Hướng dẫn 2055/HD-SQHKT

Hướng dẫn 2055/HD-SQHKT năm 2012 về đánh giá môi trường chiến lược và quy hoạch thông tin liên lạc trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh khi thực hiện Thông tư 10/2010/TT-BXD và 01/2011/TT-BXD

Nội dung toàn văn Hướng dẫn 2055/HD-SQHKT 2012 đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch đô thị Hồ Chí Minh


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ QUY HOẠCH-KIẾN TRÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2055/HD-SQHKT

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 07 năm 2012

 

HƯỚNG DẪN

VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC VÀ QUY HOẠCH THÔNG TIN LIÊN LẠC TRONG ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG, QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN THÔNG TƯ 10/2010/TT-BXD NGÀY 11/8/2010 VÀ THÔNG TƯ SỐ 01/2011/TT-BXD NGÀY 27/1/2011 CỦA BỘ XÂY DỰNG

A. Nội dung đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC)

Thực hiện Luật Quy hoạch đô thị ngày 16/6/2009, căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và triển khai thực hiện Thông tư số 01/2011/TT-BXD ngày 27/1/2011 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị (TT01); Sở Quy hoạch-Kiến trúc hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị như sau:

I. Hướng dẫn cấu trúc Báo cáo ĐMC Quy hoạch xây dựng - Quy hoạch đô thị

1. Phần mở đầu:

1.1. Phạm vi và nội dung nghiên cứu, phân tích, đánh giá môi trường chiến lược;

1.2. Các cơ sở khoa học của phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐMC;

1.3. Cơ sở pháp lý.

2. Các vấn đề và mục tiêu môi trường chính liên quan đến quy hoạch xây dựng:

2.1. Các vấn đề môi trường chính:

Việc xác định các vấn đề môi trường chính trong Quy hoạch xây dựng (QHXD)-Quy hoạch đô thị (QHĐT) nói chung thực hiện theo theo khoản 3 Điều 17 của TT01 có thể bao gồm: Điều kiện khí hậu, địa chất, thủy văn, hệ sinh thái và đa dạng sinh học; các biến đổi địa chất (trượt, sạt lở đất, động đất), úng ngập, lũ lụt; sử dụng tài nguyên (nước ngầm, đất nông nghiệp và lâm nghiệp, tài nguyên khoáng sản...); chất lượng đất, chất lượng nước, chất lượng không khí, tiếng ồn; quản lý chất thải (nước thải, rác thải, khí thải); các vấn đề xã hội: dân số, đói nghèo, tái định cư, sinh kế và sức khỏe cộng đồng; và các vấn đề văn hóa, di sản. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng loại QHXD-QHĐT như quy hoạch vùng (QHV), quy hoạch chung (QHC), quy hoạch phân khu (QHPK), quy hoạch chi tiết (QHCT), quy hoạch điểm dân cư nông thôn (QHĐDC) và quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật (QHHTKT) mà «Các vấn đề môi trường chính» được xác định theo quy định tại các Điều 11, 12, 13, 14, 15 và 16 trong TT01 về hướng dẫn ĐMC. Tham khảo bảng trích dẫn phần Phụ lục 1.

2.2. Các mục tiêu môi trường

Đã được nêu trong các văn bản quy phạm pháp luật, định hướng, chiến lược, kế hoạch hành động, quy chuẩn và tiêu chuẩn liên quan đến môi trường và cũng tùy thuộc vào từng loại hình quy hoạch.

3. Phân tích, đánh giá hiện trạng và diễn biến môi trường khi không thực hiện quy hoạch xây dựng (Phương án «Không»):

3.1. Lượng hóa hiện trạng môi trường;

Tùy thuộc vào từng loại quy hoạch mà «Hiện trạng môi trường» được xác định theo quy định trong TT01 về hướng dẫn ĐMC. Tham khảo bảng trích dẫn phần Phụ lục 1.

3.2. Dự báo diễn biến môi trường trên cơ sở dữ liệu và các phương pháp phân tích, tính toán khoa học.

4. Phân tích, dự báo tác động và diễn biến môi trường khi thực hiện quy hoạch xây dựng:

4.1. Đánh giá sự thống nhất giữa các quan điểm, mục tiêu của quy hoạch và các mục tiêu bảo vệ môi trường. Tham khảo phụ lục 2 &3;

4.2. Nhận diện diễn biến và các tác động môi trường chính có thể xảy ra khi thực hiện quy hoạch xây dựng;

4.3. Phân tích, tính toán, dự báo, lượng hóa các tác động và diễn biến môi trường trên cơ sở các dữ liệu của các phương án quy hoạch xây dựng. Các kết quả phân tích tác động và diễn biến môi trường cho các phương án quy hoạch xây dựng phải được lập thành bảng để so sánh và đối chiếu, làm cơ sở cho việc lựa chọn phương án quy hoạch xây dựng;

4.4. Phân tích, dự báo, lượng hóa các tác động và diễn biến môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng (đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, công trình xây dựng thuộc các khu chức năng...); đề xuất danh mục các dự án cần thực hiện đánh giá tác động môi trường.

5. Đề xuất các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục tác động:

5.1. Các giải pháp quy hoạch xây dựng nhằm giảm thiểu và khắc phục các tác động và diễn biến môi trường đã được nhận diện.

5.2. Các giải pháp kỹ thuật để kiểm soát ô nhiễm, phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai hay ứng phó sự cố môi trường, kiểm soát các tác động môi trường;

5.3. Kế hoạch quản lý và giám sát môi trường.

II. Bản vẽ ĐMC:

Tỷ lệ và qui cách thể hiện bản vẽ thực hiện theo các quy định về hồ sơ, bản vẽ của đồ án QHXD-QHĐT, tùy thuộc vào từng loại hình quy hoạch. Nội dung ĐMC bao gồm báo cáo ĐMC và ít nhất 02 bản vẽ: bản đồ hiện trạng môi trường và bản đồ đánh giá môi trường chiến lược.

a) Bản đồ hiện trạng môi trường bao gồm thể hiện các thông tin (1) và (2). Tham khảo phụ lục 4.

b) Bản đồ đánh giá môi trường chiến lược bao gồm thể hiện các thông tin (1) và (3). Tham khảo phụ lục 5.

(1) Chồng ghép các lớp dữ liệu sau (nếu có)

- Hệ thống sông ngòi và các hệ sinh thái dưới nước.

- Đất nông nghiệp.

- Công trình xử lý chất thải (bãi chôn lấp, lò đốt chất thải nguy hại, trạm tái chế).

- Hệ thống cấp thoát nước: nguồn cấp nước, điểm cấp nước, trạm xử lý và trạm bơm.

- Hệ thống giao thông.

- Khu vực nhạy cảm môi trường: Khu vực dễ bị ngập lụt, khu vực dễ xói mòn, khu vực xâm nhập mặn theo mùa trong các sông chính, các hệ sinh thái trên cạn (bao gồm rừng, khu vực bảo vệ, nơi cư trú đa dạng sinh học và không gian xanh đô thị).

(2) Thể hiện tình trạng và diễn biến các thành phần môi trường (ví dụ như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác), các vấn đề môi trường chính khi không thực hiện quy hoạch. Bản đồ phải thể hiện các nguồn, điểm, vùng ô nhiễm chính và các thông số ô nhiễm đã được quan trắc. Các thông số ô nhiễm được trình bày dưới dạng biểu đồ hoặc bảng biểu, có so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

(3) Thể hiện kết quả đánh giá tác động tới các vấn đề môi trường chính trong quá trình thực hiện quy hoạch. Bản đồ phải thể hiện kết quả dự báo các nguồn, điểm, vùng ô nhiễm chính trong tương lai. Các thông số ô nhiễm trình bày dưới dạng biểu đồ hoặc bảng biểu, có so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Các kết quả tính toán tải lượng ô nhiễm được dự báo theo khung thời gian lập quy hoạch cho các giai đoạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Khuyến khích thể hiện các biện pháp và phân vùng bảo vệ môi trường.

B. Quy hoạch thông tin liên lạc

I. Thuyết minh

1. Hiện trạng

Phân tích, tổng hợp đánh giá thực trạng hệ thống thông tin liên lạc trong khu quy hoạch.

2. Đề xuất quy hoạch

- Đưa ra các chỉ tiêu cơ bản trong hệ thống thông tin liên lạc (điện thoại hữu tuyến, điện thoại vô tuyến, Internet, ...) từ đó xác định tổng nhu cầu sử dụng hệ thống thông tin liên lạc trong khu quy hoạch.

- Xác định số lượng, vị trí và quy mô các Bưu cục, Tổng đài... xây dựng mới.

- Đưa ra phương án bố trí, thiết kế mạng thông tin trong khu quy hoạch.

II. Nội dung bản vẽ

1. Bản đồ hiện trạng hệ thống thông tin liên lạc

- Thể hiện vị trí các Bưu cục, Tổng đài, ... hiện hữu trong khu quy hoạch.

- Thể hiện hệ thống thông tin liên lạc hiện hữu trong khu quy hoạch.

2. Bản đồ Quy hoạch thông tin liên lạc

- Thể hiện vị trí các Bưu cục, Tổng đài…, đề xuất xây dựng mới trong khu quy hoạch.

- Thể hiện hệ thống thông tin liên lạc đề xuất xây dựng mới kết hợp với hệ thống thông tin liên lạc hiện hữu đảm bảo hệ thống vận hành an toàn, tin cậy, mỹ quan.

Trên đây là nội dung hướng dẫn thực hiện nội dung Đánh giá môi trường chiến lược và Quy hoạch thông tin liên lạc.

Sở Quy hoạch-Kiến trúc chuyển đến Ủy ban nhân dân Quận-Huyện, các Ban Quản lý khu chức năng đô thị nội dung Hướng dẫn này để tham khảo thực hiện 02 nội dung Đánh giá môi trường chiến lược và Quy hoạch thông tin liên lạc trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị.

Trong trường hợp Bộ Xây dựng có văn bản hướng dẫn mới có liên quan đến nội dung Hướng dẫn này, Sở Quy hoạch-Kiến trúc sẽ tổng hợp, bổ sung hoặc điều chỉnh cho phù hợp./.

 


Nơi nhận:
- UBNDTP (b/c);
- UBND các quận, huyện;
- BQL ĐT-XD khu ĐT mới Nam TP;
- BQL ĐT-XD khu ĐT mới Thủ Thiêm;
- BQL khu đô thị Tây Bắc TP;
- BQL khu công nghệ cao TP;
- BQL các khu chế xuất và khu CN TP
- Lưu: VT, PC, HTKT.
TF: huongdanthuchienDMC

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Nguyễn Đình Hưng

 

PHỤ LỤC 1

BẢNG TRÍCH DẪN THEO  THÔNG TƯ 01/2011/TT-BXD NGÀY 27/01/2011 MỘT SỐ YÊU CẦU CHÍNH ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN ĐMC QHXD-QH ĐT

STT

Loại hình QHXD

Các vấn đề môi trường chính

Đánh giá hiện trạng môi trường

Các mục tiêu môi trường

1

Quy hoạch Vùng (QHV)

- Sử dụng tài nguyên (đất đai, nguồn nước, khoáng sản, rừng, cảnh quan...);

- Áp lực phân bố dân cư, phân bố các hoạt động kinh tế trên lãnh thổ (công nghiệp, nông nghiệp, du lịch...);

- Môi trường lưu vực sông;

- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đói nghèo, suy thoái môi trường, thiên tai, lũ lụt.

- Các nguồn gây ô nhiễm lớn (vùng đô thị, vùng công nghiệp, vùng khai thác khoáng sản...);

- Các vùng bị suy thoái môi trường;

- Các vùng bảo tồn sinh thái cảnh quan;

- Nội dung bảo vệ môi trường ở quy mô vùng (cấp nước vùng, giao thông vùng, xử lý chất thải liên đô thị, bảo vệ môi trường lưu vực sông...).

- Tài nguyên nước và môi trường lưu vực sông

- Tài nguyên biển

- Tài nguyên đất

- Đa dạng sinh học

- Khí hậu và khí quyển

- Quản lý chất thải

- Kinh tế xã hội

2

Quy hoạch chung (QHC)

- Lựa chọn đất xây dựng trong mối liên hệ với phòng tránh thiên tai và giảm thiểu úng ngập, lũ lụt;

- Môi trường giao thông, xây dựng và mỹ quan;

- Tình trạng ô nhiễm không khí, tiếng ồn;

- Ô nhiễm sông hồ và nước ngầm;

- Áp lực về quản lý chất thải rắn, nước thải, thoát nước;

- Bảo vệ di sản, các hệ sinh thái...

- Các nguồn gây ô nhiễm có ảnh hưởng trực tiếp (các khu dân cư, cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, khu xử lý chất thải...);

- Các khu vực ô nhiễm; mức độ, hậu quả ô nhiễm môi trường;

- Đánh giá hệ sinh thái, môi trường làng nghề, môi trường các vùng ven đô.

- Môi trường nước đô thị

- Sử dụng đất

- Bộ khung thiên nhiên

- Vi khí hậu và môi trường không khí đô thị

- Xử nước thải và CTR

- Chất lượng sống, sức khỏe cộng đồng

3

Quy hoạch phân khu (QHPK)

- Chất lượng không khí, tiếng ồn;

- Chất lượng đất, nước (mặt, ngầm), cây xanh;

- Chất lượng vệ sinh môi trường (nước thải, rác thải);

- Điều kiện xã hội của khu vực...

Đánh giá:

- Chất lượng không khí, tiếng ồn;

- Chất lượng đất, nước (mặt, ngầm), cây xanh;

- Chất lượng vệ sinh môi trường (nước thải, rác thải);

- Điều kiện xã hội của khu vực...

Tùy từng khu chức năng quy hoạch mà những vấn đề cần đánh giá khác nhau:

- Tiêu chuẩn chất lượng nước

- Chỉ tiêu cây xanh, mặt nước

- Tiêu chuẩn chất lượng không khí, tiếng ồn

- Tỷ lệ thu gom chất thải rắn

- Tiện nghi môi trường

4

Quy hoạch chi tiết (QHCT)

- Chất lượng không khí, tiếng ồn;

- Chất lượng đất, nước (mặt, ngầm), cây xanh;

- Thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn

Đánh giá:

- Chất lượng không khí, tiếng ồn;

- Chất lượng đất, nước (mặt, ngầm), cây xanh;

- Thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn

Tùy từng khu chức năng quy hoạch mà những vấn đề cần đánh giá khác nhau:

- Tiêu chuẩn chất lượng nước

- Chỉ tiêu cây xanh, mặt nước

- Tiêu chuẩn chất lượng không khí, tiếng ồn

- Tỷ lệ thu gom chất thải rắn

- Tiện nghi môi trường

5

Quy hoạch điểm dân cư (QHĐDC)

- Chất lượng đất, nước, không khí, vệ sinh môi trường,

- Hoạt động tiểu thủ công nghiệp-làng nghề, canh tác, chăn nuôi, thủy sản.

Đánh giá:

- Chất lượng đất, nước, không khí, vệ sinh môi trường,

- Hoạt động tiểu thủ công nghiệp- làng nghề, canh tác, chăn nuôi, thủy sản.

- Chất lượng đất

- Chất lượng nước

- Chất lượng không khí

- Hệ sinh thái

- Vệ sinh môi trường

STT

Loại hình QHXD

Đánh giá các vấn đề môi trường chính

6

Quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật (QHHTKT)

- Quy hoạch giao thông: đánh giá, so sánh ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến môi trường của các phương án lựa chọn về tuyến đường, vị trí các công trình đầu mối (cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, nút giao thông, bến bãi đỗ xe, nhà ga tàu điện ngầm, đường sắt); lưu lượng giao thông và ô nhiễm không khí, tiếng ồn; các tác động xã hội liên quan đến thu hồi đất, tái định cư do mở tuyến mới hoặc mở rộng đường; ảnh hưởng tới các công trình văn hóa-lịch sử; tác động tiêu cực tới khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia và các khu vực nhạy cảm về môi trường do tăng khả năng tiếp cận hay chia cắt sinh cảnh; ảnh hưởng tới hệ thống nước mặt; và tác động tới hệ thống tiêu thoát nước.

- Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt: đánh giá, so sánh ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến môi trường của các phương án lựa chọn về lưu vực thoát nước, mạng lưới thoát và nguồn tiếp nhận nước mặt, vị trí các công trình đầu mối; ảnh hưởng của điều kiện địa hình, địa chất công trình, địa chất thủy văn và các khu vực có tai biến địa chất; các tiêu chí môi trường trong đánh giá, lựa chọn đất xây dựng; những tác động do biến đổi khí hậu bao gồm cường độ, tần suất và thời gian mưa, tác động khi có bão và nguy cơ lũ lụt liên quan và ảnh hưởng của nước biển dâng, triều cường; mối quan hệ giữa lượng nước thoát và lũ lụt, chế độ thủy văn của dòng chảy hạ du cũng như tỉ lệ bổ cập nước ngầm.

- Quy hoạch cấp điện và chiếu sáng: đánh giá, so sánh ảnh hưởng đến môi trường của các phương án tuyến đường dây, vị trí các trạm biến áp; sự xáo trộn hệ sinh thái do yêu cầu cách ly, an toàn của hành lang tuyến; tác động tới sức khỏe con người do điện từ trường và chiếu sáng; các tác động xã hội liên quan đến thu hồi đất và tái định cư do xây dựng hệ thống phân phối, truyền tải điện, an toàn giao thông.

- Quy hoạch cấp nước: đánh giá, so sánh ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến môi trường của các phương án lựa chọn nguồn cấp nước, phân vùng cấp nước, mạng và tuyến cấp nước; các vấn đề về chất lượng nước cấp; tác động đối với dòng chảy hạ lưu và các loài thủy sinh trong trường hợp lấy nước mặt; tác động sụt lún mặt đất và ảnh hưởng tới chất lượng, trữ lượng nước ngầm trong trường hợp lấy nước ngầm; các chất thải tồn dư và hóa chất của quá trình xử lý nước.

- Quy hoạch thoát nước thải: đánh giá, so sánh ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến môi trường của các phương án về nguồn tiếp nhận, khả năng chịu tải, phương án thu gom và xử lý nước thải; chất lượng nước sau xử lý dựa trên các thông số ô nhiễm; chất thải rắn và bùn thải của quá trình xử lý nước thải; đặc điểm nước dưới đất tại khu vực xây dựng nhà máy xử lý nước thải và khả năng rò rỉ ô nhiễm; chế độ thủy văn và khả năng lũ lụt tại vùng đặt nhà máy xử lý nước thải; khí thải và mùi hôi phát sinh trong quá trình xử lý nước thải; các hóa chất độc hại tồn dư; các vi sinh vật gây bệnh và sức khỏe của người dân cũng như an toàn lao động của cán bộ, công nhân ngành thoát nước.

STT

Loại hình QHXD

Đánh giá các vấn đề môi trường chính

6

Quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật (QHHTKT)

- Quy hoạch xử lý chất thải rắn: đánh giá, so sánh ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến môi trường của các phương án về tuyến thu gom, vị trí, quy mô trạm trung chuyển, khu liên hợp, cơ sở xử lý chất thải rắn, công nghệ xử lý; thành phần chất thải rắn thông thường và nguy hại; các đặc tính của đất tại khu vực xây dựng bãi chôn lấp và khả năng gây ô nhiễm đất; đặc điểm nước dưới đất khu vực xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn và khả năng ô nhiễm nước ngầm; đặc điểm hệ thống nước mặt, hướng dòng chảy và khoảng cách tới các cơ sở xử lý chất thải rắn; khí thải và mùi hôi từ các cơ sở xử lý; các tác động xã hội tiêu cực tới cộng đồng dân cư trong khu vực đặt cơ sở xử lý hoặc dọc tuyến vận chuyển rác.

- Quy hoạch nghĩa trang: đánh giá, so sánh ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến môi trường của các phương án vị trí, quy mô nghĩa trang và các công trình an táng, công nghệ táng; khoảng cách ly đến các điểm dân cư và công trình nhạy cảm; điều kiện địa chất và đặc tính của đất tại khu vực dự kiến xây dựng nghĩa trang; chế độ thủy văn và sự chuyển dịch các chất phân hủy trong nước ngầm; đặc điểm hệ thống nước mặt khu vực và khoảng cách tới các nghĩa trang; các tác động xã hội liên quan đến thu hồi đất và tái định cư do xây dựng nghĩa trang; các vấn đề tôn giáo, tâm linh, phong tục tập quán liên quan đến công tác an táng.

- Quy hoạch thông tin liên lạc: đánh giá tác động của việc xây dựng và hoạt động của trạm phát sóng và hệ thống truyền dẫn tới sức khỏe con người và môi trường; hướng tuyến hệ thống đường dây và tác động tới hệ sinh thái; ảnh hưởng tới dòng chảy nước mặt hoặc ô nhiễm nước ngầm do xây dựng hệ thống ngầm, trạm viba.

 

PHỤ LỤC 2

CÁC VẤN ĐỀ QUY HOẠCH CẦN XEM XÉT KHI ĐÁNH GIÁ ĐỐI VỚI CÁC LOẠI QHXD KHÁC NHAU

Quy hoạch xây dựng vùng

Quy hoạch chung đô thị

Quy hoạch phân khu & chi tiết

Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn

- Tầm nhìn, mục tiêu chiến lược, quan điểm phát triển và tính chất vùng

- Động lực phát triển vùng

- Định hướng phát triển kinh tế-xã hội

- Khả năng và quá trình đô thị hóa, các hình thái phát triển

- Tính chất, chức năng đô thị

- Động lực phát triển đô thị

- Quy mô đô thị

- Quỹ đất và chọn đất xây dựng

- Quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng

- Quy mô dân số

- Các chỉ tiêu sử dụng đất

- Cơ cấu tổ chức không gian, quy hoạch sử dụng đất

- Các quan hệ liên vùng;

- Cơ sở kinh tế-kỹ thuật phát triển điểm dân cư;

- Dự báo quy mô dân số, đất đai xây dựng;

- Khả năng quỹ đất, chọn đất xây dựng;

- Tổ chức mạng lưới và các không gian chức năng, cơ cấu sử dụng đất

Trích từ “Hướng dẫn kỹ thuật đánh giá ĐMC cho quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị” của Bộ Xây dựng, 2011.

 

PHỤ LỤC 3

NHỮNG NỘI DUNG CẦN ĐÁNH GIÁ ĐỐI VỚI CÁC LOẠI QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHÁC NHAU

Quy hoạch xây dựng vùng

Quy hoạch chung đô thị

Quy hoạch phân khu & chi tiết

Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn

- Xu thế thay đổi sử dụng đất, an ninh lương thực, môi trường, khả năng cải thiện các vấn đề môi trường liên quan đến đất

- Sử dụng hợp lý tài nguyên nước mặt, nước ngầm và lưu vực sông, khả năng thay đổi chế độ thủy văn

- Sử dụng hợp lý tài nguyên biển, đới ven bờ

- Sự tác động đến tính đa dạng sinh học, độ che phủ

- Các tác động đến ô nhiễm khí quyển, thay đổi khí hậu

- Mức độ phát triển bền vững

- Phân bố dân cư và khả năng chịu tải của môi trường

- Tính nhạy cảm về môi trường của đô thị

- Sử dụng hợp lý quỹ đất phát triển đô thị

- Sự hợp lý về môi trường trong phân khu chức năng

- Gia tăng dân số đô thị và mức độ tiêu thụ tài nguyên

- Ô nhiễm không khí, tiếng ồn

- Ô nhiễm nguồn nước

- Mật độ cây xanh, mặt nước, sự cải thiện vi khí hậu

- Khả năng ảnh hưởng đến bộ khung thiên nhiên, các di sản của đô thị

- Chất lượng sống của đô thị, sự cải thiện các khu nhà không chính thức

- Khả năng cải thiện hạ tầng giao thông, cấp thoát nước, tình trạng ngập lụt, xử lý chất thải...

- Sức khỏe môi trường

- Sự hợp lý về môi trường trong cơ cấu tổ chức không gian

- Sự phát thải và nguồn tiếp nhận

- Sự đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nước

- Sự đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng không khí, tiếng ồn

- Sự đáp ứng tiêu chuẩn cây xanh, mặt nước

- Tiện nghi môi trường, cảnh quan

Sự đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng đất và các tác động đến suy thoái môi trường đất

- Sự đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nước, tiêu chuẩn cấp nước sạch

- Sự đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng không khí

- Tác động đến hệ sinh thái, cảnh quan

- Khả năng cải thiện vệ sinh môi trường, hiện đại hóa hạ tầng nông thôn

- Khả năng nâng cao chất lượng cuộc sống, xóa đói giảm nghèo, thay đổi ngành nghề, lối sống...

Trích từ “Hướng dẫn kỹ thuật đánh giá ĐMC cho quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị” của Bộ Xây dựng, 2011.

 

PHỤ LỤC 4

HƯỚNG DẪN THỂ HIỆN CÁC LOẠI THÔNG TIN TRÊN BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

STT

Các loại thông tin

Nguyên nhân quá khứ và hiện tại

1

Chất lượng không khí (các điểm quan trắc và biểu đồ thể hiện giá trị thông số quan trắc).

Nguồn gây ô nhiễm:

- Các nguồn động gây ô nhiễm không khí chính - lưu lượng giao thông tại những tuyến đường chính (biểu thị bởi chiều rộng đường trên bản đồ).

- Các nguồn tĩnh (các điểm trên bản đồ, tỷ lệ to nhỏ thể hiện mức độ ô nhiễm, có thể chú thích thêm bằng chữ nồng độ các chất ô nhiễm chính).

2

Chất lượng nước (các điểm quan trắc và biểu đồ thể hiện số liệu, thông tin).

- Các nguồn ô nhiễm nước chính (các điểm trên bản đồ và tỉ lệ thể hiện mức độ ô nhiễm, có thể chú thích thêm bằng chữ nồng độ các chất ô nhiễm chính).

- Khác: lưu lượng trung bình tại các sông chính (minh họa bởi chiều rộng của đường trên bản đồ) để thể hiện tốc độ, tỷ lệ trung hòa ô nhiễm.

Trích từ “Hướng dẫn kỹ thuật đánh giá ĐMC cho quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị” của Bộ Xây dựng, 2011.

 

PHỤ LỤC 5

HƯỚNG DẪN THỂ HIỆN CÁC LOẠI THÔNG TIN TRÊN BẢN ĐỒ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

STT

Các loại thông tin

Nguyên nhân quá khứ và hiện tại

1

Thể hiện sự thay đổi chất lượng không khí:

 

Xác định tương đối những khu vực có khả năng bị ô nhiễm quá mức (dựa trên các nguồn ô nhiễm hiện trạng và mới phát sinh cùng với hướng gió)

- Gia tăng lưu lượng giao thông tại các tuyến chính (minh họa bằng độ rộng của đường trên bản đồ).

- Nguồn ô nhiễm tĩnh quan trọng phát sinh (các điểm trên bản đồ, tỷ lệ to nhỏ thể hiện mức độ gây ô nhiễm có thể chú thích thêm bằng chữ nồng độ các chất ô nhiễm chính).

2

Thể hiện sự đổi chất lượng nước

 

- Những khúc sông có thể bị ô nhiễm quá mức - đặc biệt trong mùa khô.

- Khu vực bị xâm nhập mặn (sông, nước ngầm, ao hồ...).

- Các nguồn chính mới phát sinh gây ô nhiễm nước.

- Khác: Lưu lượng trung bình tại các sông chính (thể hiện bởi chiều rộng của đường trên bản đồ).

Trích từ “Hướng dẫn kỹ thuật đánh giá ĐMC cho quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị” của Bộ Xây dựng, 2011.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 2055/HD-SQHKT

Loại văn bảnHướng dẫn
Số hiệu2055/HD-SQHKT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành10/07/2012
Ngày hiệu lực10/07/2012
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcXây dựng - Đô thị, Tài nguyên - Môi trường, Bất động sản
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật12 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 2055/HD-SQHKT

Lược đồ Hướng dẫn 2055/HD-SQHKT 2012 đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch đô thị Hồ Chí Minh


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Hướng dẫn 2055/HD-SQHKT 2012 đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch đô thị Hồ Chí Minh
                Loại văn bảnHướng dẫn
                Số hiệu2055/HD-SQHKT
                Cơ quan ban hànhThành phố Hồ Chí Minh
                Người kýNguyễn Đình Hưng
                Ngày ban hành10/07/2012
                Ngày hiệu lực10/07/2012
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcXây dựng - Đô thị, Tài nguyên - Môi trường, Bất động sản
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật12 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Hướng dẫn 2055/HD-SQHKT 2012 đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch đô thị Hồ Chí Minh

                  Lịch sử hiệu lực Hướng dẫn 2055/HD-SQHKT 2012 đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch đô thị Hồ Chí Minh

                  • 10/07/2012

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 10/07/2012

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực