Hướng dẫn 1201/LN-SGDĐT-STC-SLĐTBXH

Hướng dẫn liên ngành 1201/LN-SGDĐT-STC-SLĐTBXH năm 2011 về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và mức thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục đạo tạo, dạy nghề thuộc tỉnh Vĩnh Phúc

Nội dung toàn văn Hướng dẫn liên ngành 1201/LN-SGDĐT-STC-SLĐTBXH miễn giảm học phí hỗ trợ chi phí học tập Vĩnh Phúc


UBND TỈNH VĨNH PHÚC
SỞ GIÁO DỤC Đ ÀO TẠO -
SỞ TÀI CHÍNH - SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1201/LN-SGDĐT-STC-SLĐTBXH

Vĩnh Phúc, ngày 10 tháng 10 năm 2011

 

HƯỚNG DẪN LIÊN NGÀNH

VỀ MIỄN GIẢM HỌC PHÍ, HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP VÀ MỨC THU, SỬ DỤNG HỌC PHÍ ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠO TẠO, DẠY NGHỀ THUỘC TỈNH VĨNH PHÚC

Thực hiện Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015; Thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15/11/2010 của Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định số 37/2011/QĐ-UBND ngày 21/9/2011 về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục đào tạo, dạy nghề thuộc tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2011 - 2012 đến năm học 2014 -2015;

Liên Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung cơ bản để thực hiện Nghị định 49/2010/NĐ-CP; Thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH và Quyết định số 37/2011/QĐ-UBND (nêu trên) như sau:

1. Mức thu học phí:

Thu học phí đối với giáo dục mầm non và phổ thông; học phí đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thực hiện theo quy định tại Quyết định số 37/2011/QĐ-UBND ngày 21/9/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc .

2. Đối tượng không phải đóng học phí:

Đối tượng không phải đóng học phí tại các cơ sở giáo dục công lập bao gồm: học sinh tiểu học; học sinh, sinh viên sư phạm, người theo học các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm để đạt chuẩn nghề nghiệp.

3. Đối tượng được miễn học phí :

Bao gồm 9 nhóm đối tượng được miễn học phí quy định chi tiết tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC- BLĐTBXH.

4. Đối tượng được giảm học phí:

a) Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm:

- Học sinh, sinh viên các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc và một số chuyên ngành, nghề nặng nhọc, độc hại;

- Học sinh, sinh viên học nhạc cụ dân tộc tại trường Trung cấp văn hóa - nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc.

b) Các đối tượng được giảm 50% học phí gồm:

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên;

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo.

- Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) đi học nghề.

5. Đối tượng được hỗ trợ học phí và chi phí học tập

- Hỗ trợ học phí thực hiện theo điểm D Khoản 3 Điều 1 Quyết định số 37/2011/QĐ-UBND

- Hỗ trợ chi phí học tập bao gồm 3 nhóm đối tượng quy định chi tiết tại Khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH.

6. Trình tự thủ tục và hồ sơ cấp bù học phí cho đối tượng được miễn, giảm và hỗ trợ học phí:

6.1. Đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập:

a) Trình tự, thủ tục và hồ sơ:

Trước ngày 1/10 hàng năm, cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông công lập có đơn đề nghị miễn, giảm, hỗ trợ học phí (mẫu đơn theo phụ lục I) gửi cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông kèm theo bản sao chứng thực một trong các giấy tờ sau:

- Giấy xác nhận do cơ quan quản lý đối tượng người có công và Ủy ban nhân dân xã xác nhận đối với Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng;

- Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú của hộ gia đình đối với trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên có cha mẹ thường trú tại các thôn, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

- Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương;

- Giấy xác nhận của Bệnh viện quận, huyện, thị xã, thành phố và của Hội đồng xét duyệt xã, phường, thị trấn đối với trẻ em học mẫu giáo, học sinh bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế;

- Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận cho đối tượng là trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định; trẻ em có cha và mẹ hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên;

- Giấy chứng nhận hộ nghèo do Sở Lao động thương binh và xã hội cấp; giấy chứng nhận hộ có thu nhập tối đa bằng 150% của hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp.

- Giấy chứng nhận được hưởng chế độ miễn học phí do đơn vị cấp trung đoàn trở lên cấp cho đối tượng là con của hạ sỹ quan và binh sỹ, chiến sỹ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân dân;

- Sổ hưởng trợ cấp hàng tháng do tổ chức BHXH cấp cho đối tượng là con của người bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.

