĩ mô (tài chính) |
| 2 |
|
| 1 CH, 1 NCS |
24 | Luật Hành chính |
| 2 |
|
| 1 CH, 1 NCS |
25 | Quan hệ quốc tế |
| 2 |
|
| Cao học |
26 | Mỏ địa chất |
| 1 |
|
| Cao học |
27 | Y tế |
| 1 |
|
| Cao học |
IV | Lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội | 115 |
|
|
|
|
1 | Quản lý Giáo dục |
|
| 15 | 03 tháng |
|
2 | Quản lý văn hóa |
|
| 15 | 03 tháng |
|
3 | Công tác Tòa án |
|
| 15 |
|
|
4 | Công tác LĐ và chỉnh hình |
|
| 15 |
|
|
5 | Quản lý khách sạn, du lịch |
|
| 20 |
|
|
6 | Công tác Tài chính |
|
| 20 |
|
|
7 | Công tác Công nghiệp (vĩ mô) |
|
| 15 |
|
|
V | Dự bị tiếng Việt | 142 |
|
|
|
|
1 | Đại học công tác tổ chức (phân viện HN) không qua thi tuyển | 20 | 20 |
|
|
|
2 | Công tác chính trị (Phân viện báo chí) | 25 | 25 |
|
|
|
3 | Quản lý Hành chính (HV Hành chính QG) | 10 | 10 |
|
|
|
4 | Môn trồng trọt (Bảo vệ thực vật) | 1 | 1 |
|
|
|
5 | Máy Nông nghiệp | 1 | 1 |
|
|
|
6 | Thú y | 1 | 1 |
|
|
|
7 | Cấy mô | 1 | 1 |
|
|
|
8 | Thủy sản | 1 | 1 |
|
|
|
9 | Khí tượng, thủy văn | 2 | 2 |
|
|
|
10 | Công nghiệp chế biến | 3 | 3 |
|
|
|
11 | Mỏ - Địa chất | 4 | 4 |
|
|
|
12 | Kế hoạch công nghiệp | 2 | 2 |
|
|
|
13 | Kinh tế công nghiệp | 2 | 2 |
|
|
|
14 | Thống kê | 2 | 2 |
|
|
|
15 | Kinh tế kế hoạch | 2 | 2 |
|
|
|
16 | Kinh tế vận tải | 1 | 1 |
|
|
|
17 | Quản lý Bưu chính, Viễn thông | 1 | 1 |
|
|
|
18 | Quản lý giao thông | 2 | 2 |
|
|
|
19 | Báo chí | 4 | 4 |
|
|
|
20 | Thư viện | 2 | 2 |
|
|
|
21 | Bảo tàng | 3 | 3 |
|
|
|
22 | Mỹ thuật | 1 | 1 |
|
|
|
23 | Hội họa | 3 | 3 |
|
|
|
24 | Luật Thương mại | 1 | 1 |
|
|
|
25 | Quản lý kinh tế | 1 | 1 |
|
|
|
26 | Ngoại thương | 1 | 1 |
|
|
|
27 | Luật Kinh tế | 1 | 1 |
|
|
|
28 | Lao động, thương binh (Đại học kinh tế) | 1 | 1 |
|
|
|
29 | Quản lý khách sạn | 1 | 1 |
|
|
|
30 | Tài chính | 4 | 4 |
|
|
|
31 | Kế toán | 3 | 3 |
|
|
|
32 | Thanh tra Ngân hàng | 1 | 1 |
|
|
|
33 | Tín dụng | 2 | 2 |
|
|
|
34 | Sư phạm (Văn học và ngôn ngữ) | 3 | 3 |
|
|
|
35 | Quản lý nguồn nhân lực | 1 | 1 |
|
|
|
36 | Thể thao | 1 | 1 |
|
|
|
37 | Bảo hộ lao động | 1 | 1 |
|
|
|
38 | Quan hệ quốc tế | 4 | 4 |
|
|
|
39 | Bản đồ | 1 | 1 |
|
|
|
40 | Cơ yếu | 3 | 3 |
|
|
|
41 | Lưu trữ | 3 | 3 |
|
|
|
42 | Xây dựng | 2 | 2 |
|
|
|
43 | Bưu chính viễn thông | 1 | 1 |
|
|
|
44 | Điện khí hóa | 1 | 1 |
|
|
|
45 | Kinh tế học | 2 | 2 |
|
|
|
46 | Khoa học y tế | 2 | 2 |
|
|
|
47 | Quản lý Vệ sinh | 2 | 2 |
|
|
|
48 | Phẫu thuật | 1 | 1 |
|
|
|
49 | Chân tay giả | 2 | 2 |
|
|
|
VI | Đào tạo cán bộ, học sinh các địa phương thuộc Khu vực Tam giác phát triển của Lào | 50 |
| 50 |
|
|
| Cộng: I + II + III + IV+V+ VI | 600 |
| 400 | 200 |
|
VII | Bồi dưỡng văn hóa và dự bị tiếng Việt để thi vào đại học (đối với những học sinh đã tốt nghiệp Trung học phổ thông) | 50 |
| 50 |
|
|
| Tổng cộng | 650 |
|
|
|
|
B. Đào tạo con em Việt kiều tại Lào học tập tại Việt Nam năm 2005: 10 người
C. Đào tạo cán bộ, học sinh Việt Nam học tập tại Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào năm 2005: 25 người