Điều ước quốc tế Khongso

Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Việt Nam - Lào

Nội dung toàn văn Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ


HIỆP ĐỊNH

TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ QUA LẠI BIÊN GIỚI GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (sau đây gọi tắt là Hai bên);

Nhằm củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước;

Nhằm tạo điều kiện thận lợi cho việc phát triển vận tải hàng hóa và hành khách qua lại giữa hai nước bằng phương tiện cơ giới đường bộ;

Đã thỏa thận như sau:

Điều 1: Quy định chung

1. Phương tiện cơ giới đường bộ của hai Bên qua lại biên giới phải được tiến hành qua các cặp cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính đã được hai Bên thống nhất. Các cặp cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính sẽ được quy định chi tiết tại Nghị định thư thực hiện “Hiệp định Tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” (gọi tắt là Nghị định thư). Việc qua lại của người và phương tiện qua các cặp cửa khẩu phụ do hai tỉnh có < p="">chung biên giới thỏa thuận.

2. Hai Bên có quyền và cơ hội ngang nhau trong vận chuyển hàng hóa và hành khách song phương giữa hai Bên.

< span="">3. Những vấn đề liên quan đến vận tải đường bộ giữa hai nước như: tổ chức vận tải hành khách và hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi trong việc làm thủ tục qua lại cửa khẩu biên giới giữa hai nước, công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động vận tải qua lại biên giới và các vấn đề có liên quan khác sẽ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của hai Bên chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan thỏa thuận thực hiện.

Điều 2: Thuật ngữ

Trong Hiệp định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Cơ quan nhà nước có thẩm quyền”:

a. Phía Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Bộ Giao thông vận tải và Cơ quan được Bộ Giao thông vận tải ủy quyền.

b. Phía Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là Bộ Công chính và Vận tải và Cơ quan được Bộ Công chính và Vận tải ủy quyền.

2. “Phương tiện cơ giới đường bộ” gọi tắt là phương tiện, gồm ô tô, ô tô đầu kéo, rơmooc, sơmi rơmooc được kéo < p="">theo ô tô và các phương tiện chuyên dùng lưu thông trên đường bộ .

Phương tiện bao gồm cà phương tiện thương mại và phi thương mại.

< span="">a. “Phương tiện thương mại” là phương tiện tham gia vào vận chuyển hành khách và hàng hóa có thu tiền hoặc phương tiện chuyên chở người hoặc hàng hóa phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

b. “Phương tiện phi thương mại” là phương tiện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động không vì mục đích kinh doanh như: xe của các cơ quan, tổ chức đi công tác, xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe cứu hộ, xe thực hiện sứ mệnh nhân đạo (gọi chung là xe công vụ) và xe của cá nhân đi việc riêng.

Điều 3: Giấy phép và cấp giấy phép

1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của mỗi Bên cấp Giấy phép vận tải Việt - Lào (hoặc Lào - Việt) cho mỗi phương tiện của Bên đó khi qua lại giữa hai nước theo mẫu Giấy phép thống nhất do hai Bên thỏa thuận.

2. Mẫu Giấy phép vận tải Việt - Lào (hoặc Lào - Việt) và các nội dung liên quan được quy định chi tiết trong Nghị định < p="">thư thực hiện Hiệp định.

Điều 4: Tuân thủ luật pháp quốc gia

1. Phương tiện khi hoạt động trên lãnh thổ của Bên < p="">kia phải tuần thủ pháp luật và quy định về giao thống vận tải đường bộ của Bên đó

2. Trường hợp đặc biệt, khi vào lãnh thổ của Bên kia, phương tiện có trọng tải hoặc kích thước vượt quá quy định hạn chế của Bên đó hoặc khi vận chuyển hàng nguy hiểm thì chủ phương tiện phải xin cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đặc biệt như đối với phương tiện của Bên đó.

Điều 5: Quy định đối với phương tiện

1. Phương tiện qua lại biên giới giữa hai nước được mang biển số do nước mình cấp, ký hiệu phân biệt quốc gia, giấy phép vận tải Việt - Lào (hoặc Lào - Việt) do cơ quan có thẩm quyền cấp kèm theo các giấy tờ có liên quan khác được quy định chi tiết tại Nghi định thư thực hiện Hiệp định.

2. Các giấy tờ chứng nhận về đăng ký sở hữu, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện phải được mang theo phương tiện khi hoạt động trên lãnh thổ của Bên kia để xuất trình cho Nhà chức trách khi có yêu cầu.

Điều 6: Cấm vận chuyển

Phương tiện của Bên này không được vận chuyển hàng hóa và hành khách giữa hai điểm trong lãnh thổ của Bên

Điều 7: Danh sách hành khách và vận đơn

1. Việc vận chuyển hành khách nêu trong Hiệp định này phải áp dụng mẫu danh sách hành khách thống nhất của nước mình.

2. Việc vận chuyển hàng hóa nêu trong Hiệp định này phải áp dụng vận đơn thống nhất của nước mình, có tham khảo mẫu vận đơn thông dụng quốc tế mà hai Bên đã thống nhất.

3. Các quy định về vận tải hàng hóa qua lại giữa hai nước và hàng hóa quá cảnh thực hiện theo những quy định trong Hiệp định về hợp tác kinh tế thương mại và Hiệp định quá cảnh hàng hóa mà hai Bên là thành viên hoặc quy định luật pháp quốc gia của Bên đó.

Điều 8: Yêu cầu đối với lái < b="">xe và nhân viên phục vụ

1. Lái < p="">xe và nhân viên phục vụ trên phương tiện khi hoạt động trên lạnh thổ của bên kia phải tuân thủ pháp luật và quy định về giao thống vận tải của đường bộ Bên đó .

2. Lái xe hoạt động trên lạnh thổ của Bên kia phải có Bằng lái xe ( hoặc Giấy phép lái xe) quốc gia hoặc quốc tế phù hợp với loại phương tiện mà mình đang điều khiển

Điều 18: Hiệu lực của hiệp định

1. Hiệp định này có hiệu lực 03 năm kể từ ngày hai Bên trao đổi công hàm ngoại giao thông báo đã hoàn thành thủ tục phê duyệt < p="">theo quy định của pháp luật quốc gia. Hiệp định này thay thế hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ký ngày 24 tháng 2 năm 1996 và nghị định thư sửa đổi, bổ sung Hiệp định ký ngày 18 tháng 7 năm 2001.

2. Hiệu lực của Hiệp đinh được mặc nhiện kéo dài thêm mỗi kỳ là 03 năm, nếu 06 tháng trước khi hết hiệu lực không một Bên nào thông báo bằng văn bản cho Bên kia qua đường ngoại giao đề nghị chấm dứt hiệu lực của Hiệp định.

3. Hiệp định sẽ hết hiệu lực nếu một trong hai Bên thông báo bằng văn bản cho Bên kia qua đường ngoại giao đề nghị chấm dứt và Hiệp định sẽ hết hiệu lực sau 06 tháng kể từ ngày Bên kia nhận được văn bản.

Điều 19. Sửa đổi, bổ sung hiệp định

Hiệp định này có thể được sửa đổi, bổ sung < p="">theo thảo thuận bằng văn bản của hai bên. Các điều khoản sửa đổi, bổ sung sẽ có hiệu lực kể từ ngày trao đổi văn bản thảo thuận.

Những người có tên dưới đây được chính phủ hai Bên  ủy quyền đã ký hiệp định này

< span="">Hiệp định này được làm tại Hà nội ngày 23 tháng 4 năm 2009 thành 2 bản chính, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Lào. Các văn bản bằng tiếng Việt và tiếng Lào đều có giá trị pháp lý như nhau.

 

THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI




Hồ Nghĩa Dũng

THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG CHÍNH VÀ VẬN TẢI




Sommad Pholsena

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật Khongso

Loại văn bảnĐiều ước quốc tế
Số hiệuKhongso
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành23/04/2009
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcGiao thông - Vận tải
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật15 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật Khongso

Lược đồ Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ
                Loại văn bảnĐiều ước quốc tế
                Số hiệuKhongso
                Cơ quan ban hànhChính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào
                Người kýHồ Nghĩa Dũng, Sommad Pholsena
                Ngày ban hành23/04/2009
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcGiao thông - Vận tải
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật15 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ

                          Lịch sử hiệu lực Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ

                          • 23/04/2009

                            Văn bản được ban hành

                            Trạng thái: Chưa có hiệu lực