Nội dung toàn văn Hiệp định hợp tác thương mại kinh tế khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam Cộng hoà Man-ta 1977
HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI VÀ HỢP TÁC KINH TẾ, KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ NƯỚC CỘNG HOÀ MAN-TA (1977).
Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nước Cộng hoà Man-ta, xuất phát từ lòng mong muốn và kỹ thuật giữa hai nước trên các nguyên tắc tôn trọng, độc lập và chủ quyền của nhau, bình đẳng và cùng có lợi nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước đã thoả thuận như sau:
Điều 1: -Hai bên ký kết sẽ cố gắng phát triển quan hệ thương mại và hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật giữa hai nước và sẽ thi hành những biện pháp cần thiết để thực hiện mục đích đó căn cứ vào luật pháp và thể lệ hiện hành tại hai nước.
Điều 2: -Hai bên ký kết sẽ dành cho nhau chế độ đối xử tối huệ quốc về thuế Hải quan và cacc thứ thuế khác đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu giữa hai nước. Tuy nhiên, điều khoản này sẽ không áp dụng đối với những đặc huệ mà mỗi bên đã hoặc sẽ giành cho các nước láng giềng hoặc nước khác do việc gia nhập, tham gia hoặc liên kết, dưới bất kỳ hình thức nào, với một khối liên hiệp quan thuế, kế cả mọi thoả thuận đặc biệt về thuế quan và thương mại có tính chất khu vực.
Điều 3: -Mọi khoản thanh toán thông thường giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Man-ta sẽ được thực hiện bằng các đồng tiền tự do chuyển đổi được do hai bên thoả thuận và phù hợp với các thể lệ quản lý ngoại hối hiện hành tại hai nước.
Điều 4: -Hai bên cam kết rằng hàng hoá bên này nhập từ nước bên kia sẽ không được tái xuất trừ trường hợp có sự thoả thuận trước của bên có hàng xuất khẩu là những mặt hàng đó có thể được tái xuất.
Điều 5. -Theo đúng luật lệ hiện hành tại hai nước, hai bên ký kết sẽ dành cho nhau mọi sự dễ dàng trong trong việc tổ chức và tham dự các hội chợ thương mại định kỳ và bầt thường tại nước mình.
Điều 6. -Trong khuôn khổ luật lệ hiện hành tại hai nước, các tầu buôn của mỗi bên cùng với hàng hoá trên tàu sẽ được hưởng mọi sự dễ dàng cần thiết về hàng hải, thuế và lệ phí, thủ tục và về việc sử dụng các dịch vụ bốc, dỡ hàng và các dịch vụ khác trong thời gian các tầu đó vào, đậu và dời các cảng thương mại của nước bên kia.
Điều 7. -Hai bên cam kết mở rộng việc buôn bán giữa hai nước theo các kế hoạch hàng năm do Uỷ ban hỗn hợp thành lập theo điều 9 nghiên cứu và quyết định.
Điều 8. -Nhằm đảm bảo thực hiện hiệp định này, hai bên ký kết sẽ thành lập một Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam-Manta về thương mại và hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật.
Uỷ ban hỗn hợp sẽ họp mỗi năm một lần hoặc theo yêu cầu của một trong hai bên tại địa điểm và thời gian thuận tiện cho cả hai bên.
Điều 10. -Hiệp định này có giá trị trong thời gian năm năm và sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày tháng hai chính phủ trao đổi văn kiện phê chuẩn. Sáu tháng trước ngày hiệp định hết hạn, hai bên ký kết sẽ thoả thuận về các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo phát triển liên tục việc buôn bán và sự hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật giữa hai nước.
Điều 11. -Mỗi bên ký kết đều có thể kết thúc Hiệp định nếu mình muốn với điều kiện là phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết chậm nhất là sáu tháng trước ngày hiệp định này hết hạn.
Làm tại Valletta ngày 30 tháng 11 năm 1977 thành hai bản chính bằng tiếng Anh.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC | THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC |