Điều ước quốc tế Khongso

Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Áo (1995)

Nội dung toàn văn Hiệp định khuyến khích bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam Cộng hoà Áo 1995


HIỆP ĐỊNH

VỀ KHUYẾN KHÍCH VÀ BẢO HỘ ĐẦU TƯ GIỮA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CỘNG HOÀ ÁO (1995).

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam và cộng hoà Áo, dưới đây gọi là "các Bên ký kết", với mong muốn tạo điều kiện thuận lợi nhằm mở rộng hơn các quan hệ hợp tác kinh tế giữa các Bên ký kết;

Nhận thấy rằng việc khuyến khích và bảo hộ đầu tư sẽ tăng cường các khả năng về đầu tư và qua đó đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển quan hệ kinh tế giữa hai nước,

Đã thỏa thuận như sau:

Điều 1

Định nghĩa

Với mục đích của Hiệp định này:

(1) Thuật ngữ "đầu tư" bao gồm mọi loại tài sản, đặc biệt nhưng không chỉ là:

a) Sở hữu động sản và bất động sản cũng như các quyền khác về tài sản như quyền thế chấp, thế nợ, cầm cố, quyền hoa lợi và các quyền tương tự;

b) Cổ phần và các hình thức tham gia khác vào công ty;

c) Các khiếu nại về tiền được đưa ra nhằm tạo ra một giá trị kinh tế hoặc các khiếu nại về bất kỳ một sự thực hiện nào có giá trị kinh tế;

d) Quyền bản quyền, các quyền sở hữu trí tuệ như bằng phát minh sáng chế, nhãn hiệu thương mại, kiểu dáng công nghiệp và giải pháp hữu ích, qui trình công nghệ, bí quyết, tên thương mại và đặc quyền kế nghiệp;

e) Các tô nhượng kinh doanh về thăm dò và khai thác tài nguyên theo Luật công pháp.

(2) Thuật ngữ "nhà đầu tư" về phía Cộng hoà Áo chỉ:

a) Bất kỳ thể nhân nào là công dân nước Cộng hoà Áo và có đầu tư tại lãnh thổ của Bên ký kết kia;

b) Bất kỳ pháp nhân hoặc liên doanh nào được thành lập phù hợp với pháp luật của Cộng hoà Áo, có trụ sở tại lãnh thổ của Cộng hoà Áo và có đầu tư tại lãnh thổ của Bên ký kết kia;

c) Bất kỳ pháp nhân hoặc liên doanh nào được thành lập theo pháp luật của mỗi Bên ký kết hoặc của một nước thứ ba mà tại đó nhà đầu tư nêu tại mục a) hoặc b) có ảnh hưởng chi phối.

Thuật ngữ "nhà đầu tư" về phía Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chỉ:

a) Bất kỳ thể nhân nào là công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam phù hợp với pháp luật của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

b) Bất kỳ pháp nhân nào, bao gồm các doanh nghiệp, công ty, hãng và hiệp hội được thành lập theo pháp luật của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và có trụ sở tại lãnh thổ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

(3) Thuật ngữ "thu nhập" chỉ các khoản thu từ đầu tư, và đặc biệt nhưng không chỉ là: lợi nhuận, lãi tiền vay, lợi tức gia tăng từ vốn, lợi tức cổ phần, tiền bản quyền, thu nhập từ lixăng và những chi phí khác.

(4) Thuật ngữ "tước đoạt quyền sở hữu" bao gồm quốc hữu hóa hoặc bất kỳ biện pháp nào khác có ảnh hưởng tương đương.

Điều 2

Khuyến khích và bảo hộ đầu tư

(1) Mỗi Bên ký kết, trong chừng mực có thể, sẽ khuyến khích trên lãnh thổ của mình những đầu tư của các nhà đầu tư của Bên ký kết kia, và chấp thuận những đầu tư đó trên cơ sở phù hợp với luật pháp nước mình và trong mọi trường hợp sẽ đối xử công bằng và thỏa đáng đối với những đầu tư đó.

(2) Những đầu tư được chấp nhận theo quy định tại khoản (1), Điều 1 và những thu nhập của họ sẽ được hưởng sự bảo hộ toàn diện theo Hiệp định này. Không ảnh hưởng đến các quy định tại khoản (1), một sự bảo hộ tương tự cũng sẽ được áp dụng đối với những thu nhập dùng để tái đầu tư, cũng như đối với việc gia hạn, sửa đổi hoặc chuyển đổi về mặt pháp lý của dự án đầu tư.

Điều 3

Đối xử đối với những đầu tư

(1) Mỗi Bên ký kết sẽ dành cho nhà đầu tư và những đầu tư của các nhà đầu tư của Bên ký kết kia một sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà nước đó dành cho các nhà đầu tư và những đầu tư của các nhà đầu tư của bất kỳ nước thứ ba nào.

(2) Những quy định tại khoản (1) sẽ không được hiểu như là nghĩa vụ của một Bên ký kết phải dành cho các nhà đầu tư và các đầu tư của các nhà đầu tư của Bên ký kết kia những lợi ích hiện tại hoặ tương lai của bất kỳ sự đối xử, ưu đãi hoặc đặc quyền nào phát sinh từ:

a) Các liên minh thuế quan, thị trường chung, khu vực tự do thương mại hoặc liên minh kinh tế;

b) Các Hiệp định quốc tế, thỏa thuận quốc tế hoặc luật pháp trong nước về thuế;

c) Các quy định về việc tạo thuận lợi cho việc giao lưu qua biên giới;

d) Sự đối xử giống như công dân nước mình áp dụng đối với một nước thứ ba khác trên cơ sở Hiệp định song phương về đầu tư.

Điều 4

Bồi thường

(1) Những đầu tư của các nhà đầu tư của một trong các Bên ký kết trên lãnh thổ của Bên ký kết kia sẽ không bị tước quyền sở hữu trừ khi vì mục đích công cộng theo qui trình do Luật định và được bồi thường. Khoản bồi thường này phải tương ứng với giá trị của những đầu tư đó vào thời điểm ngay trước khi các biện pháp tước quyền đã hoặc sẽ được công bố chính thức. Các khoản bồi thường phải được trả ngay không chậm trễ và chịu lãi cho đến thời điểm thanh toán theo lãi suất ngân hàng thông thường của nước chuyển đổi và được tự do chuyển ra nước ngoài. Việc xác định thanh toán những khoản bồi thường đó phải được tiến hành theo một phương thức thích hợp không chậm hơn thời điểm tước quyền sở hữu.

(2) Khi một Bên ký kết tước quyền sở hữu các tài sản của công ty mà công ty đó được coi là công ty của Bên ký kết đó phù hợp với khoản (2), Điều 1 của Hiệp định này và tại công ty này, nhà đầu tư của Bên ký kết kia có sở hữu cổ phần, thì các quy định tại khoản (1) sẽ được áp dụng để bảo đảm việc bồi thường cho nhà đầu tư này.

(3) Nhà đầu tư được quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền của Bên ký kết tiến hành các biện pháp tước quyền sở hữu xem xét lại tính hợp pháp của các biện pháp tước quyền sở hữu đó.

(4) Nhà đầu tư có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền của Bên ký kết tiến hành các biện pháp tước quyền sở hữu hoặc một Hội đồng trọng tài quốc tế theo quy định tại Điều 8 của Hiệp định này xem xét lại số tiền và phương thức thanh toán bồi thường.

Điều 5

(1) Mỗi Bên ký kết sẽ đảm bảo cho các nhà đầu tư của Bên ký kết kia được chuyển tự do ra nước ngoài bằng đồng tiền tự do chuyển đổi những khoản thanh toán có liên quan tới đầu tư, đặc biệt nhưng không chỉ gồm:

a) Vốn và các khoản bổ sung để duy trì hoặc mở rộng đầu tư;

b) Các khoản được xác định dùng để bù đắp các chi phí về quản lý đầu tư;

c) Các khoản thu nhập;

d) Các khoản tiền vay;

e) Các khoản thu từ việc thanh lý toàn bộ hay một phần hoặc từ việc bán đầu tư;

f) Các khoản bồi thường theo quy định tại khoản (1), Điều 4 của Hiệp định này;

(2) Những thanh toán nêu tại Điều này sẽ được thực hiện theo tỷ giá chuyển đổi có hiệu lực vào ngày chuyển tiền được công bố tại lãnh thổ của Bên ký kết mà từ đó tiền được chuyển ra nước ngoài.

(3) Tỷ giá chuyển đổi được xác định trên cơ sở các tỷ giá công bố tại các thị trường chứng khoán trên lãnh thổ của mỗi Bên ký kết hoặc trong trường hợp không có tỷ giá công bố tại thị trường chứng khoán thì tỷ giá chuyển đổi sẽ do hệ thống Ngân hàng tại lãnh thổ của mỗi Bên ký kết xác định. Các chi phí Ngân hàng phải công bằng và thỏa đáng.

Điều 6

Thế quyền

Khi Bên ký kết này hoặc một tổ chức được ủy quyền của Bên ký kết đó thực hiện việc thanh toán cho nhà đầu tư cuả mình trên cơ sở một bảo đảm về đầu tư được tiến hành trên lãnh thổ của Bên ký kết kia, thì Bên ký kết kia, không ảnh hưởng đến các quyền của nhà đầu tư của Bên ký kết này theo quy định tại Điều 8 của Hiệp định và quyền của Bên ký kết này theo quy định tại Điều 9 của Hiệp định, sẽ công nhận sự chuyển nhượng cho Bên ký kết này tất cả các quyền và các khiếu nại của nhà đầu tư theo các quy định của Luật hoặc theo các giao dịch mang tính chất pháp lý. Bên ký kết kia cũng sẽ công nhận sự thế quyền của Bên ký kết này đối với các quyền và các khiếu nại được chuyển nhượng trong chừng mực giống như là đối với các quyền và các khiếu nại mà nhà đầu tư được hưởng. Đối với việc chuyển các khoản thanh toán cho Bên ký kết kia có liên quan trên cơ sở sự thế quyền, Điều 4 và 5 của Hiệp định sẽ được áp dụng một cách tương ứng.

Điều 7

Những nghĩa vụ khác

(1) Nếu Bên cạnh Hiệp định này, các quy định của luật pháp của một trong các Bên ký kết hoặc các nghĩa vụ quốc tế đang tồn tại hiện tại hoặc được thiết lập sau đó giữa các Bên ký kết có các quy định, chung hoặc đặc biệt, về việc dành cho các đầu tư của các nhà đầu tư của Bên ký kết kia một sự đối xử thuận lợi hơn sự đối xử quy định tại Hiệp định này, thì các quy định đó, trong chừng mực thuận lợi hơn sẽ được áp dụng.

(2) Mỗi Bên ký kết sẽ tôn trọng các nghĩa vụ hợp đồng mà mỗi Bên ký kết với nhà đầu tư của Bên ký kết kia liên quan đến các đầu tư đã được chấp thuận trên lãnh thổ của nước mình.

Điều 8

Giải quyết tranh chấp về đầu tư

(1) Bất kỳ tranh chấp nào phát sinh từ đầu tư giữa một Bên ký kết và nhà đầu tư của Bên ký kết kia, trong chừng mực có thể, sẽ được giải quyết thông qua thương lượng hòa giải các Bên tranh chấp.

(2) Nếu vụ tranh chấp theo như quy định tại khoản (1) không được giải quyết trong vòng ba tháng từ ngày nhận được thông báo bằng văn bản nêu đâỳ đủ các chi tiết về việc khiếu nại, thì vụ tranh chấp, theo yêu cầu của Bên ký kết tham gia tranh chấp hoặc của nhà đầu tư cuar Bên ký kết kia, sẽ được đưa ra giải quyết thông qua một Hội đồng trọng tài gồm ba trọng tài viên phù hợp với các quy tắc về trọng tài của UNCITRAL đã được bổ sung theo các quy định bổ sung cuối cùng được các Bên ký kết chấp thuận vào thời điểm khởi xướng các thủ tục về trọng tài. Các Bên ký kết sẽ tự nguyện đưa vụ tranh chấp ra xét xử tại Hội đồng trọng tài ngay cả trong trường hợp chưa có thỏa thuận về trọng tài.