- Xác nhận của UBND phường, thị trấn đối với đối tượng trẻ em đang học mẫu giáo là con nông dân thuộc địa phương quản lý.

b) Phương thức chi trả:

- Việc bố trí kinh phí: Kinh phí thực hiện chính sách cấp bù học phí cho cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập được cân đối, phân bổ trong dự toán kinh phí hàng năm. (được ghi rõ kinh phí cấp bù học phí, số lượng người…).

Theo đó, để đảm bảo đủ cơ sở pháp lý để cân đối, phân bổ kinh phí trong dự toán hàng năm. Các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập phải lập bảng tổng hợp số học sinh có đủ điều kiện được miễn giảm học phí, trong đó phân theo từng loại đối tượng theo quy định (có danh sách trích ngang của từng học sinh đính kèm báo cáo), lập biểu tính toán xác định nhu cầu kinh phí để cấp bù học phí để báo cáo đơn vị quản lý trực tiếp (Phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện đối với các cơ sở mầm non công lập, trường THCS thuộc các huyện, thành phố thị xã; Sở Giáo dục và đào tạo đối với các trường THPT, các Trung tâm GDTX và các đơn vị trực thuộc). Các đơn vị cấp trên trực tiếp quản lý có trách nhiệm tổng hợp chung để báo cáo cơ quan tài chính và UBND cùng cấp thẩm định bố trí kinh phí trong dự toán năm kế hoạch. (theo hướng dẫn tại khoản 9 dưới đây).

- Khi rút dự toán kinh phí cấp bù tiền miễn, giảm, hỗ trợ học phí; cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập phải gửi cơ quan Kho bạc nhà nước nơi đơn vị giao dịch bản tổng hợp đề nghị cấp bù tiền miễn, giảm, hỗ trợ học phí (gồm các nội dung: Họ tên người học thuộc diện được miễn, giảm học phí hiện đang theo học tại trường; mức thu học phí của nhà trường; mức miễn, giảm, hỗ trợ học phí và tổng nhu cầu kinh phí đề nghị cấp bù).

Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp bù tiền miễn, giảm, hỗ trợ học phí cho cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập có đối tượng được miễn, giảm học phí được tự chủ sử dụng theo quy định hiện hành về chế độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

c) Thời điểm được hưởng: theo số tháng thực học kể từ ngày 01/9/2011.

6.2. Đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ngoài công lập:

- Mức cấp bù học phí theo mức học phí của các trường công lập trong vùng.

a) Trình tự, thủ tục và hồ sơ:

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày bắt đầu năm học, cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông ngoài công lập phải làm đơn có xác nhận của nhà trường (mẫu đơn theo phụ lục II), kèm theo bản sao chứng thực một trong các giấy tờ được quy định tại điểm a khoản 6.1 nêu trên.

Cơ sở giáo dục ngoài công lập có trách nhiệm xác nhận vào đơn đề nghị cấp bù học phí cho trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông trong vòng 30 ngày kể từ khi bắt đầu học kỳ mới, tổng hợp hồ sơ đề nghị của toàn trường gửi về:

- Phòng giáo dục và đào tạo: đối với trẻ em học mẫu giáo, học sinh THCS.

- Sở giáo dục và đào tạo: đối với học sinh học trung học phổ thông (THPT), bổ túc văn hóa.

Cơ sở giáo dục ngoài công lập có trách nhiệm xác nhận vào đơn đề nghị cấp bù học phí cho trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông trong vòng 30 ngày kể từ khi bắt đầu học kỳ mới.

b) Phương thức chi trả:

- Việc bố trí kinh phí: Kinh phí thực hiện chính sách cấp bù học phí cho cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông ngoài công lập do Sở giáo dục và đào tạo hoặc phòng giáo dục và đào tạo huyện xây dựng và báo cáo cơ quan Tài chính và UBND cùng cấp để được cân đối, phân bổ trong dự toán kinh phí hàng năm.

- Phòng giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện chi trả cấp bù học phí trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học sinh trung học cơ sở.

- Sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện chi trả cấp bù học phí trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ (hoặc người giám hộ) học sinh trung học phổ thông.

Chậm nhất trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp bù học phí miễn, giảm theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, phòng giáo dục và đào tạo hoặc sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm thanh toán, chi trả tiền cấp bù học phí miễn, giảm cho gia đình người học theo quy định (Trường hợp hồ sơ không hợp lệ phòng giáo dục và đào tạo hoặc sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm thông báo cho gia đình người học được biết trong vòng 7 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ).

- Việc chi trả cấp bù học phí được cấp đủ trong 9 tháng/năm học và thực hiện 2 lần trong năm: Lần 1 chi trả đủ 4 tháng vào tháng 10 hoặc tháng 11; Lần 2 chi trả đủ 5 tháng vào tháng 3 hoặc tháng 4.

- Trường hợp cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông chưa nhận tiền cấp bù học phí theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo.

c) Thời điểm được hưởng: theo số tháng thực học kể từ ngày 01/9/2011.

7. Cấp trực tiếp tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí cho đối tượng được miễn, giảm học phí học chính quy ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập.

- Mức cấp hỗ trợ miễn, giảm học phí theo quy định tại Quyết định số 37/2011/QĐ-UBND ngày 21/9/2011 nêu trên.

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Phòng lao động - thương binh và xã hội cấp huyện

a) Trình tự, thủ tục và hồ sơ thực hiện theo điểm a khoản 3 Điều 3 Thông tư 29/2010/TTLT nêu trên.

b) Phương thức chi trả:

- Phòng lao động - thương binh và xã hội chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện chi trả cấp bù học phí trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ học sinh, sinh viên có con đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập. Chậm nhất trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp bù học phí miễn, giảm theo quy định, phòng lao động - thương binh và xã hội có trách nhiệm thanh toán, chi trả tiền cấp bù học phí miễn, giảm cho gia đình người học theo quy định (Trường hợp hồ sơ không hợp lệ phòng lao động - thương binh và xã hội có trách nhiệm thông báo cho gia đình người học được biết trong vòng 7 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ).

- Việc cấp tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 29/2010/TTLT.

c) Thời điểm được hưởng: theo số tháng thực học kể từ ngày 01/9/2011.

8. Hỗ trợ trực tiếp chi phí học tập:

- Đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư 29/2010/TTLT nêu trên.

- Mức hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp cho các đối tượng 70.000 đồng/học sinh/tháng để mua sách, vở và các đồ dùng khác... thời gian được hưởng theo thời gian học thực tế và không quá 9 tháng/năm học.

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Phòng lao động - thương binh và xã hội cấp huyện.

a) Trình tự, thủ tục và hồ sơ:

Trong vòng 30 ngày kể từ khi bắt đầu năm học, cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập (mẫu đơn theo phụ lục IV) gửi phòng lao động - thương binh và xã hội kèm theo bản sao chứng thực một trong các giấy tờ sau:

- Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú của hộ gia đình đối với trẻ em học mẫu giáo và học sinh có cha mẹ thường trú tại các thôn, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

- Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với Trẻ em học mẫu giáo và học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa;

- Giấy xác nhận của Bệnh viện quận, huyện, thị xã và của Hội đồng xét duyệt xã, phường, thị trấn đối với trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế;

- Giấy chứng nhận hộ nghèo do Sở lao động thương binh xã hội cấp đối với trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định;

b) Phương thức chi trả:

- Phòng lao động - thương binh và xã hội chịu trách nhiệm quản lý, quyết toán kinh phí hỗ trợ chi phí học tập cho cha mẹ học sinh và ủy quyền Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức chi trả tiền hỗ trợ chi phí học tập cho gia đình người học.

- Chậm nhất trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí học tập theo quy định, phòng lao động - thương binh và xã hội có trách nhiệm chuyển tiền thanh toán hỗ trợ chi phí học tập kèm theo danh sách cụ thể số lượng đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập để Ủy ban nhân dân xã hoặc các trường (nơi có người học thuộc đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập) thực hiện chi trả tiền cho gia đình người học (danh sách nêu trên phải được thông báo công khai tại địa phương).

- Việc chi trả kinh phí hỗ trợ chi phí học tập được cấp đủ trong 9 tháng/năm học và thực hiện 2 lần trong năm: Lần 1 chi trả đủ 4 tháng vào tháng 10 hoặc tháng 11; Lần 2 chi trả đủ 5 tháng vào tháng 3 hoặc tháng 4.

Trường hợp cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo và học sinh chưa nhận tiền hỗ trợ chi phí học tập theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo.

c) Thời điểm được hưởng: theo số tháng thực học kể từ ngày 01/9/2011.

9. Nguồn kinh phí và công tác lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí chi trả cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập

a) Nguồn kinh phí:

- Nguồn kinh phí thực hiện chi trả chế độ cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập được cân đối trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục đào tạo hàng năm của địa phương.

b) Lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí chi trả cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập:

* Cấp bù học phí cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập có đối tượng được miễn, giảm, hỗ trợ học phí.

Cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập căn cứ mức thu học phí quy định tại Quyết định 37/2011/QĐ-UBND và số lượng đối tượng được miễn, giảm, hỗ trợ học phí để lập danh sách, xây dựng dự toán ngân sách và đề nghị cấp bù học phí (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định), cụ thể như sau:

- Đối với trường mầm non và trung học cơ sở: gửi về phòng giáo dục và đào tạo tổng hợp, thẩm định gửi cơ quan tài chính cùng cấp để làm căn cứ tổng hợp, thẩm định phân bổ dự toán kinh phí.

- Đối với trường trung học phổ thông và các cơ sở giáo dục trực thuộc sở giáo dục và đào tạo: gửi về sở giáo dục và đào tạo tổng hợp, thẩm định gửi cơ quan tài chính cùng cấp để làm căn cứ tổng hợp, thẩm định và phân bổ dự toán kinh phí.

* Cấp bù học phí cho học sinh là con của người có công với nước, các đối tượng chính sách học mẫu giáo và phổ thông ngoài công lập.

- Phòng giáo dục và đào tạo căn cứ mức thu học phí của các trường mầm non, trung học cơ sở công lập trong vùng quy định tại Quyết định 37/2011/QĐ-UBND và số lượng đối tượng được miễn, giảm học phí đang học tại các trường mẫu giáo và trung học cơ sở ngoài công lập trên địa bàn để lập danh sách (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định) tổng hợp, thẩm định và xây dựng dự toán kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp để làm căn cứ phân bổ dự toán kinh phí.

- Sở giáo dục và đào tạo căn cứ mức thu học phí của các trường trung học phổ thông công lập trong vùng quy định tại Quyết định 37/2011/QĐ-UBND và số lượng đối tượng được miễn, giảm học phí đang học tại các trường trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn để lập danh sách (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định) tổng hợp, thẩm định và xây dựng dự toán kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp để làm căn cứ phân bổ dự toán kinh phí.

* Cấp trực tiếp tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí cho các đối tượng được miễn, giảm học phí học chính quy ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập.

Phòng lao động - thương binh và xã hội cấp huyện căn cứ mức trần học phí tương ứng với từng ngành, nghề đào tạo được quy định tại Quyết định số 37/2011/QĐ-UBND và số lượng đối tượng được miễn, giảm học phí để lập danh sách (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định) tổng hợp, thẩm định và xây dựng dự toán kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp để làm căn cứ phân bổ kinh phí.

* Hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp cho các đối tượng theo quy định.

Phòng lao động - thương binh và xã hội cấp huyện căn cứ mức hỗ trợ chi phí học tập được quy định (70.000 đồng/học sinh/tháng để mua sách, vở và các đồ dùng khác...) và số lượng đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập để lập danh sách (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định) tổng hợp, thẩm định và xây dựng dự toán kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp để làm căn cứ phân bổ kinh phí.

* Các cơ quan có trách nhiệm xây dựng, tổng hợp và quản lý kinh phí thực hiện chi trả cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập có trách nhiệm gửi dự toán kinh phí để thực hiện các chính sách này về cơ quan tài chính cùng cấp trước ngày 31/5 để tổng hợp chung trong dự kiến nhu cầu dự toán chi ngân sách nhà nước của địa phương gửi Bộ Tài chính.

* Việc chấp hành dự toán và quyết toán.

Việc chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí chi trả cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập thực hiện theo quy định hiện h ành của Luật Ngân sách Nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật và Mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành.

10. Quy định về cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập.

Các chế độ về cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập chỉ áp dụng cho người học có hộ khẩu thường trú ở tỉnh Vĩnh Phúc thuộc đối tượng được miễn, giảm, hỗ trợ học phí và chi phí học tập trong thời gian đang theo học. Trường hợp trong quá trình học tập, người học thuộc đối tượng được miễn, giảm, hỗ trợ học phí và chi phí học tập không có đơn đề nghị kèm theo đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo quy định thì chỉ được cấp bù tiền miễn, giảm, hỗ trợ học phí và chi phí học tập tính từ ngày cơ quan có thẩm quyền tại địa phương nhận được đầy đủ hồ sơ cho đến khi kết thúc khóa học; không được giải quyết và truy lĩnh tiền cấp bù miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập đối với thời gian đã học từ trước thời điểm người học gửi đơn đề nghị kèm theo các giấy tờ cần thiết có liên quan.

Các đối tượng thuộc diện được miễn, giảm, hỗ trợ học phí và hỗ trợ chi phí học tập mà cùng một lúc được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau thì chỉ được hưởng một chế độ ưu đãi cao nhất.

Học sinh, sinh viên thuộc diện được miễn, giảm học phí mà cùng một lúc học ở nhiều trường (hoặc nhiều khoa trong cùng một trường) thì chỉ được hưởng chế độ ưu đãi về miễn, giảm học phí tại một trường duy nhất.

Không áp dụng chế độ ưu đãi về miễn, giảm học phí đối với học sinh, sinh viên thuộc diện được miễn, giảm trong trường hợp đã hưởng chế độ này tại một cơ sở đào tạo, nay tiếp tục học thêm ở một cơ sở đào tạo khác cùng cấp và trình độ đào tạo.

11. Quản lý, sử dụng nguồn thu học phí:

a) Công tác tổ chức thu và quản lý nguồn thu:

Các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề tổ chức thu học phí của các cháu mầm non, học sinh, sinh viên khi thu cấp biên lai cho người nộp tiền.

Tiền học phí thu được phải theo dõi hạch toán đầy đủ trên hệ thống sổ sách kế toán của các đơn vị theo quy định quản lý tài chính hiện hành. Các cơ sở giáo dục công lập gửi toàn bộ số học phí thu được vào tài khoản tiền gửi học phí mở tài Kho bạc nhà nước nơi đơn vị giao dịch. Cơ sở giáo dục ngoài công lập gửi toàn bộ số học phí thu được vào tài khoản tiền gửi tại ngân hàng hoặc KBNN nơi đơn vị giao dịch.

Thu, chi học phí của các cơ sở giáo dục công lập thực hiện ghi thu, ghi chi qua ngân sách nhà nước theo quy định và tổng hợp chung vào báo cáo quyết toán thu chi ngân sách nhà nước hàng năm của đơn vị.

Các cơ sở giáo dục thực hiện công khai mức học phí theo quy định của Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 7/5/ 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.

b. Sử dụng nguồn thu học phí

*) Học phí hệ công lập:

Các cơ sở giáo dục công lập sử dụng học phí theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập với các nội dung sau:

- Dành 40% số học phí thu được tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương

- Số học phí còn lại:

+ Chi tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy học tập như: sửa chữa, cải tạo cơ sở vật chất hiện có; mua sắm tài sản, trang thiết bị…

+ Chi nghiệp vụ chuyên môn bao gồm: mua sách giáo khoa, sách tham khảo, chi mua học bạ, sổ sách quản lý nhà trường, mua vật tư, thiết bị thí nghiệm, thực hành, thiết bị dạy học; chi cho thi tốt nghiệp, tiền bằng tốt nghiệp cho học sinh; chi thi học sinh giỏi, giáo viên giỏi, thi văn nghệ, thể dục thể thao; chi hội thảo, hội nghị, công tác phí, chi cho nghiên cứu đề tài khoa học ...

+Chi thanh toán tiền điện, nước phục vụ học sinh giáo viên, chi vệ sinh môi trường.

+ Chi quản lý hành chính, tiền công hợp đồng, làm thêm giờ, chi khen thưởng, phúc lợi, tăng thu nhập và các nội dung khác.

+ Chi công tác quản lý thu, chi quỹ học phí (mua biên lai thu học phí, văn phòng phẩm, sổ sách, chi bộ phận trực tiếp thu ...) tối đa không quá 3%.

*) Học phí hệ ngoài công lập:

Các cơ sở giáo dục ngoài công lập sử dụng học phí theo thông tư liên tịch số 44/2000TTLT/BTC-BGD&ĐT-BLĐTB&XH ngày 23/5/2000 của Liên Bộ Tài chính - Giáo dục và Đào tạo - Lao động thương binh và xã hội về việc hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị ngoài công lập trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo với các nội dung cụ thể sau:

- Chi công tác quản lý thu, chi quỹ học phí tại đơn vị bao gồm: mua biên lai thu học phí, văn phòng phẩm, sổ sách, chi bộ phận quản lý thu, chi, cán bộ trực tiếp thu.

- Chi thanh toán tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích nộp theo lương cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường.

- Chi trả tiền điện, nước, tiền y tế học đường, vệ sinh môi trường.

-Chi các nội dung hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường cơ sở vật chất, quản lý, hành chính, khen thưởng, phúc lợi, bổ sung thu nhập và các hoạt động khác của nhà trường.

Trên đây là một số nội dung hướng dẫn về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và mức thu, việc quản lý sử dụng nguồn thu học phí. Các Phòng Giáo dục và Đào tạo, Tài chính Kế hoạch, Lao động Thương binh xã hội huyện, thị, thành triển khai hướng dẫn này đến các đơn vị trực thuộc.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các đơn vị phản ánh về Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để được xem xét giải quyết./.

 

GIÁM ĐỐC
SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI




Lê Xuân Đăng

GIÁM ĐỐC
SỞ TÀI CHÍNH





Nguyễn Văn Mạc

GIÁM ĐỐC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO





Hoàng Minh Quân

 

Nơi nhận:
- HDND,UBND (B/c);
- UBND các huyện, thị, thành;
- KBNN tỉnh, huyện, thị
- Các phòng GD&ĐT;
- Các phòng Tài chính kế hoạch;
- Các phòng LĐTBXH;
- Các đơn vị trực thuộc Sở GDĐT;
- Sở GD&ĐT, Sở Tài chính, Sở LĐ-TB&XH;
- Lưu: VT, Sở GD&ĐT, Sở TC, Sở LĐTB&XH.

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC I

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ MIỄN, GIẢM, HỖ TRỢ HỌC PHÍ

(Dùng cho cha mẹ trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông)

Kính gửi: (1)

Họ và tên (2):

Là Cha/mẹ (hoặc người giám hộ) của em (3):

Hiện đang học tại lớp:

Trường:

Thuộc đối tượng: (ghi rõ thuộc đối tượng miễn, giảm học phí nào theo quy định)

Căn cứ vào Quyết định 37/2011/QĐ-UBND ngày 21/9/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét để được miễn, giảm học phí theo quy định và chế độ hiện hành.

 

 

.........., ngày tháng năm
Người làm đơn (4)
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

____________________

(1) Tên cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông

(2) Đối với đối tượng là trẻ em mẫu giáo ghi tên cha mẹ (hoặc người giám hộ), đối với học sinh phổ thông ghi tên của học sinh.

(3) Nếu là học sinh phổ thông trực tiếp viết đơn thì không phải điền dòng này.

(4) Cha mẹ (hoặc người giám hộ)/học sinh phổ thông.

 

PHỤ LỤC II

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP BÙ HỌC PHÍ

(Dùng cho cha mẹ trẻ em mẫu giáo và học sinh phổ thông ngoài công lập)

Kính gửi: (1)

Họ và tên (2):

Là cha/mẹ (hoặc người giám hộ) của em (3):

Hiện đang học tại lớp:

Là học sinh trường:

Thuộc đối tượng: (ghi rõ thuộc đối tượng miễn, giảm học phí nào theo quy định)

Căn cứ vào Quyết định 37/2011/QĐ-UBND ngày 21/9/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, em làm đơn này đề nghị được xem xét để được cấp bù học phí theo quy định và chế độ hiện hành.

 

 

.........., ngày tháng năm
Người làm đơn (4)
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

 

Xác nhận của Cơ sở giáo dục ngoài công lập (5)

Xác nhận em: ...............................................................................................................................

Hiện đang học tại lớp ................ Học kỳ: ................... Năm học: ..................

 

 

............,ngày .... tháng ..... năm
...........
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

____________________

(1) Trẻ em học mẫu giáo, học sinh trung học cơ sở gửi phòng GD và ĐT; học sinh học trung học phổ thông gửi sở GD và ĐT.

(2) Đối với đối tượng là trẻ em mẫu giáo ghi tên cha mẹ (hoặc người giám hộ), đối với học sinh phổ thông ghi tên của học sinh.

(3) Nếu là học sinh phổ thông trực tiếp viết đơn thì không phải điền dòng này.

(4) Cha mẹ (hoặc người giám hộ)/học sinh phổ thông.

(5) Nhà trường xác nhận theo từng học kỳ.

 

PHỤ LỤC III

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP TIỀN HỖ TRỢ MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ

(Dùng cho học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập)

Kính gửi: Phòng lao động-thương binh và xã hội (cấp huyện)

Họ và tên:

Ngày, tháng, năm sinh:

Nơi sinh:

Họ tên cha/mẹ học sinh, sinh viên:

Hộ khẩu thường trú (ghi đầy đủ):

Xã (Phường): ......................... Huyện (Quận): .....................

Tỉnh (Thành phố): ...................................................................

Ngành học:                              Mã số sinh viên:

Thuộc đối tượng: (ghi rõ thuộc đối tượng miễn, giảm học phí nào theo quy định)

Căn cứ vào Quyết định 37/2011/QĐ-UBND ngày 21/9/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét, giải quyết để được cấp tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí theo quy định và chế độ hiện hành.

 

 

.........., ngày .... tháng .... năm ............
Người làm đơn
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

 

Xác nhận của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập

Trường: ..........................................................................................................................

Xác nhận anh/chị: .........................................................

Hiện là học sinh, sinh viên năm thứ ..... Học kỳ: ..............Năm học...... ...... lớp ............. khoa ......... khóa học.......... thời gian khóa học..........(năm) hệ đào tạo .................. của nhà trường.

Kỷ luật: ........................... (ghi rõ mức độ kỷ luật nếu có).

Số tiền học phí hàng tháng: .................... ... đồng.

Đề nghị phòng lao động - thương binh và xã hội xem xét giải quyết tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí cho anh/chị ............................... theo quy định và chế độ hiện hành.

 

 

............, ngày .... tháng ..... năm
...........
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC IV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP

(Dùng cho cha mẹ trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông theo quy định tại điều 6 Nghị định số 49/2010/NĐ-CP)

Kính gửi: Phòng lao động-thương binh và xã hội (cấp huyện (1))

Họ và tên (2):

Là cha/mẹ (hoặc người giám hộ) của em (3):

Hộ khẩu thường trú (ghi đầy đủ):

Xã (Phường): ......................... Huyện (Quận): .....................

Hiện đang học tại lớp:

Trường:

Thuộc đối tượng: (ghi rõ đối tượng được quy định tại Thông tư liên tịch hướng dẫn Nghị định 49)

Căn cứ vào Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét để được cấp tiền hỗ trợ chi phí học tập theo quy định và chế độ hiện hành.

 

 

.........., ngày .... tháng .... năm ...........
Người làm đơn (4)
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

____________________

(1) Tên huyện, thị xã, thành phố.

(2) Đối với đối tượng là trẻ em mẫu giáo ghi tên cha mẹ (hoặc người giám hộ), đối với học sinh phổ thông ghi tên của học sinh.

(3) Nếu là học sinh phổ thông trực tiếp viết đơn thì không phải điền dòng này.

(4) Cha mẹ (hoặc người giám hộ)/học sinh phổ thông.

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1201/LN-SGDĐT-STC-SLĐTBXH

Loại văn bảnHướng dẫn
Số hiệu1201/LN-SGDĐT-STC-SLĐTBXH
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành10/10/2011
Ngày hiệu lực10/10/2011
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài chính nhà nước, Giáo dục
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật13 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1201/LN-SGDĐT-STC-SLĐTBXH

Lược đồ Hướng dẫn liên ngành 1201/LN-SGDĐT-STC-SLĐTBXH miễn giảm học phí hỗ trợ chi phí học tập Vĩnh Phúc


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Hướng dẫn liên ngành 1201/LN-SGDĐT-STC-SLĐTBXH miễn giảm học phí hỗ trợ chi phí học tập Vĩnh Phúc
                Loại văn bảnHướng dẫn
                Số hiệu1201/LN-SGDĐT-STC-SLĐTBXH
                Cơ quan ban hànhTỉnh Vĩnh Phúc, ***
                Người kýLê Xuân Đăng, Nguyễn Văn Mạc, Hoàng Minh Quân
                Ngày ban hành10/10/2011
                Ngày hiệu lực10/10/2011
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài chính nhà nước, Giáo dục
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật13 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Hướng dẫn liên ngành 1201/LN-SGDĐT-STC-SLĐTBXH miễn giảm học phí hỗ trợ chi phí học tập Vĩnh Phúc

                  Lịch sử hiệu lực Hướng dẫn liên ngành 1201/LN-SGDĐT-STC-SLĐTBXH miễn giảm học phí hỗ trợ chi phí học tập Vĩnh Phúc

                  • 10/10/2011

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 10/10/2011

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực