Nội dung toàn văn Hướng dẫn 28/HD-VKSTC 2018 lập hồ sơ kiểm sát giải quyết vụ án hành chính vụ việc thương mại
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/HD-VKSTC | Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2018 |
HƯỚNG DẪN
LẬP HỒ SƠ KIỂM SÁT GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH; VỤ VIỆC KINH DOANH, THƯƠNG MẠI; LAO ĐỘNG; PHÁ SẢN; XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
Căn cứ Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 20/12/2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác của Ngành kiểm sát nhân dân năm 2018;
Căn cứ Quyết định số 190/QĐ-VKSTC-VP ngày 06/4/2016 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành quy định chế độ công tác hồ sơ nghiệp vụ của ngành Kiểm sát nhân dân;
Thực hiện Kế hoạch số 03/KH-VKSTC ngày 26/12/2017 về Công tác trọng tâm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao năm 2018, theo đó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao giao cho Vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định pháp luật (Vụ 10) nhiệm vụ: “Hướng dẫn lập hồ sơ kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động, phá sản và xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân”.
Để việc lập hồ sơ kiểm sát được thống nhất trong toàn Ngành, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 10) Hướng dẫn Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân địa phương lập 05 loại hồ sơ kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính; Vụ việc kinh doanh thương mại; Lao động; Phá sản; Xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân (sau đây viết tắt là Hồ sơ kiểm sát), bao gồm: Nội dung, việc quản lý, sử dụng và bảo quản hồ sơ kiểm sát.
PHẦN THỨ NHẤT
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
Hồ sơ kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính; Vụ việc kinh doanh thương mại; Lao động; Phá sản; Xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân giúp cho Kiểm sát viên, Kiểm tra viên thực hiện tốt chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Nâng cao trách nhiệm và chất lượng công tác của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên trong quá trình thực hiện chức năng kiểm sát.
Phục vụ công tác của Kiểm sát viên khi tham gia phiên tòa, phiên họp; Phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra của Viện kiểm sát cấp trên đối với Viện kiểm sát cấp dưới; Đánh giá công việc của Lãnh đạo đơn vị đối với Kiểm sát viên, Kiểm tra viên khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
Bảo đảm việc quản lý, lưu trữ các tài liệu có trong hồ sơ; Tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, khai thác tài liệu có trong hồ sơ sau khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
2. Yêu cầu:
Hồ sơ kiểm sát phải phản ánh đầy đủ, chính xác, trung thực khách quan; Phản ánh các hoạt động nghiệp vụ kiểm sát của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo đơn vị từ khi kiểm sát thụ lý đến khi kết thúc kiểm sát giải quyết vụ án.
Hồ sơ kiểm sát ở giai đoạn tố tụng nào do Viện kiểm sát cấp đó lập và quản lý. Khi kết thúc mỗi giai đoạn tố tụng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, thụ lý vụ án phải xác nhận những tài liệu đã có trong hồ sơ kiểm sát, đánh số thứ tự, ghi mục lục hồ sơ và sắp xếp các tài liệu theo trình tự thời gian, đóng dấu bút lục của Viện kiểm sát ở góc phải phía bên cùng của từng trang theo thứ tự từ 01 đến cuối cùng của hồ sơ theo cách đánh như sách giáo khoa.
Mỗi hồ sơ kiểm sát phải được đóng trong bìa hồ sơ in theo mẫu do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành và sử dụng thống nhất trong toàn Ngành (cần chú ý ghi đầy đủ theo mẫu thống kê tài liệu đã in sẵn ở bìa hồ sơ). Sau khi hoàn thiện, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, phải ký xác nhận những tài liệu đã có trong hồ sơ kiểm sát.
PHẦN THỨ HAI
NỘI DUNG HỒ SƠ KIỂM SÁT GIẢI QUYẾT VỤ, VIỆC
I. HỒ SƠ KIỂM SÁT TRẢ LẠI ĐƠN KHỞI KIỆN
(Dùng chung cho cả Hồ sơ kiểm sát giải quyết vụ án Hành chính; Vụ việc kinh doanh thương mại; Lao động).
Hồ sơ gồm:
- Thông báo trả lại đơn khởi kiện/ đơn yêu cầu;
- Đơn khởi kiện/ đơn yêu cầu và tài liệu của người khởi kiện/ nguyên đơn/ người yêu cầu (nguồn đến có thể do đương sự cung cấp hoặc sao chụp tại Tòa án);
- Văn bản khiếu nại Thông báo trả lại đơn khởi kiện/ đơn yêu cầu (nếu có);
- Văn bản kiến nghị của Viện kiểm sát đối với Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện/ đơn khiếu nại yêu cầu xem xét việc trả lại đơn khởi kiện (nếu có);
- Quyết định phân công Kiểm sát viên tham gia phiên họp;
- Quan điểm của Viện kiểm sát tại phiên họp giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện/ đơn yêu cầu (nếu có);
- Ý kiến của đương sự có khiếu nại tại phiên họp giải quyết khiếu nại trả lại đơn khởi kiện/ đơn yêu cầu (nếu có);;
- Quyết định giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện/ đơn yêu cầu (nếu có);
II. HỒ SƠ KIỂM SÁT GIẢI QUYẾT VỤ, VIỆC
(Áp dụng chung cho Hồ sơ kiểm sát giải quyết vụ án Hành chính; Vụ việc kinh doanh thương mại; Lao động)
1. Hồ sơ kiểm sát lập ở giai đoạn sơ thẩm
Hồ sơ ở giai đoạn sơ thẩm được sắp xếp thành các tập như sau: (sắp xếp theo trình tự tố tụng và thứ tự thời gian)
Tập 1: Về thủ tục tố tụng
- Thông báo về việc thụ lý vụ án; Thông báo thụ lý yêu cầu phản tố của người bị kiện/ bị đơn (nếu có); Thông báo thụ lý vụ án của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập (nếu có); Biên lai nộp tiền tạm ứng án phí, miễn tiền tạm ứng án phí;
- Quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án;
- Giấy chứng nhận người bào chữa; (nếu có)
- Quyết định chuyển vụ án; (nếu có)
- Quyết định nhập, tách vụ án. (nếu có)
- Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; (nếu có)
- Quyết định tạm đình chỉ; (nếu có)
- Quyết định đưa vụ án ra xét xử;
- Quyết định hoãn phiên tòa; (nếu có)
- Thông báo kháng cáo, kháng nghị.
Tập 2: Tài liệu người khởi kiện/ Nguyên đơn
- Đơn khởi kiện và tài liệu kèm theo (Quyết định hành chính, tài liệu liên quan hành vi hành chính bị khởi kiện);
- Các tài liệu, chứng cứ do người khởi kiện/ Nguyên đơn cung cấp;
- Giấy báo nhận đơn khởi kiện.
- Biên bản về giao nhận thông báo thụ lý vụ án;
- Bản tự khai; Biên bản ghi lời khai.
Tập 3: Tài liệu người bị kiện/ Bị đơn
- Đơn phản tố của người bị kiện/ Bị đơn, Biên lai nộp tiền tạm ứng án phí; (nếu có)
- Các tài liệu, chứng cứ do người bị kiện/ Bị đơn cung cấp.
- Biên bản về giao nhận thông báo thụ lý vụ án;
- Văn bản trả lời về yêu cầu của người khởi kiện;
- Bản tự khai; Biên bản ghi lời khai.
Tập 4: Tài liệu người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
- Đơn yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, Biên lai nộp tiền tạm ứng án phí; (nếu có)
- Các tài liệu, chứng cứ do người có quyền lợi, nghĩa vụ cung cấp.
- Biên bản về giao nhận thông báo thụ lý vụ án;
- Văn bản trả lời về yêu cầu của người khởi kiện;
- Bản tự khai; Biên bản ghi lời khai.
Tập 5: Tài liệu, chứng cứ do Tòa án thu thập
- Đơn của đương sự yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ; (nếu có)
- Bản tường trình của đương sự;
- Biên bản ghi lời khai người làm chứng, bản tự khai của người làm chứng;
- Biên bản đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa các đương sự với người làm chứng;
- Biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ; (nếu có)
- Quyết định trưng cầu giám định và kết luận giám định; (nếu có)
- Quyết định định giá tài sản và kết quả định giá tài sản; (nếu có)
- Quyết định ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ; (nếu có)
- Văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu; (nếu có)
- Các tài liệu, chứng cứ khác do Tòa án thu thập.
- Các biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ; biên bản đối thoại; (nếu có)
Tập 6: Tài liệu về công tác kiểm sát
- Quyết định phân công Kiểm sát viên;
- Phiếu kiểm sát do Kiểm sát viên, Kiểm tra viên lập;
- Tài liệu về trích cứu hồ sơ vụ án;
- Tờ trình kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án (do Kiểm sát viên, Kiểm tra viên trực tiếp nghiên cứu lập để báo cáo, đề xuất quan điểm giải quyết vụ án với Lãnh đạo đơn vị; Ý kiến Lãnh đạo đơn vị);
- Văn bản yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ;
- Tài liệu, chứng cứ do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp theo yêu cầu của Viện kiểm sát;
- Các tài liệu khác Viện kiểm sát tiếp nhận (nếu có) như: Đơn khiếu nại của đương sự, tài liệu do các ngành, các cấp, tổ chức xã hội và ý kiến người liên quan phản ánh, kiến nghị về việc giải quyết vụ án…
- Dự kiến nội dung Kiểm sát viên cần hỏi tại phiên tòa;
- Bản phát biểu ý kiến của Kiểm sát viên tại phiên tòa (bao gồm bản dự thảo và bản có chữ ký đóng dấu gửi cho Tòa án sau phiên tòa);
- Báo cáo kết quả kiểm sát xét xử sơ thẩm;
- Các tài liệu do Viện kiểm sát yêu cầu các cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ làm cơ sở cho việc kháng nghị (nếu có);
- Kháng nghị phúc thẩm hoặc kiến nghị; Thông báo Viện kiểm sát cấp trên kháng nghị phúc thẩm;
- Biên bản bàn giao hồ sơ vụ án; Thống kê tài liệu trong hồ sơ vụ án;
Tập 7: Tài liệu về giải quyết của Tòa án
- Quyết định đưa vụ án ra xét xử;
- Quyết định hoãn phiên tòa và các quyết định khác (nếu có);
- Quyết định đình chỉ, Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án (nếu có);
- Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (nếu có);
- Biên bản phiên tòa;
- Bản án sơ thẩm, hoặc Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự.
2. Hồ sơ kiểm sát lập ở giai đoạn phúc thẩm
Các tài liệu gồm có:
- Tài liệu chứng cứ do đương sự cung cấp (nếu có);
- Tài liệu chứng cứ do Viện kiểm sát thu thập (nếu có);
- Biên bản giao nhận chứng cứ và các tài liệu do đương sự cung cấp;
- Quyết định kháng nghị, Quyết định thay đổi, bổ sung kháng nghị, Quyết định rút kháng nghị (nếu có);
- Đơn kháng cáo và biên bản giao nhận đơn kháng cáo;
- Thông báo về việc bổ sung đơn kháng cáo;
- Đơn kháng cáo bổ sung;
- Quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo quá hạn (nếu có);
- Biên bản nghị án;
- Thông báo về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm;
- Biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm;
- Thông báo về việc kháng cáo;
- Thông báo về việc thụ lý phúc thẩm;
- Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời (nếu có);
- Quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm(nếu có);
- Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm (nếu có);
- Biên bản định giá cấp phúc thẩm; Biên bản đối chất, hòa giải, thỏa thuận … (nếu có);
- Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm;
- Quyết định hoãn phiên tòa và các quyết định khác (nếu có);
- Biên bản giao nhận các loại văn bản tố tụng;
- Bài phát biểu của Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có);
- Bản án, Quyết định phúc thẩm của Tòa án;
- Các trích cứu hồ sơ vụ án;
- Bản sao tài liệu, chứng cứ;
- Các phiếu kiểm sát;
- Các văn bản thực hiện quyền yêu cầu;
- Các văn bản thực hiện quyền kiến nghị (nếu có);
- Quyết định phân công kiểm sát viên;
- Báo cáo đề xuất hướng xử lý, giải quyết của Kiểm sát viên sau khi nghiên cứu và ý kiến của Lãnh đạo;
- Đề cương hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp và đề nghị Hội đồng xét xử công bố tài liệu chứng cứ tại phiên tòa, phiên họp.
- Bài phát biểu ý kiến của Kiểm sát viên;
- Báo cáo xét xử phúc thẩm.
Lưu ý: Các tài liệu trên được bổ sung và sắp xếp vào từng tập tương ứng theo yêu cầu ở giai đoạn sơ thẩm.
3. Hồ sơ kiểm sát lập ở giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm
- Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm của đương sự và tài liệu kèm theo; Thông báo của Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
- Văn bản yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ để nghiên cứu;
- Thông báo kết quả xử lý đơn gửi đương sự, cơ quan, tổ chức (nếu có);
- Đơn đề nghị hoãn thi hành án và các tài liệu thi hành án kèm theo (nếu có);
- Tài liệu, chứng cứ của đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức khác cung cấp thêm;
- Quyết định hoãn thi hành bản án, quyết định giải quyết vụ án hành chính (nếu có);
- Công văn yêu cầu hoãn thi hành án (nếu có);
- Công văn yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ (nếu có);
- Tài liệu chứng cứ do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp theo yêu cầu của Viện kiểm sát (nếu có);
- Tờ trình kết quả nghiên cứu hồ sơ báo cáo đề xuất hướng giải quyết vụ án và ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo khi duyệt án;
- Văn bản thông báo không có căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm (nếu không có kháng nghị);
- Quyết định kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng VKSND cấp cao hoặc của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao;
- Bản phát biểu của Kiểm sát viên đối với kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Chánh án TAND tối cao, Chánh án TAND cấp cao;
- Bút ký của Kiểm sát viên khi tham gia phiên toà;
- Báo cáo xét xử giám đốc thẩm;
- Quyết định giám đốc thẩm.
Lưu ý: Các tài liệu trên được bổ sung và sắp xếp vào từng tập tương ứng theo yêu cầu ở giai đoạn sơ thẩm và phúc thẩm.
III. HỒ SƠ KIỂM SÁT GIẢI QUYẾT VIỆC PHÁ SẢN
3.1. Hồ sơ kiểm sát trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Hồ sơ gồm các tài liệu sau:
Tập 1. Tài liệu do người nộp đơn yêu cầu cung cấp:
- Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
- Tài liệu chứng minh các khoản nợ đến hạn, nợ lương của doanh nghiệp, hợp tác xã (nguồn đến có thể do đương sự cung cấp hoặc sao chụp tại Tòa án).
Tập 2. Tài liệu giải quyết của Tòa án
- Quyết định phân công Thẩm phán, Tổ Thẩm phán;
- Thông báo nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản (nếu có);
- Quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Tập 3. Tài liệu về đề nghị xem xét lại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (nếu có):
- Đơn đề nghị xem xét lại quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
- Văn bản kiến nghị của Viện kiểm sát về việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
- Quyết định của Tòa án giải quyết đơn đề nghị xem xét lại, kiến nghị đối với quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
- Đơn đề nghị xem xét lại Quyết định giải quyết đơn đề nghị xem xét lại, kiến nghị đối với quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
- Văn bản kiến nghị của Viện kiểm sát đối với Quyết định giải quyết đơn đề nghị xem xét lại, kiến nghị đối với quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
- Quyết định giải quyết đề nghị xem xét lại, kiến nghị đối với Quyết định giải quyết đơn đề nghị xem xét lại, kiến nghị đối với quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Tập 4. Tài liệu về công tác kiểm sát
- Quyết định phân công Kiểm sát viên tham gia phiên họp;
- Phiếu kiểm sát quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
- Phiếu kiểm sát Quyết định giải quyết đơn đề nghị xem xét lại, kiến nghị đối với quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
3.2. Hồ sơ kiểm sát việc mở hoặc không mở thủ tục phá sản
Hồ sơ được lập từ khi nhận được Thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản do Tòa án chuyển đến.
Tập 1. Tài liệu do người tham gia phá sản cung cấp:
- Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
- Biên bản giao nhận tài liệu, chứng cứ; Tài liệu, chứng cứ chứng minh các khoản nợ đến hạn, nợ lương của doanh nghiệp, hợp tác xã;
- Biên lai nộp lệ phí phá sản, Biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản;
Tập 2. Tài liệu giải quyết của Tòa án
- Thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
- Quyết định phân công Thẩm phán hoặc tổ Thẩm phán;
- Quyết định mở thủ tục phá sản hoặc Quyết định không mở thủ tục phá sản.
- Tài liệu, chứng cứ do Tòa án xác minh thu thập;
- Quyết định chỉ định, hoặc quyết định thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;
- Quyết định việc thực hiện kiểm toán doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán (nếu có);
Tập 3. Tài liệu về việc đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản (nếu có)
- Đơn đề nghị xem xét lại Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản;
- Kháng nghị của Viện kiểm sát đối với Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản;
- Quyết định giải quyết đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
Tập 4. Tài liệu về công tác kiểm sát:
- Quyết định phân công Kiểm sát viên;
- Biên bản bàn giao hồ sơ;
- Phiếu kiểm sát đối với các thông báo, quyết định của Tòa án;
- Yêu cầu cung cấp tài liệu (nếu có);
- Bài phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên họp xem xét, giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị đối với Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản;
- Báo cáo kết quả phiên họp.
3.3. Hồ sơ kiểm sát việc tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
Hồ sơ bao gồm các tài liệu trong giai đoạn kiểm sát việc mở thủ tục phá sản và bổ sung các tài liệu sau:
Tập 1. Tài liệu do người tham gia phá sản cung cấp:
- Giấy đòi nợ;
- Danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ;
- Nghị quyết hội nghị chủ nợ;
- Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Tập 2. Tài liệu giải quyết của Tòa án:
- Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Quyết định áp dụng các biện pháp bảo toàn tài sản: Quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu, Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực…
- Quyết định công nhận nghị quyết hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
- Quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh;
- Quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản;
- Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
- Quyết định việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã khi bị tuyên bố phá sản;
- Quyết định áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền dẫn giải đại diện doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản (nếu có);
- Quyết định áp dụng biện pháp xử phạt hành chính, đề nghị xử lý hình sự đối với đại diện doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản (nếu có);
- Các quyết định khác nhằm chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản;
Tập 3. Tài liệu về việc đề nghị xem xét lại, kháng nghị đối với Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản (nếu có)
- Đơn đề nghị xem xét lại Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản và các tài liệu kèm theo (nếu có);
- Quyết định kháng nghị đối với Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản;
- Quyết định giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
Tập 4. Tài liệu về công tác kiểm sát:
- Quyết định phân công Kiểm sát viên tham gia phiên họp;
- Phiếu kiểm sát các quyết định của Tòa án;
- Các tài liệu, chứng cứ do Viện kiểm sát thu thập để thực hiện công tác kiến nghị, kháng nghị;
- Tài liệu do Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Chuyên viên trích cứu;
- Kết quả nghiên cứu hồ sơ và báo cáo (nếu có);
- Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên họp;
- Báo cáo kết quả kiểm sát phiên họp.
IV. HỒ SƠ KIỂM SÁT ĐỐI VỚI VIỆC XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
(Hồ sơ kiểm sát được lập trên cơ sở sau khi tiếp cận tại Tòa án)
Hướng dẫn lập hồ sơ kiểm sát được áp dụng đối với việc xem xét, áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng; biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
1. Hồ sơ kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân
Hồ sơ này gồm:
Tập 1- Văn bản của cơ quan đề nghị cung cấp cho Tòa án
- Văn bản đề nghị của cơ quan đề nghị
- Đối với người chưa thành niên vi phạm/ Đối với người vi phạm/ Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định: Bản tóm tắt lý lịch; Tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người vi phạm/ Tài liệu chứng minh tình trạng nghiện của người đó; Biện pháp giáo dục đã áp dụng/ Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng/ Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; Bản tường trình của người vi phạm và/hoặc của người đại diện hợp pháp của họ, (hoặc ý kiến của nhà trường, cơ quan, tổ chức nơi người chưa thành niên đang học tập hoặc làm việc đối với người chưa thành niên nếu có) và các tài liệu liên quan khác.
- Đối với người chưa thành niên vi phạm/ Đối với người vi phạm/ Đối với người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định: Bản tóm tắt lý lịch; Tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó/ Tài liệu chứng minh tình trạng nghiện của người đó; Bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm/ người nghiện ma túy hoặc người đại diện hợp pháp của họ (hoặc ý kiến của cha mẹ với đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng).
- Trường hợp người chưa thành niên vi phạm do cơ quan công an cấp huyện hoặc công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý: Bản tóm tắt lý lịch; Tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm/ người nghiện ma túy hoặc người đại diện hợp pháp của họ (hoặc ý kiến của cha mẹ với đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng).
- Tài liệu người bị đề nghị cung cấp (nếu có)
Tập 2- Tập tài liệu do Tòa án ban hành
- Thông báo thụ lý
- Phân công Thẩm phán (có thể bằng quyết định hoặc không thể hiện bằng quyết định)
- Quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ (nếu có)
- Quyết định mở phiên họp
- Biên bản phiên họp
- Quyết định áp dụng, không áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng/ đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc/ đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Tập 3- Tập tài liệu về công tác kiểm sát
- Phân công Kiểm sát viên tham gia phiên họp
- Tài liệu do Kiểm sát viên, Kiểm tra viên sao chép, trích cứu
- Kết quả nghiên cứu hồ sơ, báo cáo (nếu có)
- Bản phát biểu ý kiến về việc chấp nhận hay không chấp nhận đề nghị của cơ quan đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng
- Quyết định kháng nghị (nếu có)
- Quyết định thay đổi, rút kháng nghị (nếu có)
- Báo cáo kết quả phiên họp
2. Hồ sơ kiểm sát việc xét lại việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân
Hồ sơ này ngoài tài liệu hồ sơ xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân nêu trên, Kiểm sát viên phải xây dựng tài liệu hồ sơ kiểm sát việc xét lại đối với các quyết định bị khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị, gồm:
Tập 1- Tập tài liệu các văn bản khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị
- Đơn khiếu nại, văn bản kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định áp dụng, không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng/ biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc/ biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Tập 2- Tập tài liệu của Tòa án
- Thông báo thụ lý
- Phân công Thẩm phán (có thể bằng quyết định hoặc không thể hiện bằng quyết định)
- Quyết định đình chỉ việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị (nếu có)
- Quyết định mở phiên họp xét lại
- Biên bản phiên họp xét lại
- Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định áp dụng, không áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng/ đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc/ đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Tập 3- Tập tài liệu về công tác kiểm sát
- Quyết định phân công Kiểm sát viên tham gia phiên họp xét lại
- Tài liệu do Kiểm sát viên, Kiểm tra viên sao chép, trích cứu
- Kết quả nghiên cứu hồ sơ, báo cáo (nếu có)
- Bản phát biểu ý kiến của Kiểm sát viên
Tập 4- Tài liệu của các cơ quan liên quan khác cung cấp bổ sung (nếu có)
PHẦN THỨ BA
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HỒ SƠ KIỂM SÁT
Việc thiết lập, sử dụng, lưu trữ hồ sơ được tiến hành độc lập khi thực hiện nhiệm vụ kiểm sát giải quyết vụ, việc ở từng cấp theo tố tụng để phục vụ công tác kiểm sát. Sau khi sử dụng phải hoàn trả lại hồ sơ đầy đủ cho đơn vị đã cung cấp, không được để thất lạc, mất mát, hư hỏng hồ sơ. Việc cung cấp, hoàn trả lại hồ sơ phải được quản lý theo sổ sách và thực hiện giao nhận bằng biên bản.
Kết thúc năm công tác phải thực hiện nộp kiểm sát để lưu trữ theo quy định của Ngành.
Hồ sơ được lưu trữ, quản lý chặt chẽ theo chế độ bảo mật không được để hư hỏng, mất mát, thất lạc. Nếu vi phạm thì tùy theo tính chất mắc độ lỗi của người sử dụng, quản lý, bảo quản có thể bị xử lý kỷ luật theo quy định của Ngành hoặc theo quy định của pháp luật.
Thời hạn bảo quản hồ sơ kiểm sát và việc hủy hồ sơ kiểm sát thực hiện theo quy định của Luật lưu trữ và quy định của Ngành.
Trên đây là Hướng dẫn lập hồ sơ kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính; Vụ việc kinh doanh thương mại; Lao động; Phá sản; Xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc thì đề nghị các Viện kiểm sát cấp cao, Viện kiểm sát tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập hợp gửi về Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 10) để xem xét, bổ sung và hướng dẫn kịp thời.
Nơi nhận: | TL. VIỆN TRƯỞNG |