(3) Phán quyết của Hội đồng trọng tài là quyết định cuối cùng và có giá trị bắt buộc; và sẽ thực hiện phù hợp với luật quốc gia; mỗi Bên ký kết sẽ bảo đảm công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài phù hợp với luật pháp và những quy định có liên quan của nước mình.

(4) Bên ký kết tham gia vụ tranh chấp, trong bất kỳ một giai đoạn nào của việc hòa giải hoặc xét xử trọng tài hoặc thi hành phán quyết của trọng tài, sẽ không đưa ra một sự phản đối nào về việc nhà đầu tư tham gia vụ tranh chấp đã nhận được bồi thường về toàn bộ hoặc một phần các thiệt hại trên cơ sở một bảo đảm về đầu tư.

Điều 9

Giải quyết tranh chấp giữa các Bên ký kết

(1) Những tranh chấp giữa các Bên ký kết liên quan tới giải thích hoặc áp dụng Hiệp định này, trong chừng mực có thể, sẽ được giải quyết thông qua thương lượng.

(2) Nếu vụ tranh chấp theo khoản (1) không được giải quyết trong vòng 6 tháng, thì theo yêu cầu của một trong hai Bên ký kết, vụ tranh chấp sẽ được đưa ra Hội đồng trọng tài.

(3) Hội đồng trọng tài này được thành lập trong từng trường hợp cụ thể theo cách sau: mỗi Bên ký kết sẽ chỏ định một thành viên và hai thành viên này sẽ thỏa thuận chọn một công dân của một nước thứ ba làm Chủ tịch. Hai thành viên này sẽ được chỉ định trong vòng hai tháng kể từ ngày một Bên ký kết có thông báo cho Bên ký kết kia ý định đưa vụ tranh chấp ra Hội đồng trọng tài, Chủ tịch sẽ được chỉ định trong vòng hai tháng tiếp theo.

(4) Nếu thời hạn quy định tại khoản (3) không được tôn trọng, thì mỗi Bên ký kết, trong trường hợp không có các thỏa thuận tương tự, có thể mời Chủ tịch của Tòa án quốc tế tiến hành sự chỉ định cần thiết. Nếu Chủ tịch của Tòa án quốc tế tiến hành sự chỉ định cần thiết. Nếu Chủ tịch của Tòa án quốc tế là công dân của một trong các Bên ký kết hoặc vì một cản trở nào khác mà ông Tòa án không thực hiện được chức năng như đã nói ở trên thì Phó Chủ tịch hoặc nếu ông Tòa án cũng không có khả năng thực hiện, thì thành viên cao cấp tiếp theo của Tòa án quốc tế sẽ được mời trong cùng điều kiện để tiến hành sự chỉ định cần thiết.

(5) Hội đồng trọng tài sẽ thiết lập thủ tục tố tụng riêng của mình.

(6) Hội đồng trọng tài sẽ quyết định trên cơ sở Hiệp định này và phù hợp với nguyên tăc luật pháp quốc tế được công nhận chung. Hội đồng trọng tài sẽ quyết định theo đa số; quyết định của Hội đồng trọng tài là quyết định cuối cùng và bắt buộc đối với các Bên.

(7) Mỗi Bên ký kết sẽ chịu chi phí cho thành viên và đại diện pháp lý của mình trong qúa trình tố tụng. Chi phí cho Chủ tịch và những chi phí còn lại khác được chia đều cho hai Bên ký kết. Tuy nhiên, Hội đồng trọng tài, tại quyết định của mình, có thể xác định việc phân chia chi phí theo cách khác.

Điều 10

Áp dụng Hiệp định

Hiệp định này sẽ được áp dụng đối với những đầu tư được thực hiện bởi nhà đầu tư của mỗi Bên ký kết trên lãnh thổ của bên ký kết kia phù hợp với pháp luật của Bên ký kết đó trước cũng như sau khi Hiệp định này có hiệu lực.

Điều 11

Hiệu lực và thời hạn của Hiệp định

(1) Hiệp định này phải được phê chuẩn hoặc phê duyệt phù hợp với pháp luật của mỗi Bên ký kết và có hiêụ lực kể từ ngày đầu của tháng thứ ba kể từ tháng hai Bên thông báo cho nhau bằng văn bản về việc đã hoàn thành các thủ tục luật pháp cần thiết để Hiệp định có hiệu lực.

(2) Hiệp định này sẽ có hiệu lực trong thời hạn là mười (10) năm; và có thể được gia hạn thêm sau đó với một thời hạn không hạn định và có thể được chấm dứt nếu có thông báo trước 12 tháng bằng văn bản cho Bên ký kết kia qua đường ngoại giao.

(3) Những quy định tại Điều 1 đến 10 sẽ còn tiếp tục có hiệu lực thêm mười năm nữa kể từ ngày hết hiệu lực của Hiệp định này đối với những đầu tư được thực hiện trước ngày hết hạn Hiệp định.

Làm tại Hà Nội, ngày 27 tháng 03 năm 1995 thành hai bản, bằng tiếng Việt Nam, tiếng Đức và tiếng Anh, các bản có giá trị ngang nhau. Trong trường hợp có sự khác nhau, thì sẽ căn cứ vào bản tiếng Anh.

 

Thay mặt
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Thay mặt
CỘNG HÒA ÁO

 

NGHỊ ĐỊNH THƯ

Liên quan đến Hiệp định giữa Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam và cộng hoà Áo về khuyến khích và bảo hộ đầu tư được ký kết tại Hà Nội ngày hôm nay, thuật ngữ "ảnh hưởng chi phối" nêu tại mục (c), Khoản (2), Điều 1 đựợc hiểu là một nhà đầu tư Áo nắm quyền kiểm soát việc quản lý của một pháp nhân hoặc liên danh đến chừng mực không một quyết định quan trọng nào về đầu tư hoặc về chính sách của công ty được thông qua mà không có sự chấp thuận của nhà đầu tư Áo.

Làm tại Hà Nội, ngày 27 tháng 03 năm 1995 thành hai bản, bằng tiếng Việt nam, tiếng Đức và tiếng Anh, các bản có giá trị ngang nhau. Trong trường hợp có sự khác nhau, thì sẽ căn cứ vào bản tiếng Anh. 

 

Thay mặt
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Thay mặt
CỘNG HÒA ÁO

 

 

Nơi nhận: 
- Văn phòng chính phủ (Để báo cáo),
- Bộ Kế hoạch và Ðầu tư,
- Bộ Thương mại,
- Bộ Tài chính,
- Bộ Tư pháp,
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
- Đại sứ quán Việt Nam tại Áo,
- Vụ Châu âu II,
- Vụ LPQT,
- Lưu trữ.
 

TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LP VA ĐU QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Duy Chiến

Hiệp định giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và cộng hoà Áo về khuyến khích và bảo hộ đầu tư đã có hiệu lực.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật Khongso

Loại văn bảnĐiều ước quốc tế
Số hiệuKhongso
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành27/03/1995
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcĐầu tư
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật29 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật Khongso

Lược đồ Hiệp định khuyến khích bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam Cộng hoà Áo 1995


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Hiệp định khuyến khích bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam Cộng hoà Áo 1995
                Loại văn bảnĐiều ước quốc tế
                Số hiệuKhongso
                Cơ quan ban hànhChính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Cộng hoà Áo
                Người ký***
                Ngày ban hành27/03/1995
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcĐầu tư
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật29 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Hiệp định khuyến khích bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam Cộng hoà Áo 1995

                            Lịch sử hiệu lực Hiệp định khuyến khích bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam Cộng hoà Áo 1995

                            • 27/03/1995

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực