Điều ước quốc tế khongso

Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Nigieria

Nội dung toàn văn Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Nigieria


HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI

GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ LIÊN BANG NI-GIÊ-RI-A
NGÀY 21 THÁNG 6 NĂM 2001

LỜI MỞ ĐẦU

Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà liên bang Ni-giê-ri-a (sau đây gọi là các Bên ký kết); mong muốn tạo thuận lợi và phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi; cho rằng hợp tác thương mại là điều kiện cơ bản để đạt được sự phát triển cao nhất ở mỗi nước; đã thoả thuận như sau:

Điều 1

Điều khoản chung Các Bên ký kết sẽ áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết trong khuôn khổ pháp luật và các quy định của mỗi nước để thúc đẩy và tạo thuận lợi cho các quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai nước. Hai Bên sẽ nỗ lực để đạt được sự cân bằng thương mại giữa hai nước.

Điều 2

Thoả thuận thương mại Các giao dịch thương mại theo bản Hiệp định này sẽ có hiệu lực dựa trên cơ sở các hợp đồng được ký kết giữa các pháp nhân và tự nhiên nhân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các pháp nhân và tự nhiên nhân của nước Cộng hoà liên bang Nigeria. Các pháp nhân và tự nhiên nhân nêu trong đoạn này sẽ thực hiện các giao dịch thương mại của họ trên cơ sở tự chịu trách nhiệm về mọi phương diện.

Điều 3

Ưu đãi tối hệ quốc Các Bên ký kết sẽ dành cho nhau chế độ ưu đãi tối huệ quốc trong mọi lĩnh vực thuộc về thuế quan và các thủ tục ngoại thương liên quan đến xuất khẩu và/hoặc nhập khẩu hàng hoá giữa hai nước. Điều 4 Miễn trừ Những quy định ở Điều 3 của Hiệp định này sẽ không áp dụng cho:

a) những ưu đãi mà mỗi Bên ký kết đã dành hoặc sẽ dành cho các nước láng giềng của mình để tạo thuận lợi cho biên mậu;

b) những ưu đãi là kết quả của các thoả thuận của một liên minh thuế quan hoặc một khu vực mậu dịch tự do mà mỗi Bên ký kết là hoặc sẽ là một thành viên;

c) những ưu đãi mà mỗi Bên ký kết đã dành hoặc sẽ dành cho bất cứ một nước đang phát triển nào theo các thoả thuận khu vực hoặc đa phương.

Điều 5

Các quy định về xuất xứ

I. Hàng hoá được trao đổi theo Hiệp định này sẽ chỉ là hàng hoá có xuất xứ từ các nước là Các Bên ký kết.

II. Theo mục đích của Hiệp định này, hàng hoá được coi là có xuất xứ từ các nước là Các bên ký kết nếu hàng hoá đó là:

(a) Các sản phẩm được sản xuất toàn bộ tại mỗi nước là Các Bên ký kết;

(b) Các sản phẩm được trồng tại các nước là Các Bên ký kết trong trường hợp các sản phẩm đó là sản phẩm nông nghiệp;

(c) Các sản phẩm bao gồm toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu của nước thứ ba nhưng đã được biến đổi gần như toàn bộ tại mỗi nước là Các Bên ký kết.

III. Các Bên ký kết bảo lưu quyền yêu cầu xuất trình Chứng nhận xuất xứ của tổ chức có thẩm quyền thay mặt Chính phủ của nước xuất xứ đối với việc nhập khẩu bất cứ hàng hoá nào theo Hiệp định này.

Điều 6

Thành lập các văn phòng thương mại Mỗi Bên ký kết sẽ, theo luật pháp và các quy định hiện hành ở mỗi nước, cho phép việc thành lập các văn phòng thương mại của bên ký kết kia trên lãnh thổ của mình và dành cho các văn phòng này sự đối xử không thấp hơn đối xử đã dành cho văn phòng thương mại của các nước thứ ba.

Điều 7

Thông tin/tạo thuận lợi thương mại Để phát triển hơn nữa thương mại giữa hai nước, Các Bên ký kết sẽ tạo thuận lợi tối đa có thể được cho việc trao đổi thông tin, các đoàn kinh doanh và thương mại.

Điều 8

Giá cả hàng hoá Các Bên ký kết sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng giá cả các loại hàng hoá được trao đổi theo Hiệp định này sẽ được xác định trên cơ sở giá của thị trường thế giới. Đối với hàng hoá không xác định được giá của thị trường thế giới, mức giá cạnh tranh đối với các hàng hoá có chất lượng tương tự sẽ được áp dụng.

Điều 9

Phương thức thanh toán Mọi thanh toán giữa Các Bên ký kết theo Hiệp định này sẽ được thực hiện bằng các đồng tiền tự do chuyển đổi thông qua các kênh ngân hàng thông thường phù hợp với luật pháp và các quy định về ngoại hối hiện hành ở mỗi nước.

Điều 10

Tham gia các hội chợ thương mại Theo mục đích của Hiệp định này và căn cứ vào luật pháp của mỗi nước, Các Bên ký kết sẽ:

(i) khuyến khích việc tham gia các hội chợ và triển lãm quốc tế của hai nước;

(ii) cho phép việc tổ chức ở mỗi nước các hội chợ và triển lãm thương mại và cho phép sử dụng các phương tiện cần thiết của nhau để tổ chức các hội chợ và triển lãm đó;

(iii) cho phép và miễn thuế quan, thuế và các khoản phải nộp khác đối với việc nhập khẩu và xuất khẩu các hàng hoá không nhằm mục đích thương mại, cụ thể là:

(a) hàng mẫu và các ấn phẩm cần thiết cho việc nhận được các đơn đặt hàng hoặc cho mục đích quảng cáo;

(b) thiết bị được dùng để kiểm tra và thí nghiệm và thiết bị dùng cho việc dịch thuật và các thiết bị ghi âm;

(c) vật liệu xây dựng và trang trí và thiết bị điện cho các gian hàng tạm thời hoặc cho việc trưng bày hoặc triển lãm các hàng hoá đó;

(d) hàng hoá và thiết bị là một phần của hành lý cá nhân của các kỹ thuật viên và chuyên gia và chỉ nhằm phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của họ trong các hội chợ, triển lãm, thuyết minh, hội thảo, cuộc họp hoặc hội nghị theo mục đích được giao;

(e) công cụ và thiết bị, sau khi đã được xuất khẩu, được đưa trở lại để sửa chữa nếu chúng được tái xuất sau khi sửa chữa; và

(f) công-ten-nơ của hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu, với điều kiện chúng sẽ phải chịu phí, thuế và các khoản nộp khác hợp lý nếu chúng được bán hoặc được tiêu thụ.

Điều 11

Các biện pháp tự vệ

1. Nếu do kết quả của các sự phát triển không nhìn thấy trước hoặc do việc thực hiện nghĩa vụ của một Bên ký kết theo Hiệp định này, bao gồm cả nghĩa vụ về thuế quan, bất cứ hàng hoá nào được nhập khẩu vào lãnh thổ của nước đó với khối lượng gia tăng và gây ra hoặc mang lại tổn thất nghiêm trọng đối với các sản phẩm nội địa giống hoặc cạnh tranh trực tiếp thì nước đó được tự động chấm dứt toàn bộ hoặc từng phần nghĩa vụ để rút khỏi hoặc điều chỉnh các thoả thuận nhằm ngăn chặn bảo vệ và bù đắp thiệt hại đối với hàng hoá đó trong một thời gian nhất định.

2. Bất cứ bên nào trước khi thực hiện các biện pháp như vậy sẽ thông báo trước cho bên kia bằng văn bản sớm nhất có thể được và sẽ dành cho bên kia cơ hội tham gia ý kiến về biện pháp được đưa ra. Trong các trường hợp khẩn cấp, nếu chậm chễ sẽ gây ra những thiệt hai khó khắc phục thì biện pháp theo

Điều 11

(1) Có thể được thực hiện tạm thời mà không có sự tham khảo trước với điều kiện là việc tham khảo ý kiến phải được thực hiện ngay sau khi thực hiện hành động đó.

Điều 12

Các cơ quan hữu quan

1. Cơ quan chịu trách nhiệm việc thi hành Hiệp định này và các vấn đề khác liên quan là: (i) Đối với Chính phủ Cộng hoà Liên bang Ni-giê-ri-a là Bộ Thương mại; và (ii) Đối với Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Bộ Thương mại.

2. Mỗi Bên có quyền chỉ định bằng văn bản vào bất kỳ thời gian nào cơ quan phù hợp khác để thay thế cơ quan hữu quan được chỉ định tại đoạn 1 của điều khoản này.

Điều 13

Thành lập Uỷ ban Thương mại hỗn hợp Hai Bên ký kết đồng ý thành lập Uỷ ban Kinh tế và Thương mại hỗn hợp bao gồm đại diện của hai Bên luân phiên gặp nhau tại Hà Nội và Abuja vào thời gian được thống nhất để theo dõi và tạo thuận lợi cho việc thực hiện Hiệp định này và để xem xét và giải quyết các vấn đề liên quan tới việc thực hiện cũng như đề xuất các biện pháp nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước.

Điều 14

Giải quyết tranh chấp

1. Mọi tranh chấp giữa các bên liên quan đến việc giải thích và thi hành hành Hiệp định này sẽ được giải quyết không chậm chễ, thông qua việc trao đổi ý kiến và đàm phán một cách hữu nghị.

2. Mỗi Bên có thể đưa ra yêu cầu trao đổi ý kiến nếu Bên đó cho rằng điều đó không phù hợp với việc thực hiện hợp lý chức năng của Hiệp định này.

3. Các Bên sẽ cung cấp thông tin liên quan cần thiết cho việc xem xét kỹ lưỡng các tranh chấp với quan điểm tìm kiếm một giải pháp chấp nhận được cho các Bên.

Điều 15

Tính phổ cập Hiệp định này sẽ không ảnh hưởng đến các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các hiệp ước, công ước và thoả ước quốc tế hiện hành mà mỗi Bên đã tham gia trước khi ký kết Hiệp định này.

Điều 16

Thời điểm hiệu lực Các Bên sẽ thông báo cho nhau bằng văn bản khi các thủ tục pháp lý cần thiết để Hiệp định này có hiệu lực được hoàn thành. Hiệp định này sẽ có hiệu lực khi nhận được văn bản thông báo cuối cùng.

Điều 17

Điều chỉnh và sửa chữa Mọi sự điều chỉnh và sửa chữa đối với Hiệp định này sẽ bằng văn bản và các Bên sẽ thông báo cho nhau khi các thủ tục pháp lý cần thiết để các điều chỉnh và sửa chữa đó có hiệu lực được hoàn thành. Các điều chỉnh và sửa chữa sẽ có hiệu lực vào ngày nhận được văn bản thông báo cuối cùng.

Điều 18

Thời hạn và hết hiệu lực

1. Hiệp định này sẽ có hiệu lực cho thời hạn đầu tiên là năm năm và sau đó sẽ được gia hạn cho thời hạn từng năm một nếu một Bên không trao cho bên ký kết kia thông báo bằng văn bản ý định chấm dứt Hiệp định của mình ít nhất sáu tháng trước khi Hiệp định hết hiệu lực.

2. Sau khi Hiệp định hết hiệu lực, các điều khoản của Hiệp định sẽ tiếp tục được áp dụng đối với các hợp đồng đang thực hiện tại thời điểm Hiệp định hết hiệu lực. Để làm bằng chứng cho việc thoả thuận, những người ký tên dưới đây, được sự uỷ quyền của Chính phủ nước mình, đã ký và đóng dấu vào Hiệp định này.

Làm tại Abuja vào ngày 21 tháng 6 năm 2001 thành hai bản gốc bằng tiếng Anh, hai bản có giá trị như nhau.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật khongso

Loại văn bảnĐiều ước quốc tế
Số hiệukhongso
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành21/06/2001
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThương mại
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật23 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật khongso

Lược đồ Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Nigieria


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Nigieria
                Loại văn bảnĐiều ước quốc tế
                Số hiệukhongso
                Cơ quan ban hànhChính phủ Cộng hoà Liên bang Ni-giê-ri-a, ***
                Người kýĐỗ Như Đính, Mustafa Bello
                Ngày ban hành21/06/2001
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThương mại
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật23 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Nigieria

                            Lịch sử hiệu lực Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Nigieria

                            • 21/06/2001

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực