Hướng dẫn 356/HD-SXD

Hướng dẫn 356/HD-SXD áp dụng tiêu chuẩn thiết kế công trình chịu động đất trên địa bàn tỉnh Điện Biên do Sở Xây dựng tỉnh Điện Biên ban hành

Nội dung toàn văn Hướng dẫn 356/HD-SXD áp dụng tiêu chuẩn thiết kế công trình chịu động đất


UBND TỈNH ĐIỆN BIÊN
SỞ XÂY DỰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 356/HD-SXD

Điện Biên Phủ, ngày 07 tháng 07 năm 2009

 

HƯỚNG DẪN

VỀ VIỆC ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH CHỊU ĐỘNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Thông tư số 12/2009/NĐ-CP quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình">03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ tiêu chuẩn XDVN 375:2006 về thiết kế công trình động đất;
Căn cứ Quyết định số 1412/QĐ-UB ngày 03/12/2004 của UBND tỉnh Điện Biên quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Xây dựng;
Để việc áp dụng tiêu chuẩn về thiết kế công trình chịu động đất được thống nhất và phù hợp trong quá trình thiết kế và quản lý chất lượng công trình xây dựng nhà trên địa bàn tỉnh Điện Biên, Sở Xây dựng hướng dẫn một số nội dung sau:

Phần 1.

PHẠM VI ÁP DỤNG

Tất cả các công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách của Nhà nước; các công trình của tổ chức, cá nhân đầu tư với mục đích sử dụng công cộng và cộng đồng khi xây dựng thì phải áp dụng bắt buộc Hướng dẫn này. Ngoài một số nội dung tại Hướng dẫn này khi xây dựng các công trình trên đều phải tuân thủ tiêu chuẩn XDVN 375 : 2006 về thiết kế công trình động đất và các tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành quy định về thiết kế công trình chịu động đất khác.

Đối với công trình của tổ chức, cá nhân đầu tư với mục đích sử dụng của cá nhân thì khuyến khích áp dụng hướng dẫn này.

Phần 2.

CÁC KẾT CẤU CHỊU LỰC CƠ BẢN, QUY ĐỊNH CHUNG VÀ QUY ĐỊNH THIẾT KẾ CHỊU ĐỘNG ĐẤT

I. KẾT CẤU CHỊU LỰC CƠ BẢN VÀ ĐỊNH NGHĨA.

Công trình xây dựng được tạo thành từ sự kết hợp các kết cấu chịu lực cơ bản như sau:

- Kết cấu chịu lực chính: Là kết cấu chính của hạng mục công trình được tính toán chịu được tải trọng tác động theo chức năng của công trình.

- Khung chịu lực: Được tạo thành từ các thanh thẳng hoặc cong liên kết với nhau tại các chỗ giao nhau giữa chúng. Thông thường các thanh nằm ngang được gọi là dầm và các thanh thẳng đứng được gọi là cột; chỗ giao nhau giữa các thanh được gọi là nút.

- Tường chịu lực: Là kết cấu chịu tác động của tải trọng đứng lẫn tải trọng ngang được thi công bằng BTCT hoặc khối xây gạch, đá… có kích thước tiết diện ngang chiều dài trên chiều rộng lớn hơn 4.

- Vùng tiêu tán năng lượng (vùng tới hạn): Vùng được định trước của một kết cấu tiêu tán năng lượng. Sự tiêu tán năng lượng chỉ tập trung tại đây.

II. NHỮNG QUY ĐỊNH THIẾT KẾ CHỊU ĐỘNG ĐẤT:

1. Quy định chung:

- Tùy thuộc vào mức độ quan trọng của công trình và những điều kiện cụ thể của dự án để tiến hành công tác khảo sát địa chất công trình nhằm xác định nền móng và kết hợp tài liệu động đất để đưa ra giải pháp thiết kế phù hợp, tránh những rủi ro đứt gãy, mất ổn định mái dốc và lún gây nên bởi sự hóa lỏng hoặc sự nén chặt khi động đất xảy ra.

- Yêu cầu các đơn vị tư vấn thiết kế tiến hành tính toán - kiểm tra hệ kết cấu của công trình về khả năng chịu lực và khả năng tiêu tán năng lượng trong trạng thái cực hạn, cần bảo đảm ngăn chặn các hư hỏng với độ tin cậy phù hợp bằng cách thỏa mãn những giới hạn về biến dạng thông qua việc tiến hành tính toán kết cấu trên các phần mềm như Sap2000, Sap2002, Epanet…

2. Quy định thiết kế công trình chịu động đất:

2.1. Kích thước hình học công trình:

- Tùy theo yêu cầu của từng dự án và căn cứ vào tài liệu khảo sát địa chất để đề ra giải pháp thiết kế kết cấu công trình phù hợp chống được cấp động đất tính toán.

- Về kích thước hình học của nhà và công trình cần tuân theo điều kiện độ mảnh λ = Lmax/Lmin ≤ 4 trong đó độ mảnh λ là tỷ số các cạnh mặt bằng của đơn nguyên công trình trong đó Lmax, Lmin là kích thước lớn nhất và nhỏ nhất của mặt bằng công trình đo theo 2 phương ngang vuông góc.

- Công trình nhà có thiết kế giật cấp thì cần tuân thủ theo các tiêu chí sau:

+ Đối với nhà thiết kế giật cấp liên tiếp mà vẫn giữ tính đối xứng trục, sự giật cấp tại bất kỳ tầng nào cũng không được lớn hơn 20% kích thước của mặt bằng liền kề tầng dưới theo hướng giật cấp.  

+ Đối với giật cấp một lần nằm trong phần thấp hơn 15% chiều cao H của hệ kết cấu chính kể từ móng, kích thước phần lùi vào không được lớn hơn 50% kích thước mặt bằng ngay phía dưới.

+ Nếu các giật cấp không giữ tính đối xứng, tổng kích thước của các giật cấp ở mỗi mặt tại tất cả các tầng không được lớn hơn 30% kích thước mặt bằng tầng trệt hoặc mặt bằng trên đỉnh của phần cứng phía dưới và kích thước của mỗi giật cấp không được lớn hơn 10% kích thước mặt bằng liền dưới.

2.2. Phần móng:

- Đối với móng của công trình nằm trên nền đất có phần đào và phần đắp hoặc đắp toàn bộ cần có biện pháp gia cố đất nền móng (móng cọc; móng bè…).

- Đối với kết cấu là móng đơn BTCT phải bố trí giằng móng để liên kết các móng với nhau tăng cường liên kết của các kết cấu khi chịu tải trọng động đất; kích thước dầm giằng móng có giá trị tối thiểu Bmin = 0,25 cm và Hmin = 0,4 cm đối với nhà cao 3 tầng và Hmin = 0,5 cm đối với nhà cao 4 tầng không kể tầng hầm trong đó Bmin là chiều rộng tối thiểu và Hmin là chiều cao tối thiểu của dầm móng; hàm lượng cốt thép dọc theo chiều dài của giằng ρmin = 0,4%.

- Bản móng có độ dày tối thiểu Tmin = 0,2 m và hàm lượng cốt thép ρmin = 0,2%.

- Mác BT chịu lực chính không được nhỏ hơn 200#.

2.3. Cấu tạo cột kháng chấn chính:

Cần được tính toán khả năng chịu uốn và chịu cắt, sử dụng giá trị lực dọc từ kết quả phân tích từ tình huống thiết kế chịu động đất.

- Kích thước ngang tối thiểu của cột kháng chấn chính không được nhỏ hơn 250 mm (phương chịu lực).

- Phải bố trí ít nhất một thanh thép trung gian giữa các thanh thép ở góc dọc theo mỗi mặt cột. Khoảng cách giữa các thanh thép dọc cạnh nhau được cố định bằng thép đai kín và đai móc, không được vượt quá 200 mm.

- Tổng hàm lượng cốt thép dọc 0,01 ≤ ρmin ≤ 0,04.

- Trong phạm vi các vùng tới hạn của cột kháng chấn chính, thép đai kín và đai móc có đường kính không nhỏ hơn 6 mm, khoảng cách giữa các thép đai không vượt quá S=min {b/3; 125; 6d} trong đó b là kích thước tối thiểu của lõi bê tông; d đường kính thép tối thiểu của các thanh thép dọc.

- Mác BT chịu lực chính không được nhỏ hơn 250#.

2.4. Cấu tạo dầm kháng chấn:

- Chiều rộng của dầm kháng chấn chính không được nhỏ hơn 20 cm; tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều cao dầm kháng chấn chính phải thỏa mãn bw ≤ min {bc+hw;2bc} trong đó bc là kính thước cạnh lớn nhất của tiết diện ngang của cột vuông góc với trục dọc dầm; hw chiều cao của dầm.

- Trong phạm vi các vùng tới hạn dầm kháng chấn chính: Đường kính thép đai không được nhỏ hơn 6 mm, thép đai đầu tiên phải được đặt cách tiết diện mút dầm không quá 50 mm và khoảng cách S của thép đai (tính bằng mm) S = min{hw/4; 24dbw; 175; 6dbl} trong đó hw chiều cao tiết diện dầm; dbw đường kính thanh thép đai; dbl đường kính thép dọc nhỏ nhất (tính bằng mm).

- Mác BT không được nhỏ hơn 200#.    

2.5. Cấu tạo hệ giằng kháng chấn:

- Các công trình thiết kế chống động đất yêu cầu phải có hệ giằng kháng chấn liên kết các khối xây có kích thước hình học, với chiều rộng bằng chiều rộng của bề rộng khối xây và không nhỏ hơn 150 mm dày tối thiểu 70 mm; giằng đứng và giằng ngang phải được liên kết với nhau và được neo vào các cấu kiện của hệ kết cấu chịu lực chính tạo thành một khối thống nhất không tách dời, không đứt đoạn.

- Khoảng cách giữa các giằng ngang không lớn hơn 4 m; tổng diện tích cốt thép dọc trong giằng ngang không ít hơn 200 mm2.

- Mác BT giằng không được nhỏ hơn 200#.

2.6. Khối xây:

- Đối với khối xây tường chèn: Chiều dài khối xây lớn hơn 5 m phải bố trí giằng đứng (đố đứng) để đảm bảo tăng độ cứng của tường.

- Đối với khối xây có cốt thép: Cốt thép trong khối xây được đặt theo phương ngang cách nhau không quá 600 mm theo phương đứng, đường kính thép ≥ 4 mm và hàm lượng thép ρ ≥ 0,05%; đối với cốt thép thẳng đứng có khoảng cách không vượt quá 5 m và hàm lượng thép ρ ≥ 0,08%.

- Mác vữa xây không được nhỏ hơn 50#.

2.7. Các mối nối cốt thép:

- Trên cùng một mặt cắt tiết diện không được có trùng 2 mối nối cốt thép.

- Không cho phép nối chồng bằng hàn trong phạm vi các vùng tới hạn của các cấu kiện chịu lực.

- Khoảng cách s giữa các thanh thép ngang trong đoạn nối chồng không vượt quá s = min{h/4;100} trong đó h là kích thước cạnh nhỏ nhất của tiết diện ngang (tính bằng mm).

- Mối nối giữa các thanh thép chịu lực chính l ≥ 60 d trong đó l chiều dài đoạn nối, d là đường kính của cốt thép.

2.8. Điều kiện khe kháng chấn: Khoảng cách của các công trình liền kề hoặc các đơn nguyên độc lập về mặt kết cấu cần tính toán đến chuyển vị ngang lớn nhất mà không va đập vào nhau khi có động đất xảy ra.

3. Đối với công trình nhà dân: Ngoài các nội dung hướng dẫn áp dụng nêu trên cần lưu ý những nội dung như sau:

- Khi xây dựng công trình khuyến khích các hộ dân có hồ sơ thiết kế của các đơn vị tư vấn thiết kế tính toán kết cấu công trình chịu tác động của động đất.

- Phòng quản lý đô thị, phòng công thương khi cấp phép xây dựng cho công trình cần xem xét vị trí lô - ô đất so với hồ sơ thiết kế để có khuyến cáo nhằm đảm bảo an toàn sử dụng của công trình (nền móng nằm trên nền đất nửa đảo nửa đắp và khu vực đất đắp…). Tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân trên địa bàn để nhân dân biết và thực hiện.

Trên đây là Hướng dẫn của Sở Xây dựng về áp dụng tiêu chuẩn thiết kế công trình chịu động đất trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Để hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro về người và tài sản khi động đất có thể xảy ra, Sở Xây dựng tỉnh Điện Biên đề nghị: Các chủ đầu tư, các Sở quản lý các công trình xây dựng chuyên ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các đơn vị liên quan chỉ đạo các đơn vị Tư vấn thiết kế khi lập dự án, thiết kế công trình phải bắt buộc áp dụng hướng dẫn này và tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 375:2006. Nếu cần rõ thêm xin liên hệ số điện thoại 02303.825978 để giải đáp./.

  

 

Nơi nhận:
- UBND tỉnh (b/c);
- UBND các huyện, thị, thành phố;
- Các Sở có công trình xây dựng, các Chủ đầu tư, BQLDA trong tỉnh;
- Các đơn vị tư vấn thiết kế;
- Các phòng QL đô thị, phòng công thương các huyện, thị, thành phố;
- Lên mạng của Sở;
- Lưu: VT, GĐ.

GIÁM ĐỐC




Hoàng Văn Minh

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 356/HD-SXD

Loại văn bản Hướng dẫn
Số hiệu 356/HD-SXD
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 07/07/2009
Ngày hiệu lực 07/07/2009
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị
Tình trạng hiệu lực Còn hiệu lực
Cập nhật 15 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 356/HD-SXD

Lược đồ Hướng dẫn 356/HD-SXD áp dụng tiêu chuẩn thiết kế công trình chịu động đất


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Hướng dẫn 356/HD-SXD áp dụng tiêu chuẩn thiết kế công trình chịu động đất
Loại văn bản Hướng dẫn
Số hiệu 356/HD-SXD
Cơ quan ban hành Tỉnh Điện Biên
Người ký Hoàng Văn Minh
Ngày ban hành 07/07/2009
Ngày hiệu lực 07/07/2009
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị
Tình trạng hiệu lực Còn hiệu lực
Cập nhật 15 năm trước

Văn bản thay thế

Văn bản được dẫn chiếu

Văn bản hướng dẫn

Văn bản được hợp nhất

Văn bản gốc Hướng dẫn 356/HD-SXD áp dụng tiêu chuẩn thiết kế công trình chịu động đất

Lịch sử hiệu lực Hướng dẫn 356/HD-SXD áp dụng tiêu chuẩn thiết kế công trình chịu động đất

  • 07/07/2009

    Văn bản được ban hành

    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

  • 07/07/2009

    Văn bản có hiệu lực

    Trạng thái: Có hiệu lực