Điều ước quốc tế Khôngsố

Hiệp định về quá cảnh hàng hóa giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia

Nội dung toàn văn Hiệp định quá cảnh hàng hóa giữa Việt Nam Campuchia 1994


HIỆP ĐỊNH

QUÁ CẢNH HÀNG HOÁ GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ HOÀNG GIA CAMPUCHIA

Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia (sau đây được gọi tắt là Hai Bên);

Với lòng mong muốn củng cố và mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác Kinh tế - thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế mỗi nước: trên nguyên tắc bình đảng hai bên cùng có lợi;

Đã thoả thuận ký kết Hiệp định quá cảnh hàng hoá giữa hai nước với các điều khoản dưới đây:

Điều 1

Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phép hàng hoá của Vương quốc Campuchia xuất khẩu đi nước thứ ba và hàng hoá của Vương quốc Campuchia nhập khẩu từ nước thứ ba về Campuchia, hoặc hàng hoá của một địa phương này vận chuyển sang một địa phương khác của Vương quốc Campuchia được phép quá cảnh lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chính phủ Hoàng gia Campuchia cho phép hàng hoá của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xuất khẩu đi nước thứ ba và hàng hoá của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhập khẩu từ nước thứ ba về Việt Nam, hoặc hàng hoá của một địa phương này vận chuyển sang một địa phương khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phép quá cảnh lãnh thổ Vương quốc Campuchia.

Điều 2

Hai Bên cho phép hàng hoá được quá cảnh lãnh thổ của nước mình trừ các hàng hoá cấm nhập khẩu, hàng hoá cấm xuất khẩu theo quy định của mỗi nước.

Điều 3

Hình thức quá cảnh gồm có:

3.1. Quá cảnh có lưu kho, chuyển tải tại nước cho quá cảnh.

3.2. Quá cảnh không lưu kho, không chuyển tải, được gọi là quá cảnh đi thẳng.

Điều 4

Việc quá cảnh hàng hoá phải tuân thủ các quy định sau đây:

4.1. Phải được Bộ Thương mại của nước cho quá cảnh cấp giấy phép trên cơ sở đơn xin quá cảnh của chủ hàng nước xin quá cảnh.

Nước cho quá cảnh bảo đảm tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp giấy phép quá cảnh tại các phòng cấp giấy phép của Bộ Thương mại thuộc mỗi khu vực nơi quá cảnh.

4.2. Phải tuân thủ pháp luật hải quan của nước cho quá cảnh.

4.3. Số lượng hàng ra đúng bằng số lượng hàng vào, nguyên đai, nguyên kiện. Trường hợp hàng bị thiếu hụt do mất mát, đổ vỡ phải được Hải quan nơi xảy ra sự việc xác nhận bằng văn bản.

4.4. Hàng hoá quá cảnh phải được vận chuyển theo đúng tuyến đường, tuyến sông, đúng cửa khẩu, đúng phương tiện vận chuyển và trọng tải, đúng thời gian quy định trong giấy phép và chịu sự giám sát của hải quan nước cho quá cảnh.

4.5. Trong trường hợp hàng hoá quá cảnh cần lưu kho, lưu bãi tại nước cho quá cảnh phải được Hải quan của nước cho quá cảnh cho phép về thời gian và địa điểm, đồng thời phải chịu sự giám sát của Hải quan nước đó.

Điều 5

Hàng hoá quá cảnh không được tiêu thụ trên lãnh thổ nước cho quá cảnh. Trường hợp đặc biệt được Bộ Thương mại nước cho quá cảnh cho phép tiêu thụ hàng hoá quá cảnh trên lãnh thổ nước cho quá cảnh thì chủ hàng của nước xin quá cảnh phải nộp thuế và các lệ phí khác theo luật và quy định của nước cho quá cảnh.

Điều 6

Việc quá cảnh phương tiện vận chuyển và người áp tải cũng như việc sang mạn, chuyển phương tiện phải tuân thủ các quy định hiện hành của nước cho quá cảnh.

Điều 7

Hai Bên thoả thuận thu lệ phí quá cảnh theo quy định hiện hành của nước cho quá cảnh phù hợp với thông lệ quốc tế.

Điều 8

Hàng hoá quá cảnh được phép đi qua các cửa khẩu sau:

Mộc Bài - Bavet

VINH XUONG - KAORM-SAMNAR

Hai bên thoả thuận, nếu các bên có nhu cầu và sau khi trao đổi thống nhất, hai bên sẽ mở tiếp một số cửa khẩu để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hàng quá cảnh.

Điều 9

Hai bên thoả thuận việc vận chuyển hàng hoá quá cảnh và các thủ tục liên quan được giải quyết theo những quy định hiện hành của nước cho quá cảnh.

Điều 10

Các lệ phí và chi phí phát sinh từ hoạt động quá cảnh theo Hiệp định này được thanh toán bằng đồng tiền tự do chuyển đổi phù hợp với quy định về quản lý ngoại hối của mỗi nước.

Điều 11

Hai bên thoả thuận uỷ quyền cho Bộ Thương mại Vương quốc Campuchia và Bộ Thương mại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam căn cứ vào tình hình thực tế từng thời kỳ ký kết các văn bản cụ thể thực hiện Hiệp định này.

Điều 12

12.1. Các tranh chấp phát sinh trong việc giải thích Hiệp định này trong quá trình thực hiện, sẽ do các đại diện có thẩm quyền của hai bên thương lượng giải quyết thông qua đường ngoại giao.

12.2. Những tranh chấp giữa các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các hợp đồng sẽ do các doanh nghiệp giải quyết thông qua thương lượng, nếu không đạt kết quả sẽ do Trọng tài Thương mại quốc tế của nước cho quá cảnh giải quyết.

Điều 13

Trong thời hạn hiệu lực của Hiệp định, nếu một trong Hai bên ký kết muốn bổ sung thêm hoặc sửa đổi các điều khoản đã ký kết thì phải đề nghị bằng văn bản. Trong vòng ba tháng kể từ khi nhận được đề nghị, Bên ký kết kia phải trả lời chính thức bằng văn bản. Các điều khoản được sửa đổi hoặc bổ sung đã được Hai Bên đồng ý được coi là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của Hiệp định này, và có cùng hiệu lực như bản Hiệp định này.

Điều 14

Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày ký với thời hạn hiệu lực ba năm. Nếu trong vòng ba tháng trước khi Hiệp định hết hạn mà không bên nào trong Hai Bên đề nghi bằng văn bản việc chấm dứt Hiệp định này, thì thời hạn hiệu lực của Hiệp định sẽ mặc nhiên được kéo dài thêm một năm và tiếp tục được kéo dài theo thể thức nêu trên.

Trong trường hợp chấm dứt Hiệp đinh, thì các điều khoản của Hiệp định này vẫn được áp dụng cho các thoả thuận có liên quan đã được ký kết trước khi Hiệp định chấm dứt cho đến khi thực hiện xong.

Làm tại Phnom Pênh ngày 03 tháng 4 năm 1994 thành hai bản chính. Mỗi bản bằng tiếng Khơ-Me, tiếng Việt Nam và tiếng Anh. Các Văn bản bằng tiếng Khơ-Me và tiếng Việt Nam đều có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự giải thích khác nhau về nghĩa giữa bản tiếng Khơ-Me và tiếng Việt Nam thì bản tiếng Anh sẽ được dùng làm văn bản đối chiếu.

 

Lê Văn Triết

(Đã ký)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật Khôngsố

Loại văn bảnĐiều ước quốc tế
Số hiệuKhôngsố
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành03/04/1994
Ngày hiệu lực03/04/1994
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThương mại, Xuất nhập khẩu
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật Khôngsố

Lược đồ Hiệp định quá cảnh hàng hóa giữa Việt Nam Campuchia 1994


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Hiệp định quá cảnh hàng hóa giữa Việt Nam Campuchia 1994
                Loại văn bảnĐiều ước quốc tế
                Số hiệuKhôngsố
                Cơ quan ban hànhChính phủ Hoàng gia Cam pu chia, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
                Người ký***, Lê Văn Triết
                Ngày ban hành03/04/1994
                Ngày hiệu lực03/04/1994
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThương mại, Xuất nhập khẩu
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật18 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Hiệp định quá cảnh hàng hóa giữa Việt Nam Campuchia 1994

                            Lịch sử hiệu lực Hiệp định quá cảnh hàng hóa giữa Việt Nam Campuchia 1994

                            • 03/04/1994

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 03/04/1994

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